Bộ Tư pháp tổ chức họp thẩm định đề mục Bảo hiểm y tế
Sign In

Tình hình thực hiện pháp điển

Bộ Tư pháp tổ chức họp thẩm định đề mục Bảo hiểm y tế

Ngày 18/10/2017, Bộ Tư pháp đã tổ chức họp Hội đồng thẩm định đề mục Bảo hiểm y tế (Đề mục số 2 thuốc Chủ đề số 2). Được sự ủy quyền của Chủ tịch Hội đồng, Đ/c Hoàng Xuân Hoan - Phó Cục trưởng Cục Kiểm tra VBQPPL đã chủ trì cuộc họp cùng với sự tham gia của các thành viên là đại diện Uỷ ban pháp luật của Quốc hội; đại diện các bộ, ngành liên quan và một số đơn vị thuộc Bộ Tư pháp.

Triển khai thực hiện Quyết định số 843/QĐ-TTg ngày 06/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Danh mục các đề mục trong mỗi chủ đề và phân công cơ quan thực hiện pháp điển theo các đề mục, Bộ Y tế đã thực hiện pháp điển đề mục Bảo hiểm y tế (Đề mục số 2) thuộc Chủ đề số 2 “Bảo hiểm”. Trên cơ sở đó, Bộ Y tế đã phối hợp với các bộ, ngành liên quan triển khai thực hiện pháp điển đề mục Bảo hiểm y tế đảm bảo đúng trình tự, thủ tục theo quy định, cụ thể:
- Về trình tự, thủ tục pháp điển của đề mục: Bộ Y tế đã phối hợp với các Bộ, ngành liên quan thực hiện pháp điển bảo đảm đúng trình tự, thủ tục theo quy định.
- Về tính chính xác, đầy đủ của QPPL trong đề mục: Bộ Y tế đã phối hợp với các Bộ, ngành liên quan thực hiện rà soát bảo đảm các QPPL đang còn hiệu lực có nội dung thuộc đề mục để đưa vào pháp điển; rà soát, xác định các QPPL có nội dung mâu thuẫn, chồng chéo để xử lý, kiến nghị xử lý trước khi thực hiện pháp điển theo quy định. Theo đó, đề mục Bảo hiểm y tế được pháp điển từ 23 văn bản có nội dung thuộc đề mục (thuộc thẩm quyền pháp điển của Bộ Y tế và các Bộ, ngành) và 30 văn bản có nội dung liên quan đến đề mục.
- Về sự phù hợp của vị trí QPPL trong các đề mục: về cơ bản, các đại biểu tham dự đánh giá vị trí của các điều trong dự thảo kết quả pháp điển của đề mục Bảo hiểm y tế đã bảo đảm đúng nguyên tắc: Điều quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành được sắp xếp ngay sau điều được quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành theo thứ bậc hiệu lực pháp lý từ cao xuống thấp và theo trật tự thời gian ban hành đối với các điều của văn bản cùng hiệu lực. Đối với trường hợp một điều quy định chi tiết, hướng dẫn nhiều điều hoặc nhiều điều cùng áp dụng một phụ lục, biểu mẫu thì được thực hiện chỉ dẫn theo quy định. Tuy nhiên, Cục Kiểm tra văn bản đề nghị Bộ Y tế sắp xếp lại vị trí của các điều về phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, tổ chức thực hiện, hiệu lực thi hành theo quy định tại Khoản 2 Điều 11 Nghị định số 63/2013/NĐ-CP.
- Về cấu trúc của đề mục: Xây dựng cấu trúc của đề mục dựa theo cấu trúc của văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao nhất điều chỉnh nhóm quan hệ xã hội thuộc nội dung của đề mục; trường hợp văn bản có tên gọi được sử dụng làm tên gọi của đề mục được sửa đổi, bổ sung thì cấu trúc của đề mục được xây dựng trên cơ sở bố cục của văn bản hợp nhất. Trường hợp có văn bản hủy bỏ, bãi bỏ phần, chương, mục, điều của văn bản có tên gọi được sử dụng làm tên gọi của đề mục thì ghi chú về nội dung bị hủy bỏ, bãi bỏ, số, ký hiệu và thời điểm có hiệu lực của văn bản hủy bỏ, bãi bỏ.
Tại cuộc họp, các thành viên Hội đồng thẩm định đã đánh giá cao công tác chuẩn bị cũng như quá trình triển khai thực hiện pháp điển cũng như chất lượng kết quả pháp điển đề mục Bảo hiểm y tế. Tuy nhiên, đối với 11 văn bản được Bộ Y tế rà soát, xác định có nội dung mâu mâu thuẫn, chồng chéo, không còn phù hợp hoặc không còn áp dụng trên thực tế, Hội đồng thẩm định đề nghị Bộ Y tế phối hợp với các cơ quan liên quan rà soát xác định và thực hiện pháp điển như sau: (1) đối với 06 văn bản có nội dung thuộc đề mục nhưng không còn áp dụng trên thực tế (chưa có văn bản nào tuyên bố hết hiệu lực), Hội đồng thẩm định đề nghị Bộ Y tế phối hợp với các cơ quan liên quan không pháp điển các QPPL đã hết hiệu lực đồng thời kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý hiệu lực của các văn bản này, cụ thể: Nghị định số 63/2002/NĐ-CP ngày 18/6/2002 của Chính phủ quy định về khám bệnh, chữa bệnh cho thân nhân sĩ quan tại ngũ; Quyết định số 117/2008/QĐ-TTg ngày 27/8/2008 của Thủ tướng Chính phủ về điều chỉnh mức đóng bảo hiểm y tế đối với các đối tượng thuộc diện chính sách xã hội; Quyết định số 170/2008/QĐ-TTg ngày 18/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ bảo hiểm y tế và trợ cấp mai táng đối với thanh niên xung phong thời kỳ kháng chiến chống Pháp; Thông tư liên tịch số 40/1998/TTLT-BGDĐT-BYT ngày 18/7/1998 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Y tế  về việc hướng dẫn bảo hiểm y tế học sinh; Thông tư liên tịch số 22/2003/TTLT-BQP-BLĐTBXH-BYT-BTC ngày 12/3/2003 của liên Bộ Quốc phòng - Bộ lao động thương binh xã hội - Bộ Y tế - Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 63/2002/NĐ-CP ngày 18/6/2002 của Chính phủ quy định về khám bệnh, chữa bệnh cho thân nhân sĩ quan tại ngũ; Thông tư số 24/2009/TT-BLĐTBXH ngày 10/7/2009 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện Quyết định số 170/2008/QĐ-TTg ngày 18/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ bảo hiểm y tế và trợ cấp mai táng đối với thanh niên xung phong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. (2) Thực hiện pháp điển khoản 4 Điều 18 Luật Bảo hiểm y tế theo quy định (Giữ số Khoản 4; bỏ toàn bộ nội dung của Khoản 4 và thực hiện Ghi chú rõ Điều này có nội dung bị bãi bỏ bởi…”). (3) Đối với 04 văn bản còn lại vẫn đang còn hiệu lực, đang được áp dụng trên thực tế thì được pháp điển vào đề mục bình thường (Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg ngày 15/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ về khám, chữa bệnh cho người nghèo -Quyết định số 14/2012/QĐ-TTg ngày 01/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg về khám, chữa bệnh cho người nghèo, Thông tư liên tịch số 09/2015/TTLT-BCA-BYT-BTC ngày 28/12/2015 củaBộ trưởng Bộ Công an, Bộ Y tế, Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện bảo hiểm y tế đối với người lao động, học sinh, sinh viên và thân nhân sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ trong Công an nhân dân, Thông tư liên tịch số 49/2016/TTLT-BQP-BYT-BTC ngày 14/4/2016 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện bảo hiểm y tế đối với công chức, viên chức, công nhân quốc phòng, lao động hợp đồng, học sinh, sinh viên đang công tác, làm việc, học tập trong Bộ Quốc phòng, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu và thân nhân quân nhân tại ngũ, thân nhân cơ yếu, Thông tư liên tịch số 85/2016/TTLT-BQP-BYT-BTC ngày 20/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ Y tế, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện bảo hiểm y tế đối với quân nhân và người làm công tác cơ yếu).
Kết luận cuộc họp, đồng chí Hoàng Xuân Hoan - Phó Cục trưởng Cục Kiểm tra VBQPPL thay mặt Hội đồng thẩm định đánh giá cao cũng như thống nhất các ý kiến của thành viên Hội đồng thẩm định và thông qua kết quả pháp điển đề mục Bảo hiểm y tế. Tuy nhiên, cơ quan chủ trì thực hiện pháp điển cần phối hợp với các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của các thành viên Hội đồng thẩm định; sớm chỉnh lý, hoàn thiện Hồ sơ, gửi Bộ Tư pháp sắp xếp vào chủ đề, trình Chính phủ thông qua theo quy định./.
Vũ Thị Mai

