Hệ thống các quy phạm pháp luật đang còn hiệu lực về hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam và hoạt động đầu tư kinh doanh từ Việt Nam ra nước ngoài
Sign In

Nghiên cứu trao đổi

Hệ thống các quy phạm pháp luật đang còn hiệu lực về hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam và hoạt động đầu tư kinh doanh từ Việt Nam ra nước ngoài

Triển khai thực hiện công tác pháp điển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp với các bộ, ngành liên quan pháp điển xong đề mục “Đầu tư”. Đến nay, đề mục này đã được thẩm định, ký xác thực, đóng dấu theo quy định và chuẩn bị trình Chính phủ thông qua.
Theo đó, đề mục này được pháp điển từ 13 văn bản quy phạm pháp luật có nội dung thuộc đề mục gồm: Luật Đầu tư 2014; Nghị định 83/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định về đầu tư ra nước ngoài; Nghị định 84/2015/NĐ-CP của Chính phủ về giám sát và đánh giá đầu tư; Nghị định 118/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư; Nghị định 135/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định về đầu tư gián tiếp ra nước ngoài; Thông tư 56/2014/TT-BCT của Chính phủ quy định phương pháp xác định giá phát điện, trình tự kiểm tra hợp đồng mua bán điện; Thông tư 51/2015/TT-BCT của Bộ trưởng Bộ Công Thương sSửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 30/2014/TT-BCT ngày 02 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định vận hành thị trường phát điện cạnh tranh và Thông tư số 56/2014/TT-BCT ngày 29 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định phương pháp xác định giá phát điện, trình tự kiểm tra hợp đồng mua bán điện; Thông tư 09/2015/TT-BKHĐT của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành mẫu văn bản thực hiện thủ tục đầu tư ra nước ngoài; Thông tư 16/2015/TT-BKHĐT của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Quy định biểu mẫu thực hiện thủ tục đầu tư và báo cáo hoạt động đầu tư tại Việt Nam; Thông tư 09/2016/TT-BTTTT của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chi tiết danh mục, đối tượng thụ hưởng, phạm vi, chất lượng, giá cước, khung giá cước sử dụng và mức hỗ trợ cung cấp dịch vụ viễn thông công ích đến năm 2020; Thông tư 83/2016/TT-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện ưu đãi đầu tư theo quy định của Luật đầu tư và Nghị định số 118/2015/NĐ-CP ngày 12/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đầu tư; Thông tư 10/2016/TT-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Hướng dẫn một số nội dung quy định tại Nghị định số 135/2015/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Chính phủ quy định về đầu tư gián tiếp ra nước ngoài; Thông tư 105/2016/TT-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn hoạt động đầu tư gián tiếp ra nước ngoài của tổ chức kinh doanh chứng khoán, quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán và doanh nghỉệp kinh doanh bảo hiểm; Thông tư 09/2016/TT-BKHĐT của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn về công tác theo dõi, kiểm tra và đánh giá đầu tư  đối với hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. (Ngoài 13 văn bản nêu trên còn có nhiều văn bản điều chỉnh các quan hệ xã hội trong lĩnh vực đầu tư cụ thể được pháp điển vào các đề mục khác. Các quy định về đầu tư cụ thể này tuy không được pháp điển vào đề mục Đầu tư nhưng theo quy định về kỹ thuật pháp điển thì các quy định có liên quan đến nhau sẽ được thực hiện chỉ dẫn giúp cá nhân, tổ chức thuận tiện trong tra cứu, tìm kiếm các quy định của pháp luật).
Về cấu trúc đề mục: Đề mục này có cấu trúc 07 chương gồm: Quy định chung; Bảo đảm đầu tư; Ưu đãi hỗ trợ đầu tư; Hoạt động đầu tư tại Việt Nam; Hoạt động đầu tư ra nước ngoài; Quản lý nhà nước về đầu tư; Tổ chức thực hiện. Trong đó, các nội dung cơ bản trong mỗi Chương của đề mục “Đầu tư” như sau:
- Chương I gồm 40 điều quy định về các nội dung cơ bản như: Phạm vi điều chỉnh, Đối tượng áp dụng; Giải thích từ ngữ; Áp dụng Luật đầu tư, các luật có liên quan và điều ước quốc tế; Trách nhiệm thực hiện dự án đầu tư; Áp dụng pháp luật liên quan, điều ước quốc tế, pháp luật nước ngoài, tập quán quốc tế; Chính sách về đầu tư kinh doanh; Ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh; Thực hiện quy định về ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh; Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện; Thực hiện quy định về ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và điều kiện đầu tư kinh doanh; Công bố điều kiện đầu tư kinh doanh;. Công bố điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài; Đề xuất sửa đổi, bổ sung ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và điều kiện đầu tư kinh doanh; Rà soát, đánh giá tình hình thực hiện quy định về ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện; Sửa đổi, bổ sung ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh, Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.
