Hệ thống các quy phạm pháp luật đang còn hiệu lực về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước
Sign In

Nghiên cứu trao đổi

Hệ thống các quy phạm pháp luật đang còn hiệu lực về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước

Triển khai thực hiện công tác pháp điển, Bộ Tư pháp đã phối hợp với các bộ, ngành liên quan pháp điển xong đề mục “Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước”. Đến nay, đề mục này đã được thẩm định, ký xác thực, đóng dấu theo quy định và chuẩn bị trình Chính phủ thông qua.
Theo đó, đề mục này được pháp điển từ 15 văn bản quy phạm pháp luật có nội dung thuộc đề mục gồm: Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2009; Nghị định 16/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước; Thông tư liên tịch 71/2012/TTLT-BTC-BTP quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước; Thông tư 55/2012/TT-BCA của Bộ Công an quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về công tác bồi thường trong Công an nhân dân; Thông tư liên tịch 01/2012/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP của Toà án nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động tố tụng dân sự, tố tụng hành chính; Thông tư liên tịch 05/2012/TTLT-VKSNDTC-TANDTCBCA- BTP-BQP-BTC-BNN&PTNT của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp phát triển và nông thông hướng dẫn thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động tố tụng hình sự; Thông tư 03/2013/TT-BTP của Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện quản lý nhà nước về công tác bồi thường trong hoạt động quản lý hành chính; Thông tư liên tịch 04/2013/TTLT-BTP-BQP của Bộ Tư pháp và Bộ Quốc phòng hướng dẫn thực hiện quản lý nhà nước về công tác bồi thường trong hoạt động thi hành án dân sự; Thông tư liên tịch 16/2015/TTLT-BTP-BQP của Bộ Tư pháp và Bộ Quốc phòng sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư liên tịch số 04/2013/TTLT-BTP-BQP ngày 01/02/2013 của Bộ Tư pháp, Bộ Quốc phòng hướng dẫn thực hiện quản lý nhà nước về công tác bồi thường trong hoạt động thi hành án dân sự; Thông tư liên tịch 11/2013/TTLT-BCA-BQP-BTP-VKSNDTC-TANDTC của Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động thi hành án hình sự; Thông tư liên tịch 04/2014/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC của Bộ Tư pháp, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thực hiện trách nhiệm hoàn trả của người thi hành công vụ; Thông tư liên tịch 06/2014/TTLT-BTP-TTCP-BQP của Bộ Tư pháp và Thanh tra Chính phủ hướng dẫn khiếu nại, giải quyết khiếu nại về bồi thường nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính và thi hành án dân sự; Thông tư liên tịch 22/2014/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT của Bộ Tư pháp, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Công an và Bộ Nông nghiệp phát triển và nông thông hướng hướng dẫn thực hiện quản lý nhà nước về công tác bồi thường trong hoạt động tố tụng; Thông tư 13/2015/TT-BTP của Bộ Tư pháp sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 03/2013/TT-BTP ngày 31/01/2013 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện quản lý nhà nước về công tác bồi thường trong hoạt động quản lý hành chính; Thông tư liên tịch 17/2015/TTLT-BTP-BQP của Bộ Tư pháp và Bộ Quốc phòng hướng dẫn thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động thi hành án dân sự; Thông tư liên tịch 18/2015/TTLT-BTP-BTC-TTCP của Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính và Thanh tra Chính phủ Hướng dẫn thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính.
