Hệ thống các quy phạm pháp luật liên quan đến tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Sign In

Nghiên cứu trao đổi

Hệ thống các quy phạm pháp luật liên quan đến tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Hệ thống các quy phạm pháp luật liên quan đến Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Triển khai thực hiện công tác pháp điển, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã phối hợp với các bộ, ngành liên quan pháp điển đề mục “Ngân hàng Nhà nước Việt Nam” (Đề mục số 4) thuộc chủ đề “Ngân hàng, tiền tệ” (Chủ đề số 22). Đến nay, đề mục này đã được thẩm định, ký xác thực và đóng dấu theo quy định. Trong thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sắp xếp đề mục Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vào chủ đề Ngân hàng, tiền tệ để trình Chính phủ thông qua.
Theo đó, đề mục Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là đề mục có hệ thống văn bản quy phạm pháp luật lớn, phức tạp (119 văn bản) gồm: Luật số 46/2010/QH12 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 16/06/2010 của Quốc hội, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2011, 07 Nghị định (Nghị định số 82/2007/NĐ-CP Quy định cung cấp thông tin phục vụ xây dựng và điều hành chính sách tiền tệ quốc gia ngày 23/05/2007 của Chính phủ, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2007; Nghị định số 10/2010/NĐ-CP Về hoạt động thông tin tín dụng ngày 12/02/2010 của Chính phủ, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/04/2010; Nghị định số 40/2012/NĐ-CP Về nghiệp vụ phát hành tiền; bảo quản, vận chuyển tài sản quý và giấy tờ có giá trong hệ thống ngân hàng nhà nước, tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài ngày 02/05/2012 của Chính phủ, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 26/06/2012; Nghị định số 101/2012/NĐ-CP Về thanh toán không dùng tiền mặt ngày 22/11/2012 của Chính phủ, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 26/03/2013; Nghị định số 222/2013/NĐ-CP Về thanh toán bằng tiền mặt ngày 31/12/2013 của Chính phủ, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/03/2014; Nghị định số 16/2014/NĐ-CP Về quản lý cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam ngày 03/03/2014 của Chính phủ, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 21/04/2014; Nghị định số 26/2014/NĐ-CP Về tổ chức và hoạt động của Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng ngày 07/04/2014 của Chính phủ, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/06/2014 ), 05 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ (Quyết định số 130/2003/QĐ-TTg Về việc bảo vệ tiền Việt Nam ngày 30/06/2003 của Thủ tướng Chính phủ, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 31/07/2003; Quyết định số 40/2012/QĐ-TTg Về quản lý tiền mẫu, tiền lưu niệm ngày 05/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 12/12/2012; Quyết định số 07/2013/QĐ-TTg Về chế độ tài chính của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 24/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/03/2013; Quyết định số 08/2013/QĐ-TTg Về chế độ kế toán áp dụng đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 24/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/03/2013; Quyết định số 35/2014/QĐ-TTg Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 12/06/2014 của Thủ tướng Chính phủ, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/08/2014) và 89 Quyết định và Thông tư của Bộ trưởng (do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Bộ Tài chính chủ trì soạn thảo hoặc ban hành) và 05 Thông tư liên tịch.
Cấu trúc đề mục được xác định theo cấu trúc của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010 gồm 07 chương với 66 điều, khi pháp điển không có thay đổi so với cấu trúc của Luật.
Đề mục Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được pháp điển bởi các quy phạm pháp luật về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cụ thể như sau:
Chương I là những quy định chung về phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng; giải thích từ ngữ; vị trí chức năng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; chính sách tiền tệ quốc gia và thẩm quyền quyết định chính sách tiền tệ quốc gia; nhiệm vụ, quyền hạn của Ngân hàng Nhà nước; Bộ, cơ quan ngang bộ, Uỷ ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình phối hợp với Ngân hàng Nhà nước trong việc quản lý nhà nước về tiền tệ và ngân hàng.
