Thực hiện Quyết định số 891/QĐ-TTg ngày 17/7/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Danh mục các đề mục trong mỗi chủ đề và phân công cơ quan thực hiện pháp điển theo các đề mục, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chủ trì thực hiện pháp điển đề mục Thủy sản (Đề mục 13, Chủ đề 24. Nông nghiệp, nông thôn) theo quy định. Đề mục Thủy sản có
25[1] văn bản có nội dung thuộc Đề mục (01 Luật, 02 Nghị định; 05 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; 17 Thông tư) thuộc thẩm quyền pháp điển của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính và
04 văn bản có nội dung liên quan đến Đề mục.
- Về cấu trúc của đề mục: Cấu trúc của đề mục được xây dựng dựa theo cấu trúc của văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao nhất điều chỉnh nhóm quan hệ xã hội thuộc nội dung của đề mục; trường hợp văn bản có tên gọi được sử dụng làm tên gọi của đề mục được sửa đổi, bổ sung thì cấu trúc của đề mục được xây dựng trên cơ sở bố cục của văn bản hợp nhất. Trường hợp có văn bản hủy bỏ, bãi bỏ phần, chương, mục, điều của văn bản có tên gọi được sử dụng làm tên gọi của đề mục thì ghi chú về nội dung bị hủy bỏ, bãi bỏ, số, ký hiệu và thời điểm có hiệu lực của văn bản hủy bỏ, bãi bỏ.
Đề mục Thủy sản có cấu trúc được xác định theo cấu trúc của Luật Thủy sản số 18/2017/QH14 bao gồm 09 chương với 105 điều và không có sự thay đổi so với cấu trúc của Luật là phù hợp.
Các nội dung cơ bản trong mỗi Chương của đề mục Thủy sản như sau:
-
Chương I quy định về những vấn đề chung như: Phạm vi điều chỉnh; đối tượng áp dụng; giải thích từ ngữ; quản lý tài khoản truy cập cơ sở dữ liệu quốc gia về thủy sản; sở hữu nguồn lợi thủy sản; nguyên tắc hoạt động thủy sản; chính sách của Nhà nước trong hoạt động thủy sản; chính sách đầu tư; chính sách tín dụng; chính sách hỗ trợ một lần sau đầu tư; chính sách bảo hiểm; chính sách ưu đãi thuế; một số chính sách khác; nguồn vốn và cơ chế thực hiện chính sách; trách nhiệm của các Bộ, ngành;trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; trách nhiệm của các Hội, Hiệp hội thủy sản; quyền hạn và trách nhiệm của chủ tàu; Hỗ trợ thiệt hại về người; hỗ trợ thiệt hại về tài sản; nguồn tài chính thực hiện;nội dung và định mức duy tu, sửa chữa tàu cá vỏ thép;các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động thủy sản; hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thủy sản; cơ sở dữ liệu quốc gia về thủy sản; cơ sở dữ liệu về nuôi trồng thủy sản; cơ sở dữ liệu về khai thác thủy sản; cơ sở dữ liệu về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản; cơ sở dữ liệu về chế biến và thị trường thủy sản; cơ sở dữ liệu về xử lý vi phạm trong lĩnh vực thủy sản; cập nhật cơ sở dữ liệu quốc gia về thủy sản; khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia về thủy sản; nội dung quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về thủy sản; bảo đảm an toàn cơ sở dữ liệu quốc gia về thủy sản; trách nhiệm của Tổng cục Thủy sản; trách nhiệm của Cục Thú y; trách nhiệm của Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản; trách nhiệm của Cục Quản lý chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản; trách nhiệm của Sở Nông nghiệp Và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan Đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản; quy định chung về thực hiện thủ tục hành chính trong Nghị định này; công nhận và giao quyền quản lý cho tổ chức cộng đồng; báo cáo về hoạt động của tổ chức cộng đồng.
