Hệ thống các quy phạm pháp luật trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm
Sign In

Nghiên cứu trao đổi

Hệ thống các quy phạm pháp luật trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm

Triển khai thực hiện công tác pháp điển, Bộ Tài chính đã phối hợp với Bộ Tư pháp và các bộ, ngành liên quan pháp điển xong đề mục “Kinh doanh bảo hiểm”. Đến nay, đề mục này đã được thẩm định, ký xác thực và đóng dấu theo quy định. Trong thời gian tới, Bộ Tư pháp sắp xếp vào chủ đề “Bảo hiểm” để trình Chính phủ thông qua.
Theo đó, đề mục Kinh doanh bảo hiểm có cấu trúc gồm 10 chương (09 chương theo Luật số 24/2000/QH10 kinh doanh bảo hiểm ngày 09/12/2000 của Quốc hội được sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 61/2010/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm ngày 24/11/2010 của Quốc hội, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2011 và 01 chương được bổ sung mới). Nội dung đề mục Kinh doanh bảo hiểm được pháp điển bởi 24 văn bản quy phạm pháp luật có nội dung thuộc đề mục gồm: Luật Kinh doanh bảo hiểm; Nghị định số 18/2005/NĐ-CP Về quy định việc thành lập, tổ chức và hoạt động của tổ chức bảo hiểm tương hỗ ngày 24/02/2005 của Chính phủ; Nghị định số 130/2006/NĐ-CP Quy định chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc ngày 08/11/2006 của Chính phủ; Nghị định số 103/2008/NĐ-CP Về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới ngày 16/09/2008 của Chính phủ; Nghị định số 102/2011/NĐ-CP Về bảo hiểm trách nhiệm trong khám bệnh, chữa bệnh ngày 14/11/2011 của Chính phủ; Nghị định số 119/2015/NĐ-CP Quy định bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng ngày 13/11/2015 của Chính phủ; Nghị định số 73/2016/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành Luật kinh doanh bảo hiểm và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm ngày 01/07/2016 của Chính phủ; Thông tư số 52/2005/TT-BTC Hướng dẫn việc thành lập, tổ chức và hoạt động của tổ chức bảo hiểm tương hỗ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp ngày 20/06/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính; Thông tư liên tịch số 35/2009/TTLT/BTC-BCA Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 103/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 9 năm 2008 về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới ngày 25/02/2009 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và Bộ trưởng Bộ Công an; Thông tư số 103/2009/TT-BTC Quy định việc quản lý, sử dụng, thanh toán và quyết toán quỹ bảo hiểm xe cơ giới ngày 25/05/2009 của Bộ trưởng Bộ Tài chính; Thông tư số 19/2010/TT-BCA Quy định về quản lý, sử dụng kinh phí đóng góp cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy từ kinh doanh bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc ngày 07/06/2010 của Bộ trưởng Bộ Công an; Thông tư số 219/2010/TT-BTC Hướng dẫn tiêu chí xác định tổ chức bảo hiểm có uy tín trong lĩnh vực hàng hải theo quy định tại Pháp lệnh Thủ tục bắt giữ tàu biển ngày 30/12/2010 của Bộ trưởng Bộ Tài chính; Thông tư số 220/2010/TT-BTC Hướng dẫn thực hiện chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc ngày 30/12/2010 của Bộ trưởng Bộ Tài chính; Thông tư số 13/2012/TT-BTC Quy định về bảo hiểm bắt buộc bảo hiểm nghề nghiệp, bảo hiểm trách nhiệm dân sự và bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường đối với tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ ngày 07/02/2012 của Bộ trưởng Bộ Tài chính; Thông tư số 135/2012/TT-BTC Hướng dẫn triển khai sản phẩm bảo hiểm liên kết đơn vị ngày 15/08/2012 của Bộ trưởng Bộ Tài chính; Thông tư số 115/2013/TT-BTC Hướng dẫn bảo hiểm hưu trí và quỹ hưu trí tự nguyện ngày 20/08/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính; Thông tư liên tịch số 214/2013/TTLT-BTC-BCA Quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 130/2006/NĐ-CP ngày 08/11/2006 và Nghị định số 46/2012/NĐ-CP ngày 22/5/2012 quy định chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc ngày 31/12/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và Bộ trưởng Bộ Công an; Thông tư số 115/2014/TT-BTC Hướng dẫn thực hiện chính sách bảo hiểm quy định tại Điều 5 Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 07 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản ngày 20/08/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính; Thông tư số 116/2014/TT-BTC Hướng dẫn một số vấn đề về tài chính đối với các doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện bảo hiểm theo quy định tại Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 07 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản ngày 20/08/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính; Thông tư số 195/2014/TT-BTC Hướng dẫn đánh giá, xếp loại doanh nghiệp bảo hiểm ngày 17/10/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính; Thông tư số 210/2015/TT-BTC Quy định sử dụng nguồn ngân sách nhà nước mua bảo hiểm trách nhiệm trong khám bệnh, chữa bệnh đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập ngày 30/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chinh; Thông tư số 22/2016/TT-BTC Quy định Quy tắc, điều khoản, biểu phí và mức trách nhiệm bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới ngày 16/02/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính; Thông tư số 329/2016/TT-BTC Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 119/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng ngày 26/12/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính; Thông tư số 50/2017/TT-BTC Hướng dẫn thi hành Nghị định số 73/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy đinh chi tiết thi hành Luật Kinh doanh bảo hiểm và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm ngày 15/05/2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Đề mục Kinh doanh bảo hiểm được pháp điển bởi các quy phạm pháp luật về Kinh doanh bảo hiểm đang còn hiệu lực điều chỉnh về tổ chức và hoạt động kinh doanh bảo hiểm, xác định quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm (không áp dụng đối với bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tiền gửi và các loại bảo hiểm khác do Nhà nước thực hiện không mang tính kinh doanh). Cụ thể:
- Chương I Đề mục gồm 66 điều quy định về các nội dung cơ bản như sau: Phạm vi điều chỉnh; đối tượng áp dụng; giải thích từ ngữ; quy định về bảo đảm của Nhà nước đối với kinh doanh bảo hiểm; hợp tác quốc tế trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm; những nguyên tắc cơ bản trong hoạt động bảo hiểm; các loại nghiệp vụ bảo hiểm; bảo hiểm bắt buộc; tái bảo hiểm; hợp tác, cạnh tranh và đấu thầu trong kinh doanh bảo hiểm; quyền tham gia các tổ chức xã hội - nghề nghiệp về kinh doanh bảo.
- Chương II gồm 80 điều quy định về các nội dung cơ bản như: quy định chung về Hợp đồng bảo hiểm; quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm; quyền và nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm; trách nhiệm cung cấp thông tin; thay đổi mức độ rủi ro được bảo hiểm; giải thích hợp đồng bảo hiểm; trách nhiệm trong trường hợp tái bảo hiểm; thời hạn yêu cầu trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường; thời hạn trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường; thời hiệu khởi kiện; hợp đồng bảo hiểm con người; số tiền bảo hiểm; căn cứ trả tiền bảo hiểm tai nạn, sức khỏe con người; thôngbáo tuổi trong bảo hiểm nhân thọ; đóng phí bảo hiểm nhân thọ; các trường hợp không trả tiền bảo hiểm; hợp đồng mua bảo hiểm tài sản; hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự.
- Chương III gồm 136 điều quy định về các nội dung cơ bản như: Điều kiện, trình tự, thủ tục cấp giấy phép thành lập và hoạt động doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm; Quy định về thành lập, hoạt động, thành viên, trách nhiệm, quyền hạn của tổ chức bảo hiểm tương hỗ; chuyển giao hợp đồng bảo hiểm; khôi phục khả năng thanh toán, giải thể, phá sản doanh nghiệp bảo hiểm.
- Chương IV gồm 39 điều quy định về các nội dung cơ bản như: Thành lập, tổ chức, hoạt động của đại lý bảo hiểm, nội dung hoạt động đại lý bảo hiểm; nguyên tắc hoạt động đại lý bảo hiểm; điều kiện hoạt động đại lý bảo hiểm; nội dung hợp đồng đại lý bảo hiểm; trách nhiệm của đại lý bảo hiểm; doanh nghiệp môi giới bảo hiểm; điều kiện thành lập doanh nghiệp môi giới bảo hiểm; hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm; nội dung hoạt động môi giới hảo hiểm; tiêu chuẩn của nhân viên môi giới bảo hiểm; những hành vi bị cấm trong hoạt động môi giới bảo hiểm; quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm; doanh thu của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm; chi phí của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm; bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp; cấp giấy phép thành lập và hoạt động của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.
