Cập nhật Thông tư số 03/2018/TT-BXD ngày 24/4/2018 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng vào đề mục Xử lý vi phạm hành chính
Sign In

Nghiên cứu trao đổi

Cập nhật Thông tư số 03/2018/TT-BXD ngày 24/4/2018 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng vào đề mục Xử lý vi phạm hành chính

Ngày 24/4/2018, Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Thông tư số 03/2018/TT-BXD (có hiệu lực thi hành từ ngày 12/6/2018) quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 139/2017/NĐ-CP ngày 27/11/2017 của Chính phủ (thay thế Thông tư số 02/2014/TT-BXD). Do Thông tư số 02/2014/TT-BXD có nội dung thuộc đề mục và đã được pháp điển vào đề mục Xử lý vi phạm hành chính. Căn cứ vào Điều 13 Pháp lệnh pháp điển và Điều 17 Nghị định số 63/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh pháp điển, Bộ Xây dựng đã thực hiện loại bỏ các quy định của Thông tư số 02/2014/TT-BXD ra khỏi đề mục và cập nhật các quy định của Thông tư số 03/2018/TT-BXD. Như vậy, kể từ ngày 12/3/2018, các quy phạm pháp luật mới được cập nhật vào đề mục Xử lý vi phạm hành chính như sau:
- Về phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng: Thông tư này quy định chi tiết Điều 15 và Điều 79 của Nghị định số 139/2017/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2017 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở (sau đây viết tắt là Nghị định số 139/2017/NĐ-CP);  Thông tư này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động đầu tư xây dựng; cơ quan, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính; cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan khác.
- Về áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép xây dựng quy định tại khoản 10 Điều 15 Nghị định số 139/2017/NĐ-CP: Việc tước quyền sử dụng giấy phép xây dựng quy định tại khoản 10 Điều 15 Nghị định số 139/2017/NĐ-CP; Trong thời hạn bị tước quyền sử dụng giấy phép xây dựng cá nhân, tổ chức vi phạm không được tổ chức thi công xây dựng; Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính có áp dụng hình thức tước quyền sử dụng giấy phép xây dựng, người có thẩm quyền ra Quyết định phải thông báo bằng văn bản hoặc gửi quyết định xử phạt vi phạm hành chính về Thanh tra Sở Xây dựng và cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng.
Về áp dụng biện pháp bồi thường thiệt hại quy định tại điểm c khoản 11 Điều 15 Nghị định số 139/2017/NĐ-CP: Việc bồi thường thiệt hại do Chủ đầu tư và bên bị thiệt hại tự thỏa thuận. Trường hợp các bên không thỏa thuận được thì việc bồi thường thiệt hại được giải quyết theo quy định của pháp luật dân sự; Trường hợp gây sụp đổ hoặc có nguy cơ gây sụp đổ công trình lân cận thì chủ đầu tư phải dừng thi công xây dựng công trình và có biện pháp di dời ngay người và tài sản của công trình lân cận. Chủ đầu tư có trách nhiệm thuê và trả chi phí thuê nhà ở cho bên bị thiệt hại. Nhà được thuê phải đảm bảo các yếu tố về khoảng cách đi lại, diện tích, hạ tầng xã hội để bên bị thiệt hại ổn định cuộc sống. Nếu bên bị thiệt hại tự tìm chỗ ở (tương đương nơi ở bị ảnh hưởng) thì chủ đầu tư có trách nhiệm trả cho bên bị thiệt hại số tiền tương ứng với số tiền thuê nhà và chi phí di chuyển tài sản; Sau khi biên bản vi phạm hành chính được lập, Chủ đầu tư và bên bị thiệt hại không tự thỏa thuận được về việc bồi thường thiệt hại và một bên có đơn yêu cầu gửi Chủ tịch UBND cấp xã giải quyết thì được thực hiện theo trình tự; Trường hợp Chủ đầu tư không bị xử phạt vi phạm hành chính thì khuyến khích áp dụng quy định tại khoản 3 Điều này để giải quyết việc bồi thường thiệt hại; Bên vi phạm chỉ được tiếp tục thi công xây dựng khi các bên đạt được thỏa thuận và đã hoàn thành việc bồi thường thiệt hại hoặc đã tuân thủ trình tự giải quyết quy định tại khoản 3 Điều này.