- Chương II gồm 07 điều quy định về các nội dung cơ bản về bảo đảm đầu tư như: Bảo đảm quyền sở hữu tài sản; Bảo đảm hoạt động đầu tư kinh doanh; Bảo đảm chuyển tài sản của nhà đầu tư nước ngoài ra nước ngoài; Bảo lãnh của Chính phủ đối với một số dự án quan trọng; Bảo đảm đầu tư kinh doanh trong trường hợp thay đổi pháp luật; Giải quyết tranh chấp trong hoạt động đầu tư kinh doanh.
- Chương III gồm 02 Mục, 15 điều quy định về các nội dung cơ bản về ưu đãi hỗ trợ đầu tư như: Mục 1 về ưu đã đầu tư: Hình thức và đối tượng áp dụng ưu đãi đầu tư; Đối tượng và nguyên tắc áp dụng ưu đãi đầu tư; Hướng dẫn thực hiện ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp; Hướng dẫn về ưu đãi thuế nhập khẩu; Hướng dẫn về ưu đãi thuế sử dụng đất phi nông nghiệp; Ngành, nghề ưu đãi đầu tư và địa bàn ưu đãi đầu tư; Thủ tục áp dụng ưu đãi đầu tư; Thủ tục áp dụng ưu đãi đầu tư; Mở rộng ưu đãi đầu tư. Mục 2 về hỗ trợ đầu tư: Hình thức hỗ trợ đầu tư; Hỗ trợ phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế; Hỗ trợ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất; Hỗ trợ đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội khu kinh tế, khu công nghệ cao; Đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp, khu chế xuất; Phát triển nhà ở và công trình dịch vụ, tiện ích công cộng cho người lao động trong khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế.
- Chương IV gồm 5 Mục, 60 điều quy định về các nội dung cơ bản về hoạt động đầu tư tại Việt Nam. Trong đó: Mục 1 về hình thức đầu tư: Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế; Trình tự thực hiện dự án đầu tư; Thành lập tổ chức kinh tế của nhà đầu tư nước ngoài; Thực hiện hoạt động đầu tư của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài; Thực hiện quy định về điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài; Áp dụng điều kiện và thủ tục đầu tư đối với nhà đầu tư là công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài; Thực hiện dự án đầu tư và hoạt động đầu tư kinh doanh của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài; Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế; Hình thức và điều kiện góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế; Thủ tục đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp; Thủ tục đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài; Đầu tư theo hình thức hợp đồng PPP; Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC; Nội dung hợp đồng BCC. Mục 2 về thủ tục quyết định chủ trương đầu tư: Thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội; Thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ; Thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Hồ sơ, trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Ngôn ngữ sử dụng trong hồ sơ đăng ký đầu tư; Nguyên tắc thực hiện thủ tục đầu tư; Thủ tục lấy ý kiến thẩm định dự án đầu tư thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư; Thủ tục quyết định chủ trương đầu tư đối với dự án không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; Thủ tục điều chỉnh quyết định chủ trương đầu tư đối với dự án đầu tư không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; Biểu mẫu thực hiện thủ tục đầu tư và báo cáo hoạt động đầu tư; Hồ sơ, trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ; Hồ sơ, trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội.  Mục 3 về thủ tục cấp, điều chỉnh và thu hồi giấy chứng nhận đăng ký đầu tư: Trường hợp thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; Cơ chế phối hợp giải quyết thủ tục đầu tư và thủ tục đăng ký doanh nghiệp của nhà đầu tư nước ngoài; Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư không thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư; Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ; Thủ tục nộp, cấp lại và hiệu đính thông tin trên Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; Thẩm quyền cấp, điều chỉnh và thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; Thẩm quyền tiếp nhận, cấp, điều chỉnh và thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; Nội dung Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; Điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; Xử lý hồ sơ không chính xác, giả mạo; Thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư không thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư; Thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ; Thủ tục thay đổi nhà đầu tư trong trường hợp chuyển nhượng dự án đầu tư; Thủ tục điều chỉnh dự án đầu tư trong trường hợp chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình tổ chức kinh tế; Thủ tục điều chỉnh dự án đầu tư theo bản án, quyết định của tòa án, trọng tài; Thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Mục 4 về triển khai thực hiện dự án đầu tư: Bảo đảm thực hiện dự án đầu tư; Bảo đảm thực hiện dự án đầu tư; Thời hạn hoạt động của dự án đầu tư; Giám định máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ; Chuyển nhượng dự án đầu tư; Giãn tiến độ đầu tư; Tạm ngừng, ngừng hoạt động của dự án đầu tư; Chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư; Điều kiện, thủ tục chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư và thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; Chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư trong trường hợp Cơ quan đăng ký đầu tư không liên lạc được với nhà đầu tư; Chấm dứt hiệu lực của văn bản quyết định chủ trương đầu tư; Thành lập văn phòng điều hành của nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng BCC; Chấm dứt hoạt động văn phòng điều hành của nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng BCC. Mục 5 về hoạt động của nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế và hoạt động của nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế.
