Hệ thống các quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước ở Trung ương có thẩm quyền ban hành còn hiệu lực từ kết quả pháp điển Đề mục Năng lượng nguyên tử
Triển khai thực hiện công tác pháp điển, Bộ Khoa học và Công nghệ đã chủ trì thực hiện pháp điển Đề mục Năng lượng nguyên tử (Đề mục số 6 thuộc Chủ đề số 19 - Khoa học, công nghệ). Bộ Khoa học và Công nghệ đã chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan thực hiện pháp điển xong Đề mục. Đề mục này đã được tổ chức họp thẩm định và Bộ Khoa học và Công nghệ thực hiện chỉnh lý, hoàn thiện kết quả pháp điển Đề mục Năng lượng nguyên tử, ký xác thực theo quy định để gửi hồ sơ kết quả pháp điển Đề mục đến Bộ Tư pháp (qua Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật) tổng hợp, trình Chính phủ xem xét thông qua trong thời gian sắp tới.
Đề mục Năng lượng nguyên tử có cấu trúc được xác định theo cấu trúc của Luật Năng lượng nguyên tử số 18/2008/QH12 ngày 03/6/2008 của Quốc hội và không có sự thay đổi so với cấu trúc của Luật (Luật này gồm 11 chương với 93 điều) - Luật Năng lượng nguyên tử được sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 35/2018/QH14 ngày 20/11/2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch.
Theo đó, Đề mục Năng lượng nguyên tử được pháp điển bởi các quy phạm pháp luật đang còn hiệu lực của 42 văn bản quy phạm pháp luật, cụ thể như sau: Luật Năng lượng nguyên tử số 18/2008/QH12 (được sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 35/2018/QH14); Nghị quyết số 31/2016/QH14 về dừng thực hiện chủ trương đầu tư Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận; Nghị định số 07/2010/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Năng lượng nguyên tử; Nghị định số 70/2010/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Năng lượng nguyên tử về Nhà máy điện hạt nhân; Nghị định số 124/2013/NĐ-CP Quy định chính sách ưu đãi, hỗ trợ người đi đào tạo trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử; Nghị định số 41/2019/NĐ-CP quy định chi tiết việc lập, thẩm định, phê duyệt, công bố, thực hiện, đánh giá và điều chỉnh quy hoạch phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử; Quyết định số 115/2007/QĐ-TTg ban hành Quy chế bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ; Quyết định số 146/2007/QĐ-TTg ban hành Quy chế phát hiện, xử lý nguồn phóng xạ nằm ngoài sự kiểm soát; Quyết định số 45/2010/QĐ-TTg ban hành Quy chế hoạt động kiểm soát hạt nhân; Quyết định số 09/2014/QĐ-TTg về nghĩa vụ tài chính của Tổ chức có nhà máy điện hạt nhân, phương thức quản lý nguồn tài chính đảm bảo chấm dứt hoạt động và tháo dỡ nhà máy điện hạt nhân; Quyết định số 45/2014/QĐ-TTg về chế độ phụ cấp ưu đãi nghề nghiệp đối với người làm việc trong các đơn vị thuộc lĩnh vực năng lượng nguyên tử của Bộ Khoa học và Công nghệ; Thông tư số 13/2009/TT-BKHCN hướng dẫn đánh giá sơ bộ về an toàn hạt nhân đối với địa điểm nhà máy điện hạt nhân trong giai đoạn quyết định chủ trương đầu tư; Thông tư số 08/2010/TT-BKHCN hướng dẫn về việc khai báo, cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ và cấp chứng chỉ nhân viên bức xạ; Thông tư số 15/2010/TT-BKHCN ban hành “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn bức xạ - Miễn trừ khai báo, cấp giấy phép”; Thông tư số 24/2010/TT-BKHCN ban hành và thực hiện "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về An toàn bức xạ - Phân nhóm và phân loại nguồn phóng xạ"; Thông tư số 27/2010/TT-BKHCN hướng dẫn về đo lường bức xạ, hạt nhân và xây dựng, quản lý mạng lưới quan trắc và cảnh báo phóng xạ môi trường; Thông tư số 02/2011/TT-BKHCN hướng dẫn thực hiện kiểm soát vật liệu hạt nhân, vật liệu hạt nhân nguồn; Thông tư số 28/2