Chương II là những quy định chung về tổ chức của Ngân hàng Nhà nước; lãnh đạo, điều hành Ngân hàng Nhà nước; cán bộ, công chức của Ngân hàng Nhà nước. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước được tổ chức thành hệ thống tập trung, thống nhất, gồm bộ máy điều hành và các đơn vị hoạt động nghiệp vụ tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị trực thuộc khác. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước do Chính phủ quy định. Cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định, riêng tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng do Thủ tướng Chính phủ quy định. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định thành lập, chấm dứt hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện, các ban, hội đồng tư vấn về các vấn đề liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng Nhà nước; quyết định thành lập, chấm dứt hoạt động theo thẩm quyền các đơn vị trực thuộc Ngân hàng Nhà nước hoạt động trong các lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ ngân hàng, nghiên cứu, thông tin, lý luận khoa học ngân hàng, cung cấp dịch vụ liên quan đến hoạt động kho quỹ, dịch vụ công nghệ tin học ngân hàng và thanh toán, dịch vụ thông tin tín dụng. Chương này được hướng dẫn bởi các văn bản sau: Quyết định số 1630/2003/QĐ-NHNN Ban hành quy định về tiêu chuẩn ký thuật trong gia công, mua sắm phần mềm nghiệp vụ ngân hàng ngày 19/12/2003 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 14/01/2004; Quyết định số 41/2006/QĐ-NHNN Ban hành Quy chế hoạt động của lực lượng bảo vệ trong Hệ thống Ngân hàng Nhà nước ngày 17/08/2006 của Ngân hàng Nhà nước, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 17/09/2006; Quyết định số 17/2007/QĐ-NHNN Về việc ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng và tội phạm của ngành Ngân hàng ngày 20/04/2007 của Ngân hàng Nhà nước, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 06/06/2007; Quyết định số 61/2000/QĐ-NHNN9 Về việc ban hành Quy chế cán bộ, công chức, viên chức Ngân hàng Nhà nước ngày 23/02/2000 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 09/03/2000.
Chương III là những quy định về các hoạt động của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, cụ thể như sau:
- Mục 1 quy định về thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia: Công cụ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia; tái cấp vốn; lãi xuất; tỷ giá hối đoái; dự trữ bắt buộc; nghiệp vụ thị trường mở. Mục này được hướng dẫn bởi các văn bản sau: Quyết định số 1509/2003/QĐ-NHNN Về việc ban hành Quy chế cho vay của Ngân hàng Nhà nước đối với các Ngân hàng Thương mại Nhà nước có bảo đảm bằng cầm cố trái phiếu đặc biệt ngày 14/11/2003 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 06/12/2003; Quyết định số 61/2006/QĐ-NHNN Ban hành Quy chế quản lý vốn hỗ trợ của Nhà nước cho hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân tại Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương ngày 29/12/2006 của Ngân hàng Nhà nước, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 27/01/2007; Thông tư số 20/2010/TT-NHNN Hướng dẫn thực hiện các biện pháp điều hành công cụ chính sách tiền tệ để hỗ trợ tổ chức tín dụng cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn ngày 29/09/2010 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 29/09/2010; Thông tư số 17/2011/TT-NHNN Quy định về việc cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với các tổ chức tín dụng ngày 18/08/2011 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/10/2011 được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 37/2011/TT-NHNN Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 17/2011/TT-NHNN ngày 18/8/2011 quy định về việc cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá của Ngân hàng nhà nước Việt Nam đối với các tổ chức tín dụng ngày 12/12/2011 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 12/12/2011; Thông tư số 01/2012/TT-NHNN Quy định về chiết khấu giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài ngày 16/02/2012 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 31/03/2012; Thông tư số 15/2012/TT-NHNN Quy định về việc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tái cấp vốn dưới hình thức cho vay lại theo hồ sơ tín dụng đối với các tổ chức tín dụng ngày 04/05/2012 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 16/05/2012; Thông tư số 26/2014/TT-NHNN Quy định về việc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tái cấp vốn đối với các tổ chức tín dụng bằng đồng Việt Nam theo Quyết định số 540/QĐ-TTG ngày 16 tháng 4 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách tín dụng đối với người nuôi tôm và cá tra ngày 16/09/2014 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/11/2014; Thông tư số 04/2016/TT-NHNN Quy định về việc lưu ký và sử dụng giấy tờ có giá tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 15/04/2016 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/06/2016;Quyết định số 581/2003/QĐ-NHNN, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/08/2003. Quy chế kèm theo Điều này có nội dung bị sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 27/2011/TT-NHNN và Thông tư 23/2015/TT-NHNN; Quyết định số 1048/2004/QĐ-NHNN Về lãi suất tiền gửi bằng VND tại NHNN của các TCTD có số dư tiền gửi huy động phải tính DTBB dưới 500 triệu đồng, của QTDND cơ sở và của Ngân hàng Chính sách xã hội ngày 23/08/2004 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 23/08/2004; Quyết định số 581/2003/QĐ-NHNN, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/08/2003. Quy chế kèm theo Điều này có nội dung bị sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 27/2011/TT-NHNN và Thông tư 23/2015/TT-NHNN.
