​Hệ thống quy phạm pháp luật đang còn hiệu lực trong lĩnh vực Ngoại hối
Sign In

Nghiên cứu trao đổi

​Hệ thống quy phạm pháp luật đang còn hiệu lực trong lĩnh vực Ngoại hối

Triển khai thực hiện Pháp lệnh pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật và Quyết định số 843/QĐ-TTg ngày 06/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Danh mục các đề mục trong mỗi chủ đề và phân công cơ quan thực hiện pháp điển theo các đề mục, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là đơn vị được giao chủ trì thực hiện pháp điển đề mục Ngoại hối (Đề mục số 5 thuộc Chủ đề số 22). Đến nay, Bộ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã phối hợp với các bộ, ngành liên quan thực hiện pháp điển xong đề mục Ngoại hối. Theo đó, đề mục này cũng đã được thẩm định, ký xác thực và đóng dấu theo quy định. Trong thời gian tới, Bộ Tư pháp sẽ trình Chính phủ thông qua để đưa vào khai thức, sử dụng chính thức trên mạng internet.
Đề mục Ngoại hối có cấu trúc được xác định theo cấu trúc của Pháp lệnh số 28/2005/PL-UBTVQH11 ngày 13/12/2005 Ngoại hối  của UBTVQH về Ngoại hối gồm 10 chương, 46 điều. Bên cạnh đó, đề mục Ngoại hối được pháp điển từ 47 văn bản quy phạm pháp luật đang còn hiệu lực điều chỉnh trong lĩnh vực này, cụ thể: Nghị định số 24/2012/NĐ-CP ngày 03/4/2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng; Nghị định số 219/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ về quản lý vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh;  Nghị định số 50/2014/NĐ-CP ngày 20/5/2014 của Chính phủ về quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước; Nghị định số 70/2014/NĐ-CP ngày 17/7/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối; Nghị định số 89/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định điều kiện đối với hoạt động đại lý đổi ngoại tệ, hoạt động cung ứng dịch vụ nhận và chi, trả ngoại tệ của tổ chức kinh tế; Quyết định số 170/1999/QĐ-TTg ngày 18/8/1999 của Thủ tướng Chính phủ về việc khuyến khích Người Việt Nam ở nước ngoài chuyển tiền về nước; Quyết định số 78/2002/QĐ-TTg ngày 17/6/2002 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 170/1999/QĐ-TTg ngày 19 tháng 8 năm 1999 về việc khuyến khích Người Việt Nam ở nước ngoài chuyển tiền về nước; Quyết định số 140/2000/QĐ-TTg ngày 08/12/2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý tiền của nước có chung biên giới tại Khu vực biên giới và Khu vực kinh tế cửa khẩu Việt Nam; Quyết định 16/2013/QĐ-TTg ngày 04/3/2013 của Chính phủ về việc mua, bán vàng miếng trên thị trường trong nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Quyết định 92/2000/QĐ-NHNN7 ngày 17/3/2000 của Chính phru về việc mang ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam bằng tiền mặt đối với cá nhân xuất nhập cảnh bằng giấy thông hành xuất nhập cảnh hoặc giấy chứng minh biên giới; Thông tư 25/2011/TT-NHNN ngày 31/8/2011 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc thực thi phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính lĩnh vực hoạt động ngoại hối theo các Nghị quyết của Chính phủ về đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Thông tư số 07/2001/TT-NHNN ngày 21/8/2001 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn thực hiện Quy chế quản lý tiền của nước có chung biên giới tại Khu vực biên giới và Khu vực kinh tế cửa khẩu Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 140/2000/QĐ-TTg ngày 8/12/2000 của Thủ tướng Chính phủ; Thông tư 29/2015/TT-NHNN ngày 22/12/2015 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số văn bản quy phạm pháp luật của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về thành phần hồ sơ có bản sao chứng thực giấy tờ, văn bản; Thông tư số 11/2016/TT-NHNN ngày 29/6/2016 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động cung ứng dịch vụ nhận và chi, trả ngoại tệ,hoạt động đại lý đổi  ngoại tệ, bàn đổi ngoại tệ của cá nhân; Quyết định số 17/2004/QĐ-NHNN ngày 05/11/2004 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc ban hành Quy chế thanh toán trong mua bán, trao đổi hàng hoá và dịch vụ thương mại tại khu vực biên giới Việt Nam - Campuchia;  Quyết định số 689/2004/QĐ-NHNN ngày 07/6/2004 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc ban hành Quy chế thanh toán trong mua bán, trao đổi hàng hoá và dịch vụ tại khu vực biên giới và khu kinh tế cửa khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc; Quyết định số 845/2004/QĐ-NHNN ngày 08/7/2004 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc ban hành Quy chế thanh toán trong mua bán, trao đổi hàng hoá, dịch vụ, đầu tư và viện trợ giữa Việt Nam với Lào; Quyết định số 21/2008/QĐ-NHNN ngày 11/7/2008 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Ban hành quy chế đại lý đổi ngoại tệ; Thông tư số 19/2009/TT-NHNN ngày 24/8/2009 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với các giao dịch trái phiếu Chính phủ bằng ngoại tệ phát