Về cấu trúc đề mục: Đề mục này có cấu trúc 09 chương, 380 điều gồm: Chương I - về các quy định chung; Chương II - về trách nhiệm của nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính; Chương III - về trách nhiệm của nhà nước trong hoạt động tố tụng; Chương IV - về trách nhiệm của nhà nước trong hoạt động thi hành án; Chương V - về thiệt hại được bồi thường; Chương VI - về kinh phí bồi thường và thủ tục chi trả; Chương VII - về trách nhiệm hoàn trả; Chương VIII - về trách nhiệm quản lý nhà nước về công tác bồi thường của các Bộ, ngành (hiện nay mới có Bộ Công an quy định); Chương IX - về điều khoản thi hành. Trong đó, các nội dung cơ bản trong mỗi Chương của đề mục “Trách nhiệm bồi thường của nhà nước” như sau:
- Chương I gồm 151 điều quy định về các nội dung cơ bản như: Phạm vi điều chỉnh, Đối tượng áp dụng; Giải thích từ ngữ; Quyền yêu cầu bồi thường; Thời hiệu yêu cầu bồi thường; Xác định thời hiệu yêu cầu bồi thường; Thời điểm xác định quyền yêu cầu bồi thường; Thời gian không tính vào thời hiệu yêu cầu bồi thường; Thời gian không tính vào thời hiệu yêu cầu bồi thường; Căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường; Xác định trách nhiệm bồi thường của Nhà nước; Văn bản xác định hành vi trái pháp luật của người đã tiến hành tố tụng; Thủ tục ban hành văn bản xác định hành vi trái pháp luật của người đã tiến hành tố tụng theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 3 Thông tư liên tịch này; Thiệt hại thực tế; Căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường; Văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ; Thiệt hại thực tế; Văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định hành vi của người thi hành công vụ là trái pháp luật; Căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường của Nhà nước; Xác định lỗi cố ý của người thi hành công vụ; Nguyên tắc giải quyết bồi thường; Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan có trách nhiệm bồi thường; Nhiệm vụ, quyền hạn của thủ trưởng cơ quan có trách nhiệm bồi thường trong quá trình giải quyết bồi thường; Trách nhiệm báo cáo về việc giải quyết bồi thường; Trách nhiệm báo cáo về việc giải quyết bồi thường; Các loại báo cáo, thống kê số liệu báo cáo, trách nhiệm báo cáo; Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan có trách nhiệm bồi thường trong việc xem xét trách nhiệm hoàn trả của người thi hành công vụ; Nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan có liên quan trong việc xem xét trách nhiệm hoàn trả của người thi hành công vụ; Nguyên tắc xác định thẩm quyền giải quyết khiếu nại; Trình tự khiếu nại; Hình thức khiếu nại; Thời hiệu khiếu nại; Thẩm quyền giải quyết khiếu nại việc giải quyết bồi thường, xem xét trách nhiệm hoàn trả trong hoạt động quản lý hành chính; Thẩm quyền giải quyết khiếu nại việc giải quyết bồi thường, xem xét trách nhiệm hoàn trả trong cơ quan được tổ chức theo ngành, lĩnh vực; Thời hạn giải quyết khiếu nại; Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại; Kiểm tra lại quyết định hành chính, hành vi hành chính trong việc giải quyết bồi thường, xem xét trách nhiệm hoàn trả; Thành lập Hội đồng tư vấn; Khởi kiện vụ án hành chính; Quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật; Người có trách nhiệm thực hiện Quyết định giải quyết khiếu nại  có hiệu lực pháp luật; Thi hành quyết định giải quyết khiếu nại; Quyền, nghĩa vụ của người bị thiệt hại; Rút khiếu nại; Khiếu nại việc thụ lý hồ sơ yêu cầu bồi thường; Khiếu nại việc cử người đại diện thực hiện việc giải quyết bồi thường; Điều 37.8.TL.7.10. Khiếu nại chi trả chi phí định giá, giám định lại; Khiếu nại việc thực hiện thủ tục chuyển; Giao quyết định giải quyết bồi thường cho người bị thiệt hại; Khiếu nại việc thực hiện thủ tục trả lại tài sản; Khiếu nại việc chi trả tiền bồi thường; Khiếu nại việc xem xét trách nhiệm hoàn trả; Khiếu nại lần hai hoặc khởi kiện vụ án hành chính; Quyền, nghĩa vụ của người thi hành công vụ đã gây ra thiệt hại; Trách nhiệm quản lý nhà nước về công tác bồi thường; Nội dung quản lý nhà nước về công tác bồi thường; Hướng dẫn nghiệp vụ của các Bộ và UBND các cấp; Thời hạn hướng dẫn nghiệp vụ giải quyết bồi thường; Thực hiện giải đáp vướng mắc pháp luật; Hình thức, thời hạn giải đáp vướng mắc pháp luật; Cung cấp thông tin, hướng dẫn thủ tục hỗ trợ người bị thiệt hại thực hiện quyền yêu cầu bồi thường; Thực hiện theo dõi hoạt động giải quyết bồi thường; Thực hiện theo dõi việc thẩm định cấp kinh phí, chi trả tiền bồi thường và xem xét trách nhiệm hoàn trả; Căn cứ thực hiện theo dõi hoạt động giải quyết bồi thường, thẩm định cấp kinh phí, chi trả tiền bồi thường và xem xét trách nhiệm hoàn trả; Thực hiện đôn đốc hoạt động giải quyết bồi thường; Kiểm tra hoạt động giải quyết bồi thường; Nguyên tắc, trình tự, thủ tục, căn cứ, hình thức kiểm tra công tác bồi thường; Thành phần Đoàn kiểm tra, nhiệm vụ và quyền hạn của Trưởng đoàn kiểm tra; Biện pháp xử lý sau kiểm tra; Cung cấp thông tin, hướng dẫn thủ tục hỗ trợ người bị thiệt hại thực hiện quyền yêu cầu bồi thường; Các hành vi bị cấm; Trách nhiệm của Bộ Tư pháp, của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, của Ủy ban nhân dân các  cấp trong việc quản lý nhà nước về công tác bồi thường.