- Mục 2 quy định về phát hành tiền giấy, tiền kim loại: Đơn vị tiền; phát hành tiền giấy, tiền kim loại; thiết kế, in, đúc, bảo quản, vận chuyển, phát hành tiền vào lưu thông, tiêu huỷ tiền; xử lý tiền rách nát, hư hỏng; thu hồi, thay thế tiền; tiền mẫu, tiền lưu niệm; ban hành, kiểm tra nghiệp vụ phát hành tiền; các hành vi bị cấm như làm tiền giả; vận chuyển, tàng trữ, lưu hành tiền giả, huỷ hoại đồng tiền trái pháp luật, từ chối nhận, lưu hành đồng tiền đủ tiêu chuẩn lưu thông do Ngân hàng Nhà nước phát hành, các hành vi bị cấm khác theo quy định của pháp luật. Mục này được hướng dẫn bởi các văn bản sau: Nghị định số 40/2012/NĐ-CP; Quyết định số 130/2003/QĐ-TTg; Quyết định số 28/2007/QĐ-NHNN Ban hành Quy chế quản lý seri tiền mới in ngày 21/06/2007 của Ngân hàng Nhà nước, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/08/2007; Thông tư số 28/2013/TT-NHNN Quy định về xử lý tiền giả, tiền nghi giả trong ngành ngân hàng ngày 05/12/2013 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/01/2014.
- Mục 3 quy định về hoạt động cho vay, bảo lãnh, tạm ứng cho ngân sách. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước cho tổ chức tín dụng vay ngắn hạn bằng hình thức cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá. Ngân hàng Nhà nước xem xét, quyết định cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng trong các trường hợp: (1) Tổ chức tín dụng lâm vào tình trạng mất khả năng chi trả, đe doạ sự ổn định của hệ thống các tổ chức tín dụng; (2) Tổ chức tín dụng có nguy cơ mất khả năng chi trả do sự cố nghiêm trọng khác. Ngân hàng Nhà nước không cho vay đối với cá nhân, tổ chức không phải là tổ chức tín dụng. Ngân hàng Nhà nước không bảo lãnh cho tổ chức, cá nhân vay vốn, trừ trường hợp bảo lãnh cho tổ chức tín dụng vay vốn nước ngoài theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Ngân hàng Nhà nước tạm ứng cho ngân sách trung ương để xử lý thiếu hụt tạm thời quỹ ngân sách nhà nước theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Khoản tạm ứng này phải được hoàn trả trong năm ngân sách, trừ trường hợp đặc biệt do Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định.
