Các QPPL mới được cập nhật vào đề mục Các tổ chức tín dụng đối với Thông tư số 14/2018/TT-NHNN
Sign In

Nghiên cứu trao đổi

Các QPPL mới được cập nhật vào đề mục Các tổ chức tín dụng đối với Thông tư số 14/2018/TT-NHNN

Ngày 29/5/2018, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư số 14/2018/TT-NHNN hướng dẫn thực hiện các biện pháp điều hành công cụ chính sách tiền tệ để hỗ trợ các tổ chức tín dụng cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn (có hiệu lực thi hành từ ngày 13/7/2018). Thông tư này thay thế Thông tư số 20/2010/TT-NHNN ngày 29/9/2010 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về hướng dẫn thực hiện các biện pháp điều hành công cụ chính sách tiền tệ để hỗ trợ tổ chức tín dụng cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn và Quyết định số 582/2003/QĐ-NHNN ngày 09/6/2003 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc điều chỉnh dự trữ bắt buộc đối với các tổ chức tín dụng. Đây là văn bản có nội dung thuộc đề mục Các tổ chức tín dụng.
Căn cứ vào Điều 13 Pháp lệnh pháp điển và Điều 17 Nghị định số 63/2013/NĐ-CP quy đinh chi tiết thi hành Pháp lệnh pháp điển, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã thực hiện việc cập QPPL mới ban hành trong Thông tư 14/2018/TT-NHNN và loại bỏ các QPPL đã hết hiệu lực của Thông tư số 20/2010/TT-NHNN và  Quyết định số 582/2003/QĐ-NHNN như sau:
(1) Các QPPL mới được cập nhật vào đề mục theo Thông tư 14/2018/TT-NHNN:
- Về các biện pháp hỗ trợ tổ chức tín dụng cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn: Tái cấp vốn hỗ trợ tổ chức tín dụng cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn theo các quy định về việc tái cấp vốn đối với tổ chức tín dụng. Hỗ trợ qua công cụ dự trữ bắt buộc như sau: Áp dụng tỷ lệ dự trữ bắt buộc hỗ trợ đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam thấp hơn so với tỷ lệ dự trữ bắt buộc do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước) quy định đối với từng loại hình tổ chức tín dụng trong từng thời kỳ theo tiêu chí quy định dưới đây: Đối với tổ chức tín dụng có tỷ trọng dư nợ tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn trên tổng dư nợ tín dụng bình quân (sau đây gọi tắt là tỷ trọng tín dụng nông nghiệp, nông thôn bình quân) từ 70% trở lên: Tỷ lệ dự trữ bắt buộc hỗ trợ theo đề nghị của tổ chức tín dụng nhưng không thấp hơn một phần hai mươi (1/20) tỷ lệ dự trữ bắt buộc tương ứng với từng loại tiền gửi do Ngân hàng Nhà nước quy định đối với loại hình tổ chức tín dụng đó; Đối với tổ chức tín dụng có tỷ trọng tín dụng nông nghiệp, nông thôn bình quân từ 40% đến dưới 70%: Tỷ lệ dự trữ bắt buộc hỗ trợ theo đề nghị của tổ chức tín dụng nhưng không thấp hơn một phần năm (1/5) tỷ lệ dự trữ bắt buộc tương ứng với từng loại tiền gửi do Ngân hàng Nhà nước quy định đối với loại hình tổ chức tín dụng đó; Tỷ lệ dự trữ bắt buộc hỗ trợ quy định tại điểm a Khoản này được áp dụng trong thời gian 6 tháng. Các biện pháp hỗ trợ khác theo quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
- Về thông báo áp dụng tỷ lệ dự trữ bắt buộc hỗ trợ quy định tại điểm a khoản 2 Điều 3 Thông tư này: Tổ chức tín dụng xác định tỷ trọng tín dụng nông nghiệp, nông thôn bình quân theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 3 Thông tư này, trường hợp đáp ứng tiêu chí áp dụng tỷ lệ dự trữ bắt buộc hỗ trợ quy định tại điểm a khoản 2 Điều 3 Thông tư này, gửi 01 văn bản đề nghị áp dụng tỷ lệ dự trữ bắt buộc hỗ trợ qua đường bưu điện hoặc trực tiếp đến Ngân hàng Nhà nước (Vụ Tín dụng các ngành kinh tế), trong đó nêu rõ mức tỷ lệ dự trữ bắt buộc hỗ trợ; Ngân hàng Nhà nước xem xét, thông báo cho tổ chức tín dụng về mức tỷ lệ dự trữ bắt buộc hỗ trợ áp dụng hoặc thông báo không chấp thuận áp dụng mức tỷ lệ dự trữ bắt buộc hỗ trợ theo đề nghị của tổ chức tín dụng và nêu rõ lý do không chấp thuận. Thời hạn thông báo:
- Về quyền và trách nhiệm của tổ chức tín dụng: Khi có nhu cầu vốn cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn, tổ chức tín dụng đề nghị Ngân hàng Nhà nước xem xét cho vay tái cấp vốn theo các quy định hiện hành. Trường hợp đáp ứng tiêu chí và có nhu cầu áp dụng tỷ lệ dự trữ bắt buộc hỗ trợ theo quy định tại Thông tư này, tổ chức tín dụng có văn bản đề nghị gửi Ngân hàng Nhà nước (Vụ Tín dụng các ngành kinh tế) theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư này. Báo cáo đầy đủ, kịp thời số liệu về tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Chịu trách nhiệm về tính chính xác, hợp pháp và hợp lệ số liệu báo cáo về tổng dư nợ tín dụng và dư nợ tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn để làm căn cứ áp dụng biện pháp hỗ trợ cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn tại Thông tư này và các quy định pháp luật liên quan. Thực hiện đúng các quy định của pháp luật và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.
