Hệ thống các quy phạm pháp luật đang còn hiệu lực về dân quân tự vệ
Sign In

Nghiên cứu trao đổi

Hệ thống các quy phạm pháp luật đang còn hiệu lực về dân quân tự vệ

Triển khai thực hiện công tác pháp điển, Bộ Tư pháp đã phối hợp với các bộ, ngành liên quan pháp điển xong đề mục “Dân quân tự vệ”. Đến nay, đề mục này đã được thẩm định, ký xác thực, đóng dấu theo quy định và chuẩn bị trình Chính phủ thông qua.
Theo đó, đề mục này được pháp điển từ 11 văn bản quy phạm pháp luật có nội dung thuộc đề mục gồm: Luật Dân quân tự vệ năm 2009; Nghị định 133/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định việc phối hợp của Dân quân tự vệ với các lực lượng trong hoạt động bảo vệ biên giới, biển, đảo; bảo vệ an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội ở cơ sở; bảo vệ và phòng, chống cháy rừng; Nghị định 03/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều của Luật Dân quân tự vệ; Thông tư 117/2009/TT-BQP của Bộ Quốc phòng quy định về đào tạo trung cấp chuyên nghiệp ngành quân sự cơ sở; Thông tư 72/2010/TT-BQP của Bộ Quốc phòng quy định nhiệm vụ, quyền hạn các cơ quan, đơn vị quân đội thực hiện Quyết định số 289/QĐ-TTG ngày 26/02/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch triển khai thi hành Luật dân quân tự vệ; Thông tư 89/2010/TT-BQP của Bộ Quốc phòng quy định việc áp dụng các hình thức kỷ luật, thời hạn, trình tự và thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với cán bộ, chiến sĩ và tổ chức dân quân tự vệ; Thông tư 93/2010/TT-BQP của Bộ Quốc phòng về việc ban hành quy định chương trình huấn luyện Dân quân tự vệ đã hoàn thành nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ nòng cốt đủ điều kiện chuyển thành quân nhân dự bị hạng 1; Thông tư 97/2010/TT-BQP của Bộ Quốc phòng hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng trong lực lượng dân quân tự vệ; Thông tư liên tịch 102/2010/TTLT-BQP-BLĐTBXH-BNV-BTC của Bộ Quốc phòng, Bộ Lao động, thương bình và xã hội, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số chế độ, chính sách đối với dân quân tự vệ và việc lập dự toán, chấp hành và quyết toán ngân sách cho công tác dân quân tự vệ;Thông tư liên tịch 01/2013/TTLT-BNV-BQP của Bộ Nội vụ và Bộ Quốc phòng hướng dẫn quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và bố trí sử dụng đối với Chỉ huy trưởng, Chỉ huy phó Ban chỉ huy quân sự xã, phường, thị trấn; Thông tư 02/2016/TT-BQP của Bộ Quốc phòng quy định chương trình tập huấn, huấn luyện và tổ chức diễn tập, hội thi, hội thao dân quân tự vệ.
