Hệ thống các quy phạm pháp luật về thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí
Sign In

Nghiên cứu trao đổi

Hệ thống các quy phạm pháp luật về thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí

Triển khai thực hiện công tác pháp điển, Bộ Tài chính đã phối hợp với Bộ Tư pháp và các bộ, ngành liên quan pháp điển xong đề mục “Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí”. Đến nay, đề mục này đã được thẩm định, ký xác thực và đóng dấu theo quy định. Trong thời gian tới, Bộ Tư pháp sắp xếp vào chủ đề để trình Chính phủ thông qua.
Theo đó, đề mục này có cấu trúc gồm 5 chương (giữ nguyên cấu trúc của Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí), 123 điều, được pháp điển từ 03 văn bản quy phạm pháp luật có nội dung thuộc đề mục gồm: Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; Nghị định số 84/2014/NĐ-CP, ngày 08/9/2014 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; Thông tư số 188/2014/TT-BTC ngày 8/9/2014 của Bộ Tài chính Hướng dẫn một số điều của Nghị định số 84/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.Như vậy, đề mục này được pháp điển bởi các quy phạm pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đang còn hiệu lực trong các lĩnh vực: Quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước, vốn nhà nước, tài sản nhà nước, lao động, thời gian lao động trong khu vực nhà nước, Quản lý, khai thác và sử dụng tài nguyên; Hoạt động sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân. Cụ thể:
- Chương I gồm 21 điều quy định về các nội dung cơ bản như sau: Nguyên tắc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Công khai về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; Giám sát về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, Trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức; Phát hiện lãng phí và trách nhiệm xử lý thông tin phát hiện lãng phí, Kiểm tra, thanh tra, kiểm soát chi, kiểm toán nhà nước.
- Chương II gồm 56 điều quy định về các nội dung cơ bản như: Hệ thống định mức, tiêu chuẩn, chế độ; Nguyên tắc ban hành định mức, tiêu chuẩn, chế độ; Trách nhiệm ban hành định mức, tiêu chuẩn, chế độ; Trách nhiệm thực hiện định mức, tiêu chuẩn, chế độ; Trách nhiệm kiểm tra việc thực hiện định mức, tiêu chuẩn, chế độ; Hành vi vi phạm trong ban hành, thực hiện và kiểm tra định mức, tiêu chuẩn, chế độ; Lập, thẩm định, phê duyệt, phân bổ dự toán, quyết toán ngân sách nhà nước; Quản lý kinh phí ngân sách nhà nước; Sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước; Quản lý, sử dụng kinh phí chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình quốc gia; Quản lý, sử dụng kinh phí thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ; Quản lý, sử dụng kinh phí thực hiện nhiệm vụ giáo dục và đào tạo; Quản lý, sử dụng kinh phí thực hiện nhiệm vụ y tế; Thành lập, quản lý, sử dụng quỹ có nguồn từ ngân sách nhà nước; Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong một số trường hợp sử dụng ngân sách nhà nước; Giao tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính cho các cơ quan, tổ chức; Hành vi gây lãng phí trong lập, thẩm định, phê duyệt, phân bổ, giao dự toán, quyết toán, quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước; Mua sắm, trang bị, sửa chữa phương tiện đi lại; Quản lý, sử dụng phương tiện đi lại; Mua sắm, trang bị, quản lý, sử dụng phương tiện, thiết bị làm việc; Mua sắm, trang bị, quản lý, sử dụng phương tiện thông tin, liên lạc; Hành vi gây lãng phí trong mua sắm, trang bị, quản lý, sử dụng phương tiện đi lại, phương tiện, thiết bị làm việc và phương tiện thông tin, liên lạc; Lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch, kế hoạch và danh mục dự án đầu tư; Lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư; Khảo sát, thiết kế xây dựng công trình; Lập, thẩm định, phê duyệt tổng dự toán, dự toán công trình; Lựa chọn nhà thầu, tổ chức tư vấn giám sát thực hiện dự án đầu tư; Thực hiện dự án đầu tư, thi công công trình; Quản lý vốn đầu tư xây dựng; Sử dụng vốn đầu tư xây dựng; Tổ chức lễ động thổ, lễ khởi công, lễ khánh thành công trình xây dựng; Quản lý, sử dụng trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp; Quản lý, sử dụng nhà ở công vụ; Quản lý, sử dụng công trình phúc lợi công cộng; Hành vi gây lãng phí trong đầu tư xây dựng, quản lý, sử dụng trụ sở làm việc, nhà ở công vụ và công trình phúc lợi công cộng; Nguyên tắc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên; Quản lý, sử dụng đất; Quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên nước; Quản lý, khai thác, sử dụng khoáng sản; Quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên rừng; Quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên khác; Sử dụng tài nguyên tái chế và các nguồn năng lượng tái tạo; Hành vi gây lãng phí trong quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên; Nguyên tắc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý, sử dụng lao động và thời gian lao động; Quản lý, sử dụng lao động và thời gian lao động trong cơ quan nhà nước; Quản lý, sử dụng lao động và thời gian lao động trong đơn vị sự nghiệp công lập; Quản lý, sử dụng lao động và thời gian lao động trong các cơ quan, tổ chức khác; Hành vi gây lãng phí trong quản lý, sử dụng lao động, thời gian lao động trong khu vực nhà nước; Quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp; Quản lý, sử dụng đất và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp; Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí tại doanh nghiệp nhà nước; Hành vi gây lãng phí trong quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp; Nguyên tắc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng của nhân dân; Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong đầu tư xây dựng, sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng của nhân dân; Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong tổ chức lễ hội và các hoạt động khác có sử dụng nguồn lực đóng góp của cộng đồng; Tổ chức thực hiện quy định về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng của nhân dân.
- Chương III gồm 25 điều quy định về các nội dung cơ bản như: Trách nhiệm của Chính phủ; Trách nhiệm của Bộ Tài chính; Trách nhiệm của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Trách nhiệm của Hội đồng nhân dân các cấp; Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp; Trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Trách nhiệm của cơ quan thanh tra; Trách nhiệm của Kiểm toán nhà nước; Trách nhiệm của cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân.
- Chương IV và Chương V gồm 21 điều quy định về các nội dung cơ bản như: Khiếu nại, tố cáo; Khen thưởng; Quản lý, sử dụng số tiền tiết kiệm được từ kinh phí hoạt động để khen thưởng; Xử lý vi phạm và bồi thường thiệt hại; Trách nhiệm thực hiện bồi thường trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; Nguyên tắc xử lý trách nhiệm bồi thường thiệt hại; Xác định giá trị thiệt hại và số tiền bồi thường thiệt hại; Thẩm quyền ra quyết định về bồi thường thiệt hại; Hiệu lực thi hành.
Như vậy, có thể nói, thông qua việc pháp điển này và đây cũng là lần đầu tiên toàn bộ hệ thống các quy phạm pháp luật quy định về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đang còn hiệu lực được thống kê, tập hợp, sắp xếp vào một chỗ giúp các cơ quan nhà nước, các tổ chức, cá nhân dễ dàng tìm kiếm, tra cứu cũng như bảo đảm tính công khai, minh bạch của hệ thống pháp luật và góp phần nâng cao sự tin tưởng của người dân vào hệ thống pháp luật.
Nguyễn Duy Thắng - Trưởng phòng Phòng Pháp điển hệ thống QPPL
Chung nhan Tin Nhiem Mang