Hệ thống các quy phạm pháp luật đang còn hiệu lực từ kết quả pháp điển Đề mục Lao động
Sign In

Nghiên cứu trao đổi

Hệ thống các quy phạm pháp luật đang còn hiệu lực từ kết quả pháp điển Đề mục Lao động

Triển khai thực hiện công tác pháp điển, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã chủ trì thực hiện pháp điển Đề mục Lao động (Đề mục 2 Chủ đề số 20. Lao động). Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan hoàn thành việc thực hiện pháp điển đối với Đề mục Lao động. Đề mục này đã được Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội tổ chức họp thẩm định và  đã thực hiện chỉnh lý, hoàn thiện kết quả pháp điển Đề mục Lao động, ký xác thực theo quy định để gửi hồ sơ kết quả pháp điển Đề mục đến Bộ Tư pháp (qua Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật) tổng hợp, trình Chính phủ xem xét thông qua trong thời gian tới.
Đề mục Lao động có cấu trúc được xác định theo Luật Lao động số 45/2019/QH14 ngày 20/11/2019 của Quốc hội và không có sự thay đổi so với cấu trúc của Luật (Luật này gồm 17 chương với 220 điều).
Theo đó, đề mục Lao động được pháp điển bởi các quy phạm pháp luật đang còn hiệu lực của 10 văn bản quy phạm pháp luật và ngoài ra, có một số văn bản nghị định, thông tư được sửa đổi, bổ sung. Cụ thể: Văn bản có giá trị pháp lý cao nhất là Luật Lao động số 45/2019/QH14 ngày 20/11/2019. Các văn bản khác thuộc đề mục bao gồm: Nghị định 135/2020/NĐ-CP Quy định về tuổi nghỉ hưu; Nghị định 145/2020/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động; Nghị định 152/2020/NĐ-CP Quy định về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam; Nghị định 38/2022/NĐ-CP Quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động; Thông tư 09/2020/TT-BLĐTBXH Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động chưa thành niên; Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều, khoản sau đây của Bộ luật Lao động về nội dung của Hợp đồng lao động, hội đồng thương lượng tập thể và nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản, nuôi con; Thông tư 04/2021/TT-BCT Thông tư quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động làm các công việc trong hầm lò; Thông tư 18/2021/TT-BLĐTBXH Quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động làm các công việc sản xuất có tính thời vụ, công việc gia công theo đơn đặt hàng; Thông tư 19/2021/TT-BLĐTBXH Ban hành Danh mục vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn làm cơ sở xác định các trường hợp có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường.
Trên cơ sở đó, các nội dung cơ bản trong mỗi chương của Đề mục Lao động do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội chủ trì thực hiện pháp điển như sau:
- Chương I là những quy định chung, như: Phạm vi điều chỉnh; Đối tượng áp dụng; Giải thích từ ngữ; Chính sách của Nhà nước về lao động; Quyền và nghĩa vụ của người lao động; Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động; Xây dựng quan hệ lao động; Các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực lao động.
- Chương II là những quy định về việc làm, tuyển dụng và quản lý lao động, cụ thể như: Việc làm, giải quyết việc làm; Quyền làm việc của người lao động; Tuyển dụng lao động; Trách nhiệm quản lý lao động của người sử dụng lao động; Sổ quản lý lao động; Báo cáo sử dụng lao động.
