Hệ thống quy phạm pháp luật đang còn hiệu lực trong lĩnh vực Bảo vệ và kiểm dịch thực vật
Sign In

Nghiên cứu trao đổi

Hệ thống quy phạm pháp luật đang còn hiệu lực trong lĩnh vực Bảo vệ và kiểm dịch thực vật

Triển khai thực hiện Pháp lệnh pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật và Quyết định số 843/QĐ-TTg ngày 06/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Danh mục các đề mục trong mỗi chủ đề và phân công cơ quan thực hiện pháp điển theo các đề mục, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là đơn vị được giao chủ trì thực hiện pháp điển đề mục Bảo vệ và kiểm dịch thực vật (Đề mục số 1 thuộc Chủ đề số 24). Đến nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp với các bộ, ngành liên quan thực hiện pháp điển xong đề mục Bảo vệ và kiểm dịch thực vật. Theo đó, đề mục này cũng đã được thẩm định, ký xác thực và đóng dấu theo quy định. Trong thời gian tới, Bộ Tư pháp sẽ trình Chính phủ thông qua để đưa vào khai thức, sử dụng chính thức trên mạng internet.
Đề mục Bảo vệ và kiểm dịch thực vật có cấu trúc được xác định theo cấu trúc của văn bản có giá trị pháp lý cao nhất là Luật số 41/2013/QH13 ngày 25/11/2013 của Quốc hội về Bảo vệ và kiểm dịch thực vật gồm 05 chương, 77 điều. Bên cạnh đó, đề mục Bảo vệ và kiểm dịch thực vật được pháp điển từ các văn bản quy phạm pháp luật đang còn hiệu lực điều chỉnh trong lĩnh vực này, cụ thể: Nghị định số 116/2014/NĐ-CP ngày 04/12/2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật; Nghị định số 66/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định điều kiện đầu tư kinh doanh về bảo vệ và kiểm dịch thực vật; giống cây trồng; nuôi động vật rừng thông thường; chăn nuôi; thủy sản; thực phẩm; Thông tưsố 55/2009/TT-BNNPTNT ngày 28/8/2009 của Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật; Thông tư số 53/2010/TT-BTC ngày 14/4/2010 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về chế độ tài chính để thực hiện phòng, trừ bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá và bệnh lùn sọc đen hại lúa; Thông tư số 26/2010/TT-BNNPTNT ngày 27/4/2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về kiểm dịch và Bảo vệ thực vật; Thông tư số 58/2010/TT-BNNPTNT ngày 05/10/2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định biện pháp phòng, trừ bệnh lùn sọc đen hại lúa; Thông tư số 71/2010/TT-BNNPTNT ngày 10/12/2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Kiểm dịch và Bảo vệ thực vật; Thông tư số 14/2012/TT-BNNPTNT ngày 27/3/2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn hồ sơ nghiệp vụ kiểm dịch thực vật; Thông số 63/2012/TT-BNNPTNT ngày 14/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lĩnh vực Kiểm dịch và Bảo vệ thực vật; Thông tư số 32/2013/TT-BNNPTNT ngày 14/6/2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Kiểm dịch và Bảo vệ thực vật; Thông tư số 16/2014/TT-BNNPTNT ngày 05/6/2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Kiểm dịch và Bảo vệ thực vật; Thông tư số 30/2014/TT-BNNPTNT ngày 05/9/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ban hành Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật; Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải phân tích nguy cơ dịch hại trước khi nhập khẩu vào Việt Nam; Thông tư số 33/2014/TT-BNNPTNT ngày 30/10/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định trình tự, thủ tục kiểm dịch thực vật nhập, xuất khẩu, quá cảnh và sau nhập khẩu vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành; Thông tư 35/2014/TT-BNNPTNT ngày 31/10/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ban hành Danh mục đối tượng kiểm dịch thực vật của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam; Thông tư số 36/2014/TT-BNNPTNT ngày 31/10/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ban hành Quy định về quy trình phân tích nguy cơ dịch hại đối với vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải phân tích nguy cơ trước khi nhập khẩu vào Việt Nam; Thông tư số 05/2015/TT-BNNPTNT ngày 12/02/2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định về trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận hành nghề  xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật; Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT ngày 08/6/2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Về quản lý thuốc bảo vệ thực vật; Thông tư số 30/2015/TT-BNNPTNT ngày 08/9/2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định trang phục, phù hiệu, cấp hiệu, biển hiệu và thẻ công chức kiểm dịch thực vật; Thông tư số 35/2015/TT-BNNPTNT ngày 14/10/2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định về kiểm dịch thực vật nội địa; Thông tư số 48/2015/TT-BNNPTNT ngày 16/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn  Hướng dẫn chi tiết điều kiện hoạt động dịch vụ bảo vệ thực vật; Thông tư số 03/2016/TT-BNNPTNT ngày 21/4/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ban hành Danh mục Thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, cấm sử dụng tại Việt Nam; công bố mã HS đối với thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, cấm sử dụng tại Việt Nam; Thông tư số 06/2017/TT-BNNPTNT ngày 08/3/2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Thông tư số 03/2016/TT-BNNPTNT ngày 21/4/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về ban hành Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, cấm sử dụng tại Việt Nam; công bố mã HS đối với thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, cấm sử dụng tại Việt Nam; Thông tư liên tịch số 05/2016/TTLT-BNNPTNT-BTNMT ngày 16/5/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc thu gom, vận chuyển và xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng.
Như vậy, đề mục Bảo vệ và kiểm dịch thực vật được pháp điển từ 23 văn bản quy phạm pháp luật đang còn hiệu lực điều chỉnh trong lĩnh vực này. Nội dung cụ thể trong mỗi chương của đề mục Bảo vệ và kiểm dịch thực vật như sau:
Chương I bao gồm 47 điều quy định về những vấn đề chung trong lĩnh bảo vệ và kiểm dịch thực vật cũng như phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng của các văn bản được sử dụng để pháp điển vào đề mục Bảo vệ và kiểm dịch thực vật. Cụ thể Chương này quy định những nội dung sau: Nguyên tắc hoạt động bảo vệ và kiểm dịch thực vật; Chính sách của Nhà nước về hoạt động bảo vệ và kiểm dịch thực vật; Thông tin và tuyên truyền về bảo vệ và kiểm dịch thực vật; Trách nhiệm quản lý nhà nước của Chính phủ, các bộ; Căn cứ kiểm tra; Kiểm tra nhà nước về chất lượng thuốc bảo vệ thực vật lưu thông trên thị trường; Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp; Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Hệ thống cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật; Trách nhiệm của Cục Bảo vệ thực vật; Trách nhiệm của Chi cục Bảo vệ thực vật hoặc Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật; Trách nhiệm của tổ chức; Vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; Hợp tác quốc tế về bảo vệ và kiểm dịch thực vật; Phí, lệ phí về bảo vệ và kiểm dịch thực vật; Hành vi bị cấm trong lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật.
Chương II gồm 26 điều quy định về vấn đề Phòng, chống sinh vật gây hại thực vật. Nội dung cơ bản của Chương này điều chỉnh những vấn đề sau: Yêu cầu phòng, chống sinh vật gây hại thực vật; Quyền và nghĩa vụ của chủ thực vật; Trách nhiệm của cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật; Biện pháp phòng bệnh; Các biện pháp trừ bệnh; Trách nhiệm của các Cục, cơ quan thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Trách nhiệm của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn; Công bố dịch hại thực vật; Điều kiện công bố dịch hại thực vật; Trình tự, thủ tục công bố dịch hại thực vật; Điều kiện, thẩm quyền công bố dịch và bãi bỏ công bố dịch; Tổ chức chống dịch hại thực vật; Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân khi công bố dịch; Công bố hết dịch hại thực vật; Trình tự, thủ tục công bố hết dịch hại thực vật; Dự trữ và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật thuộc Danh mục hàng dự trữ quốc gia; Kinh phí chống dịch hại thực vật; Chính sách hỗ trợ phòng trừ dịch bệnh; Nội dung hoạt động dịch vụ bảo vệ thực vật; Điều kiện hoạt động dịch vụ bảo vệ thực vật; Chi tiết điều kiện hoạt động dịch vụ bảo vệ thực vật; Trình tự, thủ tục xác nhận hoạt động dịch vụ bảo vệ thực vật; Tập huấn về bảo vệ thực vật; Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân hoạt động dịch vụ bảo vệ thực vật.