- Về trách nhiệm của các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước: Vụ Tín dụng các ngành kinh tế: Trên cơ sở văn bản đề nghị áp dụng tỷ lệ dự trữ bắt buộc hỗ trợ của tổ chức tín dụng, xem xét, trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phê duyệt và thông báo cho tổ chức tín dụng về mức tỷ lệ dự trữ bắt buộc hỗ trợ áp dụng hoặc thông báo không chấp thuận áp dụng mức tỷ lệ dự trữ bắt hỗ trợ theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư này, đồng gửi Sở Giao dịch, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi tổ chức tín dụng đặt trụ sở chính (hoặc nơi chi nhánh ngân hàng nước ngoài đặt trụ sở) và các đơn vị liên quan để thực hiện. Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng thực hiện thanh tra, giám sát và xử lý hoặc kiến nghị xử lý theo thẩm quyền việc thực hiện các quy định tại Thông tư này của tổ chức tín dụng. Các đơn vị có liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước thực hiện tái cấp vốn và các biện pháp khác để hỗ trợ tổ chức tín dụng cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn theo quy định và quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi tổ chức tín dụng đặt trụ sở chính (hoặc nơi chi nhánh ngân hàng nước ngoài đặt trụ sở) theo dõi, phối hợp cùng với các đơn vị liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước trong việc triển khai thực hiện Thông tư này.
 (2) Các QPPL hết hiệu lực được loại bỏ khỏi đề mục theo Thông tư số 20/2010/TT-NHNN và Quyết định số 582/2003/QĐ-NHNN:
- Các QPPL hết hiệu lực được loại bỏ khỏi đề mục theo Thông tư số 20/2010/TT-NHNN gồm: (1) Ngân hàng Nhà nước thực hiện hỗ trợ nguồn vốn cho vay đối với nông nghiệp, nông thôn của các tổ chức tín dụng (trừ Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở) thông qua các công cụ điều hành chính sách tiền tệ như sau: Áp dụng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam thấp hơn so với mức tỷ lệ dự trữ bắt buộc thông thường (là tỷ lệ dự trữ bắt buộc áp dụng cho các ngân hàng thương mại Nhà nước không bao gồm Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, công ty tài chính) và áp dụng kể từ kỳ duy trì dự trữ bắt buộc tháng 10 năm 2010; Dành lượng tiền cung ứng hàng năm để tái cấp vốn cho tổ chức tín dụng cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn phù hợp với mục tiêu, biện pháp điều hành chính sách tiền tệ. Các khoản cho vay tái cấp vốn đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn được Ngân hàng Nhà nước ưu tiên về thời hạn và nguồn vốn cho vay, so với các lĩnh vực khác; Thực hiện các biện pháp hỗ trợ khác theo quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. (2) Trách nhiệm của tổ chức tín dụng và các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước: Trách nhiệm của tổ chức tín dụng: Thực hiện đúng quy định của pháp luật và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Báo cáo đầy đủ, kịp thời số liệu về tình hình cho vay đối với nông nghiệp, nông thôn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Chịu trách nhiệm về tính chính xác và hợp pháp của các số liệu báo cáo về tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn để làm cơ sở thực hiện quy định tại Điều 1 Thông tư này.  Sử dụng vốn được hỗ trợ đúng mục đích để cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. (3) Trách nhiệm của các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước: Vụ Tín dụng trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phê duyệt và thông báo Danh sách các tổ chức tín dụng được áp dụng quy định tại khoản 1 Điều 1 Thông tư này cho Sở giao dịch và các đơn vị liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các tổ chức tín dụng để thực hiện. Các đơn vị khác thuộc Ngân hàng Nhà nước, theo chức năng, nhiệm vụ được giao, thực hiện các công việc về điều hành chính sách tiền tệ được quy định tại Điều 1 Thông tư này.