- Chương V gồm 5 Mục, 122 điều quy định về các nội dung cơ bản về hoạt động đầu tư ra nước ngoài. Trong đó: Mục 1 về những quy định chung trong hoạt động đầu tư ra nước ngoài: Nguyên tắc thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài; Quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư trong trường hợp đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại dự án đầu tư ở nước ngoài; Hình thức đầu tư ra nước ngoài; Nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài; Đầu tư ra nước ngoài có sử dụng vốn nhà nước. Mục 2 về thủ tục quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài: Thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài; Hồ sơ, trình tự, thủ tục Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài; Ngôn ngữ sử dụng trong hồ sơ đầu tư ra nước ngoài; Địa điểm thực hiện dự án đầu tư; Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài đối với dự án thuộc diện Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài; Mẫu văn bản thực hiện thủ tục đầu tư ra nước ngoài; Trình tự, thủ tục Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài; Hồ sơ, trình tự, thủ tục Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài; Dự án đầu tư ra nước ngoài thuộc diện Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư. Mục 3 về thủ tục cấp, điều chỉnh và chấm dứt hiệu lực của giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài: Thẩm quyền quyết định đầu tư ra nước ngoài; Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài; Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài; Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài; Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài; Cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài; Hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài trong trường hợp giả mạo hồ sơ; Nội dung Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài; Mã số dự án đầu tư ra nước ngoài; Mã số dự án đầu tư; Điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài; Hồ sơ đề nghị điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài đối với dự án thuộc diện Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài; Trình tự, thủ tục Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương điều chỉnh dự án đầu tư ra nước ngoài; Hồ sơ đề nghị điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài; Trình tự, thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài; Cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài thông qua Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài; Chấm dứt dự án đầu tư ra nước ngoài; Thanh lý dự án đầu tư ra nước ngoài; Chấm dứt dự án đầu tư ra nước ngoài. Mục 4 về triển khai hoạt động đầu tư ở nước ngoài: Mở tài khoản vốn đầu tư ra nước ngoài; Chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài; Vốn đầu tư ra nước ngoài; Chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài; Nghĩa vụ tài chính; Chuyển lợi nhuận về nước; Sử dụng lợi nhuận để đầu tư ở nước ngoài. Mục 5 về đầu tư gián tiếp ra nước ngoài: Áp dụng pháp luật liên quan, điều ước quốc tế, pháp luật nước ngoài, tập quán quốc tế; Đầu tư gián tiếp ra nước ngoài của cá nhân; Phương thức đầu tư gián tiếp ra nước ngoài; Hình thức đầu tư gián tiếp ở nước ngoài; Công cụ đầu tư; Các trường hợp đầu tư khác; Nguồn vốn để đầu tư gián tiếp ra nước ngoài; Mở tài khoản để tự doanh đầu tư gián tiếp ra nước ngoài và nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài; Chuyển vốn đầu tư gián tiếp ra nước ngoài, chuyển vốn, lợi nhuận và nguồn thu hợp pháp từ hoạt động đầu tư gián tiếp ở nước ngoài về Việt Nam; Đối tượng được phép tự doanh đầu tư gián tiếp ra nước ngoài; Điều kiện để chấp thuận cho phép tự doanh đầu tư gián tiếp ra nước ngoài, cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư gián tiếp ra nước ngoài; Thẩm quyền, trình tự, thủ tục cấp, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký đầu tư gián tiếp ra nước ngoài, văn bản chấp thuận cho phép đầu tư gián tiếp ra nước ngoài; Tỷ lệ đầu tư an toàn; Đăng ký hạn mức tự doanh; Đối tượng được phép ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài; Nguyên tắc ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài; Điều kiện để ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài; Đối tượng được phép nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài; Nguyên tắc nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài; Điều kiện để được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài; Thẩm quyền, trình tự, thủ tục cấp, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài; Đăng ký hạn mức nhận ủy thác; Tổng hạn mức đầu tư gián tiếp ra nước ngoài hàng năm; Thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ; Trách nhiệm của các Bộ, ngành, nhà đầu tư trong hoạt động đầu tư gián tiếp tra nước ngoài.