Chương III quy định về vấn đề kiểm dịch thực vật với 74 điều. Cụ thể, Chương này điều chỉnh những nội dung cơ bản sau: Quy định chung về kiểm dịch thực vật; Mẫu giấy tờ, sổ nghiệp vụ, mẫu dấu và Bảng mã đơn vị kiểm dịch thực vật (bao gồm 17 mẫu giấy tờ nghiệp vụ kiểm dịch thực vật; 9 loại sổ nghiệp vụ kiểm dịch thực vật; mẫu dấu nghiệp vụ kiểm dịch thực vật và Bảng mã số đơn vị và mã trạm kiểm dịch thực vật); Quy cách Mẫu giấy tờ, Sổ nghiệp vụ và Dấu nghiệp vụ kiểm dịch thực vật; Hướng dẫn ghi và sử dụng Mẫu giấy tờ nghiệp vụ kiểm dịch thực vật; Hướng dẫn ghi chép Sổ và sử dụng Dấu nghiệp vụ kiểm dịch thực vật; Thẩm quyền ký, đóng dấu mẫu giấy tờ kiểm dịch thực vật; Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật; Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải phân tích nguy cơ dịch hại trước khi nhập khẩu vào Việt Nam; Yêu cầu chung về kiểm dịch thực vật; Yêu cầu đối với vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật nhập khẩu; Phân tích nguy cơ dịch hại; Các vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật được miễn phân tích nguy cơ dịch hại; Kinh phí thực hiện; Giai đoạn khởi đầu quá trình phân tích nguy cơ dịch hại; Xem xét lại kết quả phân tích nguy cơ dịch hại đã thực hiện; Đánh giá nguy cơ trở thành cỏ dại; Nội dung đánh giá nguy cơ dịch hại; Quản lý nguy cơ dịch hại; Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu; Kiểm dịch thực vật nhập khẩu; Kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu; Vật thể phải thực hiện kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu; Số lượng nhập khẩu để thực hiện kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu; Nội dung kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu; Quy trình kiểm tra sau nhập khẩu trong khu cách ly; Thời gian kiểm tra theo dõi; Kiểm dịch thực vật xuất khẩu; Kiểm dịch thực vật quá cảnh; Trình tự, thủ tục kiểm dịch thực vật nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh và cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật; Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lĩnh vực Kiểm dịch và Bảo vệ thực vật ( bao gồm các quy chuẩn như sau: (1)Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về  Quy trình giám định mọt cứng đốt (Trogo-derma granarium Everts) và mọt da vệt thận (Trogoderma inclusum Le Conte); (2)  Quy chuẩn Kỹ thuật quốc gia về Quy trình giám định mọt to vòi (Caulophilus oryzae (Gyllenhal)). (3) Quy chuẩn Kỹ thuật quốc gia về Quy trình giám định mọt thóc (Sitophilus granarius Linnaeus); (4) Quy chuẩn Kỹ thuật quốc gia về Quy trình giám định nhóm ruồi đục quả thuộc giống Anastrepha là dịch hại kiểm dịch thực vật của Việt Nam; (5) Quy chuẩn Kỹ thuật quốc gia về Quy trình giám định nhóm ruồi đục quả thuộc giống Bactrocera là dịch hại kiểm dịch thực vật của Việt Nam; (6) Quy chuẩn Kỹ thuật quốc gia về Quy trình giám định nhóm ruồi đục quả thuộc giống Ceratitis là dịch hại kiểm dịch thực vật của Việt Nam; (7) Quy chuẩn Kỹ thuật quốc gia về Quy trình điều tra rệp sáp hại giống cây trồng nhập khẩu và biện pháp xử lý; (8) Quy chuẩn Kỹ thuật quốc gia về Phương pháp xử lý nhà kính, nhà lưới sử dụng trong công tác kiểm dịch thực vật; (9) Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy trình kiểm dịch cây quả hạch nhập khẩu trong khu cách ly kiểm dịch thực vật; (10) Quy chuẩn Kỹ thuật quốc gia về Quy trình xử lý cây