Hệ thống các quy phạm pháp luật đang còn hiệu lực quy định về đê điều
Sign In

Nghiên cứu trao đổi

Hệ thống các quy phạm pháp luật đang còn hiệu lực quy định về đê điều

Triển khai thực hiện công tác pháp điển, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp với các bộ, ngành có liên quan pháp điển xong đề mục “Đê điều” (Đề mục số 3, Chủ đề số 24 - nông nghiệp, nông thôn). Đến nay, đề mục này đã được thẩm định, ký xác thực, đóng dấu theo quy định và đang trình Chính phủ thông qua.
Theo đó, đề mục này có cấu trúc gồm 08 chương (147 Điều) theo cấu trúc của Luật Đê điều năm 2006 và được pháp điển từ 14 văn bản quy phạm pháp luật. Cụ thể: Luật Đê điều năm 2006; Nghị định số 113/2007/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đê điều; Nghị định số 04/2011/NĐ-CP của Chính phủ về việc thực hiện bãi bỏ việc sử dụng các khu phân lũ, làm chậm lũ thuộc hệ thống sông Hồng; Quyết định số 93/1999/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chế độ bồi dưỡng đối với kiểm soát viên đê điều tham gia trực tiếp xử lý sự cố khi có báo động lụt, bão; Quyết định số 132/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với công chức, viên chức ngành kiểm lâm, bảo vệ thực vật, thú y và kiểm soát đê điều; Quyết định số 01/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế xử lý sạt lở bờ sông, bờ biển; Thông tư liên tịch số 18/1999/TTLT/BTCCBCP-BTC-BNNPTNT của Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thông hướng dẫn thực hiện Quyết định số 93/1999/QĐ-TTg ngày 05/4/1999 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ bồi dưỡng đối với kiểm soát viên đê điều tham gia trực tiếp xử lý sự cố khi có báo động lụt, bão; Thông tư số 15/2001/TT-BNN-PCLB của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn lập đơn giá và chế độ dự toán công tác tu bổ đê điều sử dụng lao động nông nhàn; Thông tư liên tịch số 64/2006/TTLT/BNN-BNV-BTC của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện Quyết định số 132/2006/QĐ-TTg ngày 31/5/2006 của Thủ tướng Chính phủ quy định chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với công chức, viên chức ngành Kiểm lâm, Bảo vệ thực vật, Thú y và Kiểm soát đê điều; Thông tư số 01/2009/TT-BNN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn tuần tra, canh gác bảo vệ đê điều trong mùa lũ; Thông tư liên tịch số 48/2009/TTLT-BTC-BNN của Bộ Tài chính và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và thanh quyết toán kinh phí sự nghiệp kinh tế duy tu, bảo dưỡng đê điều; Thông tư số 26/2009/TT-BNN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn về cơ cấu tổ chức, nguồn kinh phí và chế độ thù lao đối với lực lượng quản lý đê nhân dân; Thông tư số 46/2011/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về trình tự thực hiện việc chấp thuận, thẩm định hoạt động liên quan đến đê điều; Thông tư số 54/2013/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn phân cấp đê và quy định tải trọng cho phép đối với xe cơ giới đi trên đê.
Các nội dung cơ bản trong mỗi Chương của đề mục “Đê điều” như sau:
- Chương I gồm 30 điều quy định về các vấn đề chung như: Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng của các quy định trong đề mục này; Giải thích từ ngữ; Phân loại và phân cấp đê; Điều chỉnh tăng, giảm cấp đê; Xác định ranh giới đê sông, đê cửa sông, đê biển; Trách nhiệm thực hiện quy định về phân cấp đê; Nguyên tắc hoạt động trong lĩnh vực đê điều; Chính sách của Nhà nước trong lĩnh vực đê điều; Các hành vi bị nghiêm cấm.
- Chương II gồm 3 mục với 25 điều quy định về quy hoạch, đầu tư xây dựng, tu bổ, nâng cấp và kiên cố hóa đê điều. Cụ thể, Mục 1 quy định về quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê như: Nguyên tắc và căn cứ để lập quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê; Nội dung quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê; Điều chỉnh quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê; Trách nhiệm lập quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê; Thẩm quyền phê duyệt quy hoạch, phê duyệt điều chỉnh quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê; Công bố và chỉ đạo thực hiện quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê. Mục 2 quy định về quy hoạch đê điều như: Nguyên tắc và căn cứ để lập quy hoạch đê điều; Nội dung quy hoạch đê điều; Điều chỉnh quy hoạch đê điều; Trách nhiệm lập quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch đê điều; Thẩm quyền phê duyệt quy hoạch, phê duyệt điều chỉnh quy hoạch đê điều; Công bố và chỉ đạo thực hiện quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch đê điều. Mục 3 quy định về đầu tư xây dựng, tu bỏ, nâng cấp và kiên cố hóa đê điều như: Hoạt động xây dựng, tu bổ, nâng cấp và kiên cố hóa đê điều; Quy định đối với đất sử dụng cho xây dựng, tu bổ, nâng cấp và kiên cố hóa đê điều; Đầu tư xây dựng, tu bổ, nâng cấp và kiên cố hóa đê điều; Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế xử lý sạt lở bờ sông, bờ biển; Định mức ngày công lao động nông nhàn; Đơn giá ngày công lao động nông nhàn; Định mức chi phí chung, thu nhập thuế tính trước, thuế giá trị gia tăng; Nguồn kinh phí bảo đảm duy tu, bảo dưỡng đê điều; Nguyên tắc sử dụng kinh phí; Chế độ quản lý, sử dụng và thanh quyết toán kinh phí duy tu, bảo dưỡng đê điều đối với các tuyến đê từ cấp III đến cấp đặc biệt do ngân sách Trung ương bảo đảm; Chế độ quản lý, sử dụng và thanh quyết toán kinh phí duy tu, bảo dưỡng đê điều do ngân sách địa phương bảo đảm; Công tác kiểm tra tình hình quản lý, sử dụng thanh toán, quyết toán kinh phí duy tu, bảo dưỡng đê điều.