- Chương III là những quy định về hợp đồng lao động bao gồm 5 mục. Mục 1 là về giao kết hợp đồng, cụ thể như: Hợp đồng lao động; Hình thức hợp đồng lao động; Nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động; Nghĩa vụ cung cấp thông tin khi giao kết hợp đồng lao động; Hành vi người sử dụng lao động không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động; Thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động; Giao kết nhiều hợp đồng lao động; Loại hợp đồng lao động; Nội dung hợp đồng lao động; Nội dung hợp đồng lao động đối với người lao động được thuê làm giám đốc trong doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ hoặc Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết; Nội dung hợp đồng lao động đối với người lao động được thuê làm giám đốc trong doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ từ 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết trở xuống; Nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động; Bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ; Nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp; Phụ lục hợp đồng lao động; Hiệu lực của hợp đồng lao động; Thử việc; Thời gian thử việc; Tiền lương thử việc; Kết thúc thời gian thử việc. Mục 2 là về thực hiện hợp đồng lao động, bao gồm: Thực hiện công việc theo hợp đồng lao động; Chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động; Tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động; Nhận lại người lao động hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động; Làm việc không trọn thời gian; Sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động. Mục 3 là về chấm dứt hợp đồng lao động, cụ thể: Các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động; Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động; Thời hạn báo trước khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù; Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động; Trường hợp người sử dụng lao động không được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động; Hủy bỏ việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động; Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật; Nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật; Nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật; Nghĩa vụ của người sử dụng lao động trong trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế; Nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã; Phương án sử dụng lao động; Thông báo chấm dứt hợp đồng lao động; Trợ cấp thôi việc; Trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm; Trợ cấp mất việc làm; Trách nhiệm khi chấm dứt hợp đồng lao động. Mục 4 là về hợp đồng lao động vô hiệu, bao gồm: Hợp đồng lao động vô hiệu; Thẩm quyền tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu; Xử lý hợp đồng lao động vô hiệu; Xử lý hợp đồng lao động vô hiệu từng phần; Xử lý hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ do người giao kết không đúng thẩm quyền hoặc vi phạm nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động; Xử lý hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ do toàn bộ nội dung của hợp đồng lao động vi phạm pháp luật hoặc công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động là công việc mà pháp luật cấm. Mục 5 về cho thuê lại lao động có những phần sau: Cho thuê lại lao động; Nguyên tắc hoạt động cho thuê lại lao động; Doanh nghiệp cho thuê lại lao động; Doanh nghiệp cho thuê lại lao động; Bên thuê lại lao động; Người lao động thuê lại; Ký quỹ và sử dụng tiền ký quỹ; Nộp tiền ký quỹ; Quản lý tiền ký quỹ; Rút tiền ký quỹ; Trích tiền ký quỹ khi doanh nghiệp cho thuê lại không thực hiện nghĩa vụ đối với người lao động thuê lại; Nộp bổ sung tiền ký quỹ; Điều kiện cấp giấy phép; Thẩm quyền cấp, gia hạn, cấp lại, thu hồi giấy phép; Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động; Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép; Trình tự, thủ tục cấp giấy phép; Gia hạn giấy phép; Cấp lại giấy phép; Thu hồi giấy phép; Trách nhiệm của doanh nghiệp cho thuê lại trong trường hợp bị thu hồi giấy phép hoặc không được gia hạn, cấp lại giấy phép; Danh mục công việc được thực hiện cho thuê lại lao động; Trách nhiệm của doanh nghiệp cho thuê lại; Trách nhiệm của ngân hàng nhận ký quỹ; Trách nhiệm của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; Trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Trách nhiệm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Hợp đồng cho thuê lại lao động; Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp cho thuê lại lao động; Quyền và nghĩa vụ của bên thuê lại lao động; Quyền và nghĩa vụ của người lao động thuê lại.
- Chương IV là những quy định về giáo dục nghề nghiệp và phát triển kỹ năng nghề, bao gồm: Đào tạo nghề nghiệp và phát triển kỹ năng nghề; Trách nhiệm của người sử dụng lao động về đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề; Học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động; Hợp đồng đào tạo nghề giữa người sử dụng lao động, người lao động và chi phí đào tạo nghề.
