Hệ thống quy phạm pháp luật đang còn hiệu lực trong lĩnh vực Ban hành văn bản QPPL
Sign In

Nghiên cứu trao đổi

Hệ thống quy phạm pháp luật đang còn hiệu lực trong lĩnh vực Ban hành văn bản QPPL

Triển khai thực hiện Pháp lệnh pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật và Quyết định số 843/QĐ-TTg ngày 06/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Danh mục các đề mục trong mỗi chủ đề và phân công cơ quan thực hiện pháp điển theo các đề mục, Bộ Tư pháp là đơn vị được giao chủ trì thực hiện pháp điển đề mục Ban hành văn bản QPPL (Đề mục số 1 thuộc Chủ đề số 44). Đến nay, Bộ Tư pháp đã phối hợp với các bộ, ngành liên quan thực hiện pháp điển xong đề mục Ban hành văn bản QPPL, đồng thời đề mục này cũng chuẩn bị tổ chức họp thẩm định theo quy định. Sau đó, Bộ Tư pháp sẽ chỉnh sửa theo ý kiến của Hội đồng thẩm định và sắp xếp vào Chủ đề trình Chính phủ thông qua theo quy định.
Đề mục Ban hành văn bản QPPL có cấu trúc được xác định theo cấu trúc của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 gồm 17 Chương, 173 Điều. Bên cạnh đó, đề mục Ban hành văn bản QPPL còn được pháp điển từ các quy phạm pháp luật đang còn hiệu lực của 06 văn bản, bao gồm: (1) Luật 80/2015/QH13 Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; (2) Nghị quyết 351/2017/UBTVQH14 Quy định thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước; (3) Nghị định 34/2016/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật; (4)  Thông tư liên tịch 122/2011/TTLT-BTC-BTP Quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm cho công tác kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật; (5) Thông tư 17/2014/TT-BTP Quy định về lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; (6) Thông tư 338/2016/TT-BTC Quy định lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật.
Các nội dung cơ bản trong mỗi Chương của đề mục “Ban hành văn bản QPPL” như sau:
- Chương I gồm 14 điều quy định về các vấn đề chung như: Phạm vi điều chỉnh; Văn bản quy phạm pháp luật; Giải thích từ ngữ; Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật; Nguyên tắc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật; Tham gia góp ý kiến xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền trong xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật; Ngôn ngữ, kỹ thuật văn bản quy phạm pháp luật; Dịch văn bản quy phạm pháp luật ra tiếng dân tộc thiểu số, tiếng nước ngoài; Số, ký hiệu của văn bản quy phạm pháp luật; Văn bản quy định chi tiết;  Sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành văn bản quy phạm pháp luật; Gửi văn bản quy phạm pháp luật, hồ sơ dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật; Những hành vi bị nghiêm cấm.
- Chương II gồm 16 điều quy định về Thẩm quyền ban hành, nội dung văn bản quy phạm pháp luật như: Luật, nghị quyết của Quốc hội; Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội;  Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước; Nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội hoặc Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Nghị định của Chính phủ; Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; Thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; Thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; Thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước; Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh; Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt; Nghị quyết của Hội đồng nhân dân, quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã.
- Chương III gồm 06 Mục với 50 điều quy định về Xây dựng, ban hành văn bản QPPL của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Cụ thể:
+ Mục 1 quy định về lập chương trình xây dựng luật, pháp lệnh như: Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh; Đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh của cơ quan, tổ chức; Kiến nghị về luật, pháp lệnh, đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh của đại biểu Quốc hội; Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trong việc lập đề nghị xây dựng luật, pháp lệnhĐánh giá tác động của chính sách trong đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh; Lấy ý kiến đối với đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh; Hồ sơ đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, văn bản kiến nghị về luật, pháp lệnh; Hồ sơ đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, văn bản kiến nghị về luật, pháp lệnhTrách nhiệm lập đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh do Chính phủ trình; Thẩm định đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh do Chính phủ trình; Trình Chính phủ đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh do Chính phủ trình;  Chính phủ xem xét, thông qua đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh do Chính phủ trình; Chỉnh lý và gửi hồ sơ đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh do Chính phủ trình; Lập đề nghị của Chính phủ về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh; Chính phủ cho ý kiến đối với đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh không do Chính phủ trình và kiến nghị về luật, pháp lệnh; Trách nhiệm lập và xem xét, thông qua đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh không do Chính phủ trình; Thời hạn và hồ sơ đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, kiến nghị về luật, pháp lệnh; Thẩm tra đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, kiến nghị về luật, pháp lệnh; Lập dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh; Trình tự xem xét, thông qua dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh; Triển khai thực hiện chương trình xây dựng luật, pháp lệnh; Điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh.