- Về áp dụng biện pháp buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng quy định tại điểm d khoản 11 Điều 15 Nghị định số 139/2017/NĐ-CP: Khi người có thẩm quyền phát hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 2, khoản 4 hoặc khoản 5 Điều 15 Nghị định số 139/2017/NĐ-CP , mà hành vi này đã kết thúc, thì ngoài việc bị xử phạt vi phạm hành chính, cá nhân, tổ chức vi phạm còn bị áp dụng biện pháp buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm; Công trình, phần công trình xây dựng vi phạm phải được tháo dỡ theo phương án, giải pháp phá dỡ được phê duyệt cho đến khi phần còn lại của công trình đảm bảo an toàn chịu lực khi đưa vào sử dụng; Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức lập, thẩm tra, phê duyệt và thực hiện phương án, giải pháp phá dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm theo quy định tại khoản 2 Điều này. Phương án, giải pháp phá dỡ phải đảm bảo an toàn công trình xây dựng sau khi phá dỡ phần vi phạm, tính mạng, sức khỏe, công trình xây dựng lân cận và đảm bảo vệ sinh, môi trường; Trường hợp chủ đầu tư không tự giác chấp hành biện pháp buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm thì bị cưỡng chế thi hành. Người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế thuê tổ chức tư vấn lập phương án, giải pháp phá dỡ, giao cơ quan chuyên môn về xây dựng cùng cấp thẩm định trước khi quyết định phê duyệt phương án, giải pháp phá dỡ. Chủ đầu tư có trách nhiệm chi trả toàn bộ chi phí liên quan đến việc cưỡng chế tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm: lập, thẩm định, phê duyệt phương án, giải pháp phá dỡ và tổ chức cưỡng chế tháo dỡ.
- Về áp dụng biện pháp dừng thi công xây dựng để làm thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng hoặc điều chỉnh giấy phép xây dựng quy định tại khoản 12, khoản 13 Điều 15 Nghị định số 139/2017/NĐ-CP: Khi người có thẩm quyền phát hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 2, khoản 4 hoặc khoản 5 Điều 15 Nghị định số 139/2017/NĐ-CP, mà hành vi này đang xảy ra, thì ngoài việc bị xử phạt vi phạm hành chính, cá nhân, tổ chức vi phạm còn bị xử lý; Cách xác định thời hạn bằng số ngày quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện theo quy định tại Điều 147 và Điều 148 Bộ luật dân sự; Cá nhân, tổ chức vi phạm không chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, không thực hiện biện pháp buộc tháo dỡ quy định tại điểm d và điểm e khoản 1 Điều này thì bị cưỡng chế thi hành theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và quy định tại khoản 4 Điều 4 Thông tư này; Trường hợp điều chỉnh thiết kế xây dựng mà không thuộc trường hợp phải điều chỉnh giấy phép xây dựng theo quy định tại Điều 98 Luật Xây dựng thì không coi là hành vi xây dựng sai nội dung giấy phép được cấp theo quy định tại khoản 2, khoản 4 Điều 15 Nghị định số 139/2017/NĐ-CP .
- Về áp dụng quy định chuyển tiếp tại Điều 79 Nghị định số 139/2017/NĐ-CP: Hành vi xây dựng sai nội dung giấy phép xây dựng; xây dựng không có giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có giấy phép xây dựng; xây dựng sai thiết kế được phê duyệt, sai quy hoạch xây dựng được phê duyệt hoặc thiết kế đô thị được phê duyệt đối với trường hợp được miễn giấy phép xây dựng, ngoài việc bị xử phạt vi phạm hành chính, còn bị áp dụng biện pháp buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp theo quy định tại khoản 9 Điều 13 Nghị định số 121/2013/NĐ-CP nếu đáp ứng đủ 6 điều kiện; Kể từ ngày 15/01/2018, cá nhân, tổ chức xây dựng nhà ở riêng lẻ có hành vi vi phạm thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này được miễn áp dụng biện pháp buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp quy định tại khoản 9 Điều 13 Nghị định số 121/2013/NĐ-CP; Số lợi bất hợp pháp mà cá nhân, tổ chức có hành vi quy định tại khoản 1 Điều này phải nộp được xác định; Hành vi vi phạm mà đáp ứng các điều kiện quy định tại điểm a, b, c, d và đ khoản 1, nhưng không đáp ứng điều kiện quy định tại điểm e khoản 1 Điều này, thì xử lý.
- Về biểu mẫu xử phạt vi phạm hành chính: Ban hành 04 kèm theo Thông tư số 03/2018/TT-BXD gồm:
TT Mẫu biểu Nội dung
1 Mẫu số 01 Biên bản vi phạm hành chính
2 Mẫu số 02 Quyết định xử phạt vi phạm hành chính
3 Mẫu số 03 Thông báo về việc thực hiện biện pháp buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm
4 Mẫu số 04 Biên bản kiểm tra, ghi nhận sự phù hợp của hiện trạng công trình xây dựng với giấy phép xây dựng được cấp hoặc điều chỉnh
 
Phùng Thị Hương
Chung nhan Tin Nhiem Mang