Hệ thống QPPL còn hiệu lực trong lĩnh vực Thuế sử đụng đất nông nghiệp do cơ quan nhà nước ở Trung ương ban hành
Sign In

Nghiên cứu trao đổi

Hệ thống QPPL còn hiệu lực trong lĩnh vực Thuế sử đụng đất nông nghiệp do cơ quan nhà nước ở Trung ương ban hành

Triển khai thực hiện Pháp lệnh pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật và Quyết định số 843/QĐ-TTg ngày 06/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Danh mục các đề mục trong mỗi chủ đề và phân công cơ quan thực hiện pháp điển theo các đề mục, Bộ Tài chính đã chủ trì thực hiện pháp điển đề mục Thuế sử dụng đất nông nghiệp (Đề mục số 7 thuộc Chủ đề số 33). Đến nay, Bộ Tài chính đã phối hợp với các bộ, ngành liên quan thực hiện pháp điển xong đề mục Thuế sử dụng đất nông nghiệp, đồng thời đề mục này cũng đã tổ chức họp thẩm định theo quy định. Sau đó, Bộ Tài chính sẽ chỉnh sửa theo ý kiến của Hội đồng thẩm định và gửi Bộ Tư pháp hoàn thiện hồ sơ trình Chính phủ thông qua trong thời gian tới theo chủ đề “Thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác”.
Đề mục Thuế sử dụng đất nông nghiệp có cấu trúc được xác định theo cấu trúc của Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp  ngày 10/7/1993 của Quốc hội gồm 09 chương với 39 điều và không có thay đổi so với cấu trúc của Luật. Theo đó, đề mục Thuế sử dụng đất nông nghiệp được pháp điển bởi các quy phạm pháp luật đang còn hiệu lực của 26 văn bản có nội dung thuộc đề mục (thuộc thẩm quyền pháp điển của Bộ Tài chính; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính cả văn bản sửa đổi, bổ sung) và 18 văn bản có nội dung liên quan đến đề mục: Cụ thể:
Các văn bản có nội dung thuộc đề mục: Luật không số Thuế sử dụng đất nông nghiệp; Nghị quyết 55/2010/QH12 Về miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp; Nghị quyết 28/2016/QH14 Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 55/2010/QH12 về miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp; Pháp lệnh không số Thuế bổ sung đối với hộ gia đình sử dụng đất nông nghiệp vượt quá hạn mức diện tích; Nghị định 73-CP Quy định chi tiết việc phân hạng đất tính thuế sử dụng đất nông nghiệp; Nghị định 74/CP Quy định chi tiết thi hành Luật Thuế sử dụng đất nông nghiệp; Nghị định 84-CP quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh thuế bổ sung đối với hộ gia đình sử dụng đất nông nghiệp vượt quá hạn mức diện tích; Nghị định 20/2011/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Nghị quyết số 55/2010/QH12 ngày 24 tháng 11 năm 2010 của Quốc hội về miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp; Nghị định 21/2017/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 20/2011/NĐ-CP ngày 23 tháng 3 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Nghị quyết số 55/2010/QH12 ngày 24 tháng 11 năm 2010 của Quốc hội về miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp; Quyết định 619/TTg Về việc điều chỉnh tổng hợp điểm hạng đất tính Thuế Sử dụng Đất nông nghiệp; Quyết định 326/TTg Về việc phê chuẩn hạng đất tính thuế sử dụng đất nông nghiệp cho các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Quyết định 105/2000/QĐ-TTg Về việc miễn nộp nợ thuế sử dụng đất nông nghiệp và thuế nhà, đất; Quyết định 199/2001/QĐ-TTg Về việc miễn giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp; Quyết định 11/2003/QĐ-TTg về việc phê duyệt hạng đất tính thuế sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Cần Thơ ; Quyết định 19/2008/QĐ-TTg Về việc phê chuẩn hạng đất tính thuế sử dụng đất nông nghiệp của tỉnh Trà Vinh; Quyết định 23/2011/QĐ-TTg Về việc phê duyệt hạng đất tính thuế sử dụng đất nông nghiệp tại tỉnh Đắk Lắk; Thông tư 89/TC-TCT Hướng dẫn thi hành Nghị định số 74-CP ngày 25/10/1993 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp; Thông tư 03/TC-TCT Hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Thông tư số 89-TC/TCT ngày 9/11/93 về tính giảm miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp khi có thiên tai, địch họa; Thông tư 59/TC-TCT