hành theo Quyết định số 211/QĐ-TTg ngày 13/02/2009 của Thủ tướng Chính phủ; Thông tư số 11/2011/TT-NHNN ngày 29/04/2011 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về chấm dứt huy động và cho vay vốn bằng vàng của tổ chức tín dụng; Thông tư số 12/2012/TT-NHNN ngày 24/7/2012 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việ Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 11/2011/TT-NHNN ngày 29/4/2011 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về chấm dứt huy động và cho vay vốn bằng vàng của tổ chức tín dụng; Thông tư số 24/2012/TT-NHNN ngày 23/08/2012 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung điều 1 Thông tư số 11/2011/TT-NHNN ngày 29/4/2011 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về chấm dứt huy động và cho vay vốn bằng vàng của tổ chức tín dụng; Thông tư số 13/2011/TT-NHNN ngày 31/5/2011 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định việc mua, bán ngoại tệ của Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước; Thông tư số 15/2011/TT-NHNN ngày 12/8/2011 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định việc mang ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt của cá nhân khi xuất cảnh, nhập cảnh; Thông tư số 20/2011/TT-NHNN ngày 29/8/23011 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định việc mua, bán ngoại tệ tiền mặt của cá nhân với tổ chức tín dụng được phép; Thông tư số 45/2011/TT-NHNN ngày 30/12/2011 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về quản lý ngoại hối đối với việc cho vay, thu hồi nợ nước ngoài của tổ chức tín dụng; Thông tư số 13/2016/TT-NHNN ngày 30/6/2016 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 45/2011/TT-NHNN ngày 30 tháng 12 năm 2011 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định về quản lý ngoại hối đối với việc cho vay, thu hồi nợ nước ngoài của tổ chức tín dụng; Thông tư số 02/2012/TT-NHNN ngày 27/02/2012 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về hướng dẫn giao dịch hối đoái giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; Thông tư 27/2013/TT-NHNN ngày 05/12/2013 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2012/TT-NHNN  ngày số 27/02/2012 về hướng dẫn giao dịch hối đoái giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam  và các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; Thông tư số 45/2014/TT-NHNN ngày 29/12/2014 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2012/TT-NHNN ngày 27 tháng 02 năm 2012 về hướng dẫn giao dịch hối đoái giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; Thông tư số 07/2012/TT-NHNN ngày 20/3/2012 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về trạng thái ngoại tệ của tổ chức tín dụng chi nhánh ngân hàng nước ngoài; Thông tư số 16/2012/TT-NHNN ngày 25/05/2012 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn một số điều của Nghị định số 24/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 04 năm 2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng; Thông tư số 38/2015/TT-NHNN ngày 31/12/2015 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/2012/TT-NHNN ngày 25 tháng 5 năm 2012 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn một số điều của Nghị định 24/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng; Thông tư 03/2017/TT-NHNN ngày 06/6/2017 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/2012/TT-NHNN ngày 25 tháng 5 năm 2012 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn một số điều của Nghị định số 24/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng; Thông tư số 38/2012/TT-NHNN ngày 28/12/2012 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về trạng thái vàng của các tổ chức tín dụng; Thông tư số 06/2013/TT-NHNN ngày 12/3/2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn hoạt động mua, bán vàng miếng trên thị trường trong nước; Thông tư số 12/2015/TT-NHNN ngày 28/8/2015 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 06/2013/TT-NHNN ngày 12/3/2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn hoạt động mua, bán vàng miếng trên thị trường trong nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Thông tư số 17/2013/TT-NHNN ngày 16/7/2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với việc phát hành trái phiếu quốc tế  của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh; Thông tư số 22/2013/TT-NHNN ngày 24/9/2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn thủ tục đăng ký, đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài và khoản phát hành trái phiếu quốc tế được Chính phủ bảo lãnh; Thông tư số 32/2013/TT-NHNN ngày 26/12/2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Hướng dẫn thực hiện quy định hạn chế sử dụng ngoại hối  trên lãnh thổ Việt Nam; Thông tư số 16/2015/TT-NHNN ngày 19/10/2015 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 32/2013/TT-NHNN ngày 26/12/2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn thực hiện quy