Triển khai thực hiện công tác pháp điển, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã chủ trì thực hiện pháp điển Đề mục Thể dục, thể thao (Đề mục số 11 thuộc Chủ đề số 41 – Văn hóa, thể thao, du lịch). Đến nay, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan thực hiện pháp điển xong Đề mục Thể dục, thể thao. Đề mục này đã được tổ chức họp thẩm định theo quy định, sau đó, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện chỉnh lý kết quả pháp điển, ký xác thực theo quy định và gửi hồ sơ kết quả pháp điển Đề mục đến Bộ Tư pháp tổng hợp để trình Chính phủ xem xét thông qua trong thời gian tới.
Đề mục Thể dục, thể thao có cấu trúc được xác định theo cấu trúc của Luật thể dục, thể thao số 77/2006/QH11 ngày 29/11/2006 – được sửa đổi, bổ sung một số điều bởi Luật số 26/2018/QH14 ngày 14/6/2018 (cấu trúc của Luật gồm có 09 chương với 79 điều) và không có sự thay đổi so với cấu trúc của Luật.
Theo đó, Đề mục Thể dục, thể thao được pháp điển bởi các quy phạm pháp luật đang còn hiệu lực của 62 văn bản – trong đó có 03 văn bản được sửa đổi, bổ sung, cụ thể như sau: Luật thể dục, thể thao 77/2006/QH11 và Luật 26/2018/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thể dục, thể thao;
Nghị định 112/2007/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thể dục, thể thao;
Nghị định 11/2015/NĐ-CP quy định về giáo dục thể chất và hoạt động thể thao trong nhà trường và Nghị định 15/2019/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật giáo dục nghề nghiệp (Nghị định này có sửa đổi, thay thế một số cụm từ quy định tại Nghị định 11/2015/NĐ-CP); Nghị định 152/2018/NĐ-CP quy định một số chế độ đối với huấn luyện viên, vận động viên thể thao trong thời gian tập trung tập huấn, thi đấu; Nghị định 36/2019/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thể dục thể thao; Chỉ thị 15/2002/CT-TTg về việc chống tiêu cực trong các hoạt động thể dục thể thao; Quyết định 51/2012/QĐ-TTg quy định về chế độ bồi dưỡng và chế độ trang phục đối với giáo viên, giảng viên thể dục thể thao; Quyết định 21/2018/QĐ-TTg quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thể dục thể thao thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Thông tư 57/2003/TT-BGDĐT hướng dẫn thực hiện Chỉ thị 15/2002/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc chống tiêu cực trong các hoạt động thể dục thể thao trong ngành giáo dục- đào tạo;
Quyết định 15/2005/QĐ-UBTDTT về việc ban hành "Quy định khung về phong đẳng cấp vận động viên các môn thể thao"; Quyết định 44/2005/QĐ-UBTDTT về việc ban hành Quy chế bảo đảm y tế cho vận động viên các đội tuyển thể thao; Quyết định 2206/QĐ-UBTDTT về việc ban hành tiêu chuẩn phong đẳng cấp vận động viên Đấu Kiếm; Quyết định 2209/2005/QĐ-UBTDTT về việc ban hành tiêu chuẩn phong đẳng cấp vận động viên môn Cờ; Thông tư 05/2007/TT-UBTDTT hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định 112/2007/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thể dục, thể thao và Thông tư 08/2011/TT-BVHTTDL sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư 05/2007/TT-BVHTTDL hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định 112/2007/NĐ-CP hướng dẫn Luật thể dục, thể thao; Quyết định 53/2008/QĐ-BGDĐT ban hành Quy định về việc đánh giá, xếp loại thể lực học sinh, sinh viên; Thông tư liên tịch 32/2009/TTLT-BQP-BVHTTDL về tiêu chuẩn rèn luyện thể lực trong quân đội; Thông tư 18/2011/TT-BVHTTDL quy định mẫu về tổ chức và hoạt động của câu lạc bộ thể dục thể thao cơ sở; Thông tư liên tịch 200/2011/TTLT-BTC-BVHTTDL quy định chế độ chi tiêu tài chính đối với các giải thi đấu thể thao; Thông tư 04/2012/TT-BVHTTDL quy định tiêu chuẩn, định mức, chế độ quản lý, sử dụng trang thiết bị tập luyện, thi đấu của đội tuyển thể thao quốc gia và đội tuyển trẻ thể thao quốc gia; Thông tư 09/2012/TT-BVHTTDL quy định về tổ chức giải thi đấu thể thao quần chúng; Thông tư 01/2013/TT-BVHTTDL quy định một số nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với hội thể thao quốc gia; Thông tư 24/2013/TT-BCA quy định tiêu chuẩn rèn luyện thể lực trong lực lượng Công an nhân dân; Thông tư 63/2013/TT-BQP hướng đẫn thực hiện chế độ tiền ăn tập huấn, thi đấu đối với huấn luyện viên, vận động viên thể thao và chế độ chi tiêu tài chính đối với các giải thi đấu thể thao trong Quân đội; Thông tư 15/2013/TT-BLĐTBXH quy định về tổ chức hoạt động thể dục, thể thao cho học sinh, sinh viên trong các cơ sở dạy nghề; Thông tư 13/2013/TT-BVHTTDL quy định một số nội dung quản lý tổ chức hoạt động thi đấu mô tô thể thao; Thông tư 14/2013/TT-BVHTTDL quy định một số nội dung quản lý tổ chức hoạt động thi đấu xe đạp thể thao; Thông tư 16/2014/TT-BVHTTDL ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao; Thông tư 22/2014/TT-BVHTTDL quy định nội dung quản lý hoạt động tổ chức thi đấu đua thuyền Rowing, Canoe và Thuyền truyền thống; Thông tư 03/2015/TT-BVHTTDL quy định về giám định khoa học đánh giá trình độ tập luyện thể thao và kiểm tra sức khỏe của vận động viên; Thông tư 17/2015/TT-BVHTTDL quy định về phòng, chống doping trong hoạt động thể thao; Thông tư 18/2015/TT-BVHTTDL quy định về điều kiện tập luyện và thi đấu môn ô tô thể thao địa hình; Thông tư 11/2016/TT- BVHTTDL Thông tư quy định điều kiện chuyên môn tổ chức tập luyện và thi đấu môn Yoga; Thông tư 12/2016/TT- BVHTTDL Thông tư quy định về điều kiện chuyên môn tổ chức tập luyện và thi đấu môn Golf; Thông tư 09/2017/TT-BVHTTDL Thông tư quy định về cơ sở vật chất, trang thiết bị và tập huấn nhân viên chuyên môn đối với môn Cầu lông; Thông tư 10/2017/TT-BVHTTDL Thông tư quy định về cơ sở vật chất, trang thiết bị và tập huấn nhân viên chuyên môn đối với môn Taekwondo; Thông tư 02/2018/TT-BVHTTDL quy định về cơ sở vật chất, trang thiết bị và tập huấn nhân viên chuyên môn đối với môn Karate; Thông tư 03/2018/TT-BVHTTDL quy định về cơ sở vật chất, trang thiết bị và tập huấn nhân viên chuyên môn đối với môn Bơi, Lặn; Thông tư 04/2018/TT-BVHTTDL quy định về cơ sở vật chất, trang thiết bị và tập huấn nhân viên chuyên môn đối với môn Billards & Snooker; Thông tư 05/2018/TT-BVHTTDL quy định về cơ sở vật chất, trang thiết bị và tập huấn nhân viên