- Chương II gồm 4 mục, 39 điều quy định về trách nhiệm của nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính. Trong đó, Mục I về phạm vi trách nhiệm của các cơ quan nhà nước. Cụ thể: Phạm vi trách nhiệm bồi thường trong hoạt động quản lý hành chính; Cơ quan có trách nhiệm bồi thường trong hoạt động quản lý hành chính; Xác định cơ quan có trách nhiệm bồi thường. Mục II về thủ tục giải quyết bồi thường. Cụ thể:  Yêu cầu xác định hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ; Hồ sơ yêu cầu bồi thường; Thụ lý đơn yêu cầu bồi thường; Thụ lý đơn yêu cầu bồi thường; Xác minh thiệt hại; Thủ tục giải quyết bồi thường tại cơ quan có trách nhiệm bồi thường; Thương lượng việc bồi thường; Cử người đại diện thực hiện việc giải quyết bồi thường; Nhiệm vụ, quyền hạn của người đại diện; Thương lượng việc bồi thường; Quyết định giải quyết bồi thường; Thực hiện việc chuyển giao quyết định giải quyết bồi thường cho người bị thiệt hại; Ban hành quyết định giải quyết bồi thường; Ngày hết thời hạn ra quyết định giải quyết bồi thường; Hiệu lực của quyết định giải quyết bồi thường. Mục III về giải quyết yêu cầu bồi thường tại tòa án. Cụ thể: Khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết bồi thường; Thẩm quyền và thủ tục giải quyết yêu cầu bồi thường tại Tòa án; Thủ tục giải quyết tranh chấp về bồi thường nhà nước. Mục IV về giải quyết yêu cầu bồi thường trong quá trình giải quyết vụ án hành chính. Cụ thể: Yêu cầu bồi thường trong quá trình khởi kiện vụ án hành chính; Nội dung giải quyết yêu cầu bồi thường trong bản án, quyết định của Tòa án.
