Triển khai thực hiện công tác pháp điển, Bộ Y tế đã chủ trì thực hiện pháp điển đề mục Phòng, chống bệnh truyền nhiễm (Đề mục số 8 thuộc Chủ đề số 45. Y tế, Dược). Đến nay, Bộ Y tế đã phối hợp với các bộ, ngành liên quan thực hiện pháp điển xong đề mục Phòng, chống bệnh truyền nhiễm, đồng thời đề mục này cũng đã tổ chức họp thẩm định, trình Chính phủ thông qua theo chủ đề “Y tế, dược”.
Đề mục Phòng, chống bệnh truyền nhiễm có cấu trúc được xây dựng theo cấu trúc của Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm 03/2007/QH12 ngày 21/11/2007 của Quốc hội gồm 06 chương với 64 điều và không bổ sung thêm cấu trúc chương, mục vào Đề mục. Theo đó, đề mục Phòng, chống bệnh truyền nhiễm được pháp điển bởi các quy phạm pháp luật đang còn hiệu lực của 27 văn bản (01 Luật, 04 Nghị định, 03 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, 19 Thông tư và Thông tư liên tịch).
Ngày 05/12/2019, Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư số 31/2019/TT-BYT quy định yêu cầu đối với các sản phẩm sữa tươi sử dụng trong Chương trình Sữa học đường (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/01/2020). Đây là văn bản có nội dung thuộc đề mục An toàn thực phẩm.
Căn cứ vào Điều 13 Pháp lệnh pháp điển và Điều 17 Nghị định số 63/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh pháp điển, Bộ Y tế cập nhật các Điều mới của Thông tư số 31/2019/TT-BYT vào đề mục An toàn thực phẩm theo quy định. Cụ thể các Điều của đề mục An toàn thực phẩm được cập nhật như sau:
Điều 45.1.LQ.1. Phạm vi điều chỉnh
(Điều 1 Luật số 55/2010/QH12 An toàn thực phẩm ngày 17/06/2010 của Quốc hội, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2011)
Luật này quy định về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong bảo đảm an toàn thực phẩm; điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm, sản xuất, kinh doanh thực phẩm và nhập khẩu, xuất khẩu thực phẩm; quảng cáo, ghi nhãn thực phẩm; kiểm nghiệm thực phẩm; phân tích nguy cơ đối với an toàn thực phẩm; phòng ngừa, ngăn chặn và khắc phục sự cố về an toàn thực phẩm; thông tin, giáo dục, truyền thông về an toàn thực phẩm; trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm
Điều 45.1.TT.76.1. Phạm vi điều chỉnh
(Điều 1 Thông tư số 31/2019/TT-BYT Quy định yêu cầu đối với các sản phẩm sữa tươi sử dụng trong Chương trình Sữa học đường ngày 05/12/2019 của Bộ Y tế, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/01/2020)
Thông tư này quy định yêu cầu đối với các sản phẩm sữa tươi sử dụng trong Chương trình Sữa học đường theo Quyết định số 1340/QĐ-TTg ngày 08 tháng 7 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình sữa học đường cải thiện tình trạng dinh dưỡng góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em mẫu giáo và tiểu học đến năm 2020.
Điều 45.1.TT.76.2. Đối tượng áp dụng
(Điều 2 Thông tư số 31/2019/TT-BYT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/01/2020)
Thông tư này áp dụng đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh các sản phẩm sữa tươi sử dụng trong Chương trình Sữa học đường và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong triển khai thực hiện Chương trình Sữa học đường.
Điều 45.1.LQ.62. Trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm của Bộ Y tế
(Điều 62 Luật số 55/2010/QH12, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2011, có nội dung được sửa đổi, bổ sung bởi Điều 1 của Luật số 28/2018/QH14 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2019)
1. Trách nhiệm chung:
a) Chủ trì xây dựng, trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện chiến lược quốc gia về an toàn thực phẩm;
b) Ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chỉ tiêu và mức giới hạn an toàn đối với sản phẩm thực phẩm; dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;
c) Yêu cầu các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo định kỳ, đột xuất về công tác quản lý an toàn thực phẩm;
d) Quy định về điều kiện chung bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
đ) Chủ trì tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về an toàn thực phẩm; cảnh báo sự cố ngộ độc thực phẩm;
e) Thanh tra, kiểm tra đột xuất đối với toàn bộ quá trình sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của các bộ khác khi cần thiết
2. Trách nhiệm trong quản lý ngành:
a) Chủ trì xây dựng, ban hành hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện chính sách, chiến lược, kế hoạch và văn bản quy phạm pháp luật về an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý;
b) Quản lý an toàn thực phẩm trong suốt quá trình sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh đối với phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, nước uống đóng chai, nước khoáng thiên nhiên, thực phẩm chức năng và các thực phẩm khác theo quy định của Chính phủ;
c) Quản lý an toàn thực phẩm đối với dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý;
d) Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý
(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 27. Trách nhiệm xây dựng, thẩm định, ban hành quy chuẩn kỹ thuật; Điều 60. Trách nhiệm của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ của Luật 68/2006/QH11 Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; Điều 32. Trách nhiệm của các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa của Nghị định 132/2008/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa; Điều 1. Phạm vi điều chỉnh của Nghị định 115/2018/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm; Điều 1. Ban hành danh nục của Thông tư 05/2018/TT-BYT Ban hành Danh mục thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm và dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm được xác định mã số hàng hóa theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam; Điều 45.1.NĐ.6.23. Kiểm tra nhà nước đối với thực phẩm xuất khẩu của Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm ban hành ngày 02/02/2018)
Điều 45.1.NĐ.6.37. Trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm của Bộ Y tế
(Điều 37 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 02/02/2018)
1. Thực hiện các quy định về trách nhiệm chung trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm quy định tại khoản 1 Điều 62 Luật an toàn thực phẩm.