chuyên môn đối với môn Bóng bàn; Thông tư 06/2018/TT-BVHTTDL quy định về cơ sở vật chất, trang thiết bị và tập huấn nhân viên chuyên môn đối với môn Dù lượn và Diều bay; Thông tư 07/2018/TT-BVHTTDL quy định về cơ sở vật chất, trang thiết bị và tập huấn nhân viên chuyên môn đối với môn Khiêu vũ thể thao; Thông tư 08/2018/TT-BVHTTDL quy định về cơ sở vật chất, trang thiết bị và tập huấn nhân viên chuyên môn đối với môn Thể dục thẩm mỹ; Thông tư 09/2018/TT-BVHTTDL quy định về cơ sở vật chất, trang thiết bị và tập huấn nhân viên chuyên môn đối với môn Judo; Thông tư 10/2018/TT-BVHTTDL quy định về cơ sở vật chất, trang thiết bị và tập huấn nhân viên chuyên môn đối với môn Thể dục thể hình và Fitness; Thông tư 11/2018/TT-BVHTTDL quy định về cơ sở vật chất, trang thiết bị và tập huấn nhân viên chuyên môn đối với môn Lân Sư Rồng; Thông tư 12/2018/TT-BVHTTDL quy định về cơ sở vật chất, trang thiết bị và tập huấn nhân viên chuyên môn đối với môn Vũ đạo thể thao giải trí; Thông tư 13/2018/TT-BVHTTDL quy định về cơ sở vật chất, trang thiết bị và tập huấn nhân viên chuyên môn đối với môn Quyền anh; Thông tư 14/2018/TT-BVHTTDL quy định về cơ sở vật chất, trang thiết bị và tập huấn nhân viên chuyên môn đối với môn Võ cổ truyền, Vovinam; Thông tư 17/2018/TT-BVHTTDL quy định về cơ sở vật chất, trang thiết bị và tập huấn nhân viên chuyên môn đối với môn Mô tô nước trên biển; Thông tư 18/2018/TT-BVHTTDL quy định về cơ sở vật chất, trang thiết bị và tập huấn nhân viên chuyên môn đối với môn Bóng đá; Thông tư 19/2018/TT-BVHTTDL quy định về cơ sở vật chất, trang thiết bị và tập huấn nhân viên chuyên môn đối với môn Quần vợt; Thông tư 20/2018/TT-BVHTTDL quy định về cơ sở vật chất, trang thiết bị và tập huấn nhân viên chuyên môn đối với môn Patin; Thông tư 21/2018/TT-BVHTTDL quy định về cơ sở vật chất, trang thiết bị và tập huấn nhân viên chuyên môn đối với môn Lặn biển thể thao giải trí; Thông tư 61/2018/TT-BTC quy định nội dung và mức chi để thực hiện chế độ dinh dưỡng đối với huấn luyện viên, vận động viên thể thao thành tích cao; Thông tư 27/2018/TT-BVHTTDL quy định về cơ sở vật chất, trang thiết bị và tập huấn nhân viên chuyên môn đối với môn Bóng ném; Thông tư 28/2018/TT-BVHTTDL quy định về cơ sở vật chất, trang thiết bị và tập huấn nhân viên chuyên môn đối với môn Leo núi thể thao; Thông tư 29/2018/TT-BVHTTDL quy định về cơ sở vật chất, trang thiết bị và tập huấn nhân viên chuyên môn đối với môn Wushu; Thông tư 31/2018/TT-BVHTTDL quy định về cơ sở vật chất, trang thiết bị và tập huấn nhân viên chuyên môn đối với môn Bắn súng thể thao; Thông tư 32/2018/TT-BVHTTDL quy định về cơ sở vật chất, trang thiết bị và tập huấn nhân viên chuyên môn đối với môn Bóng rổ; Thông tư 34/2018/TT-BVHTTDL quy định về cơ sở vật chất, trang thiết bị và tập huấn nhân viên chuyên môn đối với môn Đấu kiếm thể thao; Thông tư 01/2019/TT-BVHTTDL quy định về đánh giá phong trào thể dục, thể thao quần chúng; Thông tư 04/2019/TT-BVHTTDL ban hành Danh mục hoạt động thể thao bắt buộc có người hướng dẫn tập luyện, Danh mục hoạt động thể thao mạo hiểm.