Về cấu trúc đề mục: Đề mục này có cấu trúc 09 chương, 277 điều gồm: Chương I - về các quy định chung; Chương II - về tổ chức, biên chế, vũ khí, trang bị của dân quân tự vệ; Chương III - về đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn cán bộ và huấn luyện dân quân tự vệ nòng cốt; Chương IV - về hoạt động dân quân tự vệ nòng cốt; Chương V - về chế độ chính sách đối với dân quân tự vệ; Chương VI - về kinh phí bảo đảm; Chương VII - về quản lý nhà nước về dân quân tự vệ; Chương VIII - về khen thưởng và xử lý vi phạm; Chương IX - về điều khoản thi hành.Trong đó, các nội dung cơ bản trong mỗi Chương của đề mục “Dân quân tự vệ” như sau:
- Chương I gồm 56 điều về những quy định chung như: Phạm vi điều chỉnh; Đối tượng áp dụng; Giải thích từ ngữ; Vị trí, chức năng của dân quân tự vệ; Thành phần của dân quân tự vệ; Nguyên tắc tổ chức, hoạt động của dân quân tự vệ; Nguyên tắc phối hợp hoạt động; Quy chế phối hợp hoạt động; Kế hoạch phối hợp hoạt động; Trao đổi thông tin, giao ban, sơ kết, tổng kết; Kiểm tra phối hợp hoạt động; Chế độ hội nghị trong huấn luyện; Chế độ giao ban, báo cáo; Chế độ kiểm tra, thanh tra đào tạo; Tổ chức kỳ thi kết thúc học phần; Đánh giá học phần; Ra đề thi, hình thức thi, chấm thi kết thúc học phần; Cách tính điểm kiểm tra, điểm thi, điểm trung bình chung và xếp loại kết quả học tập; Điều kiện dự thi tốt nghiệp; Các môn thi tốt nghiệp; Hội đồng thi tốt nghiệp; Coi thi tốt nghiệp; Chấm thi tốt nghiệp; Điều kiện công nhận tốt nghiệp; Xếp loại tốt nghiệp; Quản lý, cấp phôi bằng tốt nghiệp; Cấp bằng tốt nghiệp, quản lý và lưu trữ hồ sơ tốt nghiệp; Xử lý kỷ luật đối với cán bộ coi thi, kiểm tra và học viên vi phạm các quy định về thi, kiểm tra; Giám sát việc thực hiện pháp luật về dân quân tự vệ; Nhiệm vụ của dân quân tự vệ; Độ tuổi thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ trong thời bình; Thời hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ nòng cốt trong thời bình; Tiêu chuẩn và tuyển chọn vào dân quân tự vệ nòng cốt; Quyết định công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ; quyết định công dân hoàn thành nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ; giấy phép sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ của dân quân tự vệ; Tạm hoãn, miễn, thôi trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ nòng cốt trong thời bình; Đăng ký, quản lý dân quân tự vệ; Hoàn thành nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ nòng cốt trong thời bình; Ngày truyền thống của dân quân tự vệ; Các hành vi bị cấm.
- Chương II gồm 32 điều quy định về tổ chức, biên chế, vũ khí, trang bị của dân quân tự vệ như: Tổ chức dân quân tự vệ; Quy mô tổ chức của dân quân tự vệ; Tổ chức tự vệ trong doanh nghiệp; Điều kiện tổ chức tự vệ trong doanh nghiệp; Trình tự, thủ tục thành lập đơn vị tự vệ trong doanh nghiệp; Thẩm quyền thành lập, giải thể đơn vị tự vệ trong doanh nghiệp; Chức vụ chỉ huy cơ bản của dân quân tự vệ; Ban chỉ huy quân sự cấp xã; Số lượng Chỉ huy phó Ban chỉ huy quân sự cấp xã; Bổ nhiệm Chỉ huy trưởng; Bổ nhiệm Chỉ huy phó Ban chỉ huy quân sự cấp xã; Sử dụng sau đào tạo; Các trường hợp thôi giữ chức vụ trong Ban chỉ huy quân sự cấp xã; Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở; Phân cấp quản lý Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở, đơn vị dân quân tự vệ; Thực hiện chế độ kiểm tra, quản lý công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và bố trí sử dụng đối với Chỉ huy trưởng, Chỉ huy phó Ban chỉ huy quân sự cấp xã; Ban chỉ huy quân sự bộ, ngành trung ương; Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban chỉ huy quân sự Bộ, ngành Trung ương; Cơ chế hoạt động của Ban chỉ huy quân sự Bộ, ngành Trung ương; Thôn đội; Trang phục, sao mũ, phù hiệu và Giấy chứng nhận dân quân tự vệ nòng cốt; Trang phục, sao mũ, phù hiệu của dân quân tự vệ; Nơi làm việc và trang thiết bị của Ban chỉ huy quân sự cấp xã; Tiêu chuẩn, định mức trang thiết bị nơi làm việc của Ban chỉ huy quân sự cấp xã; Con dấu của Ban chỉ huy quân sự; Con dấu của Ban chỉ huy quân sự; Thành lập, giải thể Ban chỉ huy quân sự bộ, ngành trung ương, tổ chức chỉ huy quân sự cơ sở và đơn vị dân quân tự vệ; Điều kiện thành lập Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở; Thẩm quyền bổ nhiệm cán bộ Ban chỉ huy quân sự bộ, ngành trung ương, cán bộ chỉ huy quân sự cơ sở và cán bộ dân quân tự vệ; Miễn nhiệm cán bộ Ban chỉ huy quân sự bộ, ngành trung ương, cán bộ chỉ huy quân sự cơ sở và cán bộ dân quân tự vệ; Vũ khí, công cụ hỗ trợ và phương tiện kỹ thuật của dân quân tự vệ; Danh mục vật chất, tài liệu huấn luyện.