- Mục 4 quy định về hoạt động thanh toán và ngân quỹ: Mở tài khoản và thực hiện giao dịch trên tài khoản; tổ chức, quản lý, vận hành, giám sát hệ thống thanh toán quốc gia; dịch vụ ngân quỹ; đại lý cho Kho bạc Nhà nước. Mục này được hướng dẫn bởi các văn bản sau: Nghị định số 101/2012/NĐ-CP; Nghị định số 222/2013/NĐ-CP; Thông tư số 46/2014/TT-NHNN Hướng dẫn về dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt ngày 31/12/2014 của Ngân hàng Nhà nước, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/03/2015; Thông tư số 19/2016/TT-NHNN Quy định về hoạt động thẻ ngân hàng ngày 30/06/2016 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/08/2016 được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 30/2016/TT-NHNN Sửa đổi, bổ sung một số Thông tư quy định về hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán và dịch vụ trung gian thanh toán ngày 14/10/2016 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 28/11/2016; Quyết định số 353/1997/QĐ-NHNN2 Quyết định ban hành Quy chế chuyển tiền điện tử ngày 22/10/1997 của Ngân hàng Nhà nước, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 06/11/1997; Quyết định 1557/2001/QĐ-NHNN Về việc ban hành Quy chế thanh toán bù trừ điện tử liên Ngân hàng ngày 14/12/2001 của Ngân hàng Nhà nước, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2002, có nội dung được sửa đổi, bổ sung bởi  Quyết định 456/2003/QĐ-NHNN, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 18/06/2003; Thông tư số 39/2014/TT-NHNN Hướng dẫn về dịch vụ trung gian thanh toán ngày 11/12/2014 của Ngân hàng Nhà nước, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/03/2015; Thông tư số 26/2013/TT-NHNN Ban hành biểu phí dịch vụ thanh toán qua Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 05/12/2013 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/04/2014; Thông tư số 47/2014/TT-NHNN Quy định các yêu cầu kỹ thuật về an toàn bảo mật đối với trang thiết bị phục vụ thanh toán thẻ ngân hàng ngày 31/12/2014 của Ngân hàng Nhà nước, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/04/2015; Quyết định số 674/2002/QĐ-NHNN Về việc cho phép 06 (sáu) đơn vị Ngân hàng Nhà nước tham gia trực tiếp vào Hệ thống thanh toán điện tử Liên Ngân hàng được sử dụng tài khoản Thanh toán liên hàng để hạch toán các khoản thanh toán chuyển tiền với nhau thông qua Hệ thống thanh toán điện tử Liên Ngân hàng ngày 27/06/2002 của Ngân hàng Nhà nước, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 27/06/2002; Quyết định số 681/2002/QĐ-NHNN Về việc ban hành Quy chế làm việc của Ban điều hành hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng ngày 01/07/2002 của Ngân hàng Nhà nước, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2002; Quyết định 457/2003/QĐ-NHNN Về việc ban hành Quy trình kỹ thuật nghiệp vụ thanh toán bù trừ điện tử liên ngân hàng ngày 12/05/2003 của Ngân hàng Nhà nước, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 23/06/2003, có nội dung được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 23/2011/TT-NHNN, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 14/10/2011; Quyết định số 38/2007/QĐ-NHNN Ban hành quy chế cấp, sử dụng và quản lý mã tổ chức phát hành thẻ ngân hàng ngày 30/10/2007 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 29/11/2007; Thông tư số 37/2016/TT-NHNN Quy định về việc quản lý, vận hành và sử dụng Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia ngày 30/12/2016 của Ngân hàng Nhà nước, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/01/2018; Thông tư số 33/2014/TT-NHNN Quy định một số trường hợp được thanh toán bằng tiền mặt của các tổ chức sử dụng vốn nhà nước ngày 20/11/2014 của Ngân hàng Nhà nước, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/01/2015; Thông tư số 09/2015/TT-BTC Hướng dẫn giao dịch tài chính của doanh nghiệp theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 222/2013/NĐ-CP ngày 31/12/2013 của Chính phủ về thanh toán bằng tiền mặt ngày 29/01/2015 của Bộ Tài chính, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 17/03/2015; Quyết định số 56/1999/QĐ-NHNN2 Về việc ban hành Quy định về xây dựng, cấp phát, sử dụng và quản lý Mã khoá bảo mật trong thanh toán chuyển tiền điện tử của Ngân hàng Nhà nước ngày 12/02/1999 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 27/02/1999; Thông tư số 36/2012/TT-NHNN Quy định về trang bị, quản lý, vận hành và đảm bảo an toàn hoạt động của máy giao dịch tự động ngày 28/12/2012 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/03/2013 được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 20/2016/TT-NHNN, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2016; Thông tư số 29/2016/TT-NHNN Quy định về việc thấu chi và cho vay quan đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng ngày 12/10/2016 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25/03/2017; Thông tư số 48/2014/TT-NHNN Quy định việc phát ngôn và cung cấp thông tin của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 31/12/2014 của Ngân hàng Nhà nước, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/02/2015;
