Hệ thống các quy phạm pháp luật đang còn hiệu lực quy định về Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Sign In

Nghiên cứu trao đổi

Hệ thống các quy phạm pháp luật đang còn hiệu lực quy định về Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Triển khai thực hiện công tác pháp điển, Văn phòng Quốc hội chủ trì thực hiện pháp điển đề mục Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (Đề mục số 4 thuộc Chủ đề số 35). Đến nay, Văn phòng Quốc hội đã phối hợp với các bộ, ngành liên quan thực hiện pháp điển xong đề mục Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và đã được thẩm định thông qua theo quy định.
Đề mục Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có cấu trúc gồm 08 chương (theo cấu trúc của Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam) với 166 Điều. Theo đó, đề mục Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được pháp điển bởi các quy phạm pháp luật đang còn hiệu lực của 17 văn bản (trong đó có 01 văn bản sửa đổi, bổ sung), cụ thể như sau: Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Nghị định 64/2008/NĐ-CP ngày 14/05/2008 của Chính phủ Về vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ nhân dân khắc phục khó khăn do thiên tai, hoả hoạn, sự cố nghiêm trọng, các bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo; Nghị quyết liên tịch 19/2008/NQLT-CP-UBTUMTTQVN ngày 22/08/2008 của Chính phủ Về việc ban hành Quy chế phối hợp công tác của Chính phủ và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Nghị quyết liên tịch 403/2017/NQLT-UBTVQH14-CP-ĐCTUBTWMTTQVN ngày 15/06/2017 của Chính phủ của Chính phủ Quy định chi tiết các hình thức giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận tổ quốc Việt Nam; Chỉ thị 23/1998/CT-TTg ngày 20/05/1998 của Chính phủ Về tăng cường sự phối hợp với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đẩy mạnh Cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư"; Quyết định 76/2013/QĐ-TTg ngày 12/12/2013 của Chính phủ Quy định chế độ chi đón tiếp, thăm hỏi, chúc mừng đối với một số đối tượng do Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp tỉnh, cấp huyện thực hiện; Quyết định 33/2014/QĐ-TTg ngày 28/05/2014 của Chính phủ Quy định chế độ hỗ trợ sinh hoạt phí đối với Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp tỉnh và cấp huyện; Thông tư liên tịch 02/2002/TTLT/BTC-MTTW ngày 10/01/2002 của Bộ Tài chính Hướng dẫn công tác quản lý tài chính thực hiện "Cuộc vận động Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư" và các cuộc vận động quyên góp do ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát động.; Thông tư 160/2010/TT-BTC ngày 19/10/2010của Bộ Tài chính Hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Thông tư liên tịch số 02/2002/TTLT/BTC-MTTW của Bộ Tài chính và ban thường trực UBTWMTTQVN về công tác quản lý tài chính thực hiện "Cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư"và các cuộc vận động quyên góp do Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát động; Thông tư 72/2008/TT-BTC ngày 31/07/2008 của Bộ Tài chính Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 64/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ về vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ nhân dân khắc phục khó khăn do thiên tai, hoả hoạn, sự cố nghiêm trọng, các bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo; Thông tư 91/2012/TT-BTC ngày 30/05/2012 của Bộ Tài chính Quy định việc quản lý và sử dụng kinh phí phục vụ hoạt động của Ban Chỉ đạo Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam"; Thông tư liên tịch 144/2014/TTLT-BTC-BVHTTDL ngày của Chính phủ 30/09/2014 Hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí hoạt động phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; Thông tư 174/2014/TT-BTC ngày 17/11/2014 của Bộ Tài chính Quy định việc quản lý và sử dụng kinh phí hoạt động đối với Ban Vận động và tiếp nhận tiền, hàng cứu trợ trong các cuộc vận động quyên góp ủng hộ đồng bào khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, sự cố nghiêm trọng, trợ giúp quốc tế do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp phát động; Thông tư 104/2015/TT-BTC ngày 03/07/2015 của Bộ Tài chính Hướng dẫn đối tượng áp dụng thực hiện Quyết định số 33/2014/QĐ-TTg ngày 28/5/2014 của Thủ tuớng Chính phủ quy định chế độ hỗ trợ- sinh hoạt phí đối với Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp tỉnh và cẩp huyện; Thông tư 337/2016/TT-BTC ngày 28/12/2016 của Bộ Tài chính Quy định về lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm hoạt động giám sát, phản biện xã hội cúa Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội; Thông tư 121/2017/TT-BTC ngày 15/11/2017 Quy định quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”; Thông tư 35/2018/TT-BTC ngày 30/03/2018 Quy định về lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm hoạt động của Hội đồng tư vấn thuộc Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh, Ban tư vấn thuộc Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp huyện.