định hạn chế sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam; Thông tư số 33/2013/TT-NHNN ngày 26/12/2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn thủ tục chấp thuận hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu ngoại tệ tiền mặt của các ngân hàng được phép; Thông tư số 37/2013/TT-NHNN ngày 31/12/2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Hướng dẫn một số nội dung về quản lý ngoại hối đối với việc cho vay ra nước ngoài và thu hồi nợ bảo lãnh cho người không cư trú; Thông tư số 05/2014/TT-NHNN ngày 12/03/2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn việc mở và sử dụng tài khoản vốn đầu tư gián tiếp để thực hiện hoạt động  đầu tư gián tiếp nước ngoài tại Việt Nam; Thông tư số 06/2014/TT-NHNN ngày 17/03/2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đô la mỹ của tổ chức,  cá nhân tại tổ chức tín dụng; Thông tư số 11/2014/TT-NHNN ngày 28/3/2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định việc mang vàng của cá nhân khi xuất cảnh, nhập cảnh; Thông tư số 12/2014/TT-NHNN ngày 31/3/2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về điều kiện vay nước ngoài của doanh nghiệp  không được Chính phủ bảo lãnh; Thông tư số 15/2014/TT-NHNN ngày 24/7/2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn về quản lý ngoại hối đất với hoạt động kinh doanh trò chơi  điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài; Thông tư số 16/2014/TT-NHNN ngày 01/8/2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn sử dụng tài khoản ngoại tệ, tài khoản đồng Việt Nam của người cư trú,  người không cư trú tại ngân hàng được phép; Thông tư số 19/2014/TT-NHNN  mgauf 11/8/2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động đầu tư  trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam; Thông tư số 21/2014/TT-NHNN ngayf14/8/2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn về phạm vi hoạt động ngoại hối, điều kiện, trình tự, thủ tục chấp thuận hoạt động  ngoại hối của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; Thông tư số 28/2016/TT-NHNN ngày 05/10/2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 21/2014/TT-NHNN ngày 14 tháng 8 năm 2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn về phạm vi hoạt động ngoại hối, điều kiện, trình tự, thủ tục chấp thuận hoạt động ngoại hối của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; Thông tư số 15/2015/TT-NHNN ngày 02/10/2015 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn giao dịch ngoại tệ trên thị trường ngoại tệ của các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối; Thông tư số 20/2015/TT-NHNN ngày 28/10/2015 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định việc mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài của người cư trú là tổ chức; Thông tư số 24/2015/TT-NHNN  ngày 08/12/2015 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định cho vay bằng ngoại tệ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng vay là người cư trú; Thông tư số 31/2016/TT-NHNN ngày 15/11/2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 24/2015/TT-NHNN ngày 08 tháng 12 năm 2015 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định cho vay bằng ngoại tệ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng vay là người cư trú; Thông tư số 34/2015/TT-NHNN ngày 31/12/2015 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Hướng dẫn hoạt động cung ứng dịch vụ nhận và chi, trả ngoại tệ; Thông tư số 39/2015/TT-NHNN ngày 31/12/2015 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Quy định việc mở và sử dụng tài khoản vốn phát hành chứng khoán bằng ngoại tệ để thực hiện việc phát hành chứng khoán ở nước ngoài của người cư trú là tổ chức; Thông tư số 40/2015/TT-NHNN ngày 31/12/2015 của  Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Quy định việc mở và sử dụng tài khoản vốn phát hành chứng khoán bằng đồng việt nam để thực hiện hoạt động phát hành chứng khoán tại Việt Nam của người không cư trú là tổ chức; Thông tư số 03/2016/TT-NHNN ngày 26/02/2016  của  Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Hướng dẫn một số nội dung về quản lý ngoại hối đối với việc vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp; Thông tư số 05/2016/TT-NHNN ngày 15/4/2016 của  Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 03/2016/TT-NHNN  ngày 26 tháng 02 năm 2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn một số nội dung về quản lý ngoại hối đối với việc vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp; Thông tư số 05/2017/TT-NHNN ngày 30/6/2017 của  Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 03/2016/TT-NHNN ngày 26 tháng 02 năm 2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn một số nội dung về quản lý ngoại hối đối với việc vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp; Thông tư số 12/2016/TT-NHNN ngày 29/06/2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động đầu tư ra nước ngoài.