xanh, cành ghép, mắt ghép trong kiểm dịch thực vật; (11) Quy chuẩn Kỹ thuật quốc gia về Quy trình xử lý quả tươi bằng hơi nước nóng trừ ruồi đục quả; (12) Quy chuẩn Kỹ thuật quốc gia về Quy trình xử lý nhện nhỏ hại trên giống cây trồng nhập khẩu trong khu cách ly kiểm dịch thực vật; (13) Quy chuẩn Kỹ thuật quốc gia về Quy trình xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật bằng biện pháp chiếu xạ; (14) Quy chuẩn Kỹ thuật quốc gia về Phương pháp điều tra phát hiện sinh vật chính gây hại chè; (15) Quy chuẩn Kỹ thuật quốc gia về Phương pháp điều tra phát hiện sinh vật hại trên cây ăn quả có múi; (16) Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy trình giám định sâu cánh cứng hại khoai tây Leptinotarsa decemlineata (Say); (17) Quy chuẩn Kỹ thuật quốc gia về Quy trình giám định mọt đục hạt lớn Prostephanus truncatus (Horn.) là dịch hại kiểm dịch thực vật của Việt Nam.; (18) Quy chuẩn Kỹ thuật quốc gia về Quy trình đánh giá nguy cơ ảnh hưởng đến môi trường đối với kẻ thù tự nhiên sử dụng trong phòng trừ sinh học nhập khẩu vào Việt Nam; (19) Quy chuẩn Kỹ thuật quốc gia về Quy trình phòng trừ bệnh thán thư (Colletotrichum sp.) hại ớt trên đồng ruộng; (20) Quy chuẩn Kỹ thuật quốc gia về Phương pháp phối trộn và xử lý chất nền trồng cây trong khu cách ly kiểm dịch thực vật; (21) Quy chuẩn Kỹ thuật quốc gia về Quy trình điều tra, thu thập, xử lý và bảo quản mẫu bệnh virus hại lúa; (22) Quy chuẩn Kỹ thuật quốc gia về Phương pháp lấy mẫu kiểm dịch thực vật; (23) Quy chuẩn Kỹ thuật quốc gia về Khảo nghiệm trên đồng ruộng hiệu lực của các thuốc kích thích sinh trưởng đối với cây vải; (24) Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Khảo nghiệm trên đồng ruộng hiệu lực của các thuốc kích thích sinh trưởng đối với cây lúa; (25) Quy chuẩn Kỹ thuật quốc gia về Khảo nghiệm trên đồng ruộng hiệu lực của các thuốc phòng trừ bệnh Sương mai [Phytophthora infestans (Mont.) de Bary] hại cà chua; (26) Quy chuẩn Kỹ thuật quốc gia về Khảo nghiệm trên đồng ruộng hiệu lực của các thuốc trừ cỏ trên đất không trồng trọt; (27) Quy chuẩn Kỹ thuật quốc gia về Khảo nghiệm trên đồng ruộng hiệu lực phòng trừ bệnh Thán thư (Colletotrichum gloesporioides Penz.) hại vải; (28) Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Quy trình giám định bệnh phấn đen lúa mỳ Tilletia indica Mitra là dịch hại kiểm dịch thực vật của Việt Nam; (29) Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Khảo nghiệm trên đồng ruộng hiệu lực phòng trừ bệnh thán thư (Colletotrichum spp.hại cây ớt của các thuốc trừ bệnh; (30) Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Quy trình giám định bệnh thối loét cà chua Claviabacter michiganensis subsp. michiganensi (Smith) Davis et al. là dịch hại kiểm dịch thực vật của Việt Nam; (31) Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Quy trình giám định bọ trĩ cam Scirtothrips aurantti Faure là dịch hại kiểm dịch thực vật của Việt Nam; (32) Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Quy trình giám định cây kế đồng Cirsium arvense (L.) Scop. là dịch hại kiểm dịch thực vật của Việt Nam; (33) Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Khảo nghiệm trên đồng ruộng hiệu lực phòng trừ bệnh chết cây con hại dưa chuột của các thuốc trừ bệnh; (34) Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Quy trình giám định cỏ ma ký sinh thuộc chi Striga là dịch