Hướng dẫn bổ sung về tính giảm, miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp khi có thiên tai địch hoạ; Quyết định 58/2008/QĐ-BTC Về việc bãi bỏ quy định thu thuế sử dụng đất nông nghiệp đối với đất nông nghiệp thuộc quỹ đất dành cho nhu cầu công ích của xã tại Thông tư số 89/TC-TCT ngày 09/11/1993 của Bộ Tài chính; Thông tư liên tịch 92/TT-LB Hướng dẫn thi hành Nghị định số 73-CP ngày 25/10/1993 của Chính phủ quy định chi tiết việc phân hạng đất tính thuế sử dụng đất nông nghiệp; Thông tư 21 - TC/TCT Hướng dẫn về hội đồng tư vấn thuế sử dụng đất nông nghiệp; Thông tư 82-TC/TCT Hướng dẫn thi hành Nghị định số 84/CP ngày 8-8-1994 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Thuế bổ sung đối với hộ gia đình sử dụng đất nông nghiệp vượt quá hạn mức diện tích; Thông tư 117/1999/TT-BTC Hướng dẫn chế độ tài chính đối với hoạt động thu thuế sử dụng đất nông nghiệp; Thông tư 79/2000/TT-BTC Hướng dẫn bổ sung việc giảm, miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đối với vùng lũ lụt, vùng khó khăn; Thông tư 105/2000/TT-BTC Hướng dẫn việc miễn nộp nợ thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế nhà đất từ năm 1999 trở về trước; Thông tư 09/2002/TT-BTC Hướng dẫn việc miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp từ năm 2002 theo Quyết định số 199/2001/QĐ-TTg ngày 28/12/2001 của Thủ tướng Chính phủ.; Thông tư 120/2011/TT-BTC Hướng dẫn Nghị định số 20/2011/NĐ-CP ngày 23/3/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Nghị quyết số 55/2010/QH12 ngày 24/11/2010 của Quốc hội về việc miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp
Các văn bản có nội dung liên quan đến đề mục: Luật 02/2011/QH13 Khiếu nại; Luật 15/2012/QH13 Xử lý vi phạm hành chính; Luật 21/2012/QH13 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế; Luật 23/2012/QH13 Hợp tác xã; Luật 45/2013/QH13 Đất đai; Luật 67/2014/QH13 Đầu tư; Luật 83/2015/QH13 Ngân sách nhà nước; Pháp lệnh 26/2005/PL-UBTVQH11 Ưu đãi người có công với cách mạng; Pháp lệnh 04/2012/UBTVQH13 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng; Nghị định 83/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế; Nghị định 43/2014/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai; Nghị định 118/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư; Nghị định 168/2016/NĐ-CP Quy định về khoán rừng, vườn cây và diện tích mặt nước trong các Ban quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nông, lâm nghiệp Nhà nước; Nghị định 01/2017/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật đất đai; Quyết định 135/1998/QĐ-TTg Phê duyệt Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa; Quyết định 59/2015/QĐ-TTg Về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho  giai đoạn 2016 – 2020; Thông tư 156/2013/TT-BTC Hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 của Chính phủ.
Nội dung cơ bản trong mỗi Chương của đề mục “Thuế sử dụng đất nông nghiệp” như  sau:
- Chương I gồm 09 điều quy định về các vấn đề chung như: Tổ chức, cá nhân sử dụng đất vào sản xuất nông nghiệp đều phải nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp (gọi chung là hộ nộp thuế). Hộ được giao quyền sử dụng đất nông nghiệp mà không sử dụng vẫn phải nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp. Đất chịu thuế sử dụng đất nông nghiệp là đất dùng vào sản xuất nông nghiệp bao gồm: Đất trồng trọt; Đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản; Đất rừng trồng. Đất không thuộc diện chịu thuế sử dụng đất nông nghiệp mà chịu các loại thuế khác hoặc không phải chịu thuế theo quy định của pháp luật, bao gồm: Đất có rừng tự nhiên; Đất đồng cỏ tự nhiên; Đất dùng để ở; Đất chuyên dùng. Tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư vào Việt Nam sử dụng đất nông nghiệp phải nộp tiền thuê đất theo quy định tại Điều 29 của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, không phải nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp theo quy định của Luật Thuế sử dụng đất nông nghiệp.
