Hệ thống các quy phạm pháp luật đang còn hiệu lực quy định về hộ tịch
Sign In

Nghiên cứu trao đổi

Hệ thống các quy phạm pháp luật đang còn hiệu lực quy định về hộ tịch

Triển khai thực hiện công tác pháp điển, Bộ Tư pháp đã phối hợp với Bộ ngoại giao pháp điển đề mục “Hộ tịch” (Đề mục số 3, Chủ đề số 15 - Hành chính tư pháp). Đến nay, đề mục này đã được thẩm định, ký xác thực, đóng dấu theo quy định và đang được sắp xếp vào chủ đề, chuẩn bị trình Chính phủ thông qua.
Đề mục Hộ tịch được pháp điển bởi 05 văn bản quy phạm pháp luật, cụ thể: Luật số 60/2014/QH13 Hộ tịch ngày 20/11/2014 của Quốc hội; Nghị định số 123/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch ngày 15/11/2015 của Chính phủ; Thông tư liên tịch số 05/2015/TTLT-BTP-BCA-BYT Hướng dẫn thực hiện liên thông các thủ tục hành chính về đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú, cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi ngày 15/05/2015 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Bộ trưởng Bộ Công an và Bộ trưởng Bộ Y tế; Thông tư số 15/2015/TT-BTP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật hộ tịch và Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hộ tịch ngày 16/11/2015 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp; Thông tư liên tịch số 02/2016/TTLT-BNG-BTP Hướng dẫn việc đăng ký và quản lý hộ tịch tại Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài ngày 30/06/2016 của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
Theo đó, đề mục này có cấu trúc gồm 07 chương (206 điều) theo cấu trúc của Luật hộ tịch năm 2014 (77 điều). Các nội dung cơ bản trong mỗi chương của đề mục “Hộ tịch” cụ thể như sau:
- Chương I gồm 34 điều quy định về các vấn đề chung như: Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng của các quy định trong đề mục này; giải thích từ ngữ; hộ tịch và đăng ký hộ tịch; nội dung đăng ký hộ tịch; nguyên tắc đăng ký hộ tịch; quyền, nghĩa vụ đăng ký hộ tịch của cá nhân; thẩm quyền đăng ký hộ tịch; cơ quan thực hiện liên thông các thủ tục hành chính; trách nhiệm của cơ quan thực hiện liên thông các thủ tục hành chính; thẩm quyền đăng ký hộ tịch; bảo đảm thực hiện quyền, nghĩa vụ đăng ký hộ tịch; phương thức yêu cầu và tiếp nhận yêu cầu đăng ký hộ tịch; quy định về xuất trình, nộp giấy tờ khi đăng ký hộ tịch, cấp bản sao trích lục hộ tịch; cách thức nộp và tiếp nhận hồ sơ đăng ký hộ tịch; ủy quyền đăng ký hộ tịch; tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả đăng ký hộ tịch; giải quyết yêu cầu đăng ký hộ tịch khi không nhận được kết quả xác minh; từ chối yêu cầu đăng ký hộ tịch; việc nộp hồ sơ, tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả đăng ký hộ tịch; nộp hồ sơ thực hiện liên thông các thủ tục hành chính; tiếp nhận hồ sơ; thời hạn hoàn thiện hồ sơ; thời hạn thực hiện liên thông các thủ tục hành chính và nhận kết quả; hợp pháp hóa lãnh sự đối với giấy tờ của nước ngoài; lệ phí hộ tịch; kinh phí thực hiện liên thông các thủ tục hành chính; các hành vi bị nghiêm cấm.