hại kiểm dịch thực vật của Việt Nam; (35) Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Phương pháp điều tra phát hiện dịch hại lúa; (36) Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Phương pháp điều tra phát hiện dịch hại cây ngô; (37) Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Phương pháp điều tra phát hiện dịch hại trên cây lạc, đậu tương; (39) Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Phương pháp điều tra phát hiện dịch hại cây rau họ hoa thập tự; (40) Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Khảo nghiệm trên đồng ruộng hiệu lực phòng trừ dòi đục lá (Liriomyza sativae Blanchard) hại ớt của các thuốc trừ sâu; (41) Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Khảo nghiệm trên đồng ruộng hiệu lực phòng trừ bệnh gỉ sắt (Puccinia chrysanthemi Roze) hại cây hoa cúc của các thuốc trừ bệnh; (42) Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Phương pháp điều tra phát hiện sinh vật chính hại cây hồ tiêu; (43) Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Quy trình giám định bệnh khô cành cam quýt Phoma tracheiphila(Pertri) Kantachveli & Gikachvili là dịch hại kiểm dịch thực vật của Việt Nam; (45) Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Khảo nghiệm trên đồng ruộng hiệu lực phòng trừ bệnh loét (Xanthomonas campestris pv.citri (Hasse) Dowson) hại cây có múi của các thuốc phòng trừ bệnh; (46) Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Quy trình lưu giữ, bảo quản và vận chuyển mẫu trong kiểm dịch thực vật; (47) Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Quy trình giám định Mọt lạc Pachymerus pallidus Olivier là dịch hại kiểm dịch thực vật của Việt Nam; (48) Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Phương pháp điều tra phát hiện sinh vật chính gây hại cây nhãn, vải; (49) Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Khảo nghiệm trên đồng ruộng hiệu lực phòng trừ bệnh nứt thân chảy nhựa (Mycosphaerella melonis (Passerini) Chui & Walkerhại cây dưa hấu của các thuốc trừ bệnh; (50) Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Quy trình giám định bệnh rụng lá cao su Nam Mỹ (Microcyclus ulei (Henn.) Arx là dịch hại kiểm dịch thực vật của Việt Nam; (51) Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Quy trình giám định tuyến trùng thối thân, rễ cọ dầu, dừa  Rhadinaphelenchus cocophilus (Cobb) Goodey là dịch hại kiểm dịch thực vật của Việt Nam; (52) Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Quy trình giám định bệnh ung thư khoai tây Synchytrium endobioticum(Schilb) Percival là dịch hại kiểm dịch thực vật của Việt Nam) ; hồ sơ đăng ký kiểm dịch thực vật nhập khẩu; Trình tự thủ tục kiểm dịch thực vật nhập khẩu; Thông báo kiểm dịch thực vật; Hồ sơ đăng ký kiểm dịch thực vật xuất khẩu; Trình tự, thủ tục kiểm dịch thực vật xuất khẩu; Hồ sơ đăng ký kiểm dịch thực vật quá cảnh; Trình tự, thủ tục kiểm dịch thực vật quá cảnh; Xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh; Tạm ngừng xuất khẩu, nhập khẩu; cấm xuất khẩu, nhập khẩu vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật; Điều kiện để tiếp tục xuất khẩu, nhập khẩu vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật; Cấm xuất khẩu, nhập khẩu vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật; Thẩm quyền tạm ngừng hoặc cấm xuất khẩu, nhập khẩu thực vật hoặc tiếp tục xuất khẩu, nhập khẩu vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật; Trình tự, thủ tục đối với việc tạm ngừng hoặc cấm xuất khẩu, nhập khẩu vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật; Trình tự, thủ tục tiếp tục xuất khẩu, nhập khẩu vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật; Hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật; Quy định chi tiết điều kiện hành nghề xử lý vật thể; Điều kiện cấp Giấy chứng nhận hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật; Điều kiện đối với tổ chức hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật; Cấp Thẻ hành nghề; Trình tự, thủ tục cấp Thẻ hành nghề; Trình tự, thủ tục cấp lại Thẻ hành nghề; Hồ sơ, trình tự, thủ tục và thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật; Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận hành nghề; Hồ sơ, trình tự và thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật; Trình tự và thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận hành nghề; Hiệu lực của Giấy chứng nhận hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật; Thu hồi Giấy chứng nhận hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật; Quyền và nghĩa vụ của tổ chức hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật; Kiểm dịch thực vật nội địa; Quản lý giống cây trồng mới nhập khẩu; Quản lý sinh vật có ích nhập nội; Xây dựng vùng không nhiễm sinh vật gây hại; Quản lý ổ dịch và vùng dịch; Hồ sơ và trình tự, thủ tục kiểm dịch thực vật đối với các lô vật thể vận chuyển từ vùng nhiễm đối tượng kiểm dịch thực vật; Quản lý sinh vật gây hại trên vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật bảo quản trong kho; Quản lý vật thể nhiễm đối tượng kiểm dịch thực vật đã xử lý tại cửa khẩu được đưa về sử dụng tại địa phương; Quản lý sinh vật gây hại thuộc danh mục đối tượng phải kiểm soát và danh mục đối tượng kiểm dịch thực vật nhóm II; Giám sát xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật bảo quản tại địa phương; Phối hợp với Chi cục kiểm dịch thực vật vùng; Trách nhiệm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Trách nhiệm của cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật trong hoạt động kiểm dịch thực vật; Trách nhiệm các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan; Trách nhiệm của Cục Bảo vệ thực vật; Trách nhiệm của Cơ quan kiểm dịch thực vật; Trách nhiệm của các Chi cục kiểm dịch thực vật vùng và Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật; Nhiệm vụ và quyền hạn của công chức kiểm dịch thực vật; Quy định trang phục đối với công chức kiểm dịch thực vật (cụ thể quy định các nội dung về: Mục đích sử dụng; Kinh phí; Quần áo đồng phục; Cà vạt; mũ; Giầy, dép; Cặp đựng tài liệu; Kiểm dịch thực vật hiệu; Phù hiệu kiểm dịch thực vật; Cấp hiệu kiểm dịch thực vật; Quy định cấp hiệu cho từng cấp; Biển hiệu kiểm dịch thực vật; Thẻ công chức kiểm dịch thực vật; Hồ sơ cấp và đổi thẻ công chức kiểm dịch thực vật; Trình tự, thủ tục cấp thẻ công chức kiểm dịch thực vật; Quy định mang trang phục, phù hiệu, biển hiệu, cấp hiệu kiểm dịch thực vật; Chế độ cấp phát và sử dụng trang phục, phù hiệu, cấp hiệu, biển hiệu; Quản lý việc cấp phát và sử dụng trang phục, phù hiệu, cấp hiệu, biển hiệu); Quyền và nghĩa vụ của chủ vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật; Trách nhiệm của chủ vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật.