Các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các Bên nước ngoài hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng có sử dụng đất nông nghiệp, các Bên Việt Nam được phép dùng quyền sử dụng đất nông nghiệp đưa vào góp vốn không phải nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp nhưng phải trả tiền thuê đất theo quy định tại Điều 79 Nghị định số 18-CP ngày 16-4-1993 của Chính phủ. Những tổ chức, cá nhân nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp đã được quy định ở Điều 1 Luật Thuế sử dụng đất nông nghiệp và ở Điều 1 Nghị định số 74/CP ngày 25-10-1993 của Chính phủ, cụ thể thêm: hợp tác xã, tập đoàn sản xuất nông nghiệp là hộp nộp thuế chỉ trong các trường hợp địa phương chưa thực hiện xong việc giao ruộng đất cho từng hộ nông dân, hợp tác xã, tập đoàn sản xuất còn nộp thuế chung. Những loại đất phải chịu thuế sử dụng đất nông nghiệp đã được quy định tại Điều 2 Luật Thuế sử dụng đất nông nghiệp và chi tiết tại Điều 2 Nghị định số 74/CP ngày 25-10-1993 của Chính phủ xin giải thích thêm như sau: Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn không được tính thêm thuế sử dụng đất nông nghiệp vào tiền thuê đất của các hộ gia đình, cá nhân thuê đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích xã, phường, thị trấn để sản xuất nông nghiệp; Đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản chịu thuế sử dụng đất nông nghiệp là đất chuyên nuôi trồng thủy sản hoặc vừa nuôi trồng thủy sản vừa trồng trọt, về cơ bản không sử dụng vào mục đích khác, bao gồm: ruộng, mặt nước, đầm, hồ, ao, chuôm, ngòi, rạch, sông cụt... đã bao ngăn và có chủ sử dụng; Đất trồng cỏ chịu thuế sử dụng đất nông nghiệp là đất đã giao cho chủ sử dụng vào trồng có thể chăn nuôi; Đất trồng rừng chịu thuế sử dụng đất nông nghiệp là đất rừng có chủ trồng, chăm sóc, khai thác và đất vườn rừng liền nhà. Những loại đất không phải chịu thuế sử dụng đất nông nghiệp đã được quy định ở Điều 3 Nghị định số 74/CP ngày 25-10-1993 của Chính phủ, hướng dẫn rõ thêm một số trường hợp như sau: Hồ chứa nước cho nhà máy thủy điện có kết hợp dịch vụ du lịch và nuôi trồng thủy sản; Hồ, đầm vừa dùng vào kinh doanh, du lịch, dịch vụ… có kết hợp nuôi trồng thủy sản; Nuôi cá lồng ở hồ, đầm, sông; Đất do Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân thuê dùng vào sản xuất nông nghiệp đã thu tiền thuê đất (có bao hàm cả thuế sử dụng đất nông nghiệp), trừ Ủy ban nhân dân xã cho thuê đất dành cho nhu cầu công ích của xã đã nói ở mục I phần I Thông tư số 89-TC/TCT.
