Hệ thống các quy phạm pháp luật đang còn hiệu lực quy định về nuôi con nuôi
Sign In

Nghiên cứu trao đổi

Hệ thống các quy phạm pháp luật đang còn hiệu lực quy định về nuôi con nuôi

Triển khai thực hiện công tác pháp điển, Bộ Tư pháp đã phối hợp với các bộ, ngành có liên quan pháp điển xong đề mục “Nuôi con nuôi” (Đề mục số 5, Chủ đề số 15 - Hành chính tư pháp). Đến nay, đề mục này đã được thẩm định, ký xác thực, đóng dấu theo quy định và đang trình Chính phủ thông qua.
Theo đó, đề mục này có cấu trúc gồm 05 chương (178 Điều) theo cấu trúc của Luật Nuôi con nuôi năm 2010 và được pháp điển từ 07 văn bản quy phạm pháp luật. Cụ thể: Luật Nuôi con nuôi năm 2010; Nghị định số 19/2011/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Nuôi con nuôi; Thông tư số 12/2011/TT-BTP của Bộ Tư pháp về việc ban hành và hướng dẫn việc ghi chép, lưu trữ, sử dụng biểu mẫu nuôi con nuôi; Thông tư số 24/2014/TT-BTP của Bộ Tư pháp sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 12/2011/TT-BTP ngày 27 tháng 6 năm 2011 của Bộ Tư pháp về việc ban hành và hướng dẫn việc ghi chép, lưu trữ, sử dụng biểu mẫu nuôi con nuôi; Thông tư số 21/2011/TT-BTP của Bộ Tư pháp về việc quản lý văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam; Thông tư liên tịch số 146/2012/TTLT-BTC-BTP của Bộ Tư pháp quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ trong lĩnh vực nuôi con nuôi từ nguồn thu lệ phí đăng ký nuôi con nuôi, lệ phí cấp, gia hạn, sửa đổi giấy phép của tổ chức con nuôi nước ngoài, chi phí giải quyết nuôi con nuôi nước ngoài; Thông tư số 15/2014/TT-BTP của Bộ Tư pháp hướng dẫn tìm gia đình thay thế ở nước ngoài cho trẻ em khuyết tật, trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo, trẻ em từ 5 tuổi trở lên, hai trẻ em trở lên là anh chị em ruột cần tìm gia đình thay thế; Thông tư liên tịch số 03/2016/TTLT-BTP-BNG-BCA-BLĐTBXH của Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao và Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội hướng dẫn việc theo dõi tình hình phát triển của trẻ em Việt Nam được cho làm con nuôi nước ngoài và bảo vệ trẻ em trong trường hợp cần thiết.
Các nội dung cơ bản trong mỗi Chương của đề mục “Nuôi con nuôi” như sau:
- Chương I gồm 44 điều quy định về các vấn đề chung như: Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng của các quy định trong đề mục này; Giải thích từ ngữ; Mục đích nuôi con nuôi; Nguyên tắc giải quyết việc nuôi con nuôi; Thứ tự ưu tiên lựa chọn gia đình thay thế; Bảo hộ quyền nuôi con nuôi và quyền được nhận làm con nuôi; Khuyến khích hỗ trợ nhân đạo cho việc chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; Tiếp nhận, quản lý, sử dụng hỗ trợ nhân đạo cho việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; Người được nhận làm con nuôi; Thẩm quyền đăng ký nuôi con nuôi; Thẩm quyền đăng ký việc nuôi con nuôi; Đăng ký lại việc nuôi con nuôi; Thẩm quyền giải quyết yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi; Cung cấp thông tin về tình hình phát triển của trẻ em; Hỗ trợ con nuôi tìm hiểu thông tin về nguồn