- Chương III gồm 52 điều quy định về đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn cán bộ và huấn luyện dân quân tự vệ nòng cốt như: Đào tạo cán bộ quân sự Ban chỉ huy quân sự cấp xã; Đối tượng đào tạo; Mục tiêu đào tạo; Tổ chức chiêu sinh; Công tác quản lý điều hành đào tạo; Nội dung quản lý điều hành; Phương thức quản lý điều hành; Chương trình đào tạo trung cấp; Đơn vị học trình và học phần; Xây dựng kế hoạch đào tạo toàn khóa; Kế hoạch đào tạo hàng tháng; Khối lượng kiến thức, kỹ năng và thời gian đào tạo; Công tác chuẩn bị đội ngũ giáo viên; Công tác chuẩn bị của giáo viên; Công tác giảng dạy của giáo viên; Nguyên tắc quy hoạch; Căn cứ lập quy hoạch cụ thể ở cấp xã; Đối tượng quy hoạch nguồn; Tiêu chuẩn quy hoạch; Tổ chức, cá nhân giới thiệu nguồn quy hoạch; Quy trình quy hoạch; Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch; Hình thức đào tạo; Trình độ, đối tượng, cơ sở đào tạo; Chương trình đào tạo; Nghĩa vụ, trách nhiệm, quyền lợi của người được cử đi đào tạo; Bồi dưỡng, tập huấn cán bộ dân quân tự vệ; Nội dung, chương trình bồi dưỡng; Thời gian bồi dưỡng; Cơ sở tổ chức bồi dưỡng; Mục tiêu, yêu cầu tập huấn cán bộ dân quân tự vệ; Thời gian tập huấn; Chương trình tập huấn; Cấp tổ chức, cơ sở tập huấn; Huấn luyện dân quân tự vệ; Chương trình huấn luyện Dân quân tự vệ đã hoàn thành nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ nòng cốt đủ điều kiện chuyển thành quân nhân dự bị hạng 1; Mục tiêu, yêu cầu huấn luyện dân quân tự vệ; Phân cấp tổ chức thực hiện; Đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn cán bộ và huấn luyện dân quân tự vệ trong tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, tình trạng chiến tranh; Thời gian, cấp tổ chức, cơ sở tập huấn; Thời gian, chương trình, phân cấp tập huấn cán bộ; Huấn luyện dân quân tự vệ; Diễn tập, hội thi, hội thao; Mục tiêu, yêu cầu diễn tập; Mục tiêu, yêu cầu hội thi, hội thao; Nội dung, thời gian, tổ chức, phương pháp diễn tập; Nội dung, thời gian, phân cấp tổ chức hội thi, hội thao.