- Chương II gồm 64 điều quy định về đăng ký hộ tịch tại Ủy ban nhân dân cấp xã như: Thẩm quyền đăng ký khai sinh; nội dung đăng ký khai sinh; xác định nội dung đăng ký khai sinh, khai tử; cấp Giấy chứng sinh, Giấy báo tử và cung cấp số liệu thống kê sinh, tử; giá trị pháp lý của Giấy khai sinh; trách nhiệm đăng ký khai sinh; thủ tục đăng ký khai sinh; giấy tờ nộp và xuất trình khi đăng ký khai sinh; đăng ký khai sinh cho trẻ bị bỏ rơi; đăng ký khai sinh cho trẻ chưa xác định được cha, mẹ; đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh ra do mang thai hộ; đăng ký khai sinh; điều kiện đăng ký lại khai sinh, kết hôn, khai tử; thẩm quyền đăng ký lại khai sinh, kết hôn, khai tử; thủ tục đăng ký lại khai sinh; thẩm quyền đăng ký kết hôn và nội dung Giấy chứng nhận kết hôn; thủ tục đăng ký kết hôn; giấy tờ nộp và xuất trình khi đăng ký kết hôn; đăng ký kết hôn; thẩm quyền cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân; thủ tục cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân; giá trị sử dụng của Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân; thủ tục đăng ký lại kết hôn; thẩm quyền đăng ký giám hộ, chấm dứt giám hộ; thủ tục đăng ký giám hộ cử; đăng ký giám hộ đương nhiên; đăng ký chấm dứt giám hộ; đăng ký thay đổi giám hộ; thẩm quyền đăng ký nhận cha, mẹ, con; thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con; đăng ký nhận cha, mẹ, con; phạm vi thay đổi hộ tịch; điều kiện thay đổi, cải chính hộ tịch; thẩm quyền đăng ký thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch; thủ tục đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch; thủ tục bổ sung hộ tịch; ghi vào Sổ hộ tịch nội dung thay đổi, cải chính hộ tịch; trách nhiệm thông báo khi có sự thay đổi hộ tịch; thủ tục ghi vào Sổ hộ tịch việc thay đổi hộ tịch theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; thẩm quyền đăng ký khai tử; thời hạn và trách nhiệm đăng ký khai tử; thủ tục đăng ký khai tử; đăng ký khai tử; thủ tục đăng ký lại khai tử.
- Chương III gồm 36 điều quy định về đăng ký hộ tịch tại Ủy ban nhân dân cấp huyện như: thẩm quyền đăng ký khai sinh; thủ tục đăng ký khai sinh; đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh ra ở nước ngoài về cư trú tại Việt Nam; điều kiện đăng ký lại khai sinh, kết hôn, khai tử; thẩm quyền đăng ký lại khai sinh, kết hôn, khai tử; thủ tục đăng ký lại khai sinh, kết hôn, khai tử; thẩm quyền đăng ký kết hôn; thủ tục đăng ký kết hôn; hồ sơ đăng ký kết hôn; trình tự đăng ký kết hôn; tổ chức trao Giấy chứng nhận kết hôn; từ chối đăng ký kết hôn; thẩm quyền đăng ký giám hộ, chấm dứt giám hộ; thủ tục đăng ký giám hộ cử; đăng ký giám hộ đương nhiên; thủ tục đăng ký chấm dứt, thay đổi giám hộ; thẩm quyền đăng ký nhận cha, mẹ, con; thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con; phạm vi thay đổi hộ tịch; thẩm quyền đăng ký thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc; thủ tục đăng ký thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc; thẩm quyền ghi vào Sổ hộ tịch việc hộ tịch của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài; thủ tục ghi vào Sổ hộ tịch việc khai sinh; giám hộ; nhận cha, mẹ, con; xác định cha, mẹ, con; nuôi con nuôi; thay đổi hộ tịch; khai tử; thủ tục ghi vào Sổ hộ tịch việc kết hôn, ly hôn, hủy việc kết hôn; điều kiện ghi vào Sổ hộ tịch việc kết hôn của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài; trình tự, thủ tục ghi chú kết hôn; từ chối ghi vào sổ việc kết hôn;  ghi vào Sổ hộ tịch việc ly hôn, hủy việc kết hô; thẩm quyền ghi chú ly hôn; thủ tục ghi chú ly hôn; thẩm quyền đăng ký khai tử; thủ tục đăng ký khai tử.