- Mục 5 quy định về quản lý ngoại hối và hoạt động ngoại hối: Nhiệm vụ, quyền hạn của Ngân hàng Nhà nước về quản lý ngoại hối và hoạt động ngoại hối; quản lý Dự trữ ngoại hối nhà nước; hoạt động ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước; mua, bán ngoại tệ giữa Dự trữ ngoại hối nhà nước với ngân sách nhà nước. Mục này được hướng dẫn bởi các văn bản sau: Quyết định số 893/2001/QĐ-NHNN Về việc thực hiện nghiệp vụ hoán đổi ngoại tệ giữa Ngân hàng Nhà nước với các ngân hàng để đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn bằng Đồng Việt Nam cho các ngân hàng. ngày 17/07/2001 của Ngân hàng Nhà nước, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 17/07/2001; Quyết định số 1033/2001/QĐ-NHNN Về việc điều chỉnh tỷ giá Ngân hàng Nhà nước áp dụng khi bán lại Đôla Mỹ cho các ngân hàng thực hiện nghiệp vụ hoán đổi ngoại tệ theo Quyết định số: 893/2001/QĐ-NHNN ngày 17/07/2001 của Thống đốc NHNN về việc thực hiện nghiệp vụ hoán đổi ngoại tệ giữa NHNN với các ngân hàng để đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn của các ngân hàng ngày 15/08/2001 của Ngân hàng Nhà nước, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 16/08/2001.
- Mục 6 quy định về hoạt động thông tin, báo cáo: Trách nhiệm cung cấp thông tin cho Ngân hàng Nhà nước; nguyên tắc cung cấp thông tin; nhiệm vụ của Ngân hàng nhà nước về hoạt động thông tin; bảo vệ bí mật thông tin; thống kê, phân tích, dự báo tiền tệ; hoạt động báo cáo; hoạt động xuất bản. Mục này được hướng dẫn bởi các văn bản sau: Nghị định số 82/2007/NĐ-CP, Thông tư 03/2013/TT-NHNN Quy định về hoạt động thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 28/01/2013 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2013, có nội dung được sửa đổi bởi Thông tư 27/2017/TT-NHNN, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2018; Quyết định số 23/2008/QĐ-NHNN Ban hành Chế độ Báo cáo tài chính đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 08/08/2008 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2009; Thông tư số 48/2014/TT-NHNN; Quyết định 1087/2003/QĐ-NHNN.
Theo đó, hoạt động của Ngân hàng Nhà nước (1) nhằm ổn định giá trị đồng tiền; bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng và hệ thống các tổ chức tín dụng; bảo đảm sự an toàn, hiệu quả của hệ thống thanh toán quốc gia; góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa; (2) tham gia xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; (3) xây dựng chiến lược phát triển ngành ngân hàng trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện; (4) ban hành hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về tiền tệ và ngân hàng; tuyên truyền, phổ biến và kiểm tra theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật về tiền tệ và ngân hàng; (5) xây dựng chỉ tiêu lạm phát hằng năm để Chính phủ trình Quốc hội quyết định và tổ chức thực hiện; (6) tổ chức, điều hành và phát triển thị trường tiền tệ; (7) tổ chức hệ thống thống kê, dự báo về tiền tệ và ngân hàng; công khai thông tin về tiền tệ và ngân hàng theo quy định của pháp luật; (8) tổ chức in, đúc, bảo quản, vận chuyển tiền giấy, tiền kim loại; thực hiện nghiệp vụ phát hành, thu hồi, thay thế và tiêu huỷ tiền giấy, tiền kim loại; (9) cấp, sửa đổi, bổ sung, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tín dụng, giấy phép thành lập chi nhánh ngân hàng nước ngoài, giấy phép thành lập văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng; cấp, thu hồi giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán cho các tổ chức không phải là ngân hàng; cấp, thu hồi giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng cho các tổ chức; chấp thuận việc mua, bán, chia, tách, hợp nhất, sáp nhập và giải thể tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật; (10) thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng có vốn nhà nước theo quy định của pháp luật; được sử dụng vốn pháp định để góp vốn thành lập doanh nghiệp đặc thù nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng Nhà nước theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ; (11) kiểm tra, thanh