Trên cơ sở đó, các nội dung cơ bản trong mỗi chương của Đề mục Thể dục, thể thao do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì thực hiện pháp điển như sau:
- Chương I gồm 128 điều là các quy định chung như: Phạm vi điều chỉnh; Đối tượng áp dụng; Giải thích từ ngữ; Áp dụng Luật thể dục, thể thao (như: Hoạt động thể dục, thể thao và quản lý hoạt động thể dục, thể thao phải tuân thủ quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan; trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng theo quy định của điều ước quốc tế đó); Chính sách của Nhà nước về phát triển thể dục, thể thao (chẳng hạn như: Phát triển sự nghiệp thể dục, thể thao nhằm nâng cao sức khỏe, thể lực, tầm vóc người Việt Nam, góp phần cải thiện đời sống văn hóa, tinh thần cho Nhân dân, tăng cường hợp tác, giao lưu quốc tế về thể thao, nâng cao sự hiểu biết giữa các quốc gia, dân tộc phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; Tăng dần đầu tư ngân sách nhà nước, dành quỹ đất và có chính sách phát huy nguồn lực để xây dựng cơ sở vật chất, đào tạo bồi dưỡng nhân lực, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu thể thao để đào tạo thành những tài năng thể thao, nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ nhằm nâng cao chất lượng hoạt động thể dục, thể thao, phát triển một số môn thể thao đạt trình độ thế giới; Khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia phát triển sự nghiệp thể dục, thể thao, thành lập cơ sở dịch vụ hoạt động thể thao đáp ứng nhu cầu tập luyện, vui chơi, giải trí của Nhân dân, bảo đảm để các cơ sở thể thao công lập và tư nhân được bình đẳng trong việc hưởng ưu đãi về thuế, tín dụng, đất đai theo quy định của pháp luật; Ưu tiên đầu tư phát triển thể dục, thể thao ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; ưu tiên phát triển môn bơi, võ cổ truyền và các môn thể thao dân tộc; Ngân sách nhà nước chi cho thể dục, thể thao được bố trí tăng dần hàng năm; phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách nhà nước và yêu cầu phát triển sự nghiệp thể dục, thể thao...); Đất dành cho thể dục, thể thao trong trường học, khu dân cư (Ủy ban nhân dân các cấp phải bảo đảm việc bố trí đất dành cho công trình thể thao trong quy hoạch, xây dựng đô thị, khu dân cư, trường học theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia; Bộ Quốc phòng, Bộ Công an phải bảo đảm việc bố trí đất dành cho công trình thể thao trong quy hoạch xây dựng doanh trại đơn vị vũ trang nhân dân); Cơ quan quản lý nhà nước về thể dục thể thao (trong đó, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về thể dục thể thao; Tổng cục Thể dục thể thao là tổ chức thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về thể dục, thể thao trên phạm vi cả nước, quản lý và tổ chức thực hiện các dịch vụ công về thể dục, thể thao theo quy định của pháp luật); Nội dung quản lý nhà nước về thể dục, thể thao (như: Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển thể dục, thể thao, các văn bản quy phạm pháp luật về thể dục, thể thao; Tổ chức, chỉ đạo công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực cho thể dục, thể thao; Kiểm tra, đánh giá phát triển thể dục, thể thao quần chúng và hoạt động thi đấu thể thao; Tổ chức, chỉ đạo hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ trong lĩnh vực thể dục, thể thao; Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực phát triển sự nghiệp thể dục, thể thao; Tổ chức, chỉ đạo công tác thi đua, khen thưởng trong hoạt động thể dục, thể thao;...); Thanh tra thể dục, thể thao; Khiếu nại, tố cáo trong hoạt động thể dục, thể thao; Thông tin, tuyên truyền về thể dục, thể thao; Những hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động thể dục, thể thao (như: Lợi dụng hoạt động thể dục, thể thao để xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; gây thiệt hại đến sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, uy tín của con người; hoạt động thể dục, thể thao trái với đạo đức xã hội, thuần phong mỹ tục và bản sắc văn hóa dân tộc; Sử dụng chất kích thích, phương pháp bị cấm trong tập luyện và thi đấu thể thao; Gian lận trong hoạt động thể thao; Bạo lực trong hoạt động thể thao; Cản trở hoạt động thể dục, thể thao hợp pháp của tổ chức, cá nhân; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm sai lệch kết quả thi đấu thể thao; Tổ chức đặt cược thể thao trái phép; đặt cược thể thao trái phép);
quy định về phòng, chống doping trong hoạt động thể thao.
