Hệ thống các quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước ở Trung ương có thẩm quyền ban hành còn hiệu lực từ kết quả pháp điển Đề mục Phòng, chống tham nhũng
Triển khai thực hiện công tác pháp điển, Thanh tra Chính phủ đã chủ trì thực hiện pháp điển Đề mục Phòng, chống tham nhũng (Đề mục số 2 thuộc Chủ đề số 18 - Khiếu nại, tố cáo). Thanh tra Chính phủ đã chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan thực hiện pháp điển xong Đề mục Phòng, chống tham nhũng. Đến nay, Đề mục này đã được tổ chức họp thẩm định và Thanh tra Chính phủ thực hiện chỉnh lý, hoàn thiện kết quả pháp điển Đề mục Phòng, chống tham nhũng, ký xác thực theo quy định để gửi hồ sơ kết quả pháp điển Đề mục đến Bộ Tư pháp (qua Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật) tổng hợp, trình Chính phủ xem xét thông qua trong thời gian tới.
Đề mục Phòng, chống tham nhũng có cấu trúc được xác định theo cấu trúc của Luật Phòng, chống tham nhũng số 36/2018/QH14 ngày 20 tháng 11 năm 2018 của Quốc hội và không có sự thay đổi so với cấu trúc của Luật (Luật này gồm 10 chương với 96 điều), trong đó Luật Phòng, chống tham nhũng có nội dung được sửa đổi theo quy định tại khoản 3 Điều 217 của Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 ngày 17 tháng 6 năm 2020.
Theo đó, Đề mục Phòng, chống tham nhũng được pháp điển bởi các quy phạm pháp luật đang còn hiệu lực của 10 văn bản quy phạm pháp luật – trong đó có thông tư có nội dung được sửa đổi, bổ sung, cụ thể như sau: Luật Phòng, chống tham nhũng số 36/2018/QH14; Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng; Nghị định số 130/2020/NĐ-CP ngày 30 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; Quyết định 31/2011/QĐ-TTg ngày 02 tháng 6 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ quy định việc công khai, minh bạch, kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy định pháp luật về an sinh xã hội; Quyết định số 31/2012/QĐ-TTg ngày 26 tháng 7 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế phối hợp thực hiện Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng; Thông tư số 35/2010/TT-BGDĐT ngày 14 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định danh mục vị trí công tác phải thực hiện định kỳ chuyển đổi đối với công, viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trong ngành giáo dục (được sửa đổi, bổ sung một số điều bởi Thông tư số 33/2015/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2015); Thông tư số 04/2014/TT-TTCP ngày 18 tháng 9 năm 2014 của Tổng Thanh tra Chính phủ quy định về nhận định tình hình tham nhũng và đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng; Thông tư số 59/2014/TT-BTNMT ngày 11 tháng 11 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định danh mục vị trí công tác và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức, viên chức ngành tài nguyên và môi trường; Thông tư số 10/2014/TT-TTCP ngày 24 tháng 11 năm 2014 của Tổng Thanh tra Chính phủ quy định chi tiết danh mục vị trí công tác thanh tra của công chức trong các cơ quan thanh tra nhà nước phải định kỳ chuyển đổi; Thông tư số 32/2015/TT-BNNPTNT ngày 06 tháng 10 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định danh mục vị trí công tác và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức, viên chức ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Trên cơ sở đó, các nội dung cơ bản trong mỗi chương của Đề mục Phòng, chống tham nhũng do Thanh tra Chính phủ chủ trì thực hiện pháp điển như sau:
- Chương I là các quy định chung, với 21 điều, như: Phạm vi điều chỉnh; Đối tượng áp dụng; Giải thích từ ngữ; Các hành vi tham nhũng; Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị và doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước trong phòng, chống tham nhũng; Quyền và nghĩa vụ của công dân trong phòng, chống tham nhũng; Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về phòng, chống tham nhũng; Giám sát công tác phòng, chống tham nhũng; Các hành vi bị nghiêm cấm.
