Hệ thống các quy phạm pháp luật đang còn hiệu lực quy định về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Sign In

Nghiên cứu trao đổi

Hệ thống các quy phạm pháp luật đang còn hiệu lực quy định về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Triển khai thực hiện công tác pháp điển, Bộ Công Thương chủ trì thực hiện pháp điển đề mục Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (Đề mục số 1 thuộc Chủ đề số 34). Đến nay, Bộ Công Thương đã phối hợp với các bộ, ngành liên quan thực hiện pháp điển xong đề mục Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và đã được thẩm định thông qua theo quy định. Đề mục Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có cấu trúc gồm 06 chương (theo cấu trúc của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng) với 248 Điều. Theo đó, đề mục Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được pháp điển bởi các quy phạm pháp luật đang còn hiệu lực của 05 văn bản, cụ thể như sau: Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; Nghị định 99/2011/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; Quyết định 02/2012/QĐ-TTg Về việc ban hành Danh mục hàng hóa, dịch vụ thiết yếu phải đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung; Quyết định 35/2015/QĐ-TTg Về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 02/2012/QĐ-TTg ngày 13 tháng 01 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Danh mục hàng hóa, dịch vụ thiết yếu phải đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung (Quyết định 38/2018/QĐ-TTg sửa đổi Quyết định 35/2015/QĐ-TTg); Thông tư 10/2013/TT-BCT Ban hành mẫu đơn đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung.
Các nội dung cơ bản trong mỗi Chương của đề mục “Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng” như sau:
- Chương I gồm 14 điều quy định về các vấn đề chung như: Phạm vi điều chỉnh; Đối tượng áp dụng; Giải thích từ ngữ; Nguyên tắc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; Chính sách của Nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; Bảo vệ thông tin của người tiêu dùng; Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao dịch với cá nhân hoạt động thương mại độc lập, thường xuyên, không phải đăng ký kinh doanh; Quyền của người tiêu dùng; Nghĩa vụ của người tiêu dùng; Các hành vi bị cấm; Xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
- Chương II gồm 33 điều quy định về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đối với người tiêu dùng như: Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trong việc cung cấp thông tin về hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng; Trách nhiệm của bên thứ ba trong việc cung cấp thông tin về hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng; nhiệm của cá nhân hoạt động thương mại độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh; Hợp đồng giao kết với người tiêu dùng; Giải thích hợp đồng giao kết với người tiêu dùng; Điều khoản của hợp đồng giao kết với người tiêu dùng, điều kiện giao dịch chung không có hiệu lực; hiện hợp đồng theo mẫu; Thực hiện điều kiện giao dịch chung; Kiểm soát hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung; Trách nhiệm đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung; Thẩm quyền tiếp nhận đăng ký; sơ và hình thức đăng ký; Yêu cầu bổ sung hồ sơ; Xem xét hồ sơ đăng ký; Phạm vi xem xét nội dung hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung; Hoàn thành việc đăng ký; Đăng ký lại hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung; Kiểm soát hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung không thuộc phạm vi phải đăng ký; Hợp đồng giao kết từ xa; Hợp đồng cung cấp dịch vụ liên tục; Hợp đồng bán hàng tận cửa; Trách nhiệm cung cấp bằng chứng giao dịch; Trách nhiệm bảo hành hàng hóa, linh kiện, phụ kiện; Trách nhiệm thu hồi hàng hóa có khuyết tật; Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hàng hóa có khuyết tật gây ra; Miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hàng hóa có khuyết tật gây ra; Yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; Giải quyết yêu cầu bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; Hình thức, nội dung của yêu cầu bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; Thủ tục tiếp nhận yêu cầu; Giải quyết yêu cầu bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; Công bố công khai danh sách tổ chức, cá nhân kinh doanh vi phạm quyền lợi người tiêu dùng.
- Chương III gồm 10 điều quy định về trách nhiệm của tổ chức xã hội trong việc tham gia bảo vệ người tiêu dùng như: Tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; Nội dung tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của tổ chức xã hội; Điều kiện của tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được quyền tự mình khởi kiện vụ án bảo vệ người tiêu dùng vì lợi ích công cộng; Nghĩa vụ của tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khi tự mình khởi kiện vụ án bảo vệ người tiêu dùng vì lợi ích công cộng; Các tổ chức xã hội tham gia quá trình khởi kiện; Thực hiện nhiệm vụ được cơ quan nhà nước giao; Điều kiện để tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được thực hiện các nhiệm vụ gắn với nhiệm vụ của Nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; Nhiệm vụ Nhà nước giao cho tổ chức xã hội thực hiện; Thẩm quyền giao nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cho tổ chức xã hội; Hỗ trợ kinh phí đối với các hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng do Nhà nước giao.
- Chương IV gồm 13 điều quy định về giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ như: Thương lượng; Kết quả thương lượng; Hòa giải; Nguyên tắc thực hiện hòa giải; Tổ chức hòa giải; Biên bản hòa giải; Thực hiện kết quả hòa giải thành; Thẩm quyền thành lập, giải thể tổ chức hòa giải; Hòa giải viên; Trách nhiệm, quyền hạn của tổ chức hòa giải; Hiệu lực của điều khoản trọng tài; Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp tại trọng tài; Nghĩa vụ chứng minh; Phương thức giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ; Vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; Nghĩa vụ chứng minh trong vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; Án phí, lệ phí Tòa án đối với vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; Thông báo thông tin về vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng do tổ chức xã hội khởi kiện; Thông báo bản án, quyết định của Tòa án giải quyết vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng do tổ chức xã hội khởi kiện; Tiền bồi thường thiệt hại trong vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng do tổ chức xã hội khởi kiện vì lợi ích công cộng.
- Chương V gồm 07 điều quy định về trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng như: nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; Trách nhiệm của Bộ Công thương; Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp; Trách nhiệm của Ban quản lý chợ, thương nhân kinh doanh chợ, trung tâm thương mại; Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã; Cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; Trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại địa phương;
- Chương VI gồm 13 điều quy định về điều khoản thi hành như: Hiệu lực thi hành; Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành; Trách nhiệm thi hành; Điều khoản chuyển tiếp; ổ chức thực hiện;
Như vậy, thông qua việc pháp điển đề mục Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã xác định được toàn bộ hệ thống các quy phạm pháp luật quy định về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đang còn hiệu lực được thống kê, tập hợp, sắp xếp giúp các cơ quan nhà nước, các tổ chức, cá nhân dễ dàng tìm kiếm, tra cứu cũng như bảo đảm tính công khai, minh bạch của hệ thống pháp luật và góp phần nâng cao sự tin tưởng của người dân vào hệ thống pháp luật. Ngoài ra, một số quy định liên quan đến bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được pháp điển vào đề mục khác thì cũng được chỉ dẫn có liên quan đến nhau./.
Trần Thanh Loan
Chung nhan Tin Nhiem Mang