- Chương II gồm 03 mục với 110 điều quy định về thể dục, thể thao cho mọi người. Cụ thể như sau:
+ Mục 1 gồm 57 điều với các quy định về thể dục, thể thao quần chúng, như các vấn đề về: Phát triển thể dục, thể thao quần chúng; Cộng tác viên thể dục, thể thao; Trách nhiệm của cơ quan nhà nước, tổ chức, doanh nghiệp đối với việc bảo đảm các điều kiện tham gia hoạt động thể dục, thể thao cho cán bộ, công chức và người lao động; Phong trào thể dục, thể thao quần chúng (Phong trào được đánh giá bằng các tiêu chí như: Số người tập luyện thể dục, thể thao thường xuyên - là người tập luyện mỗi tuần ít nhất 3 lần, mỗi lần tập luyện ít nhất 30 phút; Số gia đình thể thao - là hộ gia đình có tổng số thành viên tập luyện thể dục, thể thao thường xuyên chiếm từ 50% trở lên tổng số thành viên trong gia đình; Số cộng tác viên thể dục, thể thao; Số câu lạc bộ thể thao; Số công trình thể thao; Số giải thể thao tổ chức hàng năm); Vị trí, chức năng, nhiệm vụ của câu lạc bộ thể dục thể thao cơ sở; Hoạt động của câu lạc bộ thể dục thể thao cơ sở; Kỳ đánh giá; Trách nhiệm tổng hợp, đánh giá, báo cáo; Công bố, thông tin về kết quả đánh giá; Thẩm quyền quyết định tổ chức giải thể thao quần chúng; Thể dục, thể thao cho người khuyết tật; Thể dục, thể thao cho người cao tuổi; Thể dục phòng bệnh, chữa bệnh; Các môn thể thao dân tộc; Thể thao giải trí; Thể thao quốc phòng).
+ Mục 2 gồm 34 điều với các quy định về giáo dục thể chất và thể thao trong nhà trường, ví dụ như: Vị trí, mục tiêu giáo dục thể chất và hoạt động thể thao trong nhà trường; Hội thao; Trách nhiệm của nhà trường;...; Chương trình môn học Giáo dục thể chất; Tài chính và cơ sở vật chất phục vụ giáo dục thể chất và hoạt động thể thao trong nhà trường; Xã hội hóa giáo dục thể chất và hoạt động thể thao trong nhà trường; Trách nhiệm của Tổng cục Dạy nghề; Trách nhiệm của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; Trách nhiệm của Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và các tổ chức xã hội - nghề nghiệp về thể thao; Trách nhiệm của Nhà nước đối với giáo dục thể chất và thể thao trong nhà trường; Quyền và nghĩa vụ của giáo viên, giảng viên thể dục thể thao; Quyền và nghĩa vụ của người học;....
+ Mục 3 gồm 19 điều với các quy định về thể dục, thể thao trong lực lượng vũ trang, ví dụ như: Hoạt động thể dục, thể thao trong lực lượng vũ trang; Trách nhiệm của cơ quan nhà nước đối với thể dục, thể thao trong lực lượng vũ trang; Cơ sở vật chất cho hoạt động thể dục, thể thao trong lực lượng vũ trang; Nội dung kiểm tra rèn luyện thể lực; Tiêu chuẩn rèn luyện thể lực; Định kỳ kiểm tra rèn luyện thể lực theo tiêu chuẩn; Xét, công nhận đạt tiêu chuẩn rèn luyện thể lực; Trách nhiệm của các đơn vị trong lực lượng vũ trang;...
