Ngày 16/5/2019, Chính phủ ban hành Nghị định số 42/2019/NĐ-CP (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05/7/2019) quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản (thay thế Nghị định số 103/2013/NĐ-CP ngày 12/9/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thủy sản. Đồng thời bổ sung cụm từ “thủy sản nuôi” vào sau cụm từ "vật nuôi" tại điểm a khoản 6 Điều 17, khoản 5 Điều 18, khoản 6 Điều 19 và khoản 9 Điều 20 của Nghị định số 119/2017/NĐ-CP ngày 01/11/2017 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn đo lường và chất lượng sản phẩm hàng hóa; bãi bỏ các quy định về giống thủy sản, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản trong Nghị định số 64/2018/NĐ-CP ngày 07/5/2018 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, thủy sản; bãi bỏ các quy định về hoạt động thủy sản trong Nghị định số 41/2017/NĐ-CP ngày 05/4/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thủy sản; lĩnh vực thú y, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi; quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản).
Căn cứ vào Điều 13 Pháp lệnh pháp điển và Điều 17 Nghị định số 63/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh pháp điển, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã loại bỏ các quy định hết hiệu lực của Nghị định số 103/2013/NĐ-CP, Nghị định số 119/2017/NĐ-CP, Nghị định số 64/2018/NĐ-CP, Nghị định số 41/2017/NĐ-CP ra khỏi Bộ pháp điển và cập nhật các Điều mới của Nghị định số 42/2019/NĐ-CP vào đề mục Xử lý vi phạm hành chính theo quy định. Cụ thể các Điều mới được cập nhật như sau: Điều 39.13.NĐ.66.1. Phạm vi điều chỉnh; Điều 39.13.NĐ.66.2. Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính; Điều 39.13.NĐ.66.3. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính; Điều 39.13.NĐ.66.4. Hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả; Điều 39.13.NĐ.66.5. Quy định về mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền trong hoạt động thủy sản; Điều 39.13.NĐ.66.6. Vi phạm quy định về bảo vệ môi trường sống của các loài thủy sản; Điều 39.13.NĐ.66.7. Vi phạm quy định về khu vực cấm khai thác thủy sản; Điều 39.13.NĐ.66.8. Vi phạm quy định về quản lý các loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm; Điều 39.13.NĐ.66.9. Vi phạm quy định về quản lý khu bảo tồn biển; Điều 39.13.NĐ.66.10. Vi phạm quy định về sản xuất, ương dưỡng, khảo nghiệm giống thủy sản; Điều 39.13.NĐ.66.11. Vi phạm quy định về xuất khẩu giống thủy sản; Điều 39.13.NĐ.66.12. Vi phạm quy định về đặt tên giống thủy sản; Điều 39.13.NĐ.66.13. Vi phạm quy định về gửi thông tin sản phẩm thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản trước khi lưu thông trên thị trường; Điều 39.13.NĐ.66.14. Vi phạm quy định về điều kiện cơ sở sản xuất, mua bán, nhập khẩu thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản; Điều 39.13.NĐ.66.15. Vi phạm quy định về sản xuất, nhập khẩu, mua bán thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản; Điều 39.13.NĐ.66.16. Vi phạm quy định về khảo nghiệm thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản; Điều 39.13.NĐ.66.17. Vi phạm quy định về điều kiện nuôi trồng thủy sản; Điều 39.13.NĐ.66.18. Vi phạm quy định về nhập khẩu, xuất khẩu thủy sản sống; Điều 39.13.NĐ.66.19. Vi phạm quy định về nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, trồng cấy nhân tạo loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm không thuộc Phụ lục của Công ước CITES; Điều 39.13.NĐ.66.20. Vi phạm nghiêm trọng trong khai thác thủy sản; Điều 39.13.NĐ.66.21. Vi phạm quy định về vùng khai thác thủy sản; Điều 39.13.NĐ.66.22. Vi phạm quy định về hạn ngạch sản lượng khai thác thủy sản; Điều 39.13.NĐ.66.23. Vi phạm quy định về Giấy phép khai thác thủy sản; Điều 39.13.NĐ.66.24. Vi phạm quy định về chuyển tải thủy sản hoặc hỗ trợ cho tàu cá khai thác bất hợp pháp; Điều 39.13.NĐ.66.25. Vi phạm quy định về nhật ký, báo cáo khai thác thủy sản, nhật ký thu mua chuyển tải thủy sản; Điều 39.13.NĐ.66.26. Vi phạm quy định về hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài; Điều 39.13.NĐ.66.27. Vi phạm quy định về ngư cụ khai thác thủy sản; Điều 39.13.NĐ.66.28. Vi phạm quy định về sử dụng điện để khai thác thủy sản; Điều 39.13.NĐ.66.29. Vi phạm quy định về tàng trữ, sử dụng