tra, giám sát ngân hàng; xử lý vi phạm pháp luật về tiền tệ và ngân hàng theo quy định của pháp luật; (12) quyết định áp dụng biện pháp xử lý đặc biệt đối với tổ chức tín dụng vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật về tiền tệ và ngân hàng, gặp khó khăn về tài chính, có nguy cơ gây mất an toàn cho hệ thống ngân hàng, gồm mua cổ phần của tổ chức tín dụng; đình chỉ, tạm đình chỉ, miễn nhiệm chức vụ người quản lý, người điều hành của tổ chức tín dụng; quyết định sáp nhập, hợp nhất, giải thể tổ chức tín dụng; đặt tổ chức tín dụng vào tình trạng kiểm soát đặc biệt; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo quy định của pháp luật về phá sản đối với tổ chức tín dụng; (13) chủ trì, phối hợp với các cơ quan hữu quan xây dựng chính sách, kế hoạch và tổ chức thực hiện phòng, chống rửa tiền; (14) thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm tiền gửi theo quy định của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi; (15) chủ trì lập, theo dõi, dự báo và phân tích kết quả thực hiện cán cân thanh toán quốc tế; (16) tổ chức, quản lý, giám sát hệ thống thanh toán quốc gia, cung ứng dịch vụ thanh toán cho các ngân hàng; tham gia tổ chức và giám sát sự vận hành của các hệ thống thanh toán trong nền kinh tế; (17) quản lý nhà nước về ngoại hối, hoạt động ngoại hối và hoạt động kinh doanh vàng; (18) quản lý Dự trữ ngoại hối nhà nước; (19) quản lý việc vay, trả nợ, cho vay và thu hồi nợ nước ngoài theo quy định của pháp luật; (20) chủ trì, phối hợp với cơ quan có liên quan chuẩn bị nội dung, tiến hành đàm phán, ký kết điều ước quốc tế với tổ chức tài chính, tiền tệ quốc tế mà Ngân hàng Nhà nước là đại diện và là đại diện chính thức của người vay quy định tại điều ước quốc tế theo phân công, uỷ quyền của Chủ tịch nước hoặc Chính phủ; (21) tổ chức thực hiện hợp tác quốc tế về tiền tệ và ngân hàng; (22) đại diện cho Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại các tổ chức tiền tệ và ngân hàng quốc tế; (23) tổ chức hệ thống thông tin tín dụng và cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng; thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với các tổ chức hoạt động thông tin tín dụng; (24) làm đại lý và thực hiện các dịch vụ ngân hàng cho Kho bạc Nhà nước; (25) tham gia với Bộ Tài chính về việc phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu do Chính phủ bảo lãnh; (26) tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về tiền tệ và ngân hàng; nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ ngân hàng; (27) nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Chương IV là những quy định về tài chính, kế toán của Ngân hàng Nhà nước. Theo đó vốn pháp định của Ngân hàng Nhà nước do ngân sách nhà nước cấp. Mức vốn pháp định của Ngân hàng Nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định. Thu, chi tài chính của Ngân hàng Nhà nước về nguyên tắc thực hiện theo quy định của Luật ngân sách nhà nước. Thủ tướng Chính phủ quy định những nội dung thu, chi tài chính phù hợp với hoạt động nghiệp vụ đặc thù của Ngân hàng Nhà nước.Kết quả tài chính hằng năm của Ngân hàng Nhà nước được xác định bằng nguồn thu về hoạt động nghiệp vụ ngân hàng và các nguồn thu khác, sau khi trừ chi phí hoạt động và các khoản dự phòng rủi ro.Ngân hàng Nhà nước được trích từ kết quả tài chính hằng năm để lập các quỹ: Quỹ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia; Quỹ dự phòng tài chính; Quỹ khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định. Mức trích lập và việc sử dụng các quỹ này thực hiện theo quy định của Thủ tướng Chính phủ. Kết quả tài chính của Ngân hàng Nhà nước sau khi trích lập các quỹ này được nộp vào ngân sách nhà nước. Ngân hàng Nhà nước thực hiện hạch toán kế toán theo các chuẩn mực kế toán của Việt Nam và theo chế độ kế toán đặc thù của Ngân hàng trung ương theo quy định của Thủ tướng Chính phủ. Báo cáo tài chính hằng năm của Ngân hàng Nhà nước được Kiểm toán Nhà nước kiểm toán và xác nhận. Năm tài chính của Ngân hàng Nhà nước bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 năm dương lịch. Chương này được hướng dẫn bởi các văn bản sau: Nghị định số 40/2012/NĐ-CP; Quyết định số 07/2013/QĐ-TTg; Quyết định số 08/2013/QĐ-TTg; Quyết định số 1710/2005/QĐ-NHNN Về việc ban hành Chế độ quyết toán năm của Ngân hàng Nhà nước ngày 28/11/2005 của Ngân hàng Nhà nước, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 21/12/2005; Thông tư số 30/2012/TT-NHNN Quy định về việc thu, nộp phí lưu ký giấy tờ có giá tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 07/11/2012 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2013; Thông