- Chương II gồm 32 điều quy định về căn cứ tính thuế và biểu thuế, cụ thể như sau: Căn cứ tính thuế sử dụng đất nông nghiệp là diện tích, hạng đất và định suất thuế tính bằng kilôgam thóc trên một đơn vị diện tích của từng hạng đất. Diện tích tính thuế sử dụng đất nông nghiệp là diện tích giao cho hộ sử dụng đất phù hợp với sổ địa chính Nhà nước. Trường hợp chưa lập sổ địa chính thì diện tích tính thuế là diện tích ghi trên tờ khai của hộ sử dụng đất. 1. Đất trồng cây hàng năm và đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản được chia làm 6 hạng, đất trồng cây lâu năm được chia làm 5 hạng. Căn cứ để xác định hạng đất gồm các yếu tố: Chất đất; Vị trí; Địa hình; Điều kiện khí hậu, thời tiết; Điều kiện tưới tiêu. Chính phủ quy định tiêu chuẩn hạng đất tính thuế theo các yếu tố nói tại Điều này và có tham khảo năng suất bình quân đạt được trong điều kiện canh tác bình thường của 5 năm (1986 - 1990). Hạng đất tính thuế được ổn định 10 năm. Trong thời hạn ổn định hạng đất, đối với vùng mà Nhà nước đầu tư lớn, đem lại hiệu quả kinh tế cao, Chính phủ điều chỉnh lại hạng đất tính thuế. Căn cứ vào tiêu chuẩn của từng hạng đất và hướng dẫn của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; sự chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác định hạng đất tính thuế cho từng hộ nộp thuế trình cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét duyệt. Hộ sử dụng đất nông nghiệp vượt quá hạn mức diện tích theo quy định của Luật đất đai, thì ngoài việc phải nộp thuế theo quy định tại Điều 9 của Luật này, còn phải nộp thuế bổ sung do Uỷ ban thường vụ Quốc hội quy định đối với phần diện tích trên hạn mức. Hộ gia đình sử dụng đất nông nghiệp vượt quá mức diện tích theo quy định của pháp luật, thì ngoài việc phải nộp thuế theo quy định tại Điều 9 của Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp trên toàn bộ diện tích sử dụng, còn phải nộp thuế bổ sung đối với phần diện tích trên hạn mức. Mức thuế bổ sung đối với phần diện tích trên hạn mức bằng 20% (hai mươi phần trăm) mức thuế sử dụng đất nông nghiệp.Mức thuế sử dụng đất nông nghiệp để tính thuế bổ sung là mức thuế ghi thu bình quân của hộ gia đình sử dụng đất nông nghiệp.Nếu hộ nộp thuế sử dụng nhiều loại đất nông nghiệp thì diện tích đất tính bổ sung được tính theo hạn mức diện tích cho từng loại đất. Mức thuế ghi thu bình quân đối với từng loại đất nông nghiệp để tính thuế bổ sung là mức thuế sử dụng đất nông nghiệp tính bình quân trên một đơn vị diện tích cho từng loại đất của hộ nộp thuế.
- Chương III gồm 10 điều quy định về kê khai tính thuế và lập sổ thuế. Cụ thể như sau: Tổ chức, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp có trách nhiệm kê khai theo mẫu tính thuế của cơ quan thuế và gửi bản kê khai đến Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn đúng thời gian quy định. Căn cứ vào bản kê khai của hộ nộp thuế, cơ quan thuế kiểm tra, tính thuế và lập sổ thuế. Đứng tên trong sổ thuế là chủ hộ nộp thuế.
- Chương IV gồm 10 điều quy định về Thu thuế và nộp thuế. Cụ thể như sau: Sổ thuế được duyệt là căn cứ để thu thuế. Thuế nộp mỗi năm từ 1 đến 2 lần theo vụ thu hoạch chính của từng loại cây trồng ở từng địa phương. Thời gian nộp thuế do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định. Trước thời hạn nộp thuế ít nhất là 10 ngày, cơ quan trực tiếp thu thuế phải gửi thông báo quy định rõ địa điểm, thời gian và số thuế phải nộp cho từng hộ nộp thuế. Thuế sử dụng đất nông nghiệp tính bằng thóc, thu bằng tiền. Giá thóc thu thuế do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định được thấp hơn không quá 10% so với giá thị trường ở địa phương trong vụ thu thuế. Trong trường hợp đặc biệt, thuế có thể thu bằng thóc do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định. Kết thúc năm thuế, cơ quan trực tiếp thu thuế phải quyết toán kết quả thu thuế của từng hộ và báo cáo quyết toán thuế bằng văn bản với cơ quan thuế cấp trên và Uỷ ban nhân dân cùng cấp, đồng thời niêm yết công khai cho nhân dân biết.