- Chương III gồm 3 mục, 32 điều quy định về trách nhiệm của nhà nước trong hoạt động tố tụng. Trong đó, Mục I về phạm vi trách nhiệm bồi thường. Cụ thể: Phạm vi trách nhiệm bồi thường trong hoạt động tố tụng hình sự; Các trường hợp được bồi thường thiệt hại; Các trường hợp không được bồi thường thiệt hại trong hoạt động tố tụng hình sự; Phạm vi trách nhiệm bồi thường trong hoạt động tố tụng dân sự, tố tụng hành chính; Các trường hợp Tòa án có trách nhiệm bồi thường. Mục II về cơ quan có trách nhiệm bồi thương. Cụ thể: Xác định cơ quan có trách nhiệm bồi thường trong trường hợp không thống nhất về cơ quan có trách nhiệm bồi thường trong hoạt động tố tụng hình sự; Giải quyết tranh chấp về trách nhiệm bồi thường thiệt hại; Trách nhiệm bồi thường của cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra trong hoạt động tố tụng hình sự; Trách nhiệm bồi thường của Viện kiểm sát nhân dân trong hoạt động tố tụng hình sự; Trách nhiệm bồi thường của Toà án nhân dân trong hoạt động tố tụng hình sự; Trách nhiệm bồi thường của Toà án nhân dân trong hoạt động tố tụng dân sự, tố tụng hành chính. Mục III về thủ tục giải quyết bồi thường. Cụ thể: Hồ sơ yêu cầu bồi thường tại cơ quan tiến hành tố tụng hình sự; Hồ sơ yêu cầu bồi thường; Hồ sơ yêu cầu bồi thường tại cơ quan tiến hành tố tụng dân sự, tố tụng hành chính; Hồ sơ yêu cầu bồi thường; Thụ lý, xác minh, thương lượng, ra quyết định giải quyết bồi thường và hiệu lực của quyết định giải quyết bồi thường trong hoạt động tố tụng; Gửi và thụ lý đơn yêu cầu bồi thường; Phân công cán bộ giải quyết bồi thường; Xác minh thiệt hại; Thương lượng việc bồi thường; Ban hành quyết định giải quyết bồi thường; Chuyển giao quyết định giải quyết bồi thường; Thụ lý đơn yêu cầu bồi thường; Xác minh thiệt hại; Quyết định giải quyết bồi thường; Giao quyết định giải quyết bồi thường cho người được bồi thường; Giải quyết yêu cầu bồi thường trong hoạt động tố tụng tại Toà án; Tổ chức việc giải quyết bồi thường.
- Chương IV gồm 2 mục, 29 điều quy định về trách nhiệm của nhà nước trong hoạt động thi hành án. Trong đó, Mục I về phạm vi, cơ quan có trách nhiệm bồi thường. Cụ thể: Phạm vi trách nhiệm bồi thường trong hoạt động thi hành án dân sự; Phạm vi trách nhiệm bồi thường trong hoạt động thi hành án hình sự; Cơ quan có trách nhiệm bồi thường trong hoạt động thi hành án; Cơ quan có trách nhiệm bồi thường trong hoạt động thi hành án dân sự. Mục II về thủ tục giải quyết bồi thường. Cụ thể: Hồ sơ yêu cầu bồi thường tại cơ quan thi hành án dân sự; Hồ sơ yêu cầu bồi thường tại cơ quan thi hành án hình sự; Thụ lý, xác minh, thương lượng, ra quyết định giải quyết bồi thường trong hoạt động thi hành án; Tổ chức việc giải quyết bồi thường; Xác minh thiệt hại; Thương lượng việc bồi thường; Quyết định giải quyết bồi thường; Chuyển giao quyết định giải quyết bồi thường cho người được bồi thường; Thụ lý đơn yêu cầu bồi thường; Ban hành quyết định giải quyết bồi thường; Xác minh thiệt hại; Ngày hết thời hạn ra quyết định giải quyết bồi thường; Giải quyết yêu cầu bồi thường trong hoạt động thi hành án tại Toà án; Khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết bồi thường.
- Chương V gồm 28 điều quy định về thiệt hại được bồi thường. Cụ thể: Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm; Thiệt hại do thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút; Thiệt hại do tổn thất về tinh thần; Thiệt hại về vật chất do người bị thiệt hại chết; Thiệt hại về vật chất do bị tổn hại về sức khỏe; Trả lại tài sản; Thủ tục trả lại tài sản; Khôi phục danh dự cho người bị thiệt hại trong hoạt động tố tụng hình sự.
- Chương VI gồm 19 điều quy định về kinh phí bồi thường và thủ tục chi trả. Cụ thể: Kinh phí bồi thường; Bảo đảm tài chính cho công tác quản lý nhà nước về bồi thường và công tác giải quyết bồi thường; Nguồn kinh phí; Sử dụng kinh phí bồi thường; Nội dung chi thực hiện quản lý nhà nước về công tác bồi thường; Lập dự toán kinh phí bồi thường; Phân bổ kinh phí bồi thường; Chấp hành và quyết toán kinh phí ngân sách Nhà nước cho công tác quản lý nhà nước về bồi thường; Trình tự, thủ tục cấp và chi trả tiền bồi thường; Quyết toán kinh phí bồi thường.