- Chương III gồm 02 mục với 69 điều quy định về thể thao thành tích cao. Cụ thể như sau:
+ Mục 1 (Thể thao thành tích cao) gồm 54 điều với các quy định như: Phát triển thể thao thành tích cao (trong đó có các quy định về: Xây dựng cơ sở vật chất cho phát triển thể thao thành tích cao; Đào tạo, bồi dưỡng vận động viên, huấn luyện viên;...); Quyền và nghĩa vụ của vận động viên thể thao thành tích cao (Tiền lương, tiền hỗ trợ tập huấn, thi đấu; Chế độ đối với huấn luyện viên, vận động viên khi ốm đau, thai sản trong thời gian tập trung tập huấn, thi đấu; Chế độ đối với huấn luyện viên, vận động viên bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong thời gian tập trung tập huấn, thi đấu; Chế độ bảo hiểm đối với huấn luyện viên, vận động viên khi tập huấn, thi đấu ở nước ngoài; Mức thưởng bằng tiền đối với các huấn luyện viên, vận động viên lập thành tích tại các đại hội, giải thi đấu thể thao quốc tế; Chăm sóc sức khỏe và chữa trị chấn thương; Chế độ dinh dưỡng đặc thù;...
Mục 2 (Thể thao chuyên nghiệp) gồm 15 điều với các quy định như: Phát triển thể thao chuyên nghiệp; Quyền và nghĩa vụ của vận động viên chuyên nghiệp; Quyền và nghĩa vụ của huấn luyện viên chuyên nghiệp; Chuyển nhượng vận động viên chuyên nghiệp; Hợp đồng chuyển nhượng vận động viên chuyên nghiệp; Câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp;...
- Chương IV gồm 160 điều với các quy định về cơ sở thể thao như: Loại hình cơ sở thể thao; Điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao của doanh nghiệp; Hộ kinh doanh và các tổ chức khác kinh doanh hoạt động thể thao; Đơn vị sự nghiệp thể thao; Nhiệm vụ, quyền hạn của trung tâm đào tạo, huấn luyện vận động viên thể thao; Nhiệm vụ, quyền hạn của trung tâm hoạt động thể thao, cơ sở dịch vụ hoạt động thể thao; Trường năng khiếu thể thao;....
- Chương V gồm 08 điều với các quy định về nguồn lực phát triển thể dục, thể thao như: Nguồn tài chính cho thể dục, thể thao; Đất đai dành cho thể dục, thể thao; Nhân lực cho phát triển thể dục, thể thao; Quỹ hỗ trợ phát triển tài năng thể thao;...
- Chương VI gồm 02 mục với 20 điều quy định về Ủy ban Ô-lim-pích Việt Nam và tổ chức xã hội – nghề nghiệp về thể thao như: Ủy ban Ô-lim-pích Việt Nam; Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban Ô-lim-pích Việt Nam; Liên đoàn thể thao quốc gia; Quyền và nghĩa vụ của liên đoàn thể thao quốc gia; Các tổ chức xã hội - nghề nghiệp về thể thao ngành, địa phương;...
- Chương VII gồm 02 điều quy định hợp tác quốc tế về thể thao như: Nguyên tắc hợp tác quốc tế về thể thao; Nội dung hợp tác quốc tế về thể thao.
- Chương VIII gồm 02 điều quy định về khen thưởng đối với tổ chức, cá nhân có thành tích đóng góp cho sự nghiệp thể dục, thể thao; Xử lý vi phạm.
- Chương IX gồm 125 điều quy định về quy định hiệu lực thi hành, trách nhiệm thi hành Luật thể dục, thể thao và các văn bản quy phạm pháp luật đã được pháp điển vào Đề mục Thể dục, thể thao như đã nêu ở trên.
Như vậy, thông qua việc thực hiện pháp điển Đề mục Thể dục, thể thao đã xác định được toàn bộ hệ thống các quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở Trung ương ban hành trực tiếp thuộc lĩnh vực thể dục, thể thao và đang còn hiệu lực được tập hợp, sắp xếp giúp các cơ quan nhà nước, các tổ chức, cá nhân dễ dàng tìm kiếm, tra cứu. Ngoài ra, các quy định trong Đề mục Thể dục, thể thao còn có nội dung liên quan trực tiếp đến các văn bản quy phạm pháp luật thuộc một số đề mục khác cũng được thực hiện chỉ dẫn trong nội dung của Đề mục này để người sử dụng thuận tiện hơn khi tra cứu.