2. Báo cáo định kỳ, đột xuất với Chính phủ về công tác quản lý an toàn thực phẩm trên cơ sở giám sát và tổng hợp báo cáo của các bộ quản lý chuyên ngành và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
3. Ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với sản phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý quy định tại Điều 62 Luật an toàn thực phẩm và các nhóm sản phẩm trong Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này; ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc quy định về mức giới hạn an toàn đối với các nhóm sản phẩm theo đề nghị của các bộ quản lý chuyên ngành.
4. Quản lý an toàn thực phẩm trong suốt quá trình sản xuất, chế biến, bảo quản, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh và cơ sở sản xuất, kinh doanh đối với sản phẩm thực phẩm quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
5. Tổ chức tiếp nhận và quản lý hồ sơ, cấp Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm, Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực đối với: thực phẩm bảo vệ sức khỏe, phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm không thuộc danh mục các chất phụ gia được phép sử dụng hoặc không đúng đối tượng sử dụng trong thực phẩm do Bộ Y tế quy định; Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu Thực hành sản xuất tốt (GMP) thực phẩm bảo vệ sức khỏe; Giấy Xác nhận nội dung quảng cáo đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe; Giấy chứng nhận lưu hành tự do đối với sản phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý, Giấy chứng nhận y tế.
6. Chỉ định cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm phục vụ quản lý nhà nước, cơ sở kiểm nghiệm kiểm chứng thuộc phạm vi được phân công quản lý; chỉ định cơ sở làm kiểm nghiệm trọng tài và kết luận cuối cùng khi có sự khác biệt về kết quả kiểm nghiệm của các cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm trong và ngoài ngành Y tế.
7. Chỉ định cơ quan kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm nhập khẩu đối với các sản phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.
PHỤ LỤC II.NĐ15.doc
(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 45.1.NĐ.4.6. Thẩm quyền, hồ sơ, thủ tục cấp Giấy chứng nhận của Đề mục An toàn thực phẩm)
Điều 45.1.TT.76.3. Các sản phẩm sữa tươi được sử dụng trong Chương trình Sữa học đường
(Điều 3 Thông tư số 31/2019/TT-BYT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/01/2020)
Các sản phẩm sữa tươi sử dụng trong Chương trình Sữa học đường bao gồm sữa tươi nguyên chất tiệt trùng và sữa tươi tiệt trùng đáp ứng các quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các sản phẩm sữa dạng lỏng QCVN 5-1:2010/BYT ban hành kèm theo Thông tư số 30/2010/TT-BYT ngày 02 tháng 6 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Y tế và yêu cầu quy định tại Điều 4, Điều 5 Thông tư này.
Điều 45.1.TT.76.4. Yêu cầu đối với các vi chất dinh dưỡng trong các sản phẩm sữa tươi phục vụ Chương trình Sữa học đường
(Điều 4 Thông tư số 31/2019/TT-BYT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/01/2020)
1. Các sản phẩm sữa tươi sử dụng trong Chương trình Sữa học đường phải bảo đảm đủ 21 vi chất dinh dưỡng với hàm lượng như sau:
STT |
Tên vi chất |
Hàm lượng trung bình trong 100 ml sữa |
1 |
Vitamin D3 |
1 µg - 1,4 µg (40 IU - 56 IU) |
2 |
Canxi |
114 mg - 150 mg |
3 |
Sắt |
1,4 mg - 1,9 mg |
4 |
Vitamin A |
60 µg - 80 µg (200 IU - 270 IU) |
5 |
Vitamin E |
0,35 mg - 0,5 mg |
6 |
Vitamin C |
6,4 mg - 8,4 mg |
7 |
Vitamin B1 |
95,0 µg - 125,0 µg |
8 |
Vitamin B2 (riboflavina) |
79,1 µg |
9 |
Vitamin B3 (Niacin- PP) |
1,0 mg - 1,4 mg |
10 |
Vitamin B 5 (Acid Pantothenic) |
300 µg - 400 µg |
11 |
Vitamin B6 |
79,1 µg - 104,1 µg |
12 |
Vitamin B 7 (Biotina) |
1,3 µg |
13 |
Acid folic (vitamin B9) |
27,5 µg - 37,5 µg |
14 |
Vitamin B12 |
0,19 µg - 0,3 µg |
15 |
Vitamin K1 |
2,5 µg - 3,3 µg |
16 |
Kẽm |
1,1 mg - 1,6 mg |
17 |
Đồng |
61 µg - 90,3 µg |
18 |
I ốta |
14,3 µg |
19 |
Selen |
3,1 µg - 4,1 µg |
20 |
Phospho |
76,0 mg - 100 mg |
21 |
Magiê |
10,0 mg - 14,8 mg |
(a)Không đưa ngưỡng tối đa vì hàm lượng Vitamin B2, Biotin đã có sẵn trong sữa ở mức cao và I ốt có sẵn trong sữa dao động theo mùa vụ.
