Hệ thống các quy phạm pháp luật đang còn hiệu lực quy định về Thuế thu nhập cá nhân
Sign In

Nghiên cứu trao đổi

Hệ thống các quy phạm pháp luật đang còn hiệu lực quy định về Thuế thu nhập cá nhân

Thuế thu nhập cá nhân được xác định là một trong những loại thuế trực thu đóng vai trò quan trọng trong trong nguồn thu ngân sách, đồng thời là nghĩa vụ của tất cả người lao động trên lãnh thổ Việt Nam. Để đảm bảo phát triển kinh tế xã hội ổn định, công bằng, bền vững, việc có một đạo luật điều chỉnh về thuế thu thập cá nhân là hết sức cần thiết. Trước yêu cầu đặt ra, tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XII đã thông qua Luật số 04/2007/QH12 về Thuế thu thập cá nhân. Tuy nhiên, sau một thời gian triển khai thi hành, Luật Thuế thu nhập cá nhân đã bộc lộ không ít những điểm hạn chế và bất cập, nhiều quy định pháp luật chưa mang tính bao quát và dần trở nên lạc hậu hơn so với sự phát triển mạnh mẽ của những quan hệ xã hội đang diễn ra ngày càng một phong phú và đa dạng. Do vậy, Luật thuế thu nhập cá nhân 2006 tính đến nay đã được sửa đổi, bổ sung hai lần vào năm 2012 và 2014.
Trong hệ thống pháp luật điều chỉnh về thuế thu nhập cá nhân, ngoài Luật Thuế thu nhập cá nhân năm 2006 (được sửa đổi, bổ sung năm 2012, 2014) còn có các văn bản quy phạm pháp luật khác, cụ thể gồm: Nghị định 65/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân; Nghị định số 91/2014/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều tại các Nghị định quy định về thuế; Nghị định số 12/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế; Quyết định số 06/2016/QĐ-TTg Về việc miễn thuế thu nhập cá nhân  đối với chuyên gia nước ngoài thực hiện chương trình,  dự án viện trợ phi Chính phủ nước ngoài tại Việt Nam; Quyết định số 07/2016/QĐ-TTg Về việc miễn thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân là người Việt Nam làm việc tại cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế thuộc hệ thống Liên hợp quốc tại Việt Nam; Thông tư số 37/2010/TT-BTC Hướng dẫn về việc phát hành, sử dụng, quản lý chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân tự in trên máy tính; Thông tư số111/2013/TT-BTC Hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Nghị định số 65/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 6 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân; Thông tư số 119/2014/TT-BTC Sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013, Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013, Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013, Thông tư số 08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013, Thông tư số 85/2011/TT-BTC ngày 17/6/2011,Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 và Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính để cải cách, đơn giản các thủ tục hành chính về thuế; Thông tư số 151/2014/TT-BTC Hướng dẫn thi hành nghị định số 91/2014/NĐ-CP ngày 01 tháng 10 năm 2014 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều tại các Nghị định quy định về thuế; Thông tư số 92/2015/TT-BTC Hướng dẫn thực hiện thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân cư trú có hoạt động kinh doanh; hướng dẫn thực hiện một số nội dung sửa đổi, bổ sung về thuế thu nhập cá nhân quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế số 71/2014/QH13 và Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/02/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế; Thông tư liên tịch số 206/2013/TTLT-BTC-BCA Hướng dẫn về việc thu, nộp thuế thu nhập cá nhân đối với sỹ quan, hạ sỹ quan, công chức, viên chức và nhân viên hưởng lương trong Công an nhân dân; Thông tư liên tịch số 212/2013/TTLT-BTC-BQP Hướng dẫn thu nộp thuế thu nhập cá nhân đối với sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, cán bộ, công, viên chức và nhân viên hưởng lương thuộc Bộ Quốc phòng; Thông tư số 128/2014/TT-BTC Hướng dẫn việc giảm thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân làm việc tại Khu kinh tế; Thông tư số 96/2016/TT-BTC Hướng dẫn về hồ sơ, thủ tục miễn thuế thu nhập cá nhân đối với Chuyên gia nước ngoài thực hiện chương trình, dự án viện trợ phi Chính phủ nước ngoài tại Việt Nam; Thông tư số 97/2016/TT-BTC Hướng dẫn về hồ sơ, thủ tục miễn thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân là người Việt Nam làm việc tại cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế thuộc hệ thống Liên hợp quốc tại Việt Nam .