gốc; Lệ phí đăng ký nuôi con nuôi, chi phí giải quyết nuôi con nuôi nước ngoài; Nguyên tắc thu, nộp, quản lý và sử dụng; Lệ phí đăng ký nuôi con nuôi; Mức thu lệ phí đăng ký nuôi con nuôi; Thẩm quyền thu lệ phí đăng ký nuôi con nuôi; Đối tượng phải nộp lệ phí đăng ký nuôi con nuôi; Đối tượng được miễn, giảm lệ phí đăng ký nuôi con nuôi; Chế độ sử dụng lệ phí đăng ký nuôi con nuôi; Nguồn kinh phí từ thu lệ phí, thu từ chi phí giải quyết nuôi con nuôi nước ngoài được để lại; Mức thu, cơ quan thu lệ phí cấp, gia hạn, sửa đổi giấy phép của tổ chức con nuôi nước ngoài; Chế độ sử dụng lệ phí cấp, gia hạn, sửa đổi giấy phép của tổ chức con nuôi nước ngoài; Nội dung chi từ nguồn thu lệ phí đăng ký nuôi con nuôi, lệ phí cấp, gia hạn, sửa đổi giấy phép hoạt động của tổ chức con nuôi nước ngoài, chi phí giải quyết nuôi con nuôi nước ngoài được để lại để chi hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ trong lĩnh vực nuôi con nuôi; Mức chi cho các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ trong lĩnh vực nuôi con nuôi từ  nguồn thu lệ phí đăng ký nuôi con nuôi, lệ phí cấp, gia hạn, sửa đổi giấy phép hoạt động của tổ chức con nuôi nước ngoài, chi phí giải quyết nuôi con nuôi nước ngoài  được để lại; Lập dự toán, chấp hành và quyết toán kinh phí; Mức thu, cơ quan thu chi phí giải quyết nuôi con nuôi nước ngoài; Đối tượng nộp, miễn nộp chi phí giải quyết nuôi con nuôi nước ngoài; Chế độ sử dụng chi phí giải quyết nuôi con nuôi nước ngoài; Kiểm tra, báo cáo công khai việc sử dụng chi phí giải quyết nuôi con nuôi nước ngoài; Các hành vi bị cấm.
- Chương II gồm 29 điều quy định về nuôi con nuôi trong nước như: Điều kiện đối với người nhận con nuôi; Trách nhiệm tìm gia đình thay thế cho trẻ em; Lập hồ sơ và danh sách trẻ em cần tìm gia đình thay thế; Lập danh sách và hồ sơ của trẻ em có nhu cầu chăm sóc đặc biệt cần tìm gia đình thay thế; Đăng ký nhu cầu nhận con nuôi; Hồ sơ của người nhận con nuôi; Thời hạn có giá trị sử dụng của giấy tờ; Hồ sơ của người nhận con nuôi; Ban hành biểu mẫu, Sổ đăng ký nuôi con nuôi; Thẩm quyền in, phát hành biểu mẫu, Sổ đăng ký nuôi con nuôi; Hồ sơ của người được giới thiệu làm con nuôi trong nước; Hồ sơ đăng ký việc nuôi con nuôi; Nộp hồ sơ, thời hạn giải quyết việc nuôi con nuôi; Thủ tục nộp hồ sơ và đăng ký việc nuôi con nuôi tại Cơ quan đại diện; Kiểm tra hồ sơ, lấy ý kiến của những người liên quan; Trách nhiệm lấy ý kiến của những người liên quan về việc nuôi con nuôi; Yêu cầu về kiểm tra hồ sơ và lấy ý kiến của những người liên quan; Hướng dẫn sử dụng một số biểu mẫu nuôi con nuôi; Sự đồng ý cho làm con nuôi; Đăng ký việc nuôi con nuôi; Thủ tục đăng ký việc nuôi con nuôi; Cách thức ghi Giấy chứng nhận nuôi con nuôi; Cách thức ghi Sổ đăng ký nuôi con nuôi; Cách thức khoá Sổ và lưu trữ Sổ đăng ký nuôi con nuôi; Thông báo tình hình phát triển của con nuôi và theo dõi việc nuôi con nuôi; Hệ quả của việc nuôi con nuôi; Căn cứ chấm dứt việc nuôi con nuôi; Tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi; Hệ quả của việc chấm dứt nuôi con nuôi.