Chương IV với 04 Mục, 37 điều quy định về quản lý thuốc bảo vệ thực vật. Đây là một trong những nội dung pháp luật có sự điều chỉnh trong lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật. Nội dung cơ bản của Chương này quy định những vấn đề như sau:
Mục 1 quy định về quản lý thuốc và đăng ký thuốc bảo vệ kiểm dịch thực vật với 17 điều. Cụ thể mục này điều chỉnh những vấn đề cơ bản như: Quy định chung về quản lý thuốc bảo vệ thực vật; Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam; Thuốc bảo vệ thực vật không được đăng ký hoặc bị loại khỏi Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam; Các loại thuốc bảo vệ thực vật không được phép đăng ký ở Việt Nam; Thuốc bảo vệ thực vật bị loại khỏi Danh mục; Tổ chức, cá nhân được đăng ký thuốc bảo vệ thực vật tại Việt Nam; Nguyên tắc chung về đăng ký thuốc bảo vệ thực vật; Hình thức đăng ký; Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật;  Hồ sơ, trình tự, thủ tục gia hạn Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật; Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật; Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật đối với trường hợp mất, sai sót, hư hỏng; Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật đối với trường hợp đổi tên thương phẩm, thông tin liên quan đến tổ chức, cá nhân đăng ký; Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật đối với trường hợp thay đổi nhà sản xuất; Thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật.
Mục 2 quy định vê Khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật. Mục này gồm 20 điều, quy định những nội dung cơ bản như: Khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật; Một số quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lĩnh vực Kiểm dịch và Bảo vệ thực vật; Nguyên tắc chung về thực hiện khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật; Thực hiện khảo nghiệm; Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có thuốc bảo vệ thực vật khảo nghiệm; Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật; Nguyên tắc chung về cấp Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật; Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp Giấy phép khảo nghiệm để đăng ký chính thức; Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp Giấy phép khảo nghiệm để đăng ký bổ sung; Cấp lại Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật; Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp lại Giấy phép khảo nghiệm; Thu hồi Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật;  Điều kiện đối với tổ chức thực hiện khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật; Hồ sơ, trình tự, thủ tục công nhận tổ chức đủ điều kiện thực hiện khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật; Tập huấn khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật; Quyền và nghĩa vụ của tổ chức thực hiện khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật; Quyền và nghĩa vụ của tổ chức thực hiện khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật.
Mục 3 Sản xuất, buôn bán, nhập khẩu, xuất khẩu, v ận chuyển, bảo quản, quảng cáo, bao gói, ghi nhãn và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Mục này bao gồm 57 điều quy định những vấn đề cơ bản như: Điều kiện đối với cơ sở sản xuất thuốc bảo vệ thực vật; Điều kiện sản xuất thuốc bảo vệ thực vật; Trách nhiệm của tổ chức đánh giá sự phù hợp; Quyền và nghĩa vụ của cơ sở sản xuất thuốc bảo vệ thực vật; Nội dung, chương trình bồi dưỡng chuyên môn, tập huấn an toàn hóa chất về thuốc bảo vệ thực vật; Yêu cầu công bố hợp quy; Trình tự, thủ tục, căn cứ chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy; Trách nhiệm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật; Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân buôn bán thuốc bảo vệ thực vật; Hồ sơ, trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc bảo vệ thực vật, Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật; Cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc bảo vệ thực vật; Cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật; Thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc bảo vệ thực vật, Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật; Nhập khẩu, xuất khẩu thuốc bảo vệ thực vật; Nguyên tắc chung về nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật; Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp Giấy phép nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật để sản xuất nhằm mục đích xuất khẩu; Chế độ báo cáo; Kiểm tra nhà nước về chất lượng thuốc bảo vệ thực vật nhập khẩu; Hồ sơ, trình tự kiểm tra nhà nước về chất lượng thuốc bảo vệ thực vật nhập khẩu; Giải quyết khiếu nại và xử lý vi phạm trong kiểm tra nhà nước về chất lượng thuốc bảo vệ thực vật nhập khẩu; Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật; Hình thức và nội dung Phiếu an toàn hóa chất của thuốc bảo vệ thực vật; Vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật;  Nguyên tắc chung về vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật; Xử lý sự cố khi vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật; Giấy phép vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật; Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp Giấy phép vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật; Nội dung huấn luyện về an toàn lao động trong vận chuyển, bảo quản thuốc bảo vệ thực vật; Huấn luyện về an toàn lao động trong vận chuyển, bảo quản thuốc bảo vệ thực vật; Bảo quản thuốc bảo vệ thực vật; Quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật; Nội dung quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật; Thẩm quyền cấp Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật; Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật; Bao gói, nhãn thuốc bảo vệ thực vật; Nguyên tắc ghi nhãn thuốc bảo vệ thực vật; Vị trí, kích thước nhãn thuốc bảo vệ thực vật; Màu sắc, cách trình bày của chữ, ký hiệu và hình ảnh trên nhãn thuốc bảo vệ thực vật; Ngôn ngữ trình bày trên nhãn thuốc bảo vệ thực vật; Nội dung ghi trên nhãn thuốc bảo vệ thực vật; Nội dung bắt buộc ghi trên nhãn thuốc bảo vệ thực vật thành phẩm; Nhãn phụ của thuốc bảo vệ thực vật thành phẩm; Nội dung bắt buộc phải ghi trên nhãn thuốc bảo vệ thực vật kỹ thuật; Cách ghi những nội dung bắt buộc trên nhãn thuốc bảo vệ thực vật; Yêu cầu về bao gói thuốc bảo vệ thực vật; Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật; Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật; Nội dung tập huấn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật; Trách nhiệm tổ chức tập huấn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.