-
Chương II quy định về Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản: Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản; điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của loài thủy sản; quy trình điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của loài thủy sản; hướng dẫn thực hiện điều tra, đánh giá tổng thể nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của loài thủy sản; hướng dẫn thực hiện điều tra nghề cá thương phẩm; hướng dẫn thực hiện điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của loài thủy sản theo chuyên đề; kết quả điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của loài thủy sản; trách nhiệm của Tổng cục Thủy sản; trách nhiệm của Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh và các tổ chức, cá nhân có liên quan; bảo vệ nguồn lợi thủy sản; danh mục và tiêu chí xác định loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm; chế độ quản lý và bảo vệ loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm; khai thác loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm; đánh dấu ngư cụ khai thác thủy sản tại ngư trường; nghề, ngư cụ cấm sử dụng khai thác thủy sản; khu vực cấm khai thác thủy sản có thời hạn; tái tạo nguồn lợi thủy sản và phục hồi môi trường sống của loài thủy sản; khu bảo tồn biển; thành lập khu bảo tồn biển; quản lý hoạt động trong khu bảo tồn biển và vùng đệm; quyền và trách nhiệm của Ban quản lý khu bảo tồn biển; quyền của tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến khu bảo tồn biển; nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến khu bảo tồn biển; nguồn tài chính của khu bảo tồn biển; quản lý, sử dụng tài chính của khu bảo tồn biển; trình tự lập dự án thành lập khu bảo tồn biển cấp tỉnh; trình tự, thủ tục thẩm định dự án thành lập khu bảo tồn biển cấp tỉnh; quyết định thành lập khu bảo tồn biển cấp tỉnh; khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản; quản lý khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản; quản lý nguồn lợi thủy sản, hệ sinh thái thủy sinh trong rừng đặc dụng, rừng phòng hộ; quản lý nguồn lợi thủy sản trong khu bảo tồn đất ngập nước; Nguồn tài chính bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản; thành lập Quỹ Tái tạo nguồn lợi thủy sản Việt Nam; địa vị pháp lý của Quỹ; hoạt động của Quỹ; nhiệm vụ của Quỹ; quyền hạn của Quỹ; nguồn kinh phí của Quỹ; tổ chức và nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng quản lý Quỹ; ban kiểm soát Quỹ; cơ quan điều hành Quỹ; hiệu lực thi hành; trách nhiệm thi hành; quỹ bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản; chức năng, nhiệm vụ của Quỹ bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản; cơ cấu tổ chức của Quỹ bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản; cơ chế hoạt động của Quỹ bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản; quản lý, sử dụng tài chính của Quỹ bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản; quỹ cộng đồng.
-
Chương III quy định về Nuôi trồng thủy sản: Quản lý giống thủy sản; điều kiện cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản; cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản, kiểm tra duy trì điều kiện cơ sở; nhập khẩu giống thủy sản; đặt tên giống thủy sản; điều kiện cơ sở khảo nghiệm giống thủy sản; nội dung, trình tự, thủ tục khảo nghiệm giống thủy sản; kiểm tra điều kiện cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản và cơ sở sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản; kiểm tra điều kiện cơ sở mua bán, nhập khẩu thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản; tập huấn nghiệp vụ kiểm tra điều kiện cơ sở và lấy mẫu; kiểm tra chất lượng giống thủy sản trong sản xuất, ương dưỡng; kiểm tra chất lượng thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản trong sản xuất; kiểm tra chất lượng giống thủy sản, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản lưu thông trên thị trường; trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp kỹ thuật xử lý vi phạm chất lượng giống thủy sản; trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp kỹ thuật để xử lý thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản vi phạm quy định về chất lượng; thời hạn sử dụng giống thủy sản bố mẹ; trách nhiệm của các bên có liên quan; điều kiện cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản; cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận cơsở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản; nhập khẩu, xuất khẩu giống thủy sản; khảo nghiệm giống thủy sản; kiểm định giống thủy sản; Nnãn, hồ sơ vận chuyển giống thủy sản; quản lý thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản; kiểm tra chất lượng thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản nhập khẩu; danh mục hóa chất, chế phẩm sinh học, vi sinh vật cấm sử dụng trong thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản; danh mục hóa chất, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, nguyên liệu sản xuất thức ăn được phép sử dụng trong nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam; chỉ tiêu kỹ thuật phải công bố trong tiêu chuẩn công bố áp dụng của thức ăn, sản phẩm xử lý môi trường trong nuôi trồng thủy sản; lập tài khoản đăng nhập hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về thủy sản và cập nhật thông tin thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản; thông tin thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản; quy định về đặt tên thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản; điều