Các nội dung cơ bản trong mỗi Chương của đề mục “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam” như sau:
- Chương I gồm 29 điều quy định về các vấn đề chung như: Phạm vi điều chỉnh; Quyền và trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Tổ chức của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Quan hệ giữa Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với Nhà nước; Quan hệ giữa Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với Nhân dân; Quan hệ giữa Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với các tổ chức; Hoạt động đối ngoại nhân dân; Ngày truyền thống và Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc.
- Chương II gồm 40 điều quy định về tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc như: Nguyên tắc tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc; Nguyên tắc tổ chức vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện;Nguyên tắc, mức đóng góp và sử dụng các nguồn hỗ trợ; Các hành vi bị nghiêm cấm; Phương thức tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc; Tổ chức kêu gọi, vận động đóng góp tiền, hàng cứu trợ; Các tổ chức, đơn vị được tiếp nhận và phân phối tiền, hàng cứu trợ; Các tổ chức, đơn vị tiếp nhận, phân phối tiền, hàng cứu trợ; Thành lập Ban Vận động và tiếp nhận tiền, hàng cứu trợ; Về thành lập và nhiệm vụ của Ban Cứu trợ và các tổ chức, cơ quan tiếp nhận tiền, hàng cứu trợ; Thời gian vận động đóng góp, tiếp nhận và phân phối tiền, hàng cứu trợ; Nhiệm vụ của Ban Vận động và tiếp nhận tiền, hàng cứu trợ; Tiếp nhận tiền, hàng cứu trợ, cung cấp các dịch vụ cứu trợ; Quy định về tiếp nhận, phân phối và sử dụng tiền, hàng cứu trợ; Tổ chức phân phối tiền, hàng cứu trợ cho các địa phương; Sử dụng nguồn đóng góp tiền, hàng cứu trợ khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, sự cố nghiêm trọng; Nguồn kinh phí thực hiện nhiệm vụ vận động, tiếp nhận, vận chuyển, phân phối tiền, hàng cứu trợ; Nguyên tắc quản lý và sử dụng kinh phí; Nội dung chi; Mức chi; Quản lý tài chính, chế độ báo cáo; Quản lý tài chính; Chế độ báo cáo; Về kiểm tra việc tiếp nhận, quản lý, phân phối tiền, hàng cứu trợ; Công khai tiền, hàng cứu trợ; Quy định về thực hiện công khai các khoản huy động đóng góp (tiền, hàng) để thực hiện cứu trợ; Tổ chức kêu gọi, vận động đóng góp; Tiếp nhận, phân phối tiền, hàng cứu trợ; Tổ chức kêu gọi, vận động đóng góp; Tiếp nhận, quản lý và sử dụng tiền đóng góp; Chi phí cho các hoạt động, vận động đóng góp; Trách nhiệm của các Bộ, ngành và địa phương; Khen thưởng và xử lý vi phạm; Phối hợp xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
- Chương III gồm 04 điều quy định về đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân như: Phản ánh ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân; Phối hợp tổ chức tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp; Tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện quyền làm chủ, thực hiện chính sách, pháp luật; Tiếp công dân, tham gia công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, đặc xá, cử bào chữa viên nhân dân.
