Triển khai thực hiện công tác pháp điển, Bộ Tài chính chủ trì thực hiện pháp điển đề mục Dự trữ quốc gia (Đề mục số 9 thuộc Chủ đề số 41). Đến nay, Bộ Tài chính đã phối hợp với các bộ, ngành liên quan thực hiện pháp điển xong đề mục Dự trữ quốc gia và đã được thẩm định thông qua theo quy định.
Đề mục Dự trữ quốc gia có cấu trúc gồm 07 chương (theo cấu trúc 06 chương của Luật Dự trữ quốc gia và bổ sung thêm 01 Chương về Hóa đơn bán hàng dự trữ quốc gia và xử lý các khoản nợ dự trữ quốc gia - Chương VI) với 386 Điều. Theo đó, đề mục Dự trữ quốc gia được pháp điển bởi các quy phạm pháp luật đang còn hiệu lực của 41 văn bản gồm: Luật Dự trữ quốc gia, 01 Nghị định (và 01 nghị định sửa đổi, bổ sung), và 39 văn bản do các Bộ trưởng ban hành.
Các nội dung cơ bản trong mỗi Chương của đề mục “Quảng cáo” như sau:
- Chương I gồm 88 điều quy định về các vấn đề chung như: Phạm vi điều chỉnh; Đối tượng áp dụng; Giải thích từ ngữ; Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng; Mục tiêu của dự trữ quốc gia; Chính sách huy động nguồn lực cho dự trữ quốc gia; Chính sách khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho dự trữ quốc gia; Chính sách của Nhà nước đối với các tổ chức, cá nhân có hoạt động đầu tư nghiên cứu phát triển khoa học - công nghệ, ứng dụng công nghệ thông tin về dự trữ quốc gia; Chính sách khuyến khích của Nhà nước đối với các tổ chức, cá nhân cống hiến những thành tựu nghiên cứu khoa học áp dụng có hiệu quả trong ngành dự trữ quốc gia; Nguồn hình thành dự trữ quốc gia; Nguyên tắc quản lý, sử dụng hàng dự trữ quốc gia; Tổ chức dự trữ quốc gia; Vị trí và chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Tổng cục Dự trữ Nhà nước; Chế độ, chính sách đối với người làm công tác dự trữ quốc gia; Điều kiện, thời gian tính hưởng và thời gian không tính hưởng phụ cấp thâm niên; Điều kiện được tính hưởng phụ cấp thâm niên; Thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên; Mức phụ cấp thâm niên; Mức hưởng phụ cấp thâm niên và cách tính chi trả; Điều kiện hưởng phụ cấp ưu đãi nghề; Mức phụ cấp ưu đãi nghề; Mức phụ cấp ưu đãi nghề và cách tính chi trả; Nguyên tắc áp dụng, nguồn kinh phí thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên ngành, phụ cấp ưu đãi nghề dự trữ quốc gia; Nguồn kinh phí thực hiện phụ cấp thâm niên, phụ cấp ưu đãi nghề; Nội dung quản lý nhà nước về dự trữ quốc gia; Thanh tra chuyên ngành về dự trữ quốc gia; Thanh tra, kiểm tra, giám sát; Nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội; Nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tài chính; Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Nhiệm vụ, quyền hạn của bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia; Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong thực hiện quy chuẩn kỹ thuật về dự trữ nhà nước; Hợp đồng thuê bảo quản hàng dự trữ quốc gia; Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan dự trữ quốc gia chuyên trách; Nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị dự trữ quốc gia; Nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức, doanh nghiệp nhận hợp đồng thuê bảo quản; Trách nhiệm, nghĩa vụ của tổ chức, doanh nghiệp nhận thuê bảo quản hàng dự trữ quốc gia; Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Phân công quản lý hàng dự trữ quốc gia; Các hành vi bị cấm.
- Chương II gồm 44 điều quy định về chiến lược, kế hoạch dự trữ quốc gia như: Chiến lược dự trữ quốc gia; Kế hoạch dự trữ quốc gia; Xây dựng kế hoạch dự trữ quốc gia; Nội dung kế hoạch dự trữ quốc gia; Trình tự xây dựng kế hoạch dự trữ quốc gia; Giao kế hoạch, tổ chức thực hiện và kiểm tra kế hoạch dự trữ quốc gia; Tổng mức dự trữ quốc gia; Danh mục hàng dự trữ quốc gia; Quy chuẩn kỹ thuật về dự trữ nhà nước; Quy chuẩn kỹ thuật về dự trữ nhà nước; Nội dung định mức và áp dụng định mức đối với một số hàng hóa; Thực hiện Danh mục chi tiết hàng dự trữ quốc gia, Danh mục hàng dự trữ quốc gia.