- Chương II là các quy định về phòng ngừa tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị, gồm 06 mục với 148 điều, cụ thể:
+ Mục 1 là các quy định về vấn đề công khai, minh bạch về tổ chức và hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị, như: Nguyên tắc công khai, minh bạch; Mục đích công khai, minh bạch, kiểm tra, giám sát; Chủ thể công khai, minh bạch; Nội dung công khai, minh bạch; Nội dung và thời gian công khai, minh bạch; Hình thức công khai, minh bạch; Trách nhiệm thực hiện việc công khai, minh bạch; Chủ thể kiểm tra; Hình thức kiểm tra; Nội dung kiểm tra; Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân được kiểm tra; Xử lý kết quả kiểm tra; Họp báo, phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí; Quyền yêu cầu cung cấp thông tin; Quyền yêu cầu, trách nhiệm và thực hiện yêu cầu cung cấp thông tin; Trách nhiệm giải trình; Nội dung giải trình; Điều kiện tiếp nhận yêu cầu giải trình; Những trường hợp được từ chối yêu cầu giải trình; Những nội dung không thuộc phạm vi giải trình; Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong việc thực hiện trách nhiệm giải trình; Quyền và nghĩa vụ của người yêu cầu giải trình; Quyền và nghĩa vụ của người thực hiện trách nhiệm giải trình; Yêu cầu giải trình; Tiếp nhận yêu cầu giải trình; Thực hiện việc giải trình; Thời hạn thực hiện việc giải trình; Tạm đình chỉ, đình chỉ việc giải trình; Báo cáo, công khai báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng; Báo cáo của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Trách nhiệm của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Trao đổi thông tin giữa Thanh tra Chính phủ với Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước; Trao đổi thông tin giữa Thanh tra Chính phủ với các tổ chức khác về công tác phòng, chống tham nhũng; Trao đổi thông tin về công tác phòng, chống tham nhũng ở địa phương; Công khai báo cáo hằng năm về công tác phòng, chống tham nhũng; Tiêu chí đánh giá về công tác phòng, chống tham nhũng; Nguyên tắc đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng; Nguyên tắc nhận định tình hình tham nhũng và đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng; Nội dung về nhận định tình hình tham nhũng; Phương pháp nhận định tình hình tham nhũng; Mức độ phổ biến của hành vi tham nhũng; Tiêu chí đánh giá về số lượng, tính chất và mức độ của vụ việc, vụ án tham nhũng; Mức độ thiệt hại kinh tế do tham nhũng; Mức độ nghiêm trọng của hành vi tham nhũng; Tiêu chí đánh giá việc xây dựng và hoàn thiện chính sách, pháp luật về phòng, chống tham nhũng; Nội dung đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng; Phương pháp đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng; Đánh giá nội dung về chỉ đạo, điều hành công tác phòng, chống tham nhũng; Đánh giá nội dung về xây dựng, tổ chức thực hiện pháp luật có liên quan đến phòng, chống tham nhũng; Tiêu chí đánh giá việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng; Đánh giá nội dung về thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng; Tiêu chí đánh giá việc phát hiện và xử lý tham nhũng; Đánh giá nội dung về phát hiện, xử lý hành vi tham nhũng và thu hồi tài sản tham nhũng; Tiêu chí đánh giá việc thu hồi tài sản tham nhũng; Tổ chức đánh giá về công tác phòng, chống tham nhũng; Thu thập thông tin, dữ liệu và báo cáo kết quả nhận định về tình hình tham nhũng, đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng; Trách nhiệm của Thanh tra Chính phủ; Trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan trong nhận định tình hình tham nhũng và đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng; Nguồn kinh phí phục vụ cho việc nhận định tình hình tham nhũng và đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng.
+ Mục 2 là các quy định về xây dựng và thực hiện định mức, tiêu chuẩn, chế độ trong cơ quan, tổ chức, đơn vị, như: Xây dựng, ban hành và thực hiện định mức, tiêu chuẩn, chế độ; Kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm pháp luật về định mức, tiêu chuẩn, chế độ.
+ Mục 3 là các quy định về thực hiện quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị, như: Quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn; Các lĩnh vực mà người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã sau khi thôi chức vụ; Thời hạn mà người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã sau khi thôi chức vụ; Thẩm quyền ban hành quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; Quy định về việc tặng quà; Quy định về việc nhận quà tặng; Báo cáo, nộp lại quà tặng; Xử lý quà tặng; Xử lý vi phạm quy định về tặng quà và nhận quà tặng; Kiểm soát xung đột lợi ích; Các trường hợp xung đột lợi ích; Thông tin, báo cáo về xung đột lợi ích; Xử lý thông tin, báo cáo về xung đột lợi ích; Giám sát việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao của người có xung đột lợi ích; Tạm đình chỉ việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao của người có xung đột lợi ích; tạm thời chuyển người có xung đột lợi ích sang vị trí công tác khác; Đình chỉ việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao của người có xung đột lợi ích; Áp dụng pháp luật khác về kiểm soát xung đột lợi ích.