- Chương IV gồm 06 điều quy định về tham gia xây dựng Nhà nước như: Tham gia công tác bầu cử; Tham gia tuyển chọn Thẩm phán, Kiểm sát viên và giới thiệu Hội thẩm nhân dân; Tham gia xây dựng pháp luật; Tham dự các kỳ họp Quốc hội, phiên họp của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, kỳ họp Hội đồng nhân dân, phiên họp Ủy ban nhân dân; Tham gia phòng, chống tham nhũng, lãng phí; Tham gia góp ý, kiến nghị với Nhà nước.
- Chương V gồm 22 điều quy định về hoạt động giám sát như: Tính chất, mục đích và nguyên tắc giám sát; Đối tượng, nội dung, phạm vi giám sát; Hình thức giám sát; Căn cứ tổ chức giám sát, phản biện xã hội; Xây dựng kế hoạch giám sát, phản biện xã hội; Văn bản được nghiên cứu, xem xét; Trình tự nghiên cứu, xem xét văn bản; Kế hoạch tổ chức đoàn giám sát; Ban hành, thông báo quyết định thành lập đoàn giám sát; Trình tự giám sát; Báo cáo kết quả giám sát và kiến nghị sau giám sát; Giám sát của Ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng; Tổ chức giám sát thông qua hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng; Tham gia giám sát với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền; Kiến nghị khi tham gia giám sát với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền; Trách nhiệm của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ; Trách nhiệm của Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Trách nhiệm của các tổ chức chính trị - xã hội; Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức; Kinh phí bảo đảm hoạt động giám sát, phản biện xã hội; Quyền và trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong hoạt động giám sát; Quyền và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân được giám sát; Trách nhiệm của Quốc hội, Chính phủ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; Quyền và trách nhiệm của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong việc bãi nhiệm đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân; lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn.
- Chương VI gồm 05 điều quy định về hoạt động phản biện xã hội như: Tính chất, mục đích và nguyên tắc phản biện xã hội; Đối tượng, nội dung, phạm vi phản biện xã hội; Hình thức phản biện xã hội; Thành phần hội nghị phản biện xã hội; Trình tự tổ chức hội nghị phản biện xã hội; Tổ chức nghiên cứu văn bản; Tập hợp, tổng hợp ý kiến phản biện xã hội; Thành phần hội nghị đối thoại; Trình tự hội nghị đối thoại; Quyền và trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong hoạt động phản biện xã hội; Quyền và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo dự thảo văn bản được phản biện.
- Chương VII gồm 38 điều quy định về điều kiện bảo đảm hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam như: Bộ máy giúp việc; đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Mặt trận; Mức hỗ trợ; Kinh phí hoạt động, tài sản và cơ sở vật chất của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Nội dung chi và mức chi; Nguồn kinh phí thực hiện; Lập dự toán, chấp hành và quyết toán kinh phí; Nguyên tắc cấp kinh phí; Bố trí ngân sách.
- Chương VIII gồm 22 điều quy định về điều khoản thi hành như: Hiệu lực thi hành; Tổ chức thực hiện.
Như vậy, thông qua việc pháp điển đề mục Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã xác định được toàn bộ hệ thống các quy phạm pháp luật quy định về Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đang còn hiệu lực được thống kê, tập hợp, sắp xếp giúp các cơ quan nhà nước, các tổ chức, cá nhân dễ dàng tìm kiếm, tra cứu cũng như bảo đảm tính công khai, minh bạch của hệ thống pháp luật và góp phần nâng cao sự tin tưởng của người dân vào hệ thống pháp luật. Ngoài ra, một số quy định liên quan đến Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được pháp điển vào đề mục khác thì cũng được chỉ dẫn có liên quan đến nhau./.
Vũ Thị Mai
Chung nhan Tin Nhiem Mang