- Chương III gồm 28 điều quy định về ngân sách nhà nước chi cho dự trữ quốc gia như: Ngân sách nhà nước chi cho dự trữ quốc gia; Lập, phân bổ và giao dự toán ngân sách về dự trữ quốc gia; Vốn bán hàng dự trữ quốc gia; Chi phí thanh lý hàng dự trữ quốc gia; Chi phí tiêu hủy hàng dự trữ quốc gia; Ngân sách nhà nước chi cho mua hàng dự trữ quốc gia; Vốn mua hàng dự trữ quốc gia; Ngân sách nhà nước chi cho đầu tư xây dựng cơ bản của dự trữ quốc gia; Ngân sách nhà nước chi cho hoạt động quản lý dự trữ quốc gia; Trích thưởng giảm hao hụt so với định mức; Kinh phí bảo đảm thực hiện quy chuẩn kỹ thuật về dự trữ nhà nước; Kinh phí bảo đảm thực hiện quy chuẩn kỹ thuật về dự trữ nhà nước; Kinh phí xây dựng, quản lý định mức; Chi phí bảo hiểm đối với kho, hàng dự trữ quốc gia; Chi phí nhập, chi phí xuất hàng dự trữ quốc giatại cửa kho; Chi phí xuất, cấp hàng dự trữ quốc gia để cứu trợ, hỗ trợ và viện trợ; Chi phí bảo quản hàng dự trữ quốc gia; Khoán chi phí nhập, xuất, bảo quản hàng DTQG; Trích thưởng, trích lập và quản lý, sử dụng quỹ phúc lợi, quỹ khen thưởng; Kinh phí thuê bảo quản hàng dự trữ quốc gia; Nguồn kinh phí, nội dung chi, mức chi và cấp kinh phí xuất cấp, giao hàng dự trữ quốc gia để cứu trợ, viện trợ; Phương thức lựa chọn đơn vị ký hợp đồng vận chuyển, cung cấp bao bì đóng gói; Trình tự và thẩm quyền phê duyệt mức phí tối đa xuất cấp hàng dự trữ quốc gia để cứu trợ, viện trợ; Về hạch toán kế toán, quyết toán số lượng, giá trị hàng dự trữ quốc gia xuất để cứu trợ, viện trợ và kinh phí xuất cấp, giao hàng; Cơ chế tài chính; chế độ kế toán, kiểm toán; chế độ thống kê, báo cáo về dự trữ quốc gia; Chế độ báo cáo thống kê,kế toán; Chế độ kiểm tra, thanh tra tình hình nhập, xuất, mua, bán hàng dự trữ quốc gia.
- Chương IV gồm 08 mục với 114 Điều quy định về quản lý, điều hành dự trữ quốc gia như: (1) Mục 1 quy định về nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia như: Nguyên tắc nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia; Nguyên tắc nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia; Các trường hợp nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia; Các trường hợp nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia; Nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ; Trình tự và hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ xuất cấp hàng dự trữ quốc gia để cứu trợ; Trách nhiệm của bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia và của Tổng cục Dự trữ Nhà nước trong việc xuất cấp, giao hàng dự trữ quốc gia xuất để cứu trợ, viện trợ; Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, bộ, ngành quản lý lĩnh vực trong việc tiếp nhận, phân phối hàng dự trữ quốc gia để cứu trợ; Nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia trong tình huống đột xuất, cấp bách; Nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia theo kế hoạch, luân phiên đổi hàng dự trữ quốc gia; Nhập, xuất theo kế hoạch, luân phiên đổi hàng; Điều chuyển nội bộ hàng dự trữ quốc gia; Nhập, xuất điều chuyển nội bộ hàng dự trữ quốc gia; Nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia trong các trường hợp khác; Thanh lý hàng dự trữ quốc gia; Xuất hàng dự trữ quốc gia khi thanh lý, tiêu hủy, loại khỏi danh mục chi tiết hàng dự trữ quốc gia; Xuất loại khỏi Danh mục chi tiết hàng dự trữ quốc gia; Tiêu hủy hàng dự trữ quốc gia; Xử lý hàng dự trữ quốc gia hao hụt; Xử lý hàng dự trữ quốc gia dôi thừa; Nhập tăng số lượng hàng dự trữ quốc gia đối với số lượng hàng khi kiểm kê thực tế lớn hơn so với số lượng của sổ kế toán; Nhập hàng dự trữ quốc gia trong các trường hợp khác; Dừng nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia; (2) Mục 2 quy định về mua, bán hàng dự trữ quốc gia như: Phương thức mua hàng dự trữ quốc gia; Mua hàng dự trữ quốc gia theo quy định của pháp luật về đấu thầu; Mua hàng dự trữ quốc gia theo quy định của pháp luật về đấu thầu; Điều kiện chỉ định thầu; Mua trực tiếp rộng rãi của mọi đối tượng; Mua hàng dự trữ quốc gia theo phương thức mua trực tiếp rộng rãi của mọi đối tượng; Phương thức bán hàng dự trữ quốc gia; Bán đấu giá hàng dự trữ quốc gia; Kế hoạch bán đấu giá hàng dự trữ quốc gia; Đăng ký tham gia đấu giá hàng dự trữ quốc gia; Tổ chức bán đấu giá hàng dự trữ quốc gia; Hợp đồng mua bán hàng dự trữ quốc gia bán đấu giá; Xác định cuộc bán đấu giá hàng dự trữ quốc gia không thành; Bán chỉ định, bán trực tiếp rộng rãi cho mọi đối tượng; Điều kiện bán chỉ định; Trình tự thực hiện bán chỉ định; Điều kiện bán trực