Như vậy, tính đến nay hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực Thuế thu nhập cá nhân tương đối lớn, bao gồm 18 văn bản. Vì vậy, để tạo điều kiện thuận lợi trong việc tra cứu, việc sắp xếp các quy phạm pháp luật đang còn hiệu lực trong 18 văn bản nêu trên vào chung một đề mục Thuế thu nhập cá nhân theo quy định tại Pháp lệnh pháp điển là nhiệm vụ hết sức cần thiết. 
Theo Quyết định số 843/QĐ-TTg ngày 06/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Danh mục các đề mục trong mỗi chủ đề và phân công cơ quan thực hiện pháp điển theo các đề mục, Bộ Tài chính là đơn vị được giao chủ trì thực hiện pháp điển đề mục Thuế thu nhập cá nhân (đề mục số 10 thuộc chủ đề số 33). Mặc dù đề mục Thuế thu nhập cá nhân thuộc giai đoạn 2 (2018-2020), tuy nhiên, vì danh mục văn bản thuộc đề mục có tính tương đối ổn định và ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi của người dân. Vì vậy, Bộ Tài chính đã chủ động phối hợp với các bộ, ngành có liên quan thực hiện pháp điển sớm so với quy định. Hiện nay, đề mục Thuế thu nhập cá nhân đã được Bộ Tư pháp tổ chức họp thẩm định và chờ trình Chính phủ thông qua để chính thức đưa vào khai thác, sử dụng. 
Theo đó, đề mục này có cấu trúc được xác định theo cấu trúc của Luật Thuế thu nhập cá nhân năm 2006 (được sửa đổi bổ sung năm 2012, 2014) gồm 04 Chương; 35 Điều và được pháp điển từ 18 văn bản nêu trên. Nội dung cơ bản của đề mục Thuế thu nhập cá nhân như sau:
Chương I gồm 09 điều quy định những vấn đề chung như: Phạm vi điều chỉnh; tượng áp dụng của các văn bản được sử dụng để pháp điển vào các đề mục cũng như quy định về đối tượng nộp thuế; Thu nhập chịu thuế; Thu nhập được miễn thuế; Giảm thuế; Quy đổi thu nhập chịu thuế ra Đồng Việt Nam; Kỳ tính thuế; Quản lý thuế và hoàn thuế; Áp dụng Điều ước quốc tế.
Chương II gồm 02 Mục với 19 điều quy định về căn cứ tính thuế đối với cá nhân cư trú, cụ thể: Mục 1. Xác định thu nhập chịu thuế và thu nhập tính thuế. Mục này bao gồm quy định về thu nhập chịu thuế từ kinh doanh; thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công; thu nhập chịu thuế từ đầu tư vốn; thu nhập chịu thuế từ chuyển nhượng vốn; thu nhập chịu thuế từ chuyển nhượng bất động sản; thu nhập chịu thuế từ trúng thưởng; thu nhập chịu thuế từ bản quyền; thu nhập chịu thuế từ nhượng quyền thương mại; thu nhập chịu thuế từ thừa kế, quà tặng; giảm trừ gia cảnh; giảm trừ đối với các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo; thu nhập tính thuế. Mục 2. Biểu thuế. Mục này bao gồm các quy định về biểu thuế luỹ tiến từng phần;  biểu thuế toàn phần; trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trả thu nhập và trách nhiệm của đối tượng nộp thuế là cá nhân cư trú
Chương III gồm 53 điều quy định về căn cứ tính thuế. Cụ thể chương này bao gồm các quy định như: thuế đối với thu nhập từ kinh doanh ; thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công; thuế đối với thu nhập từ đầu tư vốn (Thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ đầu tư vốn của cá nhân không cư trú được xác định bằng tổng thu nhập tính thuế mà cá nhân không cư trú nhận được từ việc đầu tư vốn vào tổ chức, cá nhân tại Việt Nam nhân (×) với thuế suất 5%); thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn (Thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn của cá nhân không cư trú được xác định bằng tổng số tiền mà cá nhân không cư trú nhận được từ việc chuyển nhượng phần vốn tại tổ chức, cá nhân Việt Nam nhân với thuế suất 0,1%, không phân biệt việc chuyển nhượng được thực hiện tại Việt Nam hay tại nước ngoài); căn cứ tính thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn;  thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản; Thu nhập tính thuế từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất; Căn cứ tính thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản; Đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản; thuế suất; thuế đối với thu nhập từ bản quyền, nhượng quyền thương mại; Căn cứ tính thuế đối với thu nhập từ bản quyền; Căn cứ tính thuế đối với thu nhập từ nhượng quyền thương mại; Đối với thu nhập từ bản quyền, nhượng quyền thương mại (Thuế đối với thu nhập từ bản quyền của cá nhân không cư trú được xác định bằng phần thu nhập vượt trên 10 triệu đồng theo từng hợp đồng chuyển giao, chuyển quyền sử dụng các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ tại Việt Nam nhân với thuế suất 5%. Thuế đối với thu nhập từ nhượng quyền thương mại của cá nhân không cư trú được xác định bằng phần thu nhập vượt trên 10 triệu đồng theo từng hợp đồng nhượng quyền thương mại tại Việt Nam nhân với thuế suất 5%); thuế đối với thu nhập từ trúng thưởng, thừa kế, quà tặng (Thuế đối với thu nhập từ trúng thưởng, thừa kế, quà tặng của cá nhân không cư trú được xác định bằng thu nhập chịu thuế quy định tại khoản 2 Điều này nhân với thuế suất 10%. Thu nhập chịu thuế từ trúng thưởng của cá nhân không cư trú là phần giá trị giải thưởng vượt trên 10 triệu đồng theo từng lần trúng thưởng tại Việt Nam; thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng là phần giá trị tài sản thừa kế, quà tặng vượt trên 10 triệu đồng theo từng lần phát sinh thu nhập mà cá nhân không cư trú nhận được tại Việt Nam); Thu nhập tính thuế từ nhận thừa kế, quà tặng; Căn cứ tính thuế từ thừa kế, quà tặng;  Thu nhập tính thuế từ trúng thưởng và thời điểm xác định thu nhập tính thuế; Căn cứ tính thuế đối với thu nhập từ trúng thưởng; thời điểm xác định thu nhập chịu thuế; trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trả thu nhập và trách nhiệm của đối tượng nộp thuế là cá nhân không cư trú; Đăng ký thuế, cấp mã số thuế (Cá nhân có thu nhập chịu thuế thực hiện đăng ký thuế để được cơ quan thuế cấp mã số thuế cho bản thân và cho mỗi người phụ thuộc được giảm trừ gia cảnh.
2. Tổ chức, cá nhân trả thu nhập chịu thuế thực hiện đăng ký thuế để được cơ quan thuế cấp mã số thuế. Trường hợp tổ chức, cá nhân trả thu nhập đã được cấp mã số thuế trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì được tiếp tục sử dụng mã số đó); Khấu trừ thuế; Mẫu chứng từ khấu trừ tự in; Thủ tục đăng ký sử dụng và lưu hành chứng từ khấu trừ tự in; Sử dụng chứng từ khấu trừ tự in; Báo cáo về việc sử dụng chứng từ khấu trừ tự in; Trách nhiệm của tổ chức trả thu nhập đã được phép sử dụng chứng từ khấu trừ tự in; Trách nhiệm đối với cơ quan thuế; Các trường hợp không thực hiện khấu trừ thuế; Khai thuế, quyết toán thuế; Trách nhiệm khấu trừ, khai thuế, công bố thông tin; Trách nhiệm của tổ chức Việt Nam ký hợp đồng mua dịch vụ của nhà thầu nước ngoài không hoạt động tại Việt Nam.
Chương IV gồm 18 điều quy định về tổ chức thực hiện; hiệu lực thi hành; điều khoản chuyển tiếp của các văn bản quy phạm pháp luật trong Đề mục được sắp xếp theo thứ bậc hiệu lực pháp lý và thời gian ban hành.
Có thể nói, thông qua việc pháp điển, đây cũng là lần đầu tiên toàn bộ hệ thống các quy phạm pháp luật quy định trong lĩnh vực thuế thu nhập cá nhân đang còn hiệu lực được thống kê, tập hợp, sắp xếp vào một chỗ giúp các cơ quan Nhà nước, các tổ chức, cá nhân dễ dàng tìm kiếm, tra cứu cũng như bảo đảm tính công khai, minh bạch của hệ thống pháp luật và góp phần nâng cao sự tin tưởng của người dân vào hệ thống pháp luật.
Nguyễn Thị Trà
Chung nhan Tin Nhiem Mang