Cập nhật Nghị định số 142/2018/NĐ-CP ngày 09/10/2018 của Chính phủ vào đề mục Di sản văn hóa
Sau khi Chính phủ thông qua và đưa vào khai thác, sử dụng kết quả pháp điển đề mục Di sản văn hóa, vừa qua, các cơ quan có thẩm quyền ban hành một số văn bản sửa đổi bổ sung hoặc ban hành thêm văn bản có nội dung thuộc đề mục như: Nghị định số 109/2017/NĐ-CP ngày 21/9/2017 của Chính phủ quy định về bảo vệ và quản lý di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới ở Việt Nam; Nghị định số 142/2018/NĐ-CP ngày 09/10/2018 của Chính phủ sửa đổi một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Nghị định số 11/2019/NĐ-CP ngày 30/01/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định có quy định thủ tục hành chính liên quan đến yêu cầu nộp bản sao giấy tờ có công chứng, chứng thực thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Căn cứ vào Điều 13 Pháp lệnh pháp điển và Điều 17 Nghị định số 63/2013/NĐ-CP quy đinh chi tiết thi hành Pháp lệnh pháp điển, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã thực hiện việc cập nhật QPPL mới ban hành và loại bỏ các QPPL đã hết hiệu lực trong các văn bản nêu trên theo quy định. Theo đó, đề mục Di sản văn hóa được pháp điển thêm các quy định có nội dung như sau:
Thứ nhất, các QPPL mới được cập nhật vào đề mục theo Nghị định số 109/2017/NĐ-CP ngày 21/9/2017 của Chính phủ quy định về bảo vệ và quản lý di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới ở Việt Nam gồm: Bảo vệ khu vực di sản thế giới và vùng đệm của khu vực di sản thế giới; Chỉ số giám sát định kỳ tình trạng bảo tồn yếu tố gốc của di sản thế giới; Quy hoạch tổng thể di sản thế giới; Nguyên tắc lập, thời hạn của kế hoạch quản lý di sản thế giới; Nội dung cơ bản của kế hoạch quản lý di sản thế giới; Thẩm quyền lập, thẩm định, phê duyệt kế hoạch quản lý di sản thế giới; Thủ tục thẩm định, phê duyệt kế hoạch quản lý di sản thế giới; Điều chỉnh kế hoạch quản lý di sản thế giới; Nguyên tắc xây dựng quy chế bảo vệ di sản thế giới; Nội dung quy chế bảo vệ di sản thế giới; Thẩm quyền xây dựng và phê duyệt quy chế bảo vệ di sản thế giới; Tổ chức được giao quản lý, sử dụng di sản thế giới; Nhiệm vụ của tổ chức được giao quản lý, sử dụng di sản thế giới; Nguồn tài chính; Trách nhiệm của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ; Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Trách nhiệm của Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia.
Thứ hai, các QPPL mới được pháp điển bổ sung vào đề mục theo Nghị định số 142/2018/NĐ-CP:
- Điều 25 Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21/9/2010 được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Điều 1 Nghị định số 142/2018/NĐ-CP: 1. Chủ cửa hàng mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia phải đáp ứng các điều kiện sau đây: Là công dân Việt Nam có địa chỉ thường trú tại Việt Nam; Có chứng chỉ hành nghề kinh doanh mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia; Có cửa hàng để trưng bày; 2. Hoạt động của cửa hàng mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia phải tuân thủ các quy định sau đây: Chỉ mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia có nguồn gốc hợp pháp; Chỉ mua bán bản sao di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia của tổ chức, cá nhân có giấy phép làm bản sao do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 23 của Nghị định này cấp; Đối với những bản sao di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia khi trưng bày để mua bán phải ghi rõ là bản sao; Thực hiện và hướng dẫn các thủ tục cần thiết để người mua tiến hành đăng ký di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia hoặc xin giấy phép mang di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia ra nước ngoài đối với những di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc loại được phép mang ra nước ngoài theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa; Thực hiện các quy định của pháp luật về sổ sách đăng ký di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia mua vào và bán ra, sổ sách tài chính kế toán và nghĩa vụ nộp thuế.