2. Nguyên liệu đầu vào của sản phẩm sữa tươi sử dụng trong Chương trình Sữa học đường phải bảo đảm Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sữa tươi nguyên liệu ban hành kèm theo Thông tư số 29/2017/TT-BNNPTNT ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Điều 45.1.TT.76.5. Yêu cầu quản lý đối với các sản phẩm sữa tươi sử dụng trong Chương trình Sữa học đường.
(Điều 5 Thông tư số 31/2019/TT-BYT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/01/2020)
1. Công bố sản phẩm
Sản phẩm sữa tươi sử dụng trong Chương trình Sữa học đường phải được cơ sở sản xuất, kinh doanh công bố sản phẩm trước khi lưu thông trên thị trường theo quy định tại Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm và Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế.
2. Ghi nhãn
Việc ghi nhãn sản phẩm sữa tươi sử dụng trong Chương trình Sữa học đường được thực hiện theo Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ về ghi nhãn hàng hóa và Quyết định số 1783/QĐ-BYT ngày 13 tháng 5 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc phê duyệt Logo cho sản phẩm sữa phục vụ Chương trình Sữa học đường.
(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 45.1.NĐ.6.6. Đăng ký bản công bố sản phẩm; Điều 45.1.NĐ.6.7. Hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm; Điều 45.1.NĐ.6.8. Trình tự đăng ký bản công bố sản phẩm của Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm ban hành ngày 02/02/2018)
Điều 45.1.TT.76.6. Hiệu lực thi hành
(Điều 6 Thông tư số 31/2019/TT-BYT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/01/2020)
1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 20 tháng 01 năm 2020
2. Quyết định số 5450/QĐ-BYT ngày 28 tháng 9 năm 2016 về Quy định tạm thời đối với sản phẩm sữa tươi phục vụ Chương trình Sữa học đường cải thiện tình trạng dinh dưỡng góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em mẫu giáo và tiểu học đến năm 2020 hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư ngày có hiệu lực.
Điều 45.1.TT.76.7. Điều khoản chuyển tiếp
(Điều 7 Thông tư số 31/2019/TT-BYT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/01/2020)
1. Các sản phẩm sữa tươi sử dụng trong Chương trình sữa học đường mà các địa phương đã đấu thầu (tính từ thời điểm mở thầu) cung cấp cho các Trường mẫu giáo và Tiểu học trước ngày Thông tư này có hiệu lực được sử dụng cho đến hết số lượng theo Hợp đồng đã và sẽ ký kết.
2. Nhãn sản phẩm sữa tươi sử dụng trong Chương trình sữa học đường đã sản xuất, nhập khẩu, lưu thông trước ngày Thông tư này có hiệu lực thì được tiếp tục sử dụng nhãn cho đến hết hạn sử dụng ghi trên nhãn sản phẩm.
Các cơ sở sản xuất, kinh doanh các sản phẩm sữa tươi trên đây có trách nhiệm kê khai số lượng nhãn và báo cáo về Bộ Y tế (Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em) trước ngày Thông tư này có hiệu lực.
Điều 45.1.TT.76.8. Điều khoản tham chiếu
(Điều 8 Thông tư số 31/2019/TT-BYT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/01/2020)
Trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật được viện dẫn trong Thông tư này được sửa đổi bổ sung hoặc thay thế thì áp dụng theo văn bản quy phạm pháp luật đã được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế đó.
Điều 45.1.TT.76.9. Trách nhiệm thi hành
(Điều 9 Thông tư số 31/2019/TT-BYT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/01/2020)
Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Thủ trưởng các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ; Giám đốc Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thực hiện Thông tư này.
Trong quá trình tổ chức thực hiện Thông tư, nếu có khó khăn vướng mắc, đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Y tế (Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em) để được xem xét, giải quyết.