- Chương III gồm 74 điều quy định về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài như: Các trường hợp nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài; Trẻ em khuyết tật, trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo được nhận đích danh làm con nuôi; Trẻ em khuyết tật, trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo được nhận đích danh làm con nuôi; Điều kiện đối với người nhận con nuôi; Hợp pháp hóa lãnh sự giấy tờ, tài liệu; Thông báo danh sách các nước miễn hợp pháp hóa lãnh sự đối với giấy tờ, tài liệu; Hồ sơ của người nhận con nuôi; Hồ sơ của người nhận con nuôi; Hồ sơ của người nước ngoài nhận đích danh trẻ em có nhu cầu chăm sóc đặc biệt làm con nuôi; Thủ tục nộp và tiếp nhận hồ sơ của người nhận con nuôi nước ngoài; Nộp hồ sơ nhận trẻ em có nhu cầu chăm sóc đặc biệt làm con nuôi; Hồ sơ của người được giới thiệu làm con nuôi nước ngoài; Cơ sở nuôi dưỡng được cho trẻ em làm con nuôi nước ngoài; Hồ sơ của người được nhận làm con nuôi; Hồ sơ của trẻ em có nhu cầu chăm sóc đặc biệt cần tìm gia đình thay thế ở nước ngoài; Trách nhiệm kiểm tra, xác minh hồ sơ và xác nhận trẻ em có đủ điều kiện được cho làm con nuôi; Kiểm tra hồ sơ và lấy ý kiến của những người liên quan về việc cho trẻ em làm con nuôi ở nước ngoài; Lấy ý kiến của những người liên quan và xác minh nguồn gốc của trẻ em có nhu cầu chăm sóc đặc biệt cần tìm gia đình thay thế ở nước ngoài; Yêu cầu về xác nhận trẻ em có đủ điều kiện làm con nuôi ở nước ngoài; Xác nhận trẻ em có nhu cầu chăm sóc đặc biệt đủ điều kiện làm con nuôi người nước ngoài; Trách nhiệm kiểm tra và chuyển hồ sơ của người nhận con nuôi; Yêu cầu về kiểm tra, thẩm định hồ sơ của người nhận con nuôi nước ngoài; Yêu cầu chuyển hồ sơ của người nhận con nuôi cho Sở Tư pháp để giới thiệu trẻ em làm con nuôi; Thẩm định hồ sơ của người nước ngoài nhận đích danh trẻ em có nhu cầu chăm sóc đặc biệt làm con nuôi; Căn cứ để giới thiệu trẻ em làm con nuôi; Trình tự giới thiệu trẻ em làm con nuôi; Yêu cầu về giới thiệu trẻ em làm con nuôi ở nước ngoài; Thông báo kết quả tìm gia đình thay thế ở nước ngoài cho trẻ em có nhu cầu chăm sóc đặc biệt; Quyết định cho trẻ em làm con nuôi nước ngoài và việc tổ chức giao nhận con nuôi; Hủy quyết định cho trẻ em làm con nuôi nước ngoài; Thông báo Quyết định cho trẻ em Việt Nam làm con nuôi nước ngoài; Chứng nhận việc nuôi con nuôi; Quyết định cho trẻ em có nhu cầu chăm sóc đặc biệt làm con nuôi nước ngoài và tổ chức giao nhận con nuôi; Thông báo tình hình phát triển của con nuôi; Thông báo tình hình phát triển của con nuôi và theo dõi việc nuôi con nuôi; Thông báo tình hình phát triển của trẻ em; Đôn đốc việc thông báo tình hình phát triển của trẻ em; Tập hợp và lưu trữ báo cáo về tình hình phát triển của trẻ em; Lập báo cáo đánh giá tình hình phát triển của trẻ em được cho làm con nuôi nước ngoài; Trường hợp cần bảo vệ trẻ em; Tiếp nhận và xác minh thông tin, phản ánh tình trạng trẻ em cần được bảo vệ; Thực hiện công tác bảo vệ trẻ em trong trường hợp cần thiết; Giải quyết trường hợp trẻ em được cho làm con nuôi nước ngoài phải quay trở lại Việt Nam; Tiếp nhận lại, bố trí việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em được cho làm con nuôi nước ngoài phải quay trở lại Việt Nam; Ghi chú việc nuôi con nuôi đã đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài; Công dân Việt Nam ở trong nước nhận trẻ em nước ngoài làm con nuôi; Người nước ngoài thường trú ở Việt Nam nhận con nuôi; Nuôi con nuôi ở khu vực biên giới; Thủ tục giải quyết việc người nước ngoài cư trú ở khu vực biên giới nước láng giềng nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi; Thủ tục giải quyết việc công dân Việt Nam thường trú ở khu vực biên giới nhận trẻ em của nước láng giềng cư trú ở khu vực biên giới làm con nuôi; Tổ chức con nuôi