- Chương V gồm 77 điều quy định về tài chính, hạch toán kế toán và báo cáo tài chính; vốn pháp định, vốn điều lệ của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm; quản lý vốn; ký quỹ, sử dụng tiền ký quỹ; dự phòng nghiệp vụ; quỹ dự trữ và Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm; thu chi tài chính; năm tài chính; dự phòng nghiệp vụ đối với bảo hiểm phi nhân thọ; thủ tục phê chuẩn việc áp dụng phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm; trích nộp Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm; quản lý Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm; nội dung chi của Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm; hạn mức chi trả của Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm; chế độ kế toán, kiểm toán;  kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ; trách nhiệm, nội dung báo cáo tài chính; công khai báo cáo tài chính.
- Chương VI gồm 33 điều quy định về các nội dung cơ bản như: Hình thức tổ chức và hoạt động, điều kiện để được cấp giấy phép thành lập và hoạt động, trình tự, thủ tục cấp giấy phép hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài; đối tượng, điều kiện, phương thức cung cấp và sử dụng dịch vụ bảo hiểm, môi giới bảo hiểm qua biên giới; trách nhiệm của đối tượng cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới; lợi nhuận của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm; phân phối lợi nhuận; phân chia thặng dư trong bảo hiểm nhân thọ; nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước; vốn, quỹ dự trữ và thu chi tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm,doanh nghiệp môi giới bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài;  khả năng thanh toán, ký quỹ, dự phòng nghiệp vụ và đầu tư vốn của doanh nghiệpbảo hiểm có vốn đầu nước ngoài; chuyển lợi nhuận, chuyển tài sản ra nước ngoài.
- Chương VII gồm 10 điều quy định về các nội dung cơ bản như: Nội dung quản lý nhà nước về kinh doanh bảo hiểm; cơ quan quản lý nhà nước; thanh tra chuyên ngành kinh doanh bảo hiểm.
- Chương VIII (chương bổ sung) gồm 226 điều quy định về bảo hiểm bắt buộc trong một số lĩnh vực như: Bảo hiểm cháy, nổ; bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới; bảo hiểm trong khám bệnh, chữa bệnh; bảo hiểm bắt buộc bảo hiểm nghề nghiệp, bảo hiể m trách nhiệm dân sự và bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường đối với tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ; chính sách bảo hiểm trong lĩnh vực thủy sản; bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư, xây dựng.
- Chương IX gồm 04 điều quy định về các nội dung: Khen thưởng; các hành vi vi phạm pháp luật về kinh doanh bảo hiểm; xử lý vi phạm; khiếu nại, khởi kiện về quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
- Chương X gồm 45 điều quy định về các nội dung cơ bản như: Quy định đối với doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, văn phòng đại diện được thành lập, hoạt động; hợp đồng bảo hiểm được giao kết trước ngày Luật này có hiệu lực; hướng dẫn thi hành; lộ trình tham gia bảo hiểm trách nhiệm trong khám bệnh, chữa bệnh; trách nhiệm thi hành, tổ chức thực hiện, hiệu lực thi hành, điều khoản chuyển tiếp.
Như vậy, có thể nói, thông qua việc pháp điển đề mục Kinh doanh bảo hiểm và đây cũng là lần đầu tiên toàn bộ hệ thống các quy phạm pháp luật quy định về kinh doanh bảo hiểm đang còn hiệu lực được thống kê, tập hợp, sắp xếp vào một chỗ giúp các cơ quan nhà nước, các tổ chức, cá nhân dễ dàng tìm kiếm, tra cứu cũng như bảo đảm tính công khai, minh bạch của hệ thống pháp luật và góp phần nâng cao sự tin tưởng của người dân vào hệ thống pháp luật. Qua đó có thể thấy hệ thống pháp luật về kinh doanh bảo hiểm đã và đang từng bước được hoàn thiện, tạo hành lang pháp lý vững chắc cho các doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động kinh doanh. Hệ thống pháp luật chuyên ngành về bảo hiểm đã được rà soát và sửa đổi, bổ sung, nhằm thực hiện các cam kết quốc tế của Việt Nam trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm. 
Phùng Thị Hương
Chung nhan Tin Nhiem Mang