Các tin khác

Bộ Tư pháp tổ chức họp thẩm định đề mục Giám định tư pháp và Xử lý vi phạm hành chính Bộ Tư pháp tổ chức họp thẩm định 03 đề mục: Thi hành án dân sự; Động viên công nghiệp; Biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang; thi người đẹp và người mẫu; lưu hành, kinh doanh bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu Bộ Tư pháp tổ chức họp thẩm định 03 đề mục: Các tổ chức tính dụng; Theo dõi thi hành pháp luật và đề mục Tương trợ tư pháp Bộ Tư pháp tổ chức họp thẩm định kết quả pháp điển đề mục Bảo vệ và kiểm dịch thực vật và đề mục Cư trú Bộ Tư pháp tổ chức họp thẩm định 03 đề mục: Công tác văn thư; Lưu trữ và Hộ tịch Bộ Tư pháp ban hành Kế hoạch thực hiện pháp điển 06 đề mục: Dân sự; Thủ đô; Tương trợ tư pháp; Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; Theo dõi tình hình thi hành pháp luật và Xử lý vi phạm hành chính. Bộ Tư pháp tổ chức họp thẩm định kết quả pháp điển các đề mục: Công nghệ cao, Chống bán phá giá đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam, Tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa nước ngoài vào Việt Nam Bộ Tư pháp tổ chức họp thẩm định các đề mục Kinh doanh bảo hiểm, Quản lý nợ công, Thuế thu nhập cá nhân
Chung nhan Tin Nhiem Mang