tư số 195/2013/TT-BTC Hướng dẫn chế độ tài chính của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 18/12/2013 của Bộ Tài chính, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 03/02/2014; Thông tư số 39/2013/TT-NHNN Quy định về xác định, trích lập, quản lý và sử dụng khoản dự phòng rủi ro của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 31/12/2013 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/06/2014; Quyết định 1379/2001/QĐ-NHNN Quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành quy chế quản lý và sử dụng điện thoại trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước ngày 02/11/2001 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/11/2001, có nội dung được sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định 1448/2002/QĐ-NHNN, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2003; Quyết định 1474/2001/QĐ-NHNN Quyết định của Thống đốc ngân hàng Nhà nước "v/v quy định đối tượng và mức thanh toán cước phí điện thoại công vụ trong các đơn vị NHNN" ngày 23/11/2001 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/11/2001, có nội dung được sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định 1448/2002/QĐ-NHNN, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2003; Thông tư số 38/2013/TT-NHNN Quy định về dịch chứng từ kế toán ghi bằng tiếng nước ngoài khi sử dụng để ghi sổ kế toán, cách viết chữ số trên chứng từ kế toán và lưu trữ chứng từ điện tử tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 31/12/2013 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/06/2014; Thông tư số 38/2016/TT-NHNN Quy định về phương pháp tính và hạch toán thu, trả lãi trong hoạt động nhận tiền gửi và cho vay giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam với tổ chức tín dụng và các tổ chức khác ngày 30/12/2016 của Ngân hàng Nhà nước, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/02/2017.
Chương V là những quy định về thanh tra, giám sát ngân hàng. Theo đó, cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng là đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước, thực hiện nhiệm vụ thanh tra, giám sát ngân hàng, phòng, chống rửa tiền; Thủ tướng Chính phủ quy định cụ thể về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng. Thanh tra, giám sát ngân hàng nhằm góp phần bảo đảm sự phát triển an toàn, lành mạnh của hệ thống các tổ chức tín dụng và hệ thống tài chính; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền và khách hàng của tổ chức tín dụng; duy trì và nâng cao lòng tin của công chúng đối với hệ thống các tổ chức tín dụng; bảo đảm việc chấp hành chính sách, pháp luật về tiền tệ và ngân hàng; góp phần nâng cao hiệu quả và hiệu lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng. Nguyên tắc thanh tra, giám sát ngân hàng là: Phải tuân theo pháp luật; bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ, kịp thời; không làm cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra, giám sát ngân hàng; kết hợp thanh tra, giám sát việc chấp hành chính sách, pháp luật về tiền tệ và ngân hàng với thanh tra, giám sát rủi ro trong hoạt động của đối tượng thanh tra, giám sát ngân hàng; thanh tra, giám sát ngân hàng được thực hiện theo nguyên tắc thanh tra, giám sát toàn bộ hoạt động của tổ chức tín dụng; thanh tra, giám sát ngân hàng được thực hiện theo quy định của Luật Ngân hàng Nhà nước và các quy định khác của pháp luật có liên quan; trường hợp có sự khác nhau giữa quy định về thanh tra, giám sát ngân hàng của Luật Ngân hàng Nhà nước với quy định của luật khác thì thực hiện theo quy định của Luật Ngân hàng Nhà nước; Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định trình tự, thủ tục thanh tra, giám sát ngân hàng. Chương này được hướng dẫn bởi các văn bản sau: Nghị định số 26/2014/NĐ-CP; Quyết định số 35/2014/QĐ-TTg Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 12/06/2014 của Thủ tướng Chính phủ, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/08/2014; Thông tư số 03/2015/TT-NHNN Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 26/2014/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng ngày 20/03/2015 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 07/05/2015; Thông tư số 36/2016/TT-NHNN Ban hành quy định về trình tự, thủ tục thanh tra chuyên ngành Ngân hàng ngày 30/12/2016 của Ngân hàng Nhà nước, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 18/02/2017; Thông tư số 08/2017/TT-NHNN Quy định về trình tự, thủ tục giám sát ngân hàng ngày 01/08/2017 của Ngân hàng Nhà nước, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/12/2017.