- Chương V gồm 20 điều quy định về miễn thuế và giảm thuế, cụ thể như sau: Miễn thuế cho đất đồi, núi trọc dùng vào sản xuất nông, lâm nghiệp, đất trồng rừng phòng hộ và rừng đặc dụng. Miễn thuế cho đất khai hoang không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này dùng vào sản xuất: Trồng cây hàng năm: 5 năm; riêng đối với đất khai hoang ở miền núi, đầm lầy và lấn biển: 7 năm; Trồng cây lâu năm: miễn thuế trong thời gian xây dựng cơ bản và cộng thêm 3 năm từ khi có thu hoạch. Riêng đối với đất ở miền núi, đầm lầy và lấn biển được cộng thêm 6 năm; Đối với cây lấy gỗ và các loại cây lâu năm thu hoạch một lần thì chỉ nộp thuế khi khai thác theo quy định tại khoản 4, Điều 9 của Luật thuế sử dung đất nông nghiệp. Miễn thuế cho đất trồng cây lâu năm chuyển sang trồng lại mới và đất trồng cây hàng năm chuyển sang trồng cây lâu năm, cây ăn quả: trong thời gian xây dựng cơ bản và cộng thêm 3 năm từ khi có thu hoạch. Chính phủ quy định việc giảm thuế, miễn thuế đối với đất khai hoang được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước. Hộ di chuyển đến vùng kinh tế mới khai hoang để sản xuất nông nghiệp được miễn thuế trong thời hạn theo quy định tại Điều 19 của Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp và cộng thêm 2 năm. Nếu đất được giao là đất đang sản xuất nông nghiệp, thì được miễn thuế trong thời hạn 3 năm kể từ ngày nhận đất. Trong trường hợp thiên tai, địch hoạ làm thiệt hại mùa màng, thuế sử dụng đất nông nghiệp được giảm hoặc miễn cho từng hộ nộp thuế theo từng vụ sản xuất như sau: Thiệt hại từ 10% đến dưới 20%, giảm thuế tương ứng theo mức thiệt hại; Thiệt hại từ 20% đến dưới 30%, giảm thuế 60%; Thiệt hại từ 30% đến dưới 40%, giảm thuế 80%; Thiệt hại từ 40% trở lên, miễn thuế 100%.1. Miễn thuế hoặc giảm thuế cho các hộ nông dân sản xuất ở vùng cao, miền núi, biên giới và hải đảo mà sản xuất và đời sống còn nhiều khó khăn; Miễn thuế hoặc giảm thuế cho các hộ nông dân là dân tộc thiểu số mà sản xuất và đời sống còn nhiều khó khăn; Miễn thuế cho các hộ nông dân là người tàn tật, già yếu không nơi nương tựa. Miễn thuế cho hộ nộp thuế có thương binh hạng 1/4 và 2/4, bệnh binh hạng 1/3 và 2/3; Miễn thuế hoặc giảm thuế cho hộ nộp thuế là gia đình liệt sỹ; Giảm thuế cho hộ nộp thuế có thương binh, bệnh binh không thuộc diện miễn thuế theo quy định tại khoản 1, Điều 23 Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp mà đời sống có nhiều khó khăn. Miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đối với toàn bộ diện tích đất nông nghiệp phục vụ nghiên cứu, sản xuất thử nghiệm; diện tích đất trồng cây hàng năm có ít nhất một vụ lúa trong năm; diện tích đất làm muối. Miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đối với toàn bộ diện tích đất nông nghiệp được Nhà nước giao cho hộ nghèo. Miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đối với toàn bộ diện tích đất nông nghiệp cho các đối tượng sau đây: Hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất để sản xuất nông nghiệp, bao gồm cả đất được thừa kế, tặng cho, nhận chuyển quyền sử dụng đất; Hộ gia đình, cá nhân là thành viên hợp tác xã sản xuất nông nghiệp, nông trường viên, lâm trường viên đã nhận đất giao khoán ổn định của hợp tác xã, nông trường quốc doanh, lâm trường quốc doanh để sản xuất nông nghiệp theo quy định của pháp luật; Hộ gia đình, cá nhân sản xuất nông nghiệp góp quyền sử dụng đất nông nghiệp của mình để thành lập hợp tác xã sản xuất nông nghiệp theo quy định của Luật hợp tác xã. Miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đối với diện tích đất nông nghiệp được Nhà nước giao cho tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị sự nghiệp và các đơn vị khác đang trực tiếp sử dụng đất để sản xuất nông nghiệp. Đối với diện tích đất nông nghiệp mà Nhà nước giao cho tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị sự nghiệp và các đơn vị khác đang quản lý nhưng không trực tiếp sử dụng đất để sản xuất nông nghiệp mà giao cho tổ chức, cá nhân khác nhận thầu theo hợp đồng để sản xuất nông nghiệp thì thực hiện thu hồi đất theo quy định của Luật đất đai; trong thời gian Nhà nước chưa thu hồi đất thì phải nộp 100% thuế sử dụng đất nông nghiệp. Danh sách các hộ được đề nghị xét giảm thuế, miễn thuế của xã phải được niêm yết để nhân dân tham gia ý kiến trong thời hạn 20 ngày, trước khi trình Uỷ ban nhân dân cấp trên duyệt. Quyết định giảm thuế, miễn thuế của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phải được thông báo kịp thời cho hộ nộp thuế và niêm yết công khai.