+ Mục 4 là các quy định về chuyển đổi vị trí công tác của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị, như: Nguyên tắc chuyển đổi vị trí công tác; Quy định cụ thể danh mục vị trí công tác và thời hạn định kỳ chuyển đổi; Danh mục các vị trí công tác phải thực hiện định kỳ chuyển đổi; Phương thức thực hiện việc chuyển đổi vị trí công tác; Định kỳ chuyển đổi vị trí công tác trong ngành giáo dục; Nguyên tắc, nội dung, hình thức và trách nhiệm thực hiện việc định kỳ chuyển đổi; Trường hợp chưa thực hiện việc chuyển đổi vị trí công tác; Chuyển đổi vị trí công tác trong trường hợp đặc biệt; Nguyên tắc, nội dung, hình thức và trách nhiệm thực hiện việc định kỳ chuyển đổi vị trí công tác; Vị trí công tác và thời hạn phải định kỳ chuyển đổi; Danh mục vị trí công tác và thời hạn thực hiện định kỳ chuyển đổi; Danh mục vị trí công tác thanh tra của công chức trong các cơ quan thanh tra nhà nước phải định kỳ chuyển đổi; Thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác; Kế hoạch chuyển đổi vị trí công tác; Tổ chức thực hiện.
+ Mục 5 là các quy định về cải cách hành chính, ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý và thanh toán không dùng tiền mặt.
+ Mục 6 là các quy định về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị, như: Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập; Nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập; Nguyên tắc kiểm soát tài sản, thu nhập; Việc yêu cầu cung cấp thông tin của Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập; Thẩm quyền, trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật đối với người có hành vi vi phạm quy định về kiểm soát tài sản, thu nhập; Công khai quyết định xử lý vi phạm; Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan trong kiểm soát tài sản, thu nhập; Nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập; Người có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập hằng năm; Tài sản, thu nhập phải kê khai; Mẫu bản kê khai và việc thực hiện kê khai tài sản, thu nhập; Phương thức và thời điểm kê khai tài sản, thu nhập; Tổ chức việc kê khai tài sản, thu nhập; Tiếp nhận, quản lý, bàn giao bản kê khai tài sản, thu nhập; Công khai bản kê khai tài sản, thu nhập; Việc công khai bản kê khai tại cơ quan, tổ chức, đơn vị; Công khai bản kê khai của người dự kiến được bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý tại cơ quan, tổ chức, đơn vị; Công khai bản kê khai của người dự kiến được bổ nhiệm, bầu giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý tại doanh nghiệp nhà nước; Theo dõi biến động tài sản, thu nhập; Căn cứ xác minh tài sản, thu nhập; Xây dựng kế hoạch xác minh hằng năm; Phê duyệt và thực hiện kế hoạch xác minh; Tiêu chí lựa chọn người được xác minh theo kế hoạch; Thẩm quyền yêu cầu, kiến nghị xác minh tài sản, thu nhập; Nội dung xác minh tài sản, thu nhập; Trình tự xác minh tài sản, thu nhập; Quyết định xác minh tài sản, thu nhập; Tổ xác minh tài sản, thu nhập; Quyền và nghĩa vụ của người được xác minh tài sản, thu nhập; Việc cung cấp thông tin của cơ quan, tổ chức, đơn vị; Báo cáo kết quả xác minh tài sản, thu nhập; Kết luận xác minh tài sản, thu nhập; Công khai Kết luận xác minh tài sản, thu nhập; Xử lý hành vi kê khai tài sản, thu nhập không trung thực, giải trình nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm không trung thực; Xử lý hành vi vi phạm đối với người kê khai; Cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập; Trách nhiệm xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập; Bảo vệ, lưu trữ, khai thác, cung cấp thông tin cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập; Nguyên tắc bảo vệ, lưu trữ, khai thác, cung cấp thông tin cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập; Trách nhiệm bảo vệ, lưu trữ thông tin cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập; Khai thác, cung cấp thông tin cơ sở dữ liệu về kiểm soát tài sản, thu nhập.