tiếp rộng rãi cho mọi đối tượng; Trình tự thực hiện bán trực tiếp rộng rãi cho mọi đối tượng; Thanh lý hàng dự trữ quốc gia; Thẩm quyền quyết định phương thức mua, bán hàng dự trữ quốc gia; hẩm quyền quyết định nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia; Thẩm quyền trong bán đấu giá hàng dự trữ quốc gia; Thẩm quyền phê duyệt kế hoạch bán trực tiếp rộng rãi cho mọi đối tượng; (3) Mục 3 quy định về giá mua, bán, chi phí nhập, chi phí xuất và chi phí bảo quản hàng dự trữ quốc gia như: Giá mua, giá bán hàng dự trữ quốc gia; Định mức chi phí nhập, chi phí xuất, chi phí bảo quản hàng dự trữ quốc gia. (4) Mục 4 quy định về bảo quản hàng dự trữ quốc gia như: Nguyên tắc bảo quản hàng dự trữ quốc gia; Trách nhiệm bảo quản hàng dự trữ quốc gia; Điều kiện được thuê bảo quản hàng dự trữ quốc gia; Lựa chọn tổ chức, doanh nghiệp để thuê bảo quản hàng dự trữ quốc gia; Áp dụng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, định mức kinh tế- kỹ thuật hàng dự trữ quốc gia; Nguyên tắc áp dụng quy chuẩn kỹ thuật về dự trữ nhà nước; Nguyên tắc áp dụng quy chuẩn kỹ thuật về dự trữ nhà nước; Rà soát định kỳ quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hàng dự trữ quốc gia; Sửa đổi, bổ sung, thay thế quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hàng dự trữ quốc gia; Hủy bỏ quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hàng dự trữ quốc gia; Việc tổ chức xây dựng và ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hàng dự trữ quốc gia; Việc tổ chức áp dụng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hàng dự trữ quốc gia. (5) Mục 5 quy định về sử dụng hàng dự trữ quốc gia như: Nguyên tắc sử dụng hàng dự trữ quốc gia; Trách nhiệm xuất cấp, tiếp nhận hàng dự trữ quốc gia; Nhiệm vụ của đơn vị dự trữ quốc gia xuất cấp, giao hàng; Nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ tiếp nhận hàng; Hồ sơ, chứng từ, thủ tục giao, nhận hàng; Quản lý, sử dụng hàng dự trữ quốc gia; Quản lý, sử dụng hàng dự trữ quốc gia xuất cấp để cứu trợ. (6) Mục 6 quy định về xây dựng, ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hàng dự trữ quốc gia như: Lập kế hoạch; Trình tự thẩm định, phê duyệt kế hoạch; Thực hiện kế hoạch hàng năm xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hàng dự trữ quốc gia; Điều chỉnh, bổ sung kế hoạch hàng năm xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hàng dự trữ quốc gia; Xây dựng dự thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hàng dự trữ quốc gia; Thẩm tra hồ sơ dự thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hàng dự trữ quốc gia; Thẩm định dự thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hàng dự trữ quốc gia; Hoàn thiện dự thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hàng dự trữ quốc gia; Ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hàng dự trữ quốc gia; Bố cục quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hàng dự trữ quốc gia; Trình bày quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hàng dự trữ quốc gia; Thể thức trình bày quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hàng dự trữ quốc gia; Thể hiện nội dung của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hàng dự trữ quốc gia; Thông báo về việc ban hành, sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hàng dự trữ quốc gia; Phổ biến, hướng dẫn áp dụng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hàng dự trữ quốc gia; Đăng ký quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hàng dự trữ quốc gia; Xuất bản và phát hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hàng dự trữ quốc gia. (7) Mục 7 quy định về quản lý định mức kinh tế - kỹ thuật hàng dự trữ quốc gia như: Giá trị pháp lý của định mức kinh tế - kỹ thuật hàng dự trữ quốc gia; Phân loại định mức; Nguyên tắc xây dựng, ban hành định mức; Tổ chức thẩm định định mức kinh tế - kỹ thuật; Lập, phê duyệt kế hoạch hàng năm về xây dựng định mức; Điều chỉnh kế hoạch xây dựng định mức; Căn cứ xây dựng định mức; Phương pháp xây dựng định mức; Nội dung xây dựng định mức; Quy trình xây dựng định mức; Báo cáo, kiểm tra thực hiện định mức. (8) Mục 8 quy định về quản lý chất lượng hàng dự trữ quốc gia như: Nội dung quản lý chất lượng hàng dự trữ quốc gia; Cơ sở quản lý chất lượng hàng dự trữ quốc gia; Chỉ định tổ chức đánh giá sự phù hợp; Chi phí đánh giá sự phù hợp; Kho chứa hàng dự trữ quốc gia; Trang thiết bị, công cụ bảo quản hàng dự trữ quốc gia; Trách nhiệm thanh tra, kiểm tra chất lượng hàng dự trữ quốc gia.