- Chương VI gồm 92 điều quy định về quản lý nhà nước về đầu tư như: Trách nhiệm quản lý nhà nước về đầu tư của các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Nội dung quản lý nhà nước về đầu tư; Nguyên tắc quản lý nhà nước đối với hoạt động xúc tiến đầu tư; Giám sát, đánh giá đầu tư; Thanh tra, kiểm tra, giám sát, đánh giá; Trách nhiệm giám sát dự án; Nội dung giám sát của nhà đầu tư; Nội dung giám sát của cơ quan đăng ký đầu tư; Nội dung giám sát của cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư; Trách nhiệm giám sát dự án đầu tư ra nước ngoài; Nội dung giám sát của nhà đầu tư; Nội dung giám sát của cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư; Nội dung giám sát của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành; Đánh giá dự án đầu tư ra nước ngoài; Trách nhiệm giám sát và đánh giá tổng thể đầu tư; Nội dung theo dõi tổng thể đầu tư; Nội dung kiểm tra tổng thể đầu tư; Nội dung đánh giá tổng thể đầu tư; Chi phí và nguồn vốn thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư; Quản lý, sử dụng chi phí giám sát, đánh giá đầu tư; Điều kiện năng lực của cá nhân thực hiện tư vấn đánh giá dự án đầu tư; Điều kiện năng lực của chủ trì thực hiện tư vấn đánh giá dự án đầu tư; Điều kiện năng lực của tổ chức thực hiện tư vấn đánh giá dự án đầu tư; Điều kiện năng lực của cơ sở đào tạo đánh giá dự án đầu tư; Trách nhiệm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong công tác giám sát và đánh giá đầu tư; Trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ trong công tác giám sát và đánh giá đầu tư; Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong công tác giám sát và đánh giá đầu tư; Trách nhiệm của cơ quan đăng ký đầu tư trong công tác giám sát và đánh giá đầu tư; Trách nhiệm của chủ chương trình, chủ đầu tư, chủ sử dụng, nhà đầu tư trong giám sát và đánh giá chương trình, dự án đầu tư; Cách thức, trình tự thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư; Chế độ báo cáo về giám sát, đánh giá đầu tư; Thời hạn báo cáo và nội dung báo cáo về giám sát, đánh giá đầu tư; Xử lý kết quả giám sát, đánh giá đầu tư; Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư; Trách nhiệm công bố và cung cấp thông tin về dự án đầu tư; Thực hiện thủ tục đầu tư trên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài; Nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan quản lý nhà nước trong quản lý, vận hành Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư; Chế độ báo cáo hoạt động đầu tư tại Việt Nam.
- Chương VII gồm 32 điều quy định về các nội dung cơ bản về xử lý vi phạm và giải quyết tranh chấp, tổ chức thực hiện, hiệu lực thi hành: Xử lý vi phạm và giải quyết tranh chấp; Xử lý vi phạm trong giám sát và đánh giá đầu tư; Quy định đối với doanh nghiệp hoạt động theo Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư (đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh); Đổi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Điều chỉnh dự án đầu tư thực hiện trước ngày Luật Đầu tư có hiệu lực thi hành; Thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh tại Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư (đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh); Quy định đối với nhà đầu tư cam kết chuyển giao không bồi hoàn tài sản cho Nhà nước Việt Nam; Chấm dứt hoạt động, tổ chức lại, giải thể doanh nghiệp hoạt động theo Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư (đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh); Điều khoản chuyển tiếp; Tổ chức thực hiện và hiệu lực thi hành của các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực doang nghiệp.
 Như vậy, có thể nói, thông qua việc pháp điển này và đây cũng là lần đầu tiên toàn bộ hệ thống các quy phạm pháp luật quy định về hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam và hoạt động đầu tư kinh doanh từ Việt Nam ra nước ngoài đang còn hiệu lực được thống kê, tập hợp, sắp xếp vào một chỗ giúp các cơ quan nhà nước, các tổ chức, cá nhân dễ dàng tìm kiếm, tra cứu cũng như bảo đảm tính công khai, minh bạch của hệ thống pháp luật và góp phần nâng cao sự tin tưởng của người dân vào hệ thống pháp luật.
Nguyễn Duy Thắng - Trưởng phòng Phòng Pháp điển và hợp nhất VBQPPL
Chung nhan Tin Nhiem Mang