- Chương IV gồm 21 điều quy định về hoạt động dân quân tự vệ nòng cốt như: Lập, phê chuẩn kế hoạch hoạt động; Hoạt động sẵn sàng chiến đấu; Hoạt động chiến đấu của dân quân tự vệ; Hoạt động bảo vệ biên giới, biển, đảo; Phối hợp của Dân quân tự vệ trong bảo vệ biên giới đất liền; Phối hợp của Dân quân tự vệ trong bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền trên các vùng biển Việt Nam; Hoạt động bảo vệ an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội; Phối hợp của Dân quân tự vệ trong trạng thái thường xuyên; Phối hợp của Dân quân tự vệ trong trạng thái có tình huống; Phối hợp của Dân quân tự vệ trong tình trạng khẩn cấp khi có tình hình đe dọa nghiêm trọng an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; Phối hợp của Dân quân tự vệ trong tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, thực hiện Lệnh thiết quân luật, Lệnh giới nghiêm; Phối hợp của Dân quân tự vệ trong tình trạng chiến tranh; Xã, phường, thị trấn trọng điểm về quốc phòng, an ninh; Vận động nhân dân và tham gia xây dựng cơ sở; Hoạt động phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, tìm kiếm, cứu nạn, bảo vệ và phòng, chống cháy rừng, bảo vệ môi trường; Phối hợp của Dân quân tự vệ trong công tác bảo vệ rừng; Phối hợp của Dân quân tự vệ trong công tác phòng, chống cháy rừng; Thẩm quyền điều động dân quân tự vệ; Thẩm quyền điều động Dân quân tự vệ theo quy chế phối hợp hoạt động bảo vệ biên giới, biển, đảo; Thẩm quyền điều động Dân quân tự vệ theo quy chế phối hợp hoạt động bảo vệ an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội ở cơ sở; Thẩm quyền điều động Dân quân tự vệ theo quy chế phối hợp hoạt động bảo vệ và phòng, chống cháy rừng.
- Chương V gồm 25 điều quy định về chế độ chính sách đối với dân quân tự vệ như: Chế độ phụ cấp trách nhiệm quản lý, chỉ huy đơn vị; Phụ cấp trách nhiệm quản lý, chỉ huy đơn vị; Chế độ tiền lương, phụ cấp đối với cán bộ Ban chỉ huy quân sự cấp xã, Thôn đội trưởng; Chế độ phụ cấp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, tiền ăn, công tác phí, trợ cấp của Chỉ huy phó Ban chỉ huy quân sự cấp xã; phụ cấp của Thôn đội trưởng; hỗ trợ phương tiện, chi phí đi lại cho dân quân tự vệ; Cách tính thời gian hưởng phụ cấp hằng tháng của Chỉ huy phó Ban chỉ huy quân sự cấp xã, Thôn đội trưởng quy định tại điểm a khoản 1, khoản 2 Điều 38 Nghị định số 58/2010/NĐ-CP; Cách tính phụ cấp thâm niên theo quy định tại Điều 39 Nghị định số 58/2010/NĐ-CP; Cách tính phụ cấp đặc thù quốc phòng, quân sự theo quy định tại Điều 40 Nghị định số 58/2010/NĐ-CP; Hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội đối với Chỉ huy phó Ban chỉ huy quân sự cấp xã; Cách tính chế độ trợ cấp ngày công lao động của dân quân; Chế độ phụ cấp thâm niên; Chế độ phụ cấp đặc thù quốc phòng, quân sự; Chế độ bồi dưỡng dân quân tự vệ làm nhiệm vụ nơi có yếu tố nguy hiểm, độc hại; Điều kiện dân quân nòng cốt được hưởng trợ cấp ngày công lao động tăng thêm quy định tại khoản 5 Điều 47 Luật dân quân tự vệ; Chế độ, chính sách đối với dân quân tự vệ biển; Chế độ, chính sách đối với dân quân tự vệ làm nhiệm vụ tham gia bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền biển, đảo; Chế độ, chính sách đối với dân quân thường trực; Điều kiện, hồ sơ, trách nhiệm giải quyết chế độ đối với dân quân nòng cốt theo quy định tại khoản 2 Điều 49 Luật dân quân tự vệ; Tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động trong thời gian làm nhiệm vụ của tự vệ nòng cốt; Chế độ, chính sách đối với dân quân tự vệ bị ốm, bị tai nạn, bị chết, bị thương, hy sinh; Chế độ, chính sách đối với dân quân chưa tham gia bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội khi thực hiện nhiệm vụ bị ốm, bị chết; Chế độ, chính sách đối với dân quân chưa tham gia bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội khi thực hiện nhiệm vụ bị tai nạn, bị chết; Chế độ, chính sách đối với dân quân tự vệ bị chết, hy sinh, bị thương; Trợ cấp một lần đối với dân quân tự vệ chưa tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bị tai nạn trong khi làm nhiệm vụ hoặc tai nạn rủi ro; Trường hợp xét, hồ sơ, trách nhiệm lập hồ sơ công nhận dân quân tự vệ là người hưởng chính sách như thương binh, liệt sỹ.