Mục 4 bao gồm 10 điều quy định về việc thu hồi, tiêu hủy, thu gom và xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng. Theo đó, Mục này điều chỉnh những nội dung cơ bản như: Thu hồi thuốc bảo vệ thực vật trên thị trường, xử lý thuốc bảo vệ thực vật bị thu hồi; Quy trình thu hồi bắt buộc thuốc bảo vệ thực vật; Thẩm quyền ra quyết định bắt buộc thu hồi thuốc bảo vệ thực vật; Tiêu hủy thuốc bảo vệ thực vật; Thu gom và xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng; Thu gom bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng; Vận chuyển, xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng; Trách nhiệm của người sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và doanh nghiệp đầu tư trực tiếp sản xuất cây trồng nông, lâm nghiệp có phát sinh bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng; rách nhiệm của tổ chức, cá nhân thu gom, vận chuyển và xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật; Trách nhiệm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Chương V bao gồm các quy định về điều khoản chuyển tiếp; hiệu lực thi hành; quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành; trách nhiệm thi hành; tổ chức thực hiện của các văn bản được sử dụng để pháp điển vào đề mục Bảo vệ và kiểm dịch thực vật.
Ngoài ra, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp với các bộ, ngành liên quan xác định nội dung liên quan giữa các quy phạm được pháp điển trong đề mục với các quy định tại 60 văn bản quy phạm pháp luật khác như: Nghị định số  127/2007/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật; Nghị định số 132/2008/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa; Nghị định số 181/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quảng Cáo; Nghị định số 187/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài; Nghị định số 18/2015/NĐ-CP Quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường; Nghị định số 31/2016/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật; Quyết định số 132/2006/QĐ-TTg Về việc chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với công chức, viên chức ngành kiểm lâm, bảo vệ thực vật, thú y và kiểm soát đê điều; Thông tư số 63/2010/TT-BNNPTNT Hướng dẫn việc quy định Giấy chứng nhận lưu hành tự do đối với sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Thông tư số 55/2012/TT-BNNPTNT Hướng dẫn thủ tục chỉ định tổ chức chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy thuộc phạm vi  quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; ....
Có thể nói, thông qua việc pháp điển đề mục Bảo vệ và kiểm dịch thực vật, đây là lần đầu tiên toàn bộ hệ thống các quy phạm pháp luật quy định về bảo vệ và kiểm dịch thực vật đang còn hiệu lực được thống kê, tập hợp, sắp xếp vào một chỗ giúp các cơ quan nhà nước, các tổ chức, cá nhân dễ dàng tìm kiếm, tra cứu cũng như bảo đảm tính công khai, minh bạch của hệ thống pháp luật và góp phần nâng cao sự tin tưởng của người dân vào hệ thống pháp luật. 
Nguyễn Thị Trà
Chung nhan Tin Nhiem Mang