- Chương III là các quy định về việc phát hiện tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị, gồm 03 mục với 15 điều, như: Mục 1 về công tác kiểm tra và tự kiểm tra của cơ quan, tổ chức, đơn vị (Công tác kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước; Công tác tự kiểm tra của cơ quan, tổ chức, đơn vị; Kiểm tra hoạt động chống tham nhũng trong Cơ quan thanh tra, Kiểm toán nhà nước, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân; Hình thức kiểm tra). Mục 2 về việc phát hiện tham nhũng thông qua hoạt động giám sát, thanh tra, kiểm toán (Phát hiện tham nhũng thông qua hoạt động giám sát của cơ quan dân cử, đại biểu dân cử và xử lý đề nghị của cơ quan dân cử, đại biểu dân cử; Phát hiện tham nhũng thông qua hoạt động thanh tra, kiểm toán; Thẩm quyền của Cơ quan thanh tra, Kiểm toán nhà nước trong thanh tra, kiểm toán vụ việc có dấu hiệu tham nhũng; Trách nhiệm xử lý vụ việc có dấu hiệu tham nhũng được phát hiện qua hoạt động thanh tra, kiểm toán; Công khai Kết luận thanh tra, Báo cáo kiểm toán vụ việc có dấu hiệu tham nhũng). Mục 3 về việc phản ánh, tố cáo, báo cáo về hành vi tham nhũng (Phản ánh, tố cáo và xử lý phản ánh, giải quyết tố cáo về hành vi tham nhũng; Báo cáo và xử lý báo cáo về hành vi tham nhũng; Bảo vệ người phản ánh, tố cáo, báo cáo về hành vi tham nhũng; Khen thưởng người phản ánh, tố cáo, báo cáo về hành vi tham nhũng; Trách nhiệm của người phản ánh, tố cáo, báo cáo về hành vi tham nhũng).
- Chương IV là các quy định về chế độ trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị với 17 điều, như: Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong phòng, chống tham nhũng; Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong việc áp dụng biện pháp tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển sang vị trí công tác khác; Nguyên tắc xác định thẩm quyền ra quyết định tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác; Thẩm quyền ra quyết định tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác trong cơ quan hành chính nhà nước; Thẩm quyền ra quyết định tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác trong đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước; Căn cứ ra quyết định tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác; Quyền và nghĩa vụ của người ra quyết định tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác; Quyền và nghĩa vụ người có chức vụ, quyền hạn bị tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác; Thời hạn tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác; Trình tự, thủ tục, thời hạn ra quyết định tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác đối với người có chức vụ, quyền hạn là thành viên của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; Chế độ, chính sách đối với người có chức vụ, quyền hạn trong thời gian tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác; Khôi phục lại quyền, lợi ích hợp pháp của người có chức vụ, quyền hạn sau khi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền kết luận người đó không có hành vi tham nhũng hoặc không có kết luận về hành vi tham nhũng; Xử lý trách nhiệm của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách.
- Chương V là các quy định về trách nhiệm của xã hội trong phòng, chống tham nhũng với 10 điều, như: Trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận; Nội dung giám sát; Hình thức giám sát; Trách nhiệm của chủ thể giám sát; Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân được giám sát; Xử lý kết quả giám sát; Trách nhiệm của cơ quan báo chí, nhà báo; Trách nhiệm của doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề; Trách nhiệm của công dân, Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng.
- Chương VI là các quy định về phòng, chống tham nhũng trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài Nhà nước, gồm 02 mục với 22 điều, cụ thể: Mục 1 là các quy định về xây dựng văn hóa kinh doanh lành mạnh, không tham nhũng và Mục 2 là các quy định về áp dụng Luật phòng, chống tham nhũng đối với doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài Nhà nước.
- Chương VII là các quy định về trách nhiệm của cơ quan nhà nước trong phòng, chống tham nhũng với 06 điều, như: Đơn vị chuyên trách về chống tham nhũng; Trách nhiệm của Chính phủ, Bộ, cơ quan ngang Bộ; Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp; Trách nhiệm của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao; Trách nhiệm phối hợp của Cơ quan thanh tra, Kiểm toán nhà nước, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân và cơ quan, tổ chức, đơn vị khác.
- Chương VIII là các quy định về hợp tác quốc tế về phòng, chống tham nhũng, gồm 04 điều.
- Chương IX về xử lý tham nhũng và hành vi khác vi phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng với 17 điều.
- Chương X là các quy định về điều khoản thi hành, gồm các quy định về hiệu lực thi hành, trách nhiệm thi hành, tổ chức thực hiện của các văn bản quy phạm pháp luật đã được pháp điển vào Đề mục Phòng, chống tham nhũng như đã nêu ở trên.
Và như vậy, thông qua việc thực hiện pháp điển Đề mục Phòng, chống tham nhũng đã xác định được hệ thống các quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở Trung ương ban hành trực tiếp thuộc lĩnh vực phòng, chống tham nhũng và đang còn hiệu lực được tập hợp, sắp xếp giúp các cơ quan nhà nước, các tổ chức, cá nhân dễ dàng tìm kiếm, tra cứu./.