nước ngoài tại Việt Nam; Hồ sơ của tổ chức con nuôi nước ngoài xin cấp phép hoạt động tại Việt Nam; Tổ chức con nuôi nước ngoài được cấp phép hoạt động tại Việt Nam; Về hồ sơ xin cấp, gia hạn, sửa đổi giấy phép hoạt động; Tiêu chuẩn của người đứng đầu Văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam; Trình tự cấp giấy phép cho tổ chức con nuôi nước ngoài hoạt động tại Việt Nam; Gia hạn Giấy phép; Sửa đổi Giấy phép; Trình tự cấp, gia hạn, sửa đổi giấy phép hoạt động; Thu hồi Giấy phép; Quản lý tổ chức con nuôi nước ngoài tại Việt Nam; Cơ quan kiểm tra; Nội dung kiểm tra; Trình tự tiến hành kiểm tra; Thanh tra hoạt động của Văn phòng con nuôi nước ngoài; Khen thưởng và xử lý vi phạm; Tham gia thực hiện thủ tục giải quyết nuôi con nuôi nước ngoài; Thay mặt người nhận con nuôi thực hiện các thủ tục giải quyết việc nuôi con nuôi ở Việt Nam; Hỗ trợ tìm gia đình thay thế cho trẻ em khuyết tật, trẻ em nhiễm HIV, trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo khác; Thuê trụ sở, sử dụng lao động Việt Nam; Nghĩa vụ báo cáo về tình hình phát triển của trẻ em; Nghĩa vụ báo cáo về tình hình hoạt động; Hỗ trợ chăm sóc y tế và khám sức khoẻ chuyên sâu cho trẻ em có nhu cầu chăm sóc đặt biệt cần tìm gia đình thay thế; Tìm gia đình thay thế ở nước ngoài cho trẻ em có nhu cầu chăm sóc đặc biệt.
- Chương IV gồm 12 điều quy định về trách nhiệm của các cơ quan nhà nước về nuôi con nuôi như: Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về nuôi con nuôi; Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về nuôi con nuôi (Ban hành hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về nuôi con nuôi. Ban hành và tổ chức thực hiện thống nhất biểu mẫu giấy tờ, sổ sách về nuôi con nuôi; cấp, gia hạn, sửa đổi, thu hồi giấy phép hoạt động của tổ chức con nuôi nước ngoài tại Việt Nam. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về nuôi con nuôi theo thẩm quyền. Hợp tác quốc tế về nuôi con nuôi. Giao Cục Con nuôi chủ trì thực hiện việc theo dõi, kiểm tra tình hình phát triển của trẻ em được cho làm con nuôi nước ngoài và thực hiện các nhiệm vụ của Bộ Tư pháp được quy định trong Thông tư liên tịch này. Hàng năm chủ trì tổng kết, đánh giá công tác theo dõi tình hình phát triển của trẻ em được cho làm con nuôi nước ngoài và bảo vệ trẻ em trong trường hợp cần thiết nhằm đưa ra các biện pháp tăng cường thực hiện công tác này. Phối hợp với Bộ Ngoại giao trong các trường hợp cần phải bảo vệ trẻ em theo quy định tại Điều 11 Thông tư liên tịch này. Phối hợp với Bộ Công an trong việc hỗ trợ đăng ký thường trú cho trẻ em làm con nuôi nước ngoài phải quay trở lại Việt Nam theo quy định tại khoản 3 Điều 14 Thông tư liên tịch này. Phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trong việc thực hiện nhiệm vụ quy định tại khoản 4 Điều 14 Thông tư liên tịch này. Chỉ đạo Sở Tư pháp thực hiện những nhiệm vụ được giao trong Thông tư liên tịch này. Yêu cầu các tổ chức con nuôi nước ngoài thực hiện nhiệm vụ được giao trong Thông tư liên tịch này); Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tư pháp thực hiện quản lý nhà nước về nuôi con nuôi; Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về nuôi con nuôi tại địa phương. Cụ thể: Trách nhiệm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Hướng dẫn, kiểm tra việc tiếp nhận trẻ em vào cơ sở nuôi dưỡng và cho trẻ em ở cơ sở nuôi dưỡng làm con nuôi, bảo đảm đúng đối tượng theo quy định của pháp luật. Chỉ đạo, hướng dẫn ngành lao động, thương binh và xã hội trong việc quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em, có biện pháp phòng ngừa tình trạng trẻ em bị bỏ rơi. Kiểm tra, theo dõi việc tiếp nhận, quản lý và sử dụng các khoản hỗ trợ, tài trợ từ các tổ chức, cá nhân vì mục đích bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Phối hợp với Bộ Tư pháp