- Chương IV gồm 18 điều quy định về đăng ký hộ tịch tại cơ quan đại diện như: Đăng ký hộ tịch cho công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài; công chức làm công tác hộ tịch tại Cơ quan đại diện; lập Sổ hộ tịch tại Bộ Ngoại giao; trách nhiệm báo cáo của Cơ quan đại diện; ghi vào Sổ hộ tịch việc giám hộ; nhận cha, mẹ, con; xác định cha, mẹ, con; nuôi con nuôi; khai tử và thay đổi hộ tịch khác của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài; ghi vào Sổ hộ tịch việc ly hôn, hủy việc kết hôn đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền nước ngoài; ghi vào Sổ hộ tịch các thay đổi hộ tịch theo bản án, quyết định của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.
- Chương V gồm 22 điều quy định về cơ sở dữ liệu về hộ tịch, cấp trích lục hộ tịch như: Sổ hộ tịch; lập, khóa Sổ hộ tịch; lưu trữ Sổ hộ tịch; ban hành danh mục mẫu giấy tờ, Sổ hộ tịch; thẩm quyền in, phát hành mẫu giấy tờ, Sổ hộ tịch; nguyên tắc ghi sổ, giấy tờ hộ tịch; cách ghi địa danh hành chính trên giấy tờ hộ tịch, Sổ hộ tịch khi có sự thay đổi về địa danh hành chính; ửa chữa sai sót khi ghi Sổ hộ tịch, giấy tờ hộ tịch; mở, khóa Sổ hộ tịch tại Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện; lưu trữ, bảo quản Sổ hộ tịch tại Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện và Sở Tư pháp; mở, khóa Sổ hộ tịch và lưu trữ Sổ hộ tịch tại Cơ quan đại diện; sử dụng biểu mẫu, Sổ hộ tịch; lưu trữ hồ sơ đăng ký hộ tịch; cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử; cập nhật, điều chỉnh thông tin hộ tịch cá nhân trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử; nguyên tắc quản lý, khai thác Cơ sở dữ liệu hộ tịch; cấp bản chính trích lục hộ tịch khi đăng ký hộ tịch; cấp bản sao trích lục hộ tịch về sự kiện hộ tịch đã đăng ký.
- Chương VI gồm 15 điều quy định về trách nhiệm quản lý nhà nước về hộ tịch, công chức làm công tác hộ tịch như: Trách nhiệm của Chính phủ; trách nhiệm của Bộ Tư pháp; trách nhiệm của Bộ Ngoại giao; trách nhiệm của Bộ Công an; trách nhiệm của Bộ Công an, Bộ Y tế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam; trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện; rách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã; tuyển dụng, bố trí, bồi dưỡng công chức làm công tác hộ tịch; nhiệm vụ, quyền hạn của công chức làm công tác hộ tịch; những việc công chức làm công tác hộ tịch không được làm.
- Chương VII gồm 11 điều quy định về điều khoản thi hành như: Tổ chức thực hiện; Hiệu lực thi hành của các văn bản sử dụng pháp điển vào đề mục và trách nhiệm thi hành của các cá nhân, tổ chức có liên quan; Điều khoản chuyển tiếp.
Như vậy, có thể nói, thông qua việc pháp điển đề mục Hộ tịch, lần đầu tiên toàn bộ hệ thống các quy phạm pháp luật quy định trong lĩnh vực hộ tịch đang còn hiệu lực được thống kê, tập hợp, sắp xếp vào một chỗ giúp các cơ quan nhà nước, các tổ chức, cá nhân dễ dàng tìm kiếm, tra cứu để thực hiện trong quá trình áp dụng pháp luật về đăng ký khai sinh, khai tử, kết hôn.
Phùng Thị Hương
Chung nhan Tin Nhiem Mang