Hệ thống các quy phạm pháp luật đang còn hiệu lực quy định về lĩnh vực hoạt động mỹ thuật
Sign In

Nghiên cứu trao đổi

Hệ thống các quy phạm pháp luật đang còn hiệu lực quy định về lĩnh vực hoạt động mỹ thuật

Triển khai thực hiện công tác pháp điển, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đã phối hợp với các bộ, ngành có liên quan pháp điển xong đề mục “Hoạt động mỹ thuật” (Đề mục số 7, Chủ đề số 41 - Văn hóa, thể thao, du lịch). Đến nay, đề mục này đã được thẩm định, ký xác thực, đóng dấu theo quy định và đang trình Chính phủ thông qua.
Theo đó, đề mục này có cấu trúc gồm 06 chương (53 Điều) theo cấu trúc của ghị định số 113/2013/NĐ-CP của Chính phủ về hoạt động mỹ thuật và được pháp điển từ 02 văn bản quy phạm pháp luật. Cụ thể: Nghị định số 113/2013/NĐ-CP của Chính phủ về hoạt động mỹ thuật; Thông tư 18/2013/TT-BVHTTDL  của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch quy định chi tiết thi hành một số điều tại Nghị định số 113/2013/NĐ-CP ngày 02 tháng 10 năm 2013 của chính phủ về hoạt động mỹ thuật.
 Các nội dung cơ bản trong mỗi Chương của đề mục “Hoạt động mỹ thuật” như sau:
- Chương I gồm 10 điều quy định về các vấn đề chung như: Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng của các quy định trong đề mục này; Giải thích từ ngữ; Chính sách của Nhà nước về phát triển mỹ thuật (gồm: Phát triển mỹ thuật Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, đáp ứng nhu cầu đời sống tinh thần ngày càng cao của nhân dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, mở rộng giao lưu văn hóa với các nước; Bảo tồn và phát huy những giá trị của mỹ thuật truyền thống; Khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động mỹ thuật theo quy định của pháp luật; Hỗ trợ, đặt hàng, sáng tác các tác phẩm mỹ thuật có giá trị nghệ thuật cao, tác động tốt đến đời sống xã hội; Tặng giải thưởng, phổ biến, giới thiệu và quảng bá các tác phẩm mỹ thuật có giá trị nghệ thuật cao; Đào tạo tài năng mỹ thuật, nâng cao chất lượng giáo dục thẩm mỹ và mỹ thuật trong hệ thống giáo dục quốc dân; Tài trợ cho hoạt động của tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực mỹ thuật theo định hướng của Nhà nước; Đầu tư, nâng cấp và xây dựng mới bảo tàng mỹ thuật, nhà triển lãm mỹ thuật ở Trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương); Nội dung quản lý nhà nước về mỹ thuật; Cơ quan quản lý nhà nước về mỹ thuật; Kinh phí mỹ thuật trong các công trình văn hóa, thể thao và du lịch; Những hành vi bị nghiêm cấm (gồm: Tuyên truyền chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc; Tuyên truyền, kích động chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước, kích động bạo lực; truyền bá tư tưởng phản động, lối sống dâm ô đồi trụy, hành vi tội ác, tệ nạn xã hội, phá hoại thuần phong mỹ tục và hủy hoại môi trường; Xuyên tạc sự thật lịch sử; phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm dân tộc, anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa; xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân; Sao chép, trưng bày, mua, bán, chuyển nhượng tác phẩm mỹ thuật vi phạm quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ).
- Chương II gồm 2 mục với 11 điều quy định về thi sáng tác tác phẩm mỹ thuật và triển lãm mỹ thuật. Trọng đó, Mục 1 quy định về thi sáng tác tác phẩm mỹ thuật như: Đối tượng tổ chức thi sáng tác tác phẩm mỹ thuật (Tổ chức, cá nhân Việt Nam có chức năng hoạt động trong lĩnh vực mỹ thuật, văn hóa nghệ thuật theo quy định của pháp luật; Tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế tổ chức thi sáng tác tác phẩm mỹ thuật tại Việt Nam phải phối hợp với cơ quan, tổ chức của Việt Nam có chức năng quy định tại Khoản 1 Điều này); Đối tượng tổ chức thi sáng tác tác phẩm mỹ thuật (Các bộ, ngành trung ương; Các tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức chính trị xã hội-nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội-nghề nghiệp; Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan, đơn vị trực thuộc; Nhà Văn hóa; Trung tâm Văn hóa, Thể thao; Doanh nghiệp có chức năng hoạt động trong lĩnh vực mỹ thuật, văn hóa nghệ thuật; Hội Văn học, nghệ thuật; cơ sở đào tạo văn hóa nghệ thuật; Cơ quan báo chí; Tổ chức, cá nhân trưng bày, mua bán tác phẩm mỹ thuật; Các tổ chức, cá nhân khác có chức năng hoạt động trong lĩnh vực mỹ thuật, văn hóa nghệ thuật theo quy định của pháp luật); Quản lý tổ chức thi sáng tác tác phẩm mỹ thuật (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quản