- Chương V là những quy định về đối thoại tại nơi làm việc, thương lượng tập thể, thỏa ước lao động tập thể, bao gồm 3 mục. Mục 1 là những quy định về đối thoại tại nơi làm việc, cụ thể như: Tổ chức đối thoại tại nơi làm việc; Trách nhiệm tổ chức đối thoại tại nơi làm việc; Số lượng, thành phần tham gia đối thoại; Tổ chức đối thoại định kỳ tại nơi làm việc; Tổ chức đối thoại khi có yêu cầu của một hoặc các bên; Tổ chức đối thoại khi có vụ việc; Nguyên tắc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc; Nội dung, hình thức người sử dụng lao động phải công khai; Nội dung, hình thức người lao động được tham gia ý kiến; Nội dung, hình thức người lao động được quyết định; Nội dung, hình thức người lao động được kiểm tra, giám sát; Hội nghị người lao động; Trách nhiệm ban hành quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc; Nội dung đối thoại tại nơi làm việc. Mục 2 là những quy định về thương lượng tập thể, bao gồm: Thương lượng tập thể; Nguyên tắc thương lượng tập thể; Nội dung thương lượng tập thể; Quyền thương lượng tập thể của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở trong doanh nghiệp; Đại diện thương lượng tập thể tại doanh nghiệp; Quy trình thương lượng tập thể tại doanh nghiệp; Thương lượng tập thể không thành; Thương lượng tập thể ngành, thương lượng tập thể có nhiều doanh nghiệp tham gia; Thương lượng tập thể có nhiều doanh nghiệp tham gia thông qua Hội đồng thương lượng tập thể; Thành lập Hội đồng thương lượng tập thể; Chức năng của Hội đồng thương lượng tập thể; Nhiệm vụ của Hội đồng thương lượng tập thể; Hoạt động của Hội đồng thương lượng tập thể; Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong thương lượng tập thể. Mục 3 về thỏa ước lao động tập thể, bao gồm: Thỏa ước lao động tập thể; Lấy ý kiến và ký kết thỏa ước lao động tập thể; Gửi thỏa ước lao động tập thể; Hiệu lực và thời hạn của thỏa ước lao động tập thể; Thực hiện thỏa ước lao động tập thể tại doanh nghiệp; Thực hiện thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp trong trường hợp chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp; Quan hệ giữa thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp, thỏa ước lao động tập thể ngành và thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp; Sửa đổi, bổ sung thỏa ước lao động tập thể; Thỏa ước lao động tập thể hết hạn; Mở rộng phạm vi áp dụng của thỏa ước lao động tập thể ngành hoặc thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp; Gia nhập và rút khỏi thỏa ước lao động tập thể ngành hoặc thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp; Thỏa ước lao động tập thể vô hiệu; Thẩm quyền tuyên bố thỏa ước lao động tập thể vô hiệu; Xử lý thỏa ước lao động tập thể vô hiệu; Chi phí thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể.
- Chương VI là những quy định về tiền lương, cụ thể gồm các nội dung: Tiền lương; Mức lương tối thiểu; Áp dụng mức lương tối thiểu; Hội đồng tiền lương quốc gia; Chức năng của Hội đồng tiền lương quốc gia; Nhiệm vụ của Hội đồng tiền lương quốc gia; Cơ cấu tổ chức của Hội đồng tiền lương quốc gia; Hoạt động của Hội đồng tiền lương quốc gia; Trách nhiệm thực hiện về thành lập và hoạt động của Hội đồng tiền lương quốc gia; Xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động; Nguyên tắc trả lương; Trả lương; Hình thức trả lương; Kỳ hạn trả lương; Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm; Tiền lương làm thêm giờ; Tiền lương làm việc vào ban đêm; Tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm; Tiền lương ngừng việc; Trả lương thông qua người cai thầu; Tạm ứng tiền lương; Khấu trừ tiền lương; Chế độ nâng lương, nâng bậc, phụ cấp, trợ cấp; Thưởng.