kiện cơ sở sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản; điều kiện cơ sở sản xuất thức ăn, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản; điều kiện cơ sở mua bán, nhập khẩu thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản; cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản; cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản và kiểm tra duy trì điều kiện cơ sở; khảo nghiệm thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản; điều kiện cơ sở khảo nghiệm thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản; trình tự, thủ tục khảo nghiệm thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản; nội dung khảo nghiệm thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản; nhập khẩu, xuất khẩu thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản; nhập khẩu thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản; nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sản xuất, mua bán, nhập khẩu, sử dụng thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản; điều kiện cơ sở nuôi trồng thủy sản; điều kiện cơ sở nuôi trồng thủy sản; cấp, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện nuôi trồng thủy sản theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân; đăng ký nuôi trồng thủy sản lồng bè, đối tượng thủy sản nuôi chủ lực; tiêu chí xác định đối tượng thủy sản nuôi chủ lực; danh mục đối tượng thủy sản nuôi chủ lực; thẩm quyền cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển; cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển cho tổ chức, cá nhân Việt Nam; cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển đối với nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài; nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, trồng cấy nhân tạo loài thủy sản thuộc Phụ lục của Công ước quốc tế về buôn bán các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp; loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm; xác nhận nguồn gốc loài thủy sản thuộc Phụ lục Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp và loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm có nguồn gốc từ nuôi trồng; xác nhận nguồn gốc loài thủy sản thuộc Phụ lục Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp; loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên; điều kiện cơ sở, trình tự, thủ tục chứng nhận cơ sở đủ điều kiện nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, trồng cấy nhân tạo loài thủy sản thuộc Phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp; loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm; quan trắc, cảnh báo môi trường, phòng, chống dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản;quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân nuôi trồng thủy sản; giao, cho thuê, thu hồi đất để nuôi trồng thủy sản; giao khu vực biển để nuôi trồng thủy sản; thu hồi, trưng dụng khu vực biển đã giao để nuôi trồng thủy sản; quyền của tổ chức, cá nhân được giao khu vực biển để nuôi trồng thủy sản; nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân được giao khu vực biển để nuôi trồng thủy sản.
-
Chương IV quy định về Khai thác thủy sản: Quản lý vùng khai thác thủy sản; phân vùng khai thác thủy sản; quản lý hoạt động của tàu cá trên các vùng biển Việt Nam; quy định về quản lý hệ thống giám sát tàu cá; hạn ngạch Giấy phép khai thác thủy sản trên biển; giấy phép khai thác thủy sản; cấp, cấp lại, thu hồi giấy phép khai thác thủy sản, quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân khai thác thủy sản; ghi, nộp nhật ký, báo cáo khai thác thủy sản đối với tàu đánh bắt nguồn lợi thủy sản; ghi, nộp nhật ký, báo cáo khai thác thủy sản đối với tàu hậu cần đánh bắt nguồn lợi thủy sản; tổng cục Thủy sản; cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản; sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; tổ chức quản lý cảng cá; thuyền trưởng, chủ tàu cá; tổ chức, cá nhân đề nghị xác nhận nguyên liệu, chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác; điều kiện khai thác thủy sản ngoài vùng biển Việt Nam; điều kiện tàu cá hoạt động khai thác thủy sản ngoài vùng biển Việt Nam; cấp văn bản chấp thuận cho tàu cá khai thác thủy sản ở vùng biển ngoài vùng biển Việt Nam hoặc cấp phép cho đi khai thác tại vùng biển thuộc thẩm quyền quản lý của Tổ chức quản lý nghề cá khu vực; trách nhiệm của tổ chức, cá nhân khai thác thủy sản ngoài vùng biển Việt Nam; điều kiện cấp phép cho tổ chức, cá nhân nước ngoài có tàu hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam; cấp, gia hạn, cấp lại, thu hồi Giấy phép đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài có tàu hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam; quy định tàu cá nước ngoài vào cảng cá; Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân nước ngoài có tàu hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam; giám sát viên trên tàu nước ngoài hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam; quyền và trách nhiệm của giám sát viên; khai thác thủy sản bất hợp pháp; danh sách tàu cá khai thác thủy sản bất hợp pháp; xác nhận, chứng nhận nguồn gốc thủy sản từ khai thác; thẩm quyền xác nhận nguyên liệu, chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác; xác nhận nguyên liệu thủy sản khai thác trong nước; xác nhận cam kết hoặc chứng nhận sản phẩm thủy sản xuất khẩu có nguồn gốc từ thủy sản khai thác nhập khẩu; kiểm tra việc thực hiện xác nhận nguyên liệu, chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác.