- Chương V gồm 07 điều quy định về kho dự trữ quốc gia, nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ bảo quản hàng dự trữ quốc gia như: Quy hoạch tổng thể hệ thống kho dự trữ quốc gia; Quy hoạch chi tiết mạng lưới kho dự trữ quốc gia; Quy hoạch quỹ đất sử dụng xây dựng kho dự trữ quốc gia; Yêu cầu đối với kho dự trữ quốc gia; Tiêu chuẩn kho dự trữ quốc gia; Hiện đại hóa hoạt động dự trữ quốc gia; Nghiên cứu khoa học, kỹ thuật và ứng dụng công nghệ bảo quản hàng dự trữ quốc gia.
- Chương VI gồm 02 Mục với 31 điều quy định về hóa đơn bán hàng dự trữ quốc gia và xử lý các khoản nợ dự trữ quốc gia như: (1) Mục 1 quy định in, phát hành, quản lý và sử dụng hóa đơn bán hàng dự trữ quốc gia như: Hóa đơn và hình thức hoá đơn bán hàng dự trữ quốc gia; Nội dung trên hóa đơn đã lập; Tự in hoá đơn bán hàng dự trữ quốc gia; Hoá đơn điện tử; Đặt in hoá đơn; Nguyên tắc sử dụng hoá đơn; Các hình thức ghi ký hiệu để nhận dạng hoá đơn; Lập Hoá đơn; Xử lý đối với hoá đơn đã lập; Xử lý hóa đơn trong các trường hợp không tiếp tục sử dụng; Sử dụng hoá đơn bất hợp pháp; Sử dụng bất hợp pháp hóa đơn; Xử lý trong trường hợp mất, cháy, hỏng hoá đơn; Sử dụng hoá đơn của người mua hàng; Huỷ hoá đơn; Quyền và nghĩa vụ của các đơn vị phát hành hoá đơn; Báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn; Lưu trữ, bảo quản hoá đơn; Xử phạt vi phạm hành chính và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính; Kiểm tra, thanh tra về hoá đơn và giải quyết khiếu nại, tố cáo vi phạm về hoá đơn. (2) Mục 2 quy định về xử lý các khoản nợ dự trữ quốc gia tồn đọng như: Hội đồng xử lý nợ dự trữ quốc gia; Hồ sơ đề nghị xử lý xóa nợ; Hồ sơ đề nghị xử lý bàn giao cho địa phương để thu hồi, bổ sung cho ngân sách địa phương; Hồ sơ xử lý đề nghị ghi giảm nguồn vốn dự trữ; Xử lý đối với các trường hợp không có đủ hồ sơ; Mẫu báo cáo và hồ sơ kèm theo báo cáo; Phân cấp thẩm quyền xử lý; Trách nhiệm của Thủ trưởng các Bộ, ngành và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có liên quan đến nợ tồn đọng của dự trữ quốc gia; Trách nhiệm của Tổng cục trưởng Tổng cục Dự trữ Nhà nước; Trách nhiệm của Cục trưởng Cục Dự trữ Nhà nước khu vực.
- Chương VII gồm 74 điều quy định về điều khoản thi hành như: Hiệu lực thi hành; Trách nhiệm hướng dẫn, thi hành; Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành .
Như vậy, thông qua việc pháp điển đề mục Dự trữ quốc gia đã xác định được toàn bộ hệ thống các quy phạm pháp luật quy định về quảng cáo đang còn hiệu lực được thống kê, tập hợp, sắp xếp giúp các cơ quan nhà nước, các tổ chức, cá nhân dễ dàng tìm kiếm, tra cứu cũng như bảo đảm tính công khai, minh bạch của hệ thống pháp luật và góp phần nâng cao sự tin tưởng của người dân vào hệ thống pháp luật. Ngoài ra, một số quy định liên quan đến dự trữ quốc gia được pháp điển vào đề mục khác thì cũng được chỉ dẫn có liên quan đến nhau./.