- Chương VII là những quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, bao gồm 3 mục. Mục 1 về thời giờ làm việc bao gồm: Thời giờ làm việc bình thường; Thời giờ được tính vào thời giờ làm việc được hưởng lương; Ca làm việc và tổ chức làm việc theo ca; Nghỉ trong giờ làm việc; Giờ làm việc ban đêm; Làm thêm giờ; Sự đồng ý của người lao động khi làm thêm giờ; Giới hạn số giờ làm thêm; Các trường hợp được tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm; Thông báo về việc tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm; Làm thêm giờ trong trường hợp đặc biệt. Mục 2 về thời giờ nghỉ ngơi bao gồm: Nghỉ trong giờ làm việc; Nghỉ chuyển ca; Nghỉ hằng tuần; Nghỉ lễ, tết; Nghỉ hằng năm; Thời gian được coi là thời gian làm việc để tính số ngày nghỉ hằng năm của người lao động; Cách tính ngày nghỉ hằng năm trong một số trường hợp đặc biệt; Tiền tàu xe, tiền lương trong thời gian đi đường, tiền lương ngày nghỉ hằng năm và các ngày nghỉ có hưởng lương khác; Ngày nghỉ hằng năm tăng thêm theo thâm niên làm việc; Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương. Mục 3 là về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người làm công việc có tinh chất đặc biệt, cụ thể như: Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người làm công việc có tính chất đặc biệt; Một số công việc có tính chất đặc biệt về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; Thời giờ làm việc; Làm thêm giờ; Nghỉ trong giờ làm việc; Nghỉ chuyển ca; Nghỉ hằng tuần; Nghỉ lễ, tết; Nghỉ hàng năm; Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương; Trách nhiệm của người sử dụng lao động; Quỹ thời giờ làm việc tiêu chuẩn trong năm; Lập kế hoạch xác định số giờ làm việc tiêu chuẩn hằng ngày; Nguyên tắc sử dụng quỹ thời giờ làm việc tiêu chuẩn; Giới hạn giờ làm việc tiêu chuẩn hằng ngày và giờ làm thêm; Thời giờ nghỉ ngơi; Trách nhiệm của người sử dụng lao động; Trách nhiệm của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Chương VIII là những quy định về kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất, bao gồm 2 mục. Mục 1 về kỷ luật lao động, bao gồm: Kỷ luật lao động; Nội quy lao động; Đăng ký nội quy lao động; Hồ sơ đăng ký nội quy lao động; Hiệu lực của nội quy lao động; Nguyên tắc, trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao động; Trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao động; Thời hiệu xử lý kỷ luật lao động; Hình thức xử lý kỷ luật lao động; Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải; Xóa kỷ luật, giảm thời hạn chấp hành kỷ luật lao động; Các hành vi bị nghiêm cấm khi xử lý kỷ luật lao động; Tạm đình chỉ công việc. Mục 2 là những quy định về trách nhiệm vật chất, bao gồm: Bồi thường thiệt hại; Xử lý bồi thường thiệt hại; Trình tự, thủ tục xử lý bồi thường thiệt hại; Thời hiệu xử lý bồi thường thiệt hại; Khiếu nại về kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất; Khiếu nại về kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất.
- Chương IX là những quy định về an toàn, vệ sinh lao động, cụ thể như: Tuân thủ pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động; Chương trình an toàn, vệ sinh lao động; Bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc.
Chương X là những quy định riêng đối với lao động nữ và bảo đảm bình đẳng giới, cụ thể là: Chính sách của Nhà nước; Người sử dụng lao động có sử dụng nhiều lao động nữ; Nơi có nhiều lao động; Phòng vắt, trữ sữa mẹ; Nhà trẻ, lớp mẫu giáo; Quyền làm việc bình đẳng của người lao động, thực hiện các biện pháp bảo đảm bình đẳng giới; Tăng cường phúc lợi và cải thiện điều kiện làm việc; Chăm sóc sức khỏe đối với lao động nữ; Tổ chức nhà trẻ, lớp mẫu giáo ở nơi có nhiều lao động; Giúp đỡ, hỗ trợ của người sử dụng lao động về chi phí gửi trẻ, mẫu giáo cho người lao động; Chính sách hỗ trợ người sử dụng lao động; Quấy rối tình dục tại nơi làm việc; Quy định của người sử dụng lao động về phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc; Trách nhiệm, nghĩa vụ phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc; Tổ chức thực hiện chính sách đối với lao động nữ và bảo đảm bình đẳng giới; Trách nhiệm của người sử dụng lao động; Bảo vệ thai sản; Quyền đơn phương chấm dứt, tạm hoãn hợp đồng lao động của lao động nữ mang thai; Nghỉ thai sản; Bảo đảm việc làm cho lao động nghỉ thai sản; Trợ cấp trong thời gian chăm sóc con ốm đau, thai sản và thực hiện các biện pháp tránh thai; Nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con; Danh mục nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con; Trách nhiệm của người sử dụng lao động và người lao động trong việc thực hiện danh mục nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con.