-
Chương V quy định về Quản lý tàu cá, tàu công vụ thủy sản, cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá: Quản lý đóng mới, cải hoán, thuê, mua tàu cá; phân loại cơ sở đóng mới, cải hoán tàu cá; cấp văn bản chấp thuận đóng mới, cải hoán, thuê, mua tàu cá Việt Nam; điều kiện cơ sở đóng mới, cải hoán tàu cá; điều kiện cơ sở đóng mới, cải hoán tàu cá vỏ thép; điều kiện cơ sở đóng mới, cải hoán tàu cá vỏ gỗ; điều kiện cơ sở đóng mới, cải hoán tàu cá vỏ vật liệu mới; cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đóng mới, cải hoán tàu cá; quyền và nghĩa vụ của cơ sở đóng mới, cải hoán tàu cá; xuất khẩu tàu cá, nhập khẩu tàu cá, thuê tàu trần; cấp phép nhập khẩu tàu cá; quy định đối với tàu cá được tặng cho, viện trợ; bảo đảm an toàn kỹ thuật tàu cá; yêu cầu chung; quy trình thiết kế; yêu cầu kỹ thuật; yêu cầu kỹ thuật đối với máy thủy cũ; kiểm tra an toàn kỹ thuật máy thủy cũ; đăng kiểm tàu cá, tàu kiểm ngư; nội dung đăng kiểm tàu cá; các hình thức kiểm tra an toàn kỹ thuật tàu cá; thẩm định hồ sơ thiết kế tàu cá; cấp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá; điều kiện cơ sở đăng kiểm tàu cá; điều kiện cơ sở đăng kiểm tàu cá; phân loại cơ sở đăng kiểm tàu cá và quy định về đăng kiểm tàu công vụ thủy sản; cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đăng kiểm tàu cá; hạng đăng kiểm viên tàu cá; đăng kiểm viên hạng III, đăng kiểm viên hạng II; đăng kiểm viên hạng I; bồi dưỡng nghiệp vụ đăng kiểm viên tàu cá; cấp thẻ, dấu kỹ thuật đăng kiểm viên tàu cá; thu hồi thẻ, dấu kỹ thuật đăng kiểm viên tàu cá; cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đăng kiểm tàu cá; cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đăng kiểm tàu cá; đăng kiểm viên tàu cá; quyền và nghĩa vụ của cơ sở đăng kiểm tàu cá, đăng kiểm viên tàu cá; đăng ký tàu cá; đăng ký tàu cá, tàu công vụ thủy sản; quy định về số đăng ký và tên tàu cá, tàu công vụ thủy sản; đăng ký tạm thời tàu cá, tàu công vụ thủy sản; đánh dấu tàu cá; sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; cơ sở đăng kiểm tàu cá; xóa đăng ký tàu cá; quyền và nghĩa vụ của chủ tàu cá; chủ tàu cá, tàu công vụ thủy sản; thuyền viên, người làm việc trên tàu cá;thuyền trưởng; thuyền phó, máy trưởng;thợ máy; thủy thủ; định biên an toàn tối thiểu thuyền viên tàu cá; quy định về văn bằng, chứng chỉ chuyên môn của thuyền trưởng, thuyền phó, máy trưởng và thợ máy tàu cá; tiêu chuẩn thuyền viên là người nước ngoài làm việc trên tàu cá Việt Nam; chức danh thuyền viên tàu kiểm ngư, tàu thực hiện thanh tra, tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, giám sát hoạt động thủy sản; định biên thuyền viên tàu kiểm ngư, tàu thực hiện thanh tra, tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, giám sát hoạt động thủy sản có công suất máy từ 1.000 CV trở lên; Chức danh thuyền viên tàu thực hiện điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản; trách nhiệm cơ sở đào tạo, bồi dưỡng và cấp văn bằng, chứng chỉ thuyền trưởng, máy trưởng, thợ máy tàu cá; quy hoạch, đầu tư xây dựng hệ thống cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá; công bố danh sách cảng cá chỉ định có đủ hệ thống xác nhận nguồn gốc thủy sản từ khai thác; phân loại cảng cá; quy định độ sâu luồng vào cảng và vùng nước cảng; mở, đóng cảng cá; nội dung, trình tự, thủ tục công bố mở, đóng cảng cá; quản lý cảng cá; quyền và nghĩa vụ của tổ chức quản lý cảng cá; kiểm tra tàu cá và giám sát sản lượng thủy sản tại cảng ; quy định đối với tàu cá Việt Nam ra, vào cảng cá; quy định đối với tàu nước ngoài hoạt động thủy sản tại Việt Nam ra, vào cảng cá; phân loại khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá; quản lý khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá; công bố danh sách khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá.