Chương VI là những quy định về kiểm toán nội bộ. Theo đó, kiểm toán nội bộ là đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước, thực hiện kiểm toán nội bộ và kiểm soát nội bộ Ngân hàng Nhà nước. Quy chế kiểm toán nội bộ, kiểm soát nội bộ do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành. Đối tượng của Kiểm toán nội bộ là các đơn vị thuộc hệ thống Ngân hàng Nhà nước. Mục tiêu của Kiểm toán nội bộ là đánh giá về hiệu quả hoạt động kiểm soát nội bộ nhằm bảo đảm độ tin cậy của báo cáo tài chính, hiệu lực của các hoạt động, tuân thủ pháp luật, quy định, quy trình của Ngân hàng Nhà nước, bảo đảm an toàn tài sản. Hoạt động của Kiểm toán nội bộ được thực hiện theo các nguyên tắc sau đây: (1) Tuân thủ pháp luật, quy định, quy trình, kế hoạch đã được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phê duyệt; (2) Bảo đảm tính độc lập, trung thực, khách quan, giữ bí mật nhà nước và bí mật của đơn vị được kiểm toán;(3) Không làm cản trở hoạt động bình thường của đơn vị được kiểm toán; (4) Kiểm toán nội bộ được tiếp cận tài liệu, hồ sơ, giao dịch và các tài liệu cần thiết khác của đối tượng kiểm toán để thực hiện mục tiêu kiểm toán. Nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm toán nội bộ: (1) Thực hiện kiểm toán tất cả các đơn vị thuộc hệ thống Ngân hàng Nhà nước phù hợp với kế hoạch kiểm toán đã được phê duyệt hoặc theo yêu cầu của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước; (2) Thực hiện kiểm toán tài chính, kiểm toán hoạt động và các nhiệm vụ khác của Ngân hàng Nhà nước. Chương này được hướng dẫn bởi các văn bản sau: Quyết định số 15/2000/QĐ-NHNN4 Về việc ban hành Quy chế Kiểm soát viên Ngân hàng Nhà nước ngày 11/01/2000 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 26/01/2000; Thông tư số 16/2011/TT-NHNN Quy định về kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 17/08/2011 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/10/2011; Thông tư số 26/2016/TT-NHNN Quy định về giám sát, kiểm tra, thanh tra đối với Nhà máy In tiền Quốc gia ngày 12/09/2016 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 24/10/2016.
Chương VII là những quy định về hiệu lực thi hành, tổ chức thực hiện, trách nhiệm thi hành, điều khoản chuyển tiếp.
Như vậy, có thể nói, thông qua việc pháp điển đề mục Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và đây cũng là lần đầu tiên toàn bộ hệ thống các quy phạm pháp luật quy định về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Nhà nước đang còn hiệu lực nằm đan xen, dải rác trong nhiều văn bản khác nhau được thống kê, tập hợp, sắp xếp vào một chỗ để thuận tiện hơn trong việc tra cứu, sử dụng.
Phùng Thị Hương
Chung nhan Tin Nhiem Mang