+ Mục 2 quy định về soạn thảo luật, pháp lệnh, nghị quyết như: Thành lập Ban soạn thảo và phân công cơ quan chủ trì soạn thảo luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; Thành phần Ban soạn thảo; Nhiệm vụ của Ban soạn thảo, Trưởng Ban soạn thảo, thành viên Ban soạn thảo;Nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo luật, pháp lệnh, nghị quyết; Nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết; Lấy ý kiến đối với dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết; Thẩm định dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết do Chính phủ trình; Hồ sơ dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết trình Chính phủ; Chỉnh lý, hoàn thiện dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết trước khi trình Chính phủ; Chính phủ xem xét, quyết định việc trình dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết; Chính phủ cho ý kiến đối với dự án Luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết không do Chính phủ trình.
+ Mục 3 quy định về thẩm tra dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết như:  Thẩm tra của Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội về dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết; Hồ sơ và thời hạn gửi hồ sơ dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết để thẩm tra; Nội dung thẩm tra dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết; Phương thức thẩm tra dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết; Báo cáo thẩm tra dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết; Trách nhiệm của Ủy ban pháp luật trong việc thẩm tra để bảo đảm tính hợp hiến, tính hợp pháp và tính thống nhất của dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết với hệ thống pháp luật; Trách nhiệm của Ủy ban về các vấn đề xã hội trong việc thẩm tra việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết.
+ Mục 4 quy định về Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến về dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội như: Thời hạn gửi tài liệu cho Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến về dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội; Trình tự Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến về dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội; Tiếp thu, chỉnh lý dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội theo ý kiến của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
+ Mục 5 quy định về thảo luận, tiếp thu, chỉnh lý và thông qua dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết như:  Xem xét, thông qua dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết; Trình tự xem xét, thông qua dự án luật, dự thảo nghị quyết tại một kỳ họp Quốc hội;  Trình tự xem xét, thông qua dự án luật, dự thảo nghị quyết tại hai kỳ họp Quốc hội; Trình tự xem xét, thông qua dự án luật tại ba kỳ họp Quốc hội; Trình tự xem xét, thông qua dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; Hồ sơ dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội thông qua; Ngày thông qua luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
+ Mục 6 quy định về công bố luật, pháp lệnh, nghị quyết như: Chủ tịch nước công bố luật, pháp lệnh chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày luật, pháp lệnh được thông qua; Tổng thư ký Quốc hội công bố nghị quyết của Quốc hội, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày nghị quyết được thông qua; Đối với nghị quyết được xây dựng, ban hành theo trình tự, thủ tục rút gọn thì Tổng thư ký Quốc hội công bố nghị quyết chậm nhất là 05 ngày kể từ ngày nghị quyết được thông qua.
- Chương IV gồm 01 điều quy định về Xây dựng, ban hành lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.
- Chương V gồm 23 điều quy định về xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Chỉnh phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Cụ thể:
+ Mục 1 quy định về lập danh mục văn bản quy định chi tiết luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước như: Trách nhiệm lập danh mục văn bản quy định chi tiết; Triển khai xây dựng văn bản quy định chi tiết.
+ Mục 2 quy định về xây dựng, ban hành nghị định như:  Đề nghị xây dựng nghị định; Trách nhiệm của cơ quan đề nghị xây dựng nghị định; Lấy ý kiến đối với đề nghị xây dựng nghị định; Hồ sơ đề nghị xây dựng nghị định; Thẩm định đề nghị xây dựng nghị định; Chính phủ xem xét, thông qua đề nghị xây dựng nghị định; Nhiệm vụ của cơ quan chủ trì soạn thảo nghị định; Lấy ý kiến đối với dự thảo nghị định; Thẩm định dự thảo nghị định; Hồ sơ dự thảo nghị định trình Chính phủ; Chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo nghị định trước khi trình Chính phủ; Xin ý kiến Ủy ban thường vụ Quốc hội về việc ban hành nghị định; Trình tự xem xét, thông qua dự thảo nghị định.
+ Mục 3 quy định về xây dựng, ban hành quyết định của Thủ tướng Chính phủ như: Nhiệm vụ của cơ quan chủ trì soạn thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ; Thẩm định dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ; Hồ sơ dự thảo quyết định trình Thủ tướng Chính phủ; Kiểm tra, xử lý hồ sơ, trình ký ban hành quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
+ Mục 4 quy định về xây dựng, ban hành Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ như: Soạn thảo thông tư; Thẩm định dự thảo thông tư; Hồ sơ dự thảo thông tư trình Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; Trình tự xem xét, ký ban hành thông tư.
- Chương VI gồm 04 điều quy định về xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước như: Xây dựng, ban hành nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; Xây dựng, ban hành thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; Xây dựng, ban hành thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Xây dựng, ban hành quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước.
- Chương VII gồm 02 điều quy định về xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật liên tịch như: Xây dựng, ban hành nghị quyết liên tịch; Xây dựng, ban hành thông tư liên tịch.