- Điều 26 Nghị định số 98/2010/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Điều 1 Nghị định số 142/2018/NĐ-CP: 1. Điều kiện để cấp chứng chỉ hành nghề mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia; 2. Cán bộ, công chức, viên chức đang công tác trong ngành di sản văn hóa không được phép mở cửa hàng mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia; 3. Thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề đối với chủ cửa hàng mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia: Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp chứng chỉ hành nghề đối với chủ cửa hàng mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia; Trong thời gian 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ xin cấp chứng chỉ hành nghề đối với chủ cửa hàng mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch xét cấp chứng chỉ. Trường hợp từ chối phải nêu rõ lý do bằng văn bản; 4. Thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề đối với chủ cửa hàng mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
- Điều 4 Nghị định số 61/2016/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Điều 2 Nghị định số 142/2018/NĐ-CP: Cơ sở kinh doanh giám định cổ vật phải bảo đảm các điều kiện sau: Có trang thiết bị, phương tiện thực hiện giám định phù hợp với lĩnh vực đã đăng ký; Có ít nhất 03 chuyên gia giám định cổ vật về các chuyên ngành theo hướng dẫn của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
- Điều 6 Nghị định số 61/2016/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Điều 2 Nghị định số 142/2018/NĐ-CP: 1. Cơ sở kinh doanh giám định cổ vật nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện 01 bộ hồ sơ đến người có thẩm quyền quy định tại Điều 5 Nghị định này; 2. Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao có trách nhiệm xem xét, quyết định cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh giám định cổ vật theo Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này, đồng thời báo cáo Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Trường hợp từ chối, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
- Điều 14 Nghị định số 61/2016/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Điều 2 Nghị định số 142/2018/NĐ-CP: Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề tu bổ di tích (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận hành nghề) được cấp cho tổ chức khi đáp ứng đủ các điều kiện quy định đối với từng trường hợp cụ thể sau: 1. Giấy chứng nhận hành nghề lập quy hoạch tu bổ di tích: Được thành lập theo quy định của pháp luật; Có đủ điều kiện hành nghề thiết kế quy hoạch xây dựng theo quy định pháp luật về xây dựng; Có ít nhất 01 người được cấp Chứng chỉ hành nghề lập quy hoạch tu bổ di tích; Giấy chứng nhận hành nghề lập dự án tu bổ di tích, báo cáo kinh tế - kỹ thuật tu bổ di tích, thiết kế tu bổ di tích: Được thành lập theo quy định của pháp luật; Có đủ điều kiện hành nghề thiết kế xây dựng theo quy định pháp luật về xây dựng; Có ít nhất 01 người được cấp Chứng chỉ hành nghề lập dự án tu bổ di tích, báo cáo kinh tế - kỹ thuật tu bổ di tích, thiết kế tu bổ di tích; 3. Giấy chứng nhận hành nghề thi công tu bổ di tích: Được thành lập theo quy định của pháp luật; Có đủ điều kiện năng lực của tổ chức thi công xây dựng theo quy định pháp luật về xây dựng; Có ít nhất 01 người được cấp Chứng chỉ hành nghề thi công tu bổ di tích; 4. Giấy chứng nhận hành nghề tư vấn giám sát thi công tu bổ di tích: Được thành lập theo quy định của pháp luật; Có đủ điều kiện năng lực của tổ chức tư vấn khi giám sát thi công xây dựng công trình theo quy định pháp luật về xây dựng; Có ít nhất 01 người được cấp Chứng chỉ hành nghề giám sát thi công tu bổ di tích.
Thứ ba, các QPPL mới được pháp điển bổ sung vào đề mục theo Nghị định số 11/2019/NĐ-CP:
- Khoản 1 Điều 11 Nghị định số 62/2014/NĐ-CP ngày 25/6/2014 của Chỉnh phủ được sửa đổi, bổ sung bởi Khoản 1 Điều 4 Nghị định số 11/2019/NĐ-CP: Hồ sơ đề nghị xét tặng của cá nhân bao gồm: Bản khai thành tích đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân” (Mẫu số 1), “Nghệ nhân ưu tú” (Mẫu số 2); Các tài liệu, băng, đĩa hình, ảnh mô tả, chứng minh tri thức, kỹ năng đang nắm giữ; Giấy chứng nhận hoặc quyết định tặng thưởng huân chương, huy chương, giải thưởng, bằng khen liên quan tới đóng góp cho sự nghiệp bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể: Nộp bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao và xuất trình bản chính để đối chiếu (trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp); nộp bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực (trường hợp nộp hồ sơ qua bưu điện).
- Khoản 1 Điều 12 Nghị định số 62/2014/NĐ-CP ngày 25/6/2014 của Chỉnh phủ được sửa đổi, bổ sung bởi Khoản 2 Điều 4 Nghị định số 11/2019/NĐ-CP: Cá nhân đề nghị xét tặng tự mình hoặc ủy quyền (bằng văn bản) cho cá nhân, tổ chức khác lập hồ sơ đề nghị xét tặng và gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện 01 bộ hồ sơ tới Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch nơi cá nhân đề nghị xét tặng đang cư trú./.
Phùng Thị Hương