-
Chương VI quy định về Kiểm ngư: Chức năng của Kiểm ngư; nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm ngư; tổ chức Kiểm ngư; chế độ bồi dưỡng đi biển; nguồn kinh phí và trách nhiệm chi trả chế độ bồi dưỡng đi biển; kiểm ngư viên; thuyền viên tàu kiểm ngư; cộng tác viên kiểm ngư; phương tiện, trang thiết bị, trang phục của kiểm ngư; biểu trưng kiểm ngư; cờ hiệu, cờ truyền thống; trang phục kiểm ngư; chất liệu và quy cách quần áo kiểm ngư; biển tên, phù hiệu ve áo, phù điêu; cấp hiệu kiểm ngư; kiểm ngư hiệu; quy cách mũ kiểm ngư; quy cách các trang bị khác; tiêu chuẩn, niên hạn trang bị, cấp phát; mẫu thẻ kiểm ngư; thẩm quyền, tiêu chuẩn cấp thẻ kiểm ngư; cấp mới, đổi thẻ kiểm ngư; cấp lại thẻ kiểm ngư; sử dụng thẻ kiểm ngư; quản lý, thu hồi thẻ kiểm ngư; tàu kiểm ngư; xuồng kiểm ngư; nguồn kinh phí bảo đảm cho hoạt động Kiểm ngư; nội dung chi hoạt động Kiểm ngư; điều động, huy động lực lượng, phương tiện trong hoạt động kiểm ngư; thẩm quyền và hình thức ban hành lệnh điều động, huy động lực lượng, phương tiện; lập, phân bổ, chấp hành và quyết toán kinh phí.
-
Chương VII quy định về Mua, bán, sơ chế, chế biến nhập khẩu, xuất khẩu thủy sản, sản phẩm thủy sản như: Chế biến loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm; bảo quản thủy sản, sản phẩm thủy sản; cấp phép xuất khẩu loài thủy sản;kiểm soát hoạt động nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, chuyển khẩu, quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam thủy sản, sản phẩm thủy sản có nguồn gốc từ khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định; xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, quá cảnh loài thủy sản thuộc Phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp; loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm; nhập nội từ biển loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm; các trường hợp cấp phép nhập khẩu thủy sản sống chưa có tên trong Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam; trình tự, thủ tục cấp phép nhập khẩu thủy sản sống đối với trường hợp phải đánh giá rủi ro; trình tự, thủ tục cấp phép nhập khẩu thủy sản sống đối với trường hợp không phải đánh giá rủi ro; nội dung đánh giá rủi ro thủy sản sống nhập khẩu; phương pháp đánh giá rủi ro thủy sản sống nhập khẩu; thành lập hội đồng đánh giá rủi ro thủy sản sống nhập khẩu; chợ thủy sản đầu mối.
-
Chương VIII quy định về Quản lí nhà nước về thủy sản: trách nhiệm của Chính phủ, Bộ,cơ ngang Bộ; trách nhiệm của các bộ, ngành có liên quan; trách nhiệm của Tổng cục Thủy sản; trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh và cơ quan kiểm dịch thủy sản sống nhập khẩu; trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội; trách nhiệm của tổ chức, cá nhân nhập khẩu, vận chuyển, nuôi giữ, chế biến, sử dụng thủy sản sống nhập khẩu.
-
Chương IX quy định về Điều khoản thi hành: Hiệu lực thi hành; quy định chuyển tiếp; điều khoản chuyển tiếp; trách nhiệm hướng dẫn và thi hành; tổ chức thực hiện; trách nhiệm thi hành.
Như vậy, thông qua việc pháp điển đề mục Thủy sản đã xác định được toàn bộ hệ thống các quy phạm pháp luật quy định về Thủy sản đang còn hiệu lực được thống kê, tập hợp, sắp xếp giúp các cơ quan nhà nước, các tổ chức, cá nhân dễ dàng tìm kiếm, tra cứu cũng như bảo đảm tính công khai, minh bạch của hệ thống pháp luật và góp phần nâng cao sự tin tưởng của người dân vào hệ thống pháp luật. Ngoài ra, một số quy định trong đề mục Thủy sản còn có nội dung liên quan trực tiếp đến các văn bản quy phạm pháp luật thuộc các đề mục khác cũng đã được chỉ dẫn có liên quan đến nhau./.
[1] Ngoài ra có 03 văn bản sửa đổi, bổ sung