- Chương VI gồm 06 điều quy định về xử lý vi phạm, cụ thể như sau: 1. Các vi phạm Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp được xử lý như sau: Tổ chức, cá nhân khai man, lậu thuế, trốn thuế thì phải truy nộp đủ số thuế thiếu theo quy định của Luật này và bị phạt tiền bằng từ 0,2 lần đến 0,5 lần số thuế thiếu; Tổ chức, cá nhân sử dụng đất không khai báo theo quy định tại Điều 11 của Luật này, thì ngoài việc phải truy nộp thuế, còn bị phạt từ 0,5 đến 1,0 lần số thuế không khai báo; Tổ chức, cá nhân nộp chậm thuế hoặc tiền phạt nếu quá 30 ngày, kể từ ngày phải nộp ghi trong lệnh thu thuế hoặc quyết định phạt mà không có lý do chính đáng, thì ngoài việc phải nộp đủ số thuế hoặc tiền phạt, còn bị phạt tiền bằng 0,1% số thuế hoặc tiền phạt cho mỗi ngày nộp chậm. Cá nhân trốn thuế với số lượng lớn hoặc đã bị xử lý hành chính nhiều lần theo khoản 1, Điều 26 Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp mà còn vi phạm thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Thẩm quyền xử lý vi phạm được quy định như sau: Chi cục trưởng Chi cục thuế huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh được áp dụng các hình thức xử lý hành chính và được phạt đến 0,5 lần số thuế thiếu. Cục trưởng Cục thuế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được áp dụng các hình thức xử lý hành chính và được phạt đến 1 lần số thuế thiếu.
- Chương VII gồm 02 điều quy định về khiếu nại và thời hiệu, cụ thể như sau: Tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại việc thi hành không đúng Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp. Trong khi chờ giải quyết, người khiếu nại phải nộp đủ và đúng thời hạn số thuế, tiền phạt đã được thông báo. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo nộp thuế, người nộp thuế có quyền khiếu nại. Đơn khiếu nại phải được gửi đến Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi lập sổ thuế. Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn phải xem xét, có ý kiến và chuyển ngay lên Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Chi cục thuế có trách nhiệm trước Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh giải quyết khiếu nại trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhân đơn; đối với những vụ phức tạp, có thể kéo dài thời hạn, nhưng không quá 60 ngày. Quá thời hạn này mà chưa giải quyết, thì chi cục trưởng chi cục thuế phải chịu trách nhiệm về hậu quả do việc chậm xử lý gây ra. Cơ quan thuế phải thoái trả số thuế, tiền phạt đã thu không đúng Luật trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày ra quyết định giải quyết khiếu nại; nếu quá thời hạn trên, thì mỗi ngày chậm thoái trả bị phạt tiền bằng 0,2% số tiền thuế, tiền phạt cho người được thoái trả. Nếu người khiếu nại không đồng ý với quyết định của cơ quan nhận đơn hoặc quá thời hạn trên mà chưa giải quyết thì có quyền khiếu nại lên cơ quan cấp trên trực tiếp của cơ quan nhận đơn. Quyết định của cơ quan cấp trên trực tiếp có hiệu lực thi hành.
- Chương VII gồm 05 điều quy định về tổ chức thực hiện.
- Chương VIII gồm các điều quy định về hiệu lực thi hành, trách nhiệm thi hành và điều khoản chuyển tiếp.
Phùng Thị Hương
Chung nhan Tin Nhiem Mang