chất cấm, hóa chất cấm, chất độc để khai thác thủy sản; Điều 39.13.NĐ.66.30. Vi phạm quy định về treo cờ quốc tịch và treo Quốc kỳ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Điều 39.13.NĐ.66.31. Vi phạm quy định về đóng mới, cải hoán tàu cá; Điều 39.13.NĐ.66.32. Vi phạm quy định về nhập khẩu tàu cá (không áp dụng đối với trường hợp tàu cá do Chính phủ, tổ chức, cá nhân nước ngoài viện trợ cho Việt Nam); Điều 39.13.NĐ.66.33. Vi phạm quy định về bảo đảm an toàn kỹ thuật tàu cá; Điều 39.13.NĐ.66.34. Vi phạm quy định về đăng kiểm tàu cá; Điều 39.13.NĐ.66.35. Vi phạm quy định về thiết bị thông tin liên lạc, thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá; Điều 39.13.NĐ.66.36. Vi phạm quy định về đánh dấu tàu cá; Điều 39.13.NĐ.66.37. Vi phạm quy định về đăng ký tàu cá; Điều 39.13.NĐ.66.38. Vi phạm quy định về thuyền viên, người làm việc trên tàu cá; Điều 39.13.NĐ.66.39. Vi phạm quy định về cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão tàu cá; Điều 39.13.NĐ.66.40. Vi phạm quy định về quản lý cảng cá; Điều 39.13.NĐ.66.41. Vi phạm quy định về thu gom, mua bán, lưu giữ, sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển thủy sản; Điều 39.13.NĐ.66.42. Vi phạm quy định về nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu, quá cảnh đối với thủy sản có nguồn gốc từ khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định; xuất khẩu, nhập khẩu thủy sản; Điều 39.13.NĐ.66.43. Hành vi cản trở hoạt động quản lý nhà nước về thủy sản; Điều 39.13.NĐ.66.44. Vi phạm quy định về giấy chứng nhận, xác nhận, giấy phép, văn bản cho phép, chứng chỉ được cấp và vi phạm khác trong lĩnh vực thủy sản; Điều 39.13.NĐ.66.45. Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính; Điều 39.13.NĐ.66.46. Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân; Điều 39.13.NĐ.66.47. Thẩm quyền của Công an nhân dân; Điều 39.13.NĐ.66.48. Thẩm quyền của Bộ đội Biên phòng; Điều 39.13.NĐ.66.49. Thẩm quyền của Cảnh sát biển; Điều 39.13.NĐ.66.50. Thẩm quyền của Hải quan; Điều 39.13.NĐ.66.51. Thẩm quyền của Quản lý thị trường; Điều 39.13.NĐ.66.52. Thẩm quyền của thanh tra; Điều 39.13.NĐ.66.53. Thẩm quyền của Kiểm ngư; Điều 39.13.NĐ.66.54. Phân định thẩm quyền xử phạt; Điều 39.13.NĐ.66.55. Áp dụng các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử phạt vi phạm hành chính; Điều 39.13.NĐ.66.56. Hiệu lực thi hành; Ngoài ra, Nghị định số 42/2019/NĐ-CP quy định thêm điều khoản chuyển tiếp: Điều 39.13.NĐ.66.57. Quy định chuyển tiếp (1. Đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản xảy ra trước khi Nghị định này có hiệu lực mà sau đó mới bị phát hiện hoặc đang xem xét, giải quyết thì áp dụng các quy định có lợi cho tổ chức, cá nhân vi phạm. 2. Đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính đã được ban hành hoặc đã được thi hành xong trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực thi hành mà cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc cá nhân bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính còn khiếu nại thì áp dụng quy định của Nghị định số
103/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 9 năm 2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thủy sản; Nghị định số
41/2017/NĐ-CP ngày 05 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thủy sản; lĩnh vực thú y, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi; quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản; Nghị định số
64/2018/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, thủy sản. 3. Đối với các hành vi vi phạm trong hoạt động thủy sản được phát hiện sau khi Nghị định này có hiệu lực thuộc trường hợp được chuyển tiếp tại Luật Thủy sản và các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật Thủy sản thì tiếp tục áp dụng các quy định tại Nghị định số 103/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 9 năm 2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thủy sản; Nghị định số 41/2017/NĐ-CP ngày 05 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thủy sản; lĩnh vực thú y, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi; quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản; Nghị định số 64/2018/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, thủy sản để xử lý đến hết thời gian chuyển tiếp).