Cập nhật Nghị định số 142/2018/NĐ-CP ngày 09/10/2018 của Chính phủ vào đề mục Điện ảnh
Sign In

Nghiên cứu trao đổi

Cập nhật Nghị định số 142/2018/NĐ-CP ngày 09/10/2018 của Chính phủ vào đề mục Điện ảnh

Sau khi Chính phủ thông qua và đưa vào khai thác, sử dụng kết quả pháp điển đề mục Điện ảnh, vừa qua, các cơ quan có thẩm quyền ban hành một số văn bản sửa đổi, bổ sung có nội dung thuộc đề mục như: Luật số 35/2018/QH14 ngày 20/11/2018 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch, trong đó sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện ảnh số 62/2006/QH11 và Luật số 31/2009/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện ảnh; Nghị định số 142/2018/NĐ-CP ngày  09/10/2018 của Chính phủ sửa đổi một số quy định v điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, trong đó sửa đổi một số quy định tại Nghị định số 54/2010/NĐ-CP ngày 21/5/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Điện ảnh số 62/2006/QH11 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện ảnh số 31/2009/QH12.
Căn cứ vào Điều 13 Pháp lệnh pháp điển và Điều 17 Nghị định số 63/2013/NĐ-CP quy đinh chi tiết thi hành Pháp lệnh pháp điển, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã thực hiện việc cập nhật QPPL mới ban hành trong các văn bản nêu trên theo quy định. Theo đó, đề mục Điện ảnh được pháp điển thêm các quy định có nội dung như sau:
Thứ nhất, các quy định mới được pháp điển bổ sung vào đề mục theo Luật số 35/2018/QH14 ngày 20/11/2018 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch:
- Khoản 6 Điều 5 Luật Điện ảnh được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Khoản 1 Điều 26 Luật số 35/2018/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2019: 1. Đầu tư xây dựng nền điện ảnh Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, hiện đại hoá công nghiệp điện ảnh, nâng cao chất lượng phim, phát triển quy mô sản xuất và phổ biến phim, đáp ứng nhu cầu đời sống tinh thần ngày càng cao của nhân dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, mở rộng giao lưu văn hóa với các nước; 2. Khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động điện ảnh theo quy định của pháp luật; bảo đảm để các cơ sở điện ảnh được bình đẳng trong hoạt động, được hưởng các chính sách ưu đãi về tín dụng, thuế và đất đai; 3. Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm thông qua chương trình mục tiêu phát triển điện ảnh nhằm phát huy sự sáng tạo nghệ thuật; đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ hiện đại trong hoạt động điện ảnh; đào tạo, bồi dưỡng nhân lực về chuyên môn, nghiệp vụ và quản lý hoạt động điện ảnh; nâng cao cơ sở vật chất kỹ thuật cho sản xuất và phổ biến phim; 4. Tài trợ cho việc sản xuất phim truyện về đề tài thiếu nhi, truyền thống lịch sử, dân tộc thiểu số; phim tài liệu, phim khoa học, phim hoạt hình; 5. Tài trợ cho việc phổ biến phim phục vụ miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, nông thôn, thiếu nhi, lực lượng vũ trang nhân dân, phục vụ nhiệm vụ chính trị, xã hội, đối ngoại; tổ chức, tham gia liên hoan phim quốc gia, liên hoan phim quốc tế; 6. Chính phủ quy định cụ thể việc thực hiện các chính sách quy định tại Điều này.
- Khoản 1 Điều 8 Luật Điện ảnh được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Khoản 2 Điều 26 Luật số 35/2018/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2019: 1. Xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách, chiến lược, kế hoạch phát triển sự nghiệp điện ảnh, định hướng phát triển cơ sở điện ảnh trong quy hoạch mạng lưới cơ sở văn hóa và thể thao; ban hành văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động điện ảnh; 2. Quản lý công tác nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ trong hoạt động điện ảnh; đào tạo, bồi dưỡng nhân lực về chuyên môn, nghiệp vụ và quản lý hoạt động điện ảnh; 3. Quản lý hợp tác quốc tế trong hoạt động điện ảnh; 4. Cấp, thu hồi giấy phép trong hoạt động điện ảnh; 5. Thực hiện công tác khen thưởng trong hoạt động điện ảnh; tuyển chọn và trao giải thưởng đối với cá nhân và tác phẩm điện ảnh; 6. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động điện ảnh.
Thứ hai, các quy định mới được pháp điển bổ sung vào đề mục theo Nghị định số 142/2018/NĐ-CP ngày  09/10/2018 của Chính phủ sửa đổi một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch:
Điều 11 Nghị định số 54/2010/NĐ-CP ngày 21/5/2010 của Chính phủ được sửa đổi, bổ sung bởi Điều 3 Nghị định số 142/2018/NĐ-CP ngày 09/10/2018 của Chính phủ sửa đổi một số quy định v điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, có hiệu lực thi hành từ ngày 09/10/2018: 1. Vốn pháp định là 200.000.000 đồng (hai trăm triệu đồng), được xác định bằng một trong các văn bản sau: Quyết định giao vốn của chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một hoặc hai thành viên mà chủ sở hữu là một tổ chức; Biên bản góp vốn của các cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần hoặc của các thành viên sáng lập đối với công ty trách nhiệm hữu hạn có từ hai thành viên trở lên; Bản đăng ký vốn đầu tư của chủ sở hữu doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh và đối với công ty trách nhiệm hữu hạn mà chủ sở hữu là cá nhân; 2. Đối với số vốn được góp bằng tiền phải có xác nhận của ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam về số tiền ký quỹ của các thành viên sáng lập. Số tiền ký quỹ phải bằng số vốn góp bằng tiền của các thành viên sáng lập và chỉ được giải tỏa sau khi doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; 3. Đối với số vốn được góp bằng tài sản thì phải có chứng thư của tổ chức có chức năng định giá đang hoạt động tại Việt Nam về kết quả định giá tài sản được đưa vào góp vốn. Chứng thư phải còn hiệu lực tính đến ngày nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền cấp phép; 4. Đối với doanh nghiệp đang hoạt động có nhu cầu bổ sung ngành nghề kinh doanh sản xuất phim thì phải có văn bản xác nhận của cơ quan kiểm toán độc lập về số vốn hiện có của doanh nghiệp được đưa vào góp vốn thể hiện trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp tại thời điểm gần nhất bảo đảm lớn hơn hoặc bằng mức vốn pháp định quy định tại khoản 1 Điều này./.
Trần Thanh Loan
Chung nhan Tin Nhiem Mang