- Chương VIII gồm 16 điều quy định về xây dựng, ban hành nghị quyết  của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh như: Đề nghị xây dựng nghị quyết; Nhiệm vụ của cơ quan đề nghị xây dựng nghị quyết; Lấy ý kiến về đề nghị xây dựng nghị quyết; Hồ sơ đề nghị xây dựng nghị quyết; Thẩm định đề nghị xây dựng nghị quyết do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình; Thông qua chính sách trong đề nghị xây dựng nghị quyết; Trình đề nghị xây dựng nghị quyết; Phân công cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo nghị quyết; Nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo nghị quyết; Lấy ý kiến đối với dự thảo nghị quyết; Thẩm định dự thảo nghị quyết do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình; Hồ sơ dự thảo nghị quyết trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với dự thảo nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp; Thẩm tra dự thảo nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh; Hồ sơ dự thảo nghị quyết trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh; Trình tự xem xét, thông qua dự thảo nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.
- Chương IX gồm 06 điều quy định về xây dựng, ban hành Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh như: Đề nghị xây dựng quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Soạn thảo quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Lấy ý kiến về dự thảo quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Thẩm định dự thảo quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Hồ sơ dự thảo quyết định trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Trình tự xem xét, thông qua dự thảo quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
- Chương X gồm 09 điều quy định về xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp huyện như: Soạn thảo nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp huyện; Thẩm định dự thảo nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp huyện; Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện đối với dự thảo nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp; Thẩm tra dự thảo nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp huyện; Trình tự xem xét, thông qua dự thảo nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp huyện; Soạn thảo quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện; Thẩm định dự thảo quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện; Hồ sơ dự thảo quyết định trình Ủy ban nhân dân cấp huyện; Trình tự xem xét, thông qua dự thảo quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
- Chương XI gồm 04 điều quy định về xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp xã như:Soạn thảo nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp xã; Trình tự xem xét, thông qua dự thảo nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp xã; Soạn thảo quyết định của Ủy ban nhân dân cấp xã; Trình tự xem xét, thông qua dự thảo quyết định của Ủy ban nhân dân cấp xã.
- Chương XII gồm 04 điều quy định về xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo trình tự, thủ tục rút gọn như: Các trường hợp xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo trình tự, thủ tục rút gọn; Thẩm quyền quyết định việc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo trình tự, thủ tục rút gọn; Trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo trình tự, thủ tục rút gọn; Hồ sơ, trình tự, thủ tục xem xét, thông qua văn bản quy phạm pháp luật theo trình tự, thủ tục rút gọn.
- Chương XIII gồm 08 điều quy định về hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật, nguyên tắc áp dụng, công khai văn bản quy phạm pháp luật như: Đăng Công báo văn bản quy phạm pháp luật; Thời điểm có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật; Hiệu lực trở về trước của văn bản quy phạm pháp luật;Ngưng hiệu lực văn bản quy phạm pháp luật; Trường hợp văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực; Hiệu lực về không gian; Áp dụng văn bản quy phạm pháp luật; Đăng tải và đưa tin văn bản quy phạm pháp luật.
- Chương XIV gồm 04 điều quy định về giải thích hiến pháp, luật, pháp lệnh như: Các trường hợp và nguyên tắc giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh; Thẩm quyền đề nghị giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh; Trình tự, thủ tục giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh; Đăng Công báo, đăng tải và đưa tin nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh.
- Chương XV gồm 06 điều quy định về giám sát, kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật như: Giám sát văn bản quy phạm pháp luật; Nội dung giám sát văn bản quy phạm pháp luật; Giám sát, xử lý văn bản quy phạm pháp luật có dấu hiệu trái pháp luật; Chính phủ kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật có dấu hiệu trái pháp luật; Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật có dấu hiệu trái pháp luật; Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật có dấu hiệu trái pháp luật.
- Chương XVI gồm 03 điều quy định về hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật, pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật như: Hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật; Pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật; Rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật.
- Chương XVII gồm 03 điều quy định về điều khoản thi hành như: Bảo đảm nguồn lực xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật; Hiệu lực thi hành; Quy định chi tiết của các văn bản được sử dụng để pháp điển vào đề mục Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Ngoài ra, một số quy định trong đề mục Ban hành văn bản quy phạm pháp luật còn có nội dung liên quan trực tiếp đến các văn bản quy phạm pháp luật thuộc đề mục khác cũng đã được chỉ dẫn cụ thể trong nội dung đề mục để người sử dụng dễ tra cứu.
Như vậy, có thể nói, thông qua việc pháp điển đề mục Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, đây là lần đầu tiên toàn bộ hệ thống các quy phạm pháp luật quy định về Ban hành văn bản quy phạm pháp luật đang còn hiệu lực được thống kê, tập hợp, sắp xếp vào một chỗ giúp các cơ quan nhà nước, các tổ chức, cá nhân dễ dàng tìm kiếm, tra cứu cũng như bảo đảm tính công khai, minh bạch của hệ thống pháp luật và góp phần nâng cao sự tin tưởng của người dân vào hệ thống pháp luật. 
Vũ Thị Mai
Chung nhan Tin Nhiem Mang