- Chương XI là những quy định riêng đối với lao động chưa thành niên và một số lao động khác gồm 6 mục. Mục 1 là những quy định đối với lao động chưa thành niên, cụ thể là: Lao động chưa thành niên; Danh mục công việc nhẹ người từ đủ 13 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi được làm; Nguyên tắc sử dụng lao động chưa thành niên; Sử dụng người chưa đủ 15 tuổi làm việc; Điều kiện sử dụng người chưa đủ 15 tuổi làm việc; Giao kết hợp đồng lao động để sử dụng người chưa đủ 15 tuổi làm việc; Thẩm quyền đồng ý việc sử dụng người chưa đủ 13 tuổi làm việc; Hồ sơ đề nghị việc sử dụng người chưa đủ 13 tuổi làm việc; Trình tự, thủ tục đề nghị việc sử dụng người chưa đủ 13 tuổi làm việc; Thời giờ làm việc của người chưa thành niên; Danh mục nghề, công việc người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có thể được làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm; Công việc và nơi làm việc cấm sử dụng người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi; Danh mục công việc, nơi làm việc gây tổn hại đến sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách của người chưa thành niên. Mục 2 là về người lao động cao tuổi, bao gồm các quy định về: Người lao động cao tuổi; Sử dụng người lao động cao tuổi. Mục 3 là quy định về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, lao động cho các tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam, lao động là người nước ngoài tại Việt Nam như là: Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, lao động cho các tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam; Thẩm quyền tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài; Hồ Sơ đăng ký dự tuyển của người lao động Việt Nam; Trình tự, thủ tục tuyển dụng người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài; Trách nhiệm của người lao động Việt Nam khi làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài; Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam khi sử dụng người lao động Việt Nam; Trách nhiệm của tổ chức có thẩm quyền tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam; Trách nhiệm của tổ chức dịch vụ việc làm, doanh nghiệp cho thuê lại lao động; Điều kiện người lao động nước ngoài làm việc tại Việt NamĐiều kiện tuyển dụng, sử dụng người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam; Sử dụng người lao động nước ngoài; Sử dụng người lao động nước ngoài của nhà thầu; Báo cáo sử dụng người lao động nước ngoài; Trách nhiệm của người sử dụng lao động và người lao động nước ngoài; Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không thuộc diện cấp giấy phép lao động; Trường hợp người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động; Xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động; Thời hạn của giấy phép lao động; Các trường hợp giấy phép lao động hết hiệu lực; Cấp, cấp lại, gia hạn, thu hồi giấy phép lao động, giấy xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động; Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động; Thời hạn của giấy phép lao động; Trình tự cấp giấy phép lao động; Các trường hợp cấp lại giấy phép lao động; Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép lao động; Trình tự cấp lại giấy phép lao động; Thời hạn của giấy phép lao động được cấp lại; Điều kiện được gia hạn giấy phép lao động; Hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép lao động; Trình tự gia hạn giấy phép lao động; Thời hạn của giấy phép lao động được gia hạn; Các trường hợp bị thu hồi giấy phép lao động; Trình tự thu hồi giấy phép lao động. Mục 4 là những quy định về lao động là người khuyết tật, cụ thể là: Chính sách của Nhà nước đối với lao động là người khuyết tật; Sử dụng lao động là người khuyết tật; Các hành vi bị nghiêm cấm khi sử dụng lao động là người khuyết tật. Mục 5 quy định về lao động là người giúp việc gia đình, gồm các quy định sau: Lao động là người giúp việc gia đình; Lao động là người giúp việc gia đình; Một số quy định riêng đối với lao động là người giúp việc gia đình; Nghĩa vụ của người sử dụng lao động, người lao động; Trách nhiệm quản lý lao động là người giúp việc gia đình; Hợp đồng lao động đối với lao động là người giúp việc gia đình; Nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi sử dụng lao động là người giúp việc gia đình; Nghĩa vụ của lao động là người giúp việc gia đình; Các hành vi bị nghiêm cấm đối với người sử dụng lao động. Mục 6 là những quy định về một số lao động khác như Người lao động làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật, thể dục, thể thao, hàng hải, hàng không; Người lao động nhận công việc về làm tại nhà.
- Chương XII là những quy định về bảo hiểm xã hôi, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, cụ thể là: Tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; Tuổi nghỉ hưu; Thời điểm nghỉ hưu và thời điểm hưởng chế độ hưu trí; Tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường; Nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường; Danh mục vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn để làm căn cứ xác định các trường hợp có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường; Nghỉ hưu ở tuổi cao hơn tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường.
- Chương XIII là những quy định về tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, bao gồm: Quyền thành lập, gia nhập và tham gia hoạt động của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở; Công đoàn cơ sở thuộc hệ thống tổ chức Công đoàn Việt Nam; Thành lập, gia nhập tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp; Ban lãnh đạo và thành viên tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp; Điều 20.2.LQ.174. Điều lệ tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp; Các hành vi bị nghiêm cấm đối với người sử dụng lao động liên quan đến thành lập, gia nhập và hoạt động của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở; Quyền của thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở; Nghĩa vụ của người sử dụng lao động đối với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở; Quyền và nghĩa vụ của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở trong quan hệ lao động.