- Chương VII gồm 38 điều quy định về trách nhiệm hoàn trả gồm: Nghĩa vụ hoàn trả và xử lý trách nhiệm của người thi hành công vụ; Xác định trách nhiệm hoàn trả trong trường hợp người thi hành công vụ bị truy cứu trách nhiệm hình sự; Xử lý người thi hành công vụ cố ý không thực hiện nghĩa vụ hoàn trả; Xử lý người đã tiến hành tố tụng không thực hiện nghĩa vụ hoàn trả; Xử lý trách nhiệm hoàn trả khi Tòa án có trách nhiệm bồi thường ban hành quyết định hoàn trả trong trường hợp người có trách nhiệm hoàn trả bị chết; Trách nhiệm hoàn trả trong trường hợp người có trách nhiệm hoàn trả đã nghỉ hưu; Trách nhiệm hoàn trả trong trường hợp người có trách nhiệm hoàn trả đã chuyển công tác sang cơ quan khác trong bộ máy nhà nước; Trách nhiệm hoàn trả trong trường hợp người có trách nhiệm hoàn trả không còn làm việc trong các cơ quan nhà nước; Trách nhiệm hoàn trả trong trường hợp người có trách nhiệm hoàn trả chết; Căn cứ xác định mức hoàn trả; Xác định lỗi của người thi hành công vụ làm căn cứ xác định mức hoàn trả; Xác định mức hoàn trả của người thi hành công vụ; Trình tự, thủ tục quyết định việc hoàn trả; Thành lập Hội đồng xem xét trách nhiệm hoàn trả; Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng; Phương thức làm việc của Hội đồng; Thành lập Hội đồng xem xét trách nhiệm hoàn trả; Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng; Thành lập Hội đồng xem xét trách nhiệm hoàn trả của người thi hành công vụ; Trách nhiệm thông báo về việc thực hiện trách nhiệm hoàn trả; Trách nhiệm báo cáo việc xem xét trách nhiệm hoàn trả; Thực hiện theo dõi hoạt động xem xét trách nhiệm hoàn trả; Đôn đốc thực hiện việc xem xét trách nhiệm hoàn trả; Thẩm quyền ra quyết định hoàn trả; Ban hành quyết định hoàn trả; Khiếu nại, khởi kiện quyết định hoàn trả; Quyền khởi kiện người có trách nhiệm hoàn trả thực hiện nghĩa vụ hoàn trả; Hiệu lực của quyết định hoàn trả; Thực hiện việc hoàn trả; Quản lý, sử dụng tiền hoàn trả; Thu, nộp, quản lý và sử dụng tiền hoàn trả; Thu, nộp, quản lý và sử dụng tiền hoàn trả.
- Chương VIII gồm 10 điều quy định về trách nhiệm quản lý nhà nước về công tác bồi thường của Bộ Công an gồm: Nguyên tắc quản lý nhà nước về công tác bồi thường và giải quyết bồi thường trong Công an nhân dân; Trách nhiệm quản lý nhà nước về công tác bồi thường; Trách nhiệm của Vụ Pháp chế; Trách nhiệm của các cục thực hiện công tác pháp chế thuộc tổng cục; phòng thực hiện công tác pháp chế thuộc đơn vị trực thuộc Bộ; phòng Pháp chế, Văn phòng Công an cấp tỉnh; phòng thực hiện công tác pháp chế thuộc sở phòng cháy và chữa cháy, Đội thực hiện công tác pháp chế Công an cấp huyện; Trách nhiệm của Công an cấp huyện; Giải quyết tranh chấp về trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
- Chương IX gồm 34 điều quy định về điều khoản thi hành: Không áp dụng án phí, lệ phí, các loại phí khác và thuế trong quá trình giải quyết bồi thường; Điều khoản chuyển tiếp; Hiệu lực thi hành; Tổ chức thực hiện.
Như vậy, có thể nói, thông qua việc pháp điển này và đây cũng là lần đầu tiên toàn bộ hệ thống các quy phạm pháp luật quy định về trách nhiệm bồi thường của nhà nước đang còn hiệu lực được thống kê, tập hợp, sắp xếp vào một chỗ giúp các cơ quan nhà nước, các tổ chức, cá nhân dễ dàng tìm kiếm, tra cứu cũng như bảo đảm tính công khai, minh bạch của hệ thống pháp luật và góp phần nâng cao sự tin tưởng của người dân vào hệ thống pháp luật.
Vũ Thị Mai
Chung nhan Tin Nhiem Mang