thực hiện các nhiệm vụ được quy định trong Thông tư liên tịch này. Chỉ đạo Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức việc tiếp nhận lại, bố trí việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em Việt Nam được cho làm con nuôi nước ngoài phải quay trở lại Việt Nam theo quy định tại Điều 15 Thông tư liên tịch này); Trách nhiệm của Bộ Công an (Chỉ đạo thực hiện các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, điều tra, xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực nuôi con nuôi. Hướng dẫn Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xác minh nguồn gốc của trẻ em bị bỏ rơi được cho làm con nuôi. Chỉ đạo các đơn vị chức năng của ngành mình ở Trung ương và địa phương thực hiện theo quy định của pháp luật trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của ngành công an đối với trẻ em được cho làm con nuôi nước ngoài phải quay trở lại Việt Nam và bảo vệ trẻ em trong trường hợp cần thiết. Thực hiện nhiệm vụ quy định tại khoản 3 Điều 14 của Thông tư liên tịch này. Phối hợp với các Bộ, ngành liên quan thực hiện các nhiệm vụ theo quy định tại Thông tư liên tịch những nội dung thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của ngành công an); Trách nhiệm của Bộ Ngoại giao (Chỉ đạo Cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo vệ trẻ em Việt Nam được cho làm con nuôi ở nước ngoài. Hướng dẫn Cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài đăng ký việc nuôi con nuôi theo quy định của Luật này. Phối hợp với Bộ Tư pháp, chỉ đạo Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo vệ trẻ em được cho làm con nuôi nước ngoài. Phối hợp với Bộ Tư pháp trong việc thực hiện nhiệm vụ quy định tại khoản 2 Điều 16 Thông tư liên tịch này nhằm đưa ra các biện pháp tăng cường công tác bảo vệ trẻ em Việt Nam được cho làm con nuôi nước ngoài); Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (Quyết định việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài theo quy định của Luật này. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về nuôi con nuôi tại địa phương. Báo cáo Bộ Tư pháp về tình hình giải quyết việc nuôi con nuôi và thực hiện pháp luật về nuôi con nuôi tại địa phương. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực nuôi con nuôi theo thẩm quyền); Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện (Giải quyết các việc hộ tịch liên quan đến nuôi con nuôi. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về nuôi con nuôi tại địa phương. Kiểm tra, theo dõi tình hình nuôi con nuôi ở địa phương; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực nuôi con nuôi theo thẩm quyền. Báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về tình hình giải quyết việc nuôi con nuôi và thực hiện pháp luật về nuôi con nuôi tại địa phương); Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã (Đăng ký, theo dõi việc nuôi con nuôi trong nước, ghi chú việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về nuôi con nuôi tại địa phương. Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực nuôi con nuôi theo thẩm quyền. Báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện về tình hình giải quyết việc nuôi con nuôi và thực hiện pháp luật về nuôi con nuôi tại địa phương); Trách nhiệm của Sở Tư pháp (Tổ chức xác minh thông tin về nguồn gốc của con nuôi theo quy định. Phối hợp với Sở Lao động –Thương binh và Xã hội bố trí việc tiếp nhận lại, chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em được cho làm con nuôi nước ngoài phải quay trở lại Việt Nam theo quy định tại Điều 15 Thông tư liên tịch này); Trách nhiệm của Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài (thực hiện theo quy định của pháp luật. Kịp thời phản ánh thông tin, thông báo về các trường hợp trẻ em cần được bảo vệ và chủ động thực hiện các biện pháp bảo vệ cần thiết).