- Chương XIV là những quy định về giải quyết tranh chấp lao động, bao gồm 6 mục. Mục 1 là những quy định chung về giải quyết tranh chấp lao động như: Tranh chấp lao động, Nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động; Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong giải quyết tranh chấp lao động; Quyền và nghĩa vụ của hai bên trong giải quyết tranh chấp lao động; Quyền của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động; Hòa giải viên lao động; Tiêu chuẩn hòa giải viên lao động; Trình tự và thủ tục bổ nhiệm hòa giải viên lao động; Miễn nhiệm hòa giải viên lao động; Thẩm quyền, trình tự, thủ tục cử hòa giải viên lao động; Chế độ, điều kiện hoạt động của hòa giải viên lao động; Quản lý hòa giải viên lao động; Hội đồng trọng tài lao động; Tiêu chuẩn, điều kiện trọng tài viên lao động; Bổ nhiệm trọng tài viên lao động; Miễn nhiệm trọng tài viên lao động; Thành lập Hội đồng trọng tài lao động; Thành lập và hoạt động của Ban trọng tài lao động; Chế độ, điều kiện hoạt động của trọng tài viên lao động, Hội đồng trọng tài lao động; Quản lý nhà nước đối với trọng tài viên lao động, Hội đồng trọng tài lao động; Cấm hành động đơn phương trong khi tranh chấp lao động đang được giải quyết. Mục 2 là những quy định về thẩm quyền và trình tự giải quyết tranh chấp lao động cá nhân, bao gồm: Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân; Trình tự, thủ tục hòa giải tranh chấp lao động cá nhân của hòa giải viên lao động; Giải quyết tranh chấp lao động cá nhân của Hội đồng trọng tài lao động; Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân. Mục 3 là những quy định về thẩm quyền và trình tự giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền, cụ thể là: Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền; Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền; Giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền của Hội đồng trọng tài lao động; Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền. Mục 4 là những quy định về thẩm quyền và trinh tự giải quyết lao động tập thể về lợi ích, cụ thể như: Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích; Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích; Giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích của Hội đồng trọng tài lao động. Mục 5 là những quy định về đình công, cụ thể là: Đình công; Trường hợp người lao động có quyền đình công; Trình tự đình công; Lấy ý kiến về đình công; Quyết định đình công và thông báo thời điểm bắt đầu đình công; Quyền của các bên trước và trong quá trình đình công; Trường hợp đình công bất hợp pháp; Thông báo quyết định đóng cửa tạm thời nơi làm việc; Trường hợp cấm đóng cửa tạm thời nơi làm việc; Tiền lương và các quyền lợi hợp pháp khác của người lao động trong thời gian đình công; Các hành vi bị nghiêm cấm trước, trong và sau khi đình công; Nơi sử dụng lao động không được đình công; Danh mục nơi sử dụng lao động không được đình công; Giải quyết tranh chấp lao động cá nhân, tranh chấp lao động tập thể về quyền tại nơi sử dụng lao động không được đình công; Giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích tại nơi sử dụng lao động không được đình công; Giải quyết tranh chấp liên quan đến quyền thương lượng tập thể tại nơi sử dụng lao động không được đình công; Quyết định hoãn, ngừng đình công; Các trường hợp hoãn, ngừng đình công; Trình tự, thủ tục thực hiện hoãn đình công; Trình tự, thủ tục thực hiện ngừng đình công; Giải quyết quyền lợi của người lao động khi hoãn, ngừng đình công; Quyền, trách nhiệm của người lao động khi ngừng đình công; Xử lý cuộc đình công không đúng trình tự, thủ tục.
- Chương XV là những quy định về quản lỳ nhà nước về lao động, cụ thể bao gồm: Nội dung quản lý nhà nước về lao động; Thẩm quyền quản lý nhà nước về lao động; Trách nhiệm của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; Trách nhiệm của người sử dụng lao động.
- Chương XVI là những quy đinh về thanh tra lao động, xử lý vi phạm về hợp đồng, cụ thể là: Nội dung thanh tra lao động; Thanh tra chuyên ngành về lao động; Quyền của thanh tra lao động; Xử lý vi phạm.
- Chương XVII là những quy định về điều khoản thi hành, bao gồm: Miễn, giảm thủ tục đối với trường hợp sử dụng dưới 10 lao động; Sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật có liên quan đến lao động; Hiệu lực thi hành; Quy định chuyển tiếp; Trách nhiệm hướng dẫn thi hành; Trách nhiệm thi hành; Hiệu lực và trách nhiệm thi hành; Tổ chức thực hiện./.
Chung nhan Tin Nhiem Mang