Hệ thống các quy phạm pháp luật quy định về quản lý hoạt động hợp tác quốc tế về pháp luật
Sign In

Nghiên cứu trao đổi

Hệ thống các quy phạm pháp luật quy định về quản lý hoạt động hợp tác quốc tế về pháp luật

Thực hiện Quyết định số 843/QĐ-TTg ngày 06/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Danh mục các đề mục trong mỗi chủ đề và phân công cơ quan thực hiện pháp điển theo các đề mục, Bộ Tư pháp đã thực hiện pháp điển đối với đề mục “Quản lý hợp tác quốc tế về pháp luật” theo quy định. Đến nay, đề mục này đã được thẩm định và hoàn thiện theo quy định.
Đề mục Quản lý hợp tác quốc tế về pháp luật được pháp điển từ 02 văn bản quy phạm pháp luật có nội dung thuộc đề mục gồm: Nghị định số 113/2014/NĐ-CP ngày 26/11/2014 của Chính phủ Về quản lý hợp tác quốc tế pháp luật, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/03/2015Thông tư số 07/2015/TT-BTP ngày 15/06/2015 của Bộ Tư pháp Quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số quy định của Nghị định số 113/2014/NĐ-CP ngày 26 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ về quản lý hợp tác quốc tế về pháp luật, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/08/2015.
Theo đó, Đề mục có cấu trúc gồm 5 chương, 47 điều quy định về các nội dung cơ bản như: (1) Nguyên tắc thực hiện hoạt động hợp tác quốc tế về pháp luật (tuân thủ Hiến pháp, pháp luật Việt Nam, phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, đảm bảo độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội; bảo đảm tính công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình trong thực hiện hoạt động hợp tác quốc tế về pháp luật; bình đẳng và không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; bảo đảm tính hiệu quả, thiết thực và không trùng lặp; đề cao trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan chủ quản bảo đảm đúng pháp luật, hiệu quả trong việc tiếp nhận, quản lý, sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ, viện trợ phi Chính phủ nước ngoài trong hợp tác quốc tế về pháp luật; việc xây dựng, phê duyệt, quản lý và thực hiện chương trình, dự án, viện trợ phi dự án về pháp luật phải tuân theo các quy định của Nghị định số 113/2014/NĐ-CP, các quy định pháp luật về quản lý, sử dụng ODA, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ, viện trợ phi Chính phủ nước ngoài và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan); (2) Xây dựng, phê duyệt chương trình, dự án hợp tác pháp luật (xây dựng chương trình, dự án hợp tác pháp luật; xây dựng Đề cương, phê duyệt Danh mục tài trợ chương trình, dự án hợp tác pháp luật; thẩm định, cho ý kiến đối với văn kiện chương trình, dự án hợp tác pháp luật; quy trình thẩm định văn kiện chương trình, dự án hợp tác pháp luật thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ; hồ sơ thẩm định văn kiện chương trình, dự án hợp tác pháp luật; quy trình cho ý kiến văn kiện chương trình, dự án hợp tác pháp luật thuộc thẩm quyền phê duyệt của cơ quan chủ quản; hồ sơ cho ý kiến văn kiện chương trình, dự án hợp tác pháp luật; quy trình cho ý kiến viện trợ phi dự án về pháp luật; hồ sơ cho ý kiến viện trợ phi dự án về pháp luật; phê duyệt văn kiện chương trình, dự án hợp tác pháp luật; sửa đổi, bổ sung văn kiện chương trình, dự án hợp tác pháp luật; (3) Thực hiện hợp tác quốc tế về pháp luật (xây dựng Kế hoạch thực hiện chương trình, dự án hàng năm; hợp tác xây dựng pháp luật; hợp tác đào tạo, bồi dưỡng về pháp luật; tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế về pháp luật; chia sẻ thông tin, kết quả hợp tác quốc tế về pháp luật; nguyên tắc chia sẻ thông tin, kết quả hợp tác quốc tế về pháp luật; nội dung chia sẻ thông tin, kết quả hợp tác quốc tế về pháp luật; thời hạn chia sẻ thông tin, kết quả hợp tác quốc tế về pháp luật; trách nhiệm giám sát, đánh giá việc thực hiện hợp tác quốc tế về pháp luật; kiểm tra, thanh tra việc thực hiện hợp tác quốc tế về pháp luật; xử lý vi phạm; tạm đình chỉ, đình chỉ chương trình, dự án, viện trợ phi dự án về pháp luật thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ; tạm đình chỉ, đình chỉ chương trình, dự án, viện trợ phi dự án về pháp luật thuộc thẩm quyền phê duyệt của cơ quan chủ quản; chấm dứt hiệu lực, từ bỏ, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện toàn bộ hoặc một phần điều ước quốc tế, thoả thuận quốc tế; (4) Trách nhiệm của các cơ quan (trách nhiệm của Bộ Tư pháp; trách nhiệm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư; trách nhiệm của Bộ Công an; trách nhiệm của Bộ Ngoại giao; trách nhiệm của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam; trách nhiệm của Bộ, cơ quan ngang Bộ khác; trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; trách nhiệm của cơ quan chủ quản).
 
 
Phùng Thị Hương
Chung nhan Tin Nhiem Mang