Nội dung cụ thể trong mỗi chương của đề mục Ngoại hối như sau:
Chương I bao gồm các điều quy định về phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, giải thích từ ngữ của các văn bản được sử dụng để pháp điển vào đề mục Ngoại hối. Ngoài ra, Chương này còn quy định về việc áp dụng pháp luật về ngoại hối, điều ước quốc tế, pháp luật nước ngoài, tập quán quốc tế trong lĩnh vực ngoại hối.
Chương II gồm các điều quy định về vấn đề Giao dịch vãng lai. Nội dung cơ bản của Chương này điều chỉnh những vấn đề sau: Tự do hoá đối với giao dịch vãng lai; Các nguồn ngoại tệ Tổ chức phải bán cho Tổ chức tín dụng được phép; Nguyên tắc mua, bán ngoại tệ; Việc chuyển ngoại tệ trên tài khoản tiền gửi ngoại tệ của Tổ chức; Số ngoại tệ phải bán; Quy trình bán ngoại tệ; Số ngoại tệ phải bán; Quyền giữ lại ngoại tệ trên tài khoản tiền gửi; Quyền mua lại ngoại tệ; Thanh toán và chuyển tiền liên quan đến xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ; Chuyển tiền một chiều; Chuyển tiền một chiều từ nước ngoài vào Việt Nam; Các hình thức chuyển ngoại tệ từ nước ngoài vào Việt Nam;  Các đối tượng được phép nhận ngoại tệ do Người Việt Nam ở nước ngoài chuyển vào và chi trả cho Người thụ hưởng ở trong nước; Quyền của Người thụ hưởng; Chuyển tiền một chiều từ Việt Nam ra nước ngoài; Mang ngoại tệ, đồng Việt Nam và vàng khi xuất cảnh, nhập cảnh; xuất khẩu, nhập khẩu ngoại tệ; Mức ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt phải khai báo Hải quan cửa khẩu khi xuất cảnh, nhập cảnh; Giấy tờ xuất trình cho Hải quan cửa khẩu khi cá nhân xuất cảnh theo ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt phải khai báo; Gửi ngoại tệ tiền mặt vào tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ của cá nhân; Cấp Giấy xác nhận và văn bản chấp thuận cho cá nhân mang ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt ra nước ngoài; Hình thức, thẩm quyền chấp thuận hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu ngoại tệ tiền mặt; Thủ tục đề nghị chấp thuận xuất khẩu, nhập khẩu ngoại tệ tiền mặt của các ngân hàng được phép; Trách nhiệm của các ngân hàng được phép; Trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thành phố Hà Nội và Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh; Đồng tiền sử dụng trong giao dịch vãng lai.
Chương III quy định về Giao dịch vốn với 05 Mục. Cụ thể, Chương này điều chỉnh những nội dung cơ bản sau:
Mục 1 với 15 điều quy định về vấn đề đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Cụ thể, Mục này điều chỉnh những vấn đề cơ bản như sau: Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam; Mở và sử dụng tài khoản vốn đầu tư trực tiếp; Góp vốn đầu tư; Mở tài khoản vốn đầu tư trực tiếp bằng ngoại tệ và bằng đồng Việt Nam; Sử dụng tài khoản vốn đầu tư trực tiếp bằng ngoại tệ; Sử dụng tài khoản vốn đầu tư trực tiếp bằng đồng Việt Nam; Chuyển thu nhập từ hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài; Đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam; Nguyên tắc chung; Hình thức đầu tư gián tiếp nước ngoài tại Việt Nam; Mở tài khoản vốn đầu tư gián tiếp; Sử dụng tài khoản vốn đầu tư gián tiếp; Chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài; Quyền, nghĩa vụ của tổ chức tín dụng được phép; Quyền, nghĩa vụ của nhà đầu tư nước ngoài.