lý tổ chức thi sáng tác tác phẩm mỹ thuật quy mô toàn quốc hoặc khu vực; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch quản lý tổ chức thi sáng tác tác phẩm mỹ thuật quy mô cấp tỉnh); Thủ tục thông báo tổ chức thi sáng tác tác phẩm mỹ thuật; Thông báo tổ chức thi sáng tác tác phẩm mỹ thuật; Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân tổ chức cuộc thi sáng tác tác phẩm mỹ thuật; Trách nhiệm báo cáo kết quả cuộc thi sáng tác tác phẩm mỹ thuật; Tổ chức thi sáng tác mẫu phác thảo tượng đài, tranh hoành tráng. Mục 2 quy định về triển lãm mỹ thuật như: Địa điểm tổ chức triển lãm; Thẩm quyền cấp giấy phép triển lãm (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp giấy phép đối với: Triển lãm mỹ thuật có quy mô toàn quốc, khu vực do các cơ quan Trung ương tổ chức; Triển lãm mỹ thuật Việt Nam do tổ chức quốc tế, tổ chức nước ngoài tổ chức; Triển lãm mỹ thuật nước ngoài tại Việt Nam do tổ chức Việt Nam hoặc tổ chức nước ngoài tại Việt Nam tổ chức; Đưa tác phẩm mỹ thuật Việt Nam ra nước ngoài triển lãm mang danh nghĩa đại diện cho quốc gia Việt Nam. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép đối với: Triển lãm mỹ thuật tại địa phương do cơ quan, tổ chức thuộc địa phương, cá nhân, nhóm cá nhân người Việt Nam hoặc người nước ngoài tổ chức; Đưa tác phẩm mỹ thuật Việt Nam ra nước ngoài triển lãm không mang danh nghĩa đại diện cho quốc gia Việt Nam); Hồ sơ, thủ tục cấp giấy phép triển lãm.
- Chương III gồm 04 điều quy định về trưng bày, mua bán, sao chép, đấu giá, giám định tác phẩm mỹ thuật như: Trưng bày, mua bán tác phẩm mỹ thuật; Sao chép tác phẩm mỹ thuật; Đấu giá tác phẩm mỹ thuật; Giám định tác phẩm mỹ thuật.
- Chương IV gồm 18 điều quy định về tượng đài, tranh hoành tráng như: Quy hoạch tượng đài, tranh hoành tráng; Chủ đầu tư công trình tượng đài, tranh hoành tráng; Tác giả tượng đài, tranh hoành tráng; Hội đồng nghệ thuật tượng đài, tranh hoành tráng; Thành lập Hội đồng nghệ thuật tượng đài, tranh hoành tráng; Chuẩn bị đầu tư dự án xây dựng tượng đài, tranh hoành tráng; Dự án đầu tư xây dựng tượng đài, tranh hoành tráng; Lập dự toán công trình tượng đài, tranh hoành tráng; Lập dự toán và thẩm định dự toán chi phí sáng tác, thi công phần mỹ thuật; Cấp giấy phép xây dựng tượng đài, tranh hoành tráng; Chỉ định thầu thi công tượng đài, tranh hoành tráng; Giám sát, chỉ đạo nghệ thuật tượng đài, tranh hoành tráng; Giám sát, chỉ đạo nghệ thuật tượng đài, tranh hoành tráng; Thi công và nghiệm thu, bàn giao tượng đài, tranh hoành tráng; Thi công và nghiệm thu, bàn giao công trình tượng đài, tranh hoành tráng; Bảo hành, bảo quản và quản lý công trình tượng đài, tranh hoành tráng; Bảo hành, bảo quản và quản lý công trình tượng đài, tranh hoành tráng và tác phẩm của trại sáng tác điêu khắc ngoài trời; Dỡ bỏ, di dời địa điểm, chuyển chất liệu tượng đài, tranh hoành tráng.
- Chương V gồm 07 điều quy định về trại sáng tác điêu khắc như: Điều kiện tổ chức trại sáng tác điêu khắc (Có chức năng hoạt động văn hóa nghệ thuật; Có đề án được cấp có thẩm quyền phê duyệt; Có thể lệ tổ chức trại sáng tác điêu khắc); Đề án tổ chức trại sáng tác điêu khắc; Thể lệ tổ chức trại sáng tác điêu khắc; Cấp giấy phép tổ chức trại sáng tác điêu khắc (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp giấy phép tổ chức trại sáng tác điêu khắc có sự tham gia của tổ chức, cá nhân nước ngoài; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép tổ chức trại sáng tác điêu khắc không có sự tham gia của tổ chức, cá nhân nước ngoài); Hội đồng nghệ thuật trại sáng tác điêu khắc; Trại viên trại sáng tác điêu khắc; Nghiệm thu, bảo quản tác phẩm.
- Chương VI gồm 03 điều quy định về điều khoản thi hành như: Tổ chức thực hiện; Hiệu lực thi hành của các văn bản sử dụng pháp điển vào đề mục và trách nhiệm thi hành của các cá nhân, tổ chức có liên quan.
Như vậy, có thể nói, thông qua việc pháp điển này và đây cũng là lần đầu tiên toàn bộ hệ thống các quy phạm pháp luật quy định trong lĩnh vực hoạt động mỹ thuật (gồm: Thi sáng tác và triển lãm mỹ thuật; trưng bày, mua bán, sao chép, đấu giá, giám định tác phẩm mỹ thuật; tượng đài, tranh hoành tráng; trại sáng tác điêu khắc) đang còn hiệu lực được thống kê, tập hợp, sắp xếp vào một chỗ giúp các cơ quan nhà nước, các tổ chức, cá nhân dễ dàng tìm kiếm, tra cứu cũng như bảo đảm tính công khai, minh bạch của hệ thống pháp luật và góp phần nâng cao sự tin tưởng của người dân vào hệ thống pháp luật.
Nguyễn Thị Trà
Chung nhan Tin Nhiem Mang