- Chương V gồm 19 điều quy định về điều khoản thi hành như: Tổ chức thực hiện; Hiệu lực thi hành của các văn bản sử dụng pháp điển vào đề mục và trách nhiệm thi hành của các cá nhân, tổ chức có liên quan; Điều khoản chuyển tiếp; Đăng ký việc nuôi con nuôi thực tế; Hồ sơ đăng ký việc nuôi con nuôi thực tế; Thủ tục đăng ký việc nuôi con nuôi thực tế; Bãi bỏ Chương VIII, Điều 105 và sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình; Bãi bỏ Chương IV “Đăng ký nhận nuôi con nuôi” từ Điều 15 đến Điều 17 tại Nghị định số 32/2002/NĐ-CP ngày 27 tháng 3 năm 2002 của Chính phủ quy định về việc áp dụng Luật Hôn nhân và gia đình đối với các dân tộc thiểu số; Bãi bỏ các biểu mẫu, Sổ đăng ký nuôi con nuôi tại các văn bản pháp luật liên quan  như: 10 loại biểu mẫu và 01 loại Sổ đăng ký nuôi con nuôi được ban hành kèm theo Quyết định số 15/2003/QĐ-BTP ngày 12 tháng 02 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp; 08 loại biểu mẫu và 01 loại Sổ đăng ký nuôi con nuôi được ban hành kèm theo Quyết định số 01/2006/QĐ-BTP ngày 29/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp; 06 loại biểu mẫu và 01 loại Sổ đăng ký nuôi con nuôi ban hành kèm theo Quyết định số 04/2007/QĐ-BTP ngày 13 tháng 6 năm 2007 của Bộ Tư pháp; 02 loại biểu mẫu nuôi con nuôi được ban hành tại Thông tư số 01/2008/TT-BTP ngày 02 tháng 6 năm 2008 của Bộ Tư pháp; 03 loại biểu mẫu nuôi con nuôi được ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 11/2008/TTLT-BTP-BNG ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Bộ Tư pháp và Bộ Ngoại giao; Bãi bỏ Quyết định số 09/2006/QĐ-BTP ngày 30 tháng 11 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Quy chế quản lý Văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam.
Như vậy, có thể nói, thông qua việc pháp điển này và đây cũng là lần đầu tiên toàn bộ hệ thống các quy phạm pháp luật quy định trong lĩnh vực nuôi con nuôi đang còn hiệu lực được thống kê, tập hợp, sắp xếp vào một chỗ giúp các cơ quan nhà nước, các tổ chức, cá nhân dễ dàng tìm kiếm, tra cứu cũng như bảo đảm tính công khai, minh bạch của hệ thống pháp luật và góp phần nâng cao sự tin tưởng của người dân vào hệ thống pháp luật.
Nguyễn Duy Thắng - Trưởng phòng phòng Pháp điển và hợp nhất VBQPPL
Chung nhan Tin Nhiem Mang