Mục 2 điều chỉnh về vấn đề đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài. Mục này bao gồm 22 điều quy định những nội dung cơ bản như: Nguồn vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài; Chuyển vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài; Chuyển vốn, lợi nhuận từ hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài về Việt Nam; Đầu tư gián tiếp ra nước ngoài; Đồng tiền sử dụng để chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài; Nguyên tắc mở và sử dụng tài khoản vốn đầu tư; Các giao dịch thu, chi trên tài khoản vốn đầu tư bằng ngoại tệ; Các giao dịch thu, chi trên tài khoản vốn đầu tư bằng đồng Việt Nam; Thẩm quyền xác nhận đăng ký, đăng ký thay đổi giao dịch ngoại hối liên quan đến hoạt động đầu tư ra nước ngoài; Hồ sơ đăng ký giao dịch ngoại hối liên quan đến hoạt động đầu tư ra nước ngoài; Trình tự thực hiện thủ tục đăng ký giao dịch ngoại hối liên quan đến hoạt động đầu tư ra nước ngoài; Các trường hợp đăng ký, thông báo thay đổi giao dịch ngoại hối liên quan đến hoạt động đầu tư ra nước ngoài; Hiệu lực của văn bản xác nhận đăng ký, đăng ký thay đổi giao dịch ngoại hối liên quan đến hoạt động đầu tư ra nước ngoài; Nguyên tắc chuyển ngoại tệ ra nước ngoài trước khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài; Nguyên tắc mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ trước đầu tư; Các giao dịch thu, chi trên tài khoản ngoại tệ trước đầu tư; Chuyển lợi nhuận, thu nhập hợp pháp và chuyển vốn đầu tư về Việt Nam; Sử dụng lợi nhuận để tái đầu tư dự án ở nước ngoài; Trách nhiệm của nhà đầu tư; Trách nhiệm của tổ chức tín dụng được phép.
Mục 3 bao gồm các quy định điều chỉnh về vay, trả nợ nước ngoài. Cụ thể, Mục này quy định những nội dung cơ bản như: Vay, trả nợ nước ngoài của Chính phủ; Thủ tục đăng ký khoản vay nước ngoài, khoản phát hành trái phiếu quốc tế được Chính phủ bảo lãnh; Vay, trả nợ nước ngoài của người cư trú; Nguyên tắc quản lý; Nguyên tắc áp dụng điều kiện vay nước ngoài; Nguyên tắc quản lý các khoản vay nước ngoài dưới hình thức nhập khẩu hàng hóa trả chậm; Nguyên tắc lựa chọn hình thức khai báo thông tin đăng ký, đăng ký thay đổi khoản vay và báo cáo tình hình thực hiện khoản vay tự vay tự trả; Nội dung quản lý nhà nước về hoạt động vay, trả nợ nước ngoài tự vay, tự trả; Thanh tra, kiểm tra việc tuân thủ quy định về điều kiện vay nước ngoài; Dự báo mức vay nước ngoài tự vay, tự trả ròng hàng năm; Quyền của Bên đi vay; Mục đích vay nước ngoài; Thỏa thuận vay nước ngoài; Đồng tiền vay nước ngoài; Các giao dịch bảo đảm cho khoản vay nước ngoài; Chi phí vay nước ngoài; Trang điện tử; Xử lý trong trường hợp gặp lỗi kỹ thuật khi sử dụng Trang điện tử; Tài khoản truy cập; Khoản vay phải thực hiện đăng ký; Thời hạn khoản vay để xác định nghĩa vụ đăng ký; Thỏa thuận vay nước ngoài để thực hiện đăng ký khoản vay; Đối tượng thực hiện đăng ký, đăng ký thay đổi khoản vay; Trình tự thực hiện thủ tục đăng ký khoản vay; Hồ sơ đăng ký khoản vay; Các trường hợp phải đăng ký thay đổi khoản vay; Trình tự thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi khoản vay; Hồ sơ đăng ký thay đổi khoản vay; Thẩm quyền xác nhận đăng ký, xác nhận đăng ký thay đổi khoản vay; Cơ sở thực hiện xác nhận đăng ký, đăng ký thay đổi khoản vay; Xử lý hồ sơ đăng ký, đăng ký thay đổi khoản vay trong trường hợp Bên đi vay có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý ngoại hối, quản lý vay, trả nợ nước ngoài; Trường hợp văn bản xác nhận đăng ký, đăng ký thay đổi khoản vay đương nhiên hết hiệu lực; Chấm dứt hiệu lực văn bản xác nhận đăng ký, đăng ký thay đổi khoản vay; Sao gửi văn bản xác nhận đăng ký, đăng ký thay đổi khoản vay; văn bản chấm dứt hiệu