- Các QPPL hết hiệu lực được loại bỏ khỏi đề mục theo Quyết định số 582/2003/QĐ-NHNN: (1) Tiền gửi phải dự trữ bắt buộc theo quy định tại Điều 12 Quy chế dự trữ bắt buộc ban hành kèm theo Quyết định số 581/2003/QĐ-NHNN ngày 9/6/2003 là loại tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 24 tháng. (2) Tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng đồng Việt nam áp dụng cho các tổ chức tín dụng như sau: Tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng bằng đồng Việt nam;. Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn là 2% trên tổng số dư tiền gửi phải dự trữ bắt buộc; Ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn, Quỹ tín dụng nhân dân trung ương, ngân hàng hợp tác là 1% trên tổng số dư tiền gửi phải dự trữ bắt buộc. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng đến dưới 24 tháng bằng đồng Việt nam đối với các ngân hàng thương mại Nhà nước, ngân hàng thương mại cổ phần đô thị, ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn, ngân hàng hợp tác, ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, quỹ tín dụng nhân dân trung ương, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính là 1% trên tổng số dư tiền gửi phải dự trữ bắt buộc. (3) Tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng ngoại tệ áp dụng cho các tổ chức tín dụng như sau: Tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng bằng ngoại tệ áp dụng cho các ngân hàng thương mại Nhà nước, ngân hàng thương mại cổ phần đô thị, ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn, ngân hàng hợp tác, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, công ty tài chính, quỹ tín dụng nhân dân trung ương là 4% trên tổng số dư tiền gửi bằng ngoại tệ phải dự trữ bắt buộc. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng đến dưới 24 tháng bằng ngoại tệ áp dụng cho các ngân hàng thương mại Nhà nước, ngân hàng thương mại cổ phần đô thị, ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn, ngân hàng hợp tác, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, quỹ tín dụng nhân dân trung ương, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính là 1% trên tổng số dư tiền gửi bằng ngoại tệ phải dự trữ bắt buộc. (4) Trường hợp tổ chức tín dụng được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho phép huy động vốn bằng vàng hiện vật và cho vay bằng vàng hiện vật thì đối với số vốn huy động bằng vàng hiện vật đó, tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 0%. Trường hợp tổ chức tín dụng được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho phép huy động vốn bằng vàng hiện vật nhưng chuyển đổi số vàng hiện vật huy động được thành vốn bằng tiền để cho vay thì số vốn chuyển đổi thành tiền phải thực hiện dự trữ bắt buộc như quy định dự trữ bắt buộc bằng tiền. (5) Đối với tiền gửi của các tổ chức tín dụng có số dư tiền gửi huy động phải tính dự trữ bắt buộc dưới 500 triệu đồng, của Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở và Ngân hàng Chính sách xã hội, tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 0% trên tổng số dư tiền gửi. (6) Tiền gửi dự trữ bắt buộc của các tổ chức tín dụng gửi tại Ngân hàng Nhà nước trong phạm vi mức dự trữ bắt buộc quy định được áp dụng mức lãi suất 0%/tháng.
 
Vũ Thị Mai
Chung nhan Tin Nhiem Mang