- Chương VI gồm 10 điều quy định về kinh phí bảo đảm như: Nguồn kinh phí; Kinh phí phối hợp hoạt động; Nguồn kinh phí chi cho dân quân tự vệ; Nguồn, mức trích quỹ; quản lý, sử dụng quỹ thi đua, khen thưởng; Nguồn kinh phí thực hiện chế độ, chính sách; Nhiệm vụ chi của Bộ Quốc phòng; Chế độ báo, tạp chí; Nhiệm vụ chi của địa phương; Nhiệm vụ chi của cơ quan, tổ chức; Lập dự toán, chấp hành và quyết toán ngân sách.
- Chương VII gồm 32 điều quy định về quản lý nhà nước về dân quân tự vệ như: Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về dân quân tự vệ trong phạm vi cả nước; Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về dân quân tự vệ; Ủy ban nhân dân các cấp, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, thực hiện quản lý nhà nước về dân quân tự vệ ở địa phương; Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị khác thuộc Bộ Quốc phòng.
- Chương VIII gồm 28 điều quy định về khen thưởng và xử lý vi phạm như: Nguyên tắc thi đua, khen thưởng; Trách nhiệm tổ chức phong trào thi đua và khen thưởng; Hình thức tổ chức thi đua; Nội dung tổ chức phong trào thi đua; Phạm vi tổ chức thi đua; Danh hiệu thi đua; Tiêu chuẩn danh hiệu thi đua đối với tập thể; Tiêu chuẩn danh hiệu thi đua đối với cá nhân; Tỷ lệ xét tặng danh hiệu thi đua; Hình thức khen thưởng; Đối tượng và tiêu chuẩn khen thưởng; Thẩm quyền quyết định; Quy trình xét khen thưởng; Hồ sơ khen thưởng; Tiền thưởng và chế độ ưu đãi; Nguyên tắc xử lý vi phạm kỷ luật; Các hành vi bị cấm; Trường hợp xử lý kỷ luật; Trường hợp chưa xem xét kỷ luật; Quyền khiếu nại và xét kỷ luật oan sai; Hình thức kỷ luật; Các hình thức kỷ luật; Thời hạn xét xóa kỷ luật; Trình tự tiến hành xử lý kỷ luật; Thẩm quyền kỷ luật đối với cán bộ chỉ huy đơn vị, chiến sĩ dân quân tự vệ; Thẩm quyền kỷ luật đối với tổ chức, đơn vị dân quân tự vệ.
- Chương IX gồm 21 điều quy định về điều khoản thi hành như: Hiệu lực thi hành; Trách nhiệm thi hành; Hiệu lực thi hành; Tổ chức thực hiện (trách nhiệm của các cơ quan: Bộ Quốc phòng; Bộ Tài chính; Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh…).
 Như vậy, có thể nói, thông qua việc pháp điển này và đây cũng là lần đầu tiên toàn bộ hệ thống các quy phạm pháp luật quy định về dân quân tự vệ đang còn hiệu lực được thống kê, tập hợp, sắp xếp vào một chỗ giúp các cơ quan nhà nước, các tổ chức, cá nhân dễ dàng tìm kiếm, tra cứu cũng như bảo đảm tính công khai, minh bạch của hệ thống pháp luật và góp phần nâng cao sự tin tưởng của người dân vào hệ thống pháp luật.
Nguyễn Thị Trà
Chung nhan Tin Nhiem Mang