- Chương III gồm 31 điều quy định về bảo vệ và sử dụng đê điều như: Phạm vi bảo vệ đê điều; Trách nhiệm bảo vệ đê điều; Tiêu chuẩn của các thành viên thuộc lực lượng tuần tra, canh gác đê; Nhiệm vụ của lực lượng tuần tra, canh gác đê; Phù hiệu của lực lượng tuần tra, canh gác đê; Trang bị dụng cụ, sổ sách; Tín hiệu, cấp báo động lũ; Quy định chế độ tuần tra, canh gác bảo vệ đê điều; Nội dung tuần tra, canh gác đê; Nội dung tuần tra canh gác cống qua đê; Nội dung tuần tra canh gác kè bảo vệ đê; Quy định về bàn giao giữa các kíp trực; Chế độ, chính sách đối với lực lượng tuần tra, canh gác đê; Cấp phép đối với các hoạt động liên quan đến đê điều; Cơ quan tiếp nhận, chấp thuận, thẩm định hồ sơ; Căn cứ để chấp thuận, thẩm định; Trình tự thực hiện thẩm định; Sử dụng bãi sông nơi chưa có công trình xây dựng; Sử dụng bãi sông nơi chưa có công trình xây dựng; Xử lý công trình, nhà ở hiện có trong phạm vi bảo vệ đê điều và ở bãi sông; Xử lý công trình, nhà ở hiện có trong phạm vi bảo vệ đê điều và ở bãi sông; Xây dựng, cải tạo công trình giao thông liên quan đến đê điều; Sử dụng hành lang bảo vệ đê, kè bảo vệ đê, cống qua đê; Bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh hiện có trong phạm vi bảo vệ đê điều, ở bãi sông; Tải trọng của phương tiện được phép đi trên đê và biển báo về đê điều; Nguyên tắc quy định tải trọng cho phép đối với xe cơ giới đi trên đê; Tải trọng cho phép đối với xe cơ giới đi trên đê; Trách nhiệm thực hiện quy định về tải trọng cho phép đối với xe cơ giới đi trên đê.
- Chương IV gồm 08 điều quy định về hộ đê như: Hộ đê và cứu hộ các công trình có liên quan đến an toàn của đê điều; Điều tiết hồ chứa nước có nhiệm vụ cắt, giảm lũ; Thẩm quyền phân lũ, làm chậm lũ để hộ đê; Bãi bỏ việc sử dụng các khu phân lũ, làm chậm lũ thuộc hệ thống sông Hồng; Những giải pháp để thực hiện bãi bỏ việc sử dụng các khu phân lũ, làm chậm lũ; Trách nhiệm của Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt, bão Trung ương và các Bộ, ngành, địa phương; Huy động lực lượng, vật tư, phương tiện để hộ đê; Trách nhiệm tổ chức hộ đê.
- Chương V gồm 20 điều quy định về lực lượng trực tiếp quản lý đê điều như: Cơ cấu tổ chức của lực lượng chuyên trách quản lý đê điều; Chế độ, chính sách đối với lực lượng chuyên trách quản lý đê điều; Quy định chế độ bồi dưỡng đối với kiểm soát viên đê điều tham gia trực tiếp xử lý sự cố khi có báo động lụt, bão; Nguồn kinh phí chi trả chế độ bồi dưỡng quy định tại Điều 1 của Quyết định này được bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm cho sự nghiệp thuỷ lợi; Nhiệm vụ của lực lượng chuyên trách quản lý đê điều; Quyền hạn của lực lượng chuyên trách quản lý đê điều; Trách nhiệm của lực lượng chuyên trách quản lý đê điều; Nhiệm vụ, quyền hạn của lực lượng quản lý đê nhân dân; Cơ cấu tổ chức lực lượng quản lý đê nhân dân; Nhiệm vụ của nhân viên quản lý đê nhân dân; Nguồn kinh phí và chế độ chính sách đối với nhân viên quản lý đê nhân dân.
- Chương VI gồm 06 điều quy định về trách nhiệm quản lý nhà nước về đê điều như: Trách nhiệm quản lý nhà nước về đê điều của Chính phủ, bộ, cơ quan ngang bộ; Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp trong việc quản lý nhà nước về đê điều (Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân cấp huyện, cấp xã nơi có đê; Trách nhiệm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân cấp huyện, cấp xã nơi có đê.
- Chương VII và Chương VIII gồm 27 điều quy định về thanh tra, khen thưởng và xử lý vi phạm như: Thanh tra đê điều; Khen thưởng, kỷ luật; Xử lý vi phạm pháp luật về đê điều; Tổ chức thực hiện; Hiệu lực thi hành của các văn bản sử dụng pháp điển vào đề mục và trách nhiệm thi hành của các cá nhân, tổ chức có liên quan.
Như vậy, có thể nói, thông qua việc pháp điển này và đây cũng là lần đầu tiên toàn bộ hệ thống các quy phạm pháp luật quy định trong lĩnh vực đê điều đang còn hiệu lực được thống kê, tập hợp, sắp xếp vào một chỗ giúp các cơ quan nhà nước, các tổ chức, cá nhân dễ dàng tìm kiếm, tra cứu cũng như bảo đảm tính công khai, minh bạch của hệ thống pháp luật và góp phần nâng cao sự tin tưởng của người dân vào hệ thống pháp luật.
Vũ Thị Mai
Chung nhan Tin Nhiem Mang