lực văn bản xác nhận đăng ký, đăng ký thay đổi khoản vay; Tài khoản vay, trả nợ nước ngoài của Bên đi vay không phải là ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; Nội dung thu, chi trên Tài khoản vay, trả nợ nước ngoài bằng ngoại tệ; Nội dung thu, chi trên Tài khoản vay, trả nợ nước ngoài bằng đồng Việt Nam; Thay đổi tài khoản vốn vay trả nợ nước ngoài; Thực hiện khoản vay nước ngoài từ nguồn lợi nhuận được chia bằng đồng Việt Nam từ hoạt động đầu tư trực tiếp của Bên cho vay; Nguyên tắc minh bạch dòng tiền; Chuyển tiền thực hiện khoản vay nước ngoài; Chuyển tiền thực hiện trả nợ khoản vay nước ngoài trung, dài hạn dưới hình thức nhập khẩu hàng hóa trả chậm; Mua ngoại tệ và chuyển tiền trả nợ nước ngoài; Các trường hợp rút vốn, trả nợ không thực hiện qua tài khoản vay, trả nợ nước ngoài; Thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh; Khoản nhận nợ bắt buộc; Hoàn trả khoản nhận nợ bắt buộc;  Trách nhiệm của Bên đi vay; Đối với Bên đi vay là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; Đối với Bên đi vay không phải là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; Trách nhiệm của Bên bảo lãnh; Trách nhiệm của ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản.
Mục 4 quy định về vấn đề cho vay, thu hồi nợ nước ngoài. Cụ thể Chương này quy định những nội dung cơ bản như: Cho vay, thu hồi nợ nước ngoài của Chính phủ; Cho vay, thu hồi nợ nước ngoài của người cư trú là tổ chức tín dụng, tổ chức kinh tế; Trách nhiệm của tổ chức tín dụng; Cho vay hợp vốn ra nước ngoài; Đồng tiền cho vay, thu hồi nợ nước ngoài; Bảo lãnh khoản cho vay ra nước ngoài; Điều kiện cho vay ra nước ngoài; Bên vay nước ngoài; Đăng ký khoản cho vay, đăng ký thay đổi khoản cho vay; Hồ sơ đăng ký khoản cho vay; Hồ sơ đăng ký thay đổi khoản cho vay; Cơ sở xem xét xác nhận đăng ký, xác nhận đăng ký thay đổi; Thời gian xử lý hồ sơ đăng ký khoản cho vay, đăng ký thay đổi khoản cho vay.
Mục 5 quy định về việc phát hành chứng khoán trong và ngoài nước. Cụ thể, Mục này điều chỉnh những nội dung cơ bản như: Người cư trú là tổ chức phát hành chứng khoán bên ngoài lãnh thổ Việt Nam; Người cư trú là tổ chức phát hành chứng khoán ở nước ngoài; Người không cư trú là tổ chức phát hành chứng khoán trên lãnh thổ Việt Nam; Nguyên tắc mở và sử dụng tài khoản vốn phát hành chứng khoán; Trách nhiệm của tổ chức tín dụng được phép; Trách nhiệm của tổ chức phát hành nước ngoài
Chương IV bao gồm các quy định điều chỉnh về việc sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam. Cụ thể, Chương này điều chỉnh những nội dung cơ bản như: Quy định hạn chế sử dụng ngoại hối; Nguyên tắc hạn chế sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam Hồ sơ, trình tự, thủ tục chấp thuận sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam; Mở và sử dụng tài khoản; Sử dụng ngoại tệ tiền mặt của cá nhân; Sử dụng đồng Việt Nam của người không cư trú; Sử dụng đồng Việt Nam của người cư trú là cá nhân nước ngoài; Sử dụng đồng tiền của nước có chung biên giới với Việt Nam; Quy chế quản lý tiền của nước có chung biên giới tại Khu vực biên giới và Khu vực kinh tế cửa khẩu Việt Nam; Phát hành và sử dụng thẻ thanh toán
Chương V bao gồm các quy định điều chỉnh về thị trường ngoại tệ, cơ chế tỷ giá hối đoái, quản lý vàng là ngoại hối. Cụ thể Chương này quy định những nội dung cơ bản như: Thị trường ngoại tệ của Việt Nam; Thị trường ngoại tệ của Việt Nam; Hoạt động của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trên thị trường ngoại tệ; Cơ chế tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam; Chế độ tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam; Quản lý vàng là ngoại hối; Nguyên tắc quản lý; Nguyên tắc mua, bán vàng miếng của Ngân hàng Nhà nước; Điều kiện hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ; Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ; Trách nhiệm của doanh nghiệp hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ;  Hoạt động gia công vàng trang sức, mỹ nghệ; Điều kiện hoạt động kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ; Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ; Quản lý hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng; Điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng; Trách nhiệm của doanh nghiệp, tổ chức tín dụng hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng; Xuất khẩu, nhập khẩu vàng trang sức, mỹ nghệ; Xuất khẩu, nhập khẩu vàng nguyên liệ;  Mang theo vàng khi xuất cảnh, nhập cảnh của cá nhân; Xuất khẩu, nhập khẩu, chuyển đổi vàng
Chương VI bao gồm các điều quy định về việc quản lý dự trữ ngoại hối Nhà nước. Cụ thể Chương này điều chỉnh những nội dung cơ bản như sau: Thành phần Dự trữ ngoại hối nhà nước; Nguồn hình thành Dự trữ ngoại hối nhà nước; Quản lý Dự trữ ngoại hối nhà nước; Ngoại tệ thuộc ngân sách nhà nước;  Sử dụng Dự trữ ngoại hối nhà nước;
Chương VII bao gồm các quy định điều chỉnh hoạt động kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các tổ chức khác. Cụ thể, Chương này quy định những vấn đề cơ bản như sau: Nguyên tắc kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối; Điều kiện đối với tổ chức kinh tế thực hiện hoạt động đại lý đổi ngoại tệ; Điều kiện đối với tổ chức kinh tế thực hiện hoạt động trực tiếp nhận và chi, trả ngoại tệ; Điều kiện đối với tổ chức kinh tế thực hiện hoạt động đại lý chi, trả ngoại tệ; Huy động tiền gửi và cho vay ngoại tệ trong nước; Trách nhiệm của tổ chức tín dụng và các tổ chức khác khi thực hiện hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối; Kiểm tra chứng từ; Đáp ứng nhu cầu ngoại tệ để thanh toán vãng lai; Thanh tra, kiểm tra, giám sát và báo cáo.
Chương VIII bao gồm các quy định điều chỉnh về việc quản lý nhà nước về hoạt động ngoại hối. Cụ thể Chương này quy định những nội dung cơ bản như : Trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước ; Hạch toán kế toán; Trách nhiệm của Bộ, cơ quan ngang Bộ và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Phối hợp liên ngành về quản lý hoạt động kinh doanh vàng; Theo dõi thực hiện hạn mức vay nước ngoài tự vay, tự trả; Thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ; Trách nhiệm của Bộ Tài chính; Trách nhiệm phối hợp của cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước; Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát; Sở Giao dịch; Các biện pháp bảo đảm an toàn; Chế độ thông tin báo cáo; Tạm ngừng giao dịch, hủy quan hệ giao dịch.
Chương IX quy định về khiếu nại, tố cáo, khởi kiện và xử lý vi phạm trong lĩnh vực ngoại hối. Theo đó, Chương này quy định những nội dung cơ bản như: Xử lý vi phạm; Hành vi vi phạm trong hoạt động kinh doanh vàng; Thanh tra, kiểm tra và xử lý; Khiếu nại, tố cáo
Chương X bao gồm các quy định về điều khoản chuyển tiếp; hiệu lực thi hành; quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành; trách nhiệm thi hành; tổ chức thực hiện của các văn bản được sử dụng để pháp điển vào đề mục Ngoại hối.
Có thể nói, thông qua việc pháp điển đề mục Ngoại hối, đây là lần đầu tiên toàn bộ hệ thống các quy phạm pháp luật quy định về ngoại hối đang còn hiệu lực được thống kê, tập hợp, sắp xếp vào một chỗ giúp các cơ quan nhà nước, các tổ chức, cá nhân dễ dàng tìm kiếm, tra cứu cũng như bảo đảm tính công khai, minh bạch của hệ thống pháp luật và góp phần nâng cao sự tin tưởng của người dân vào hệ thống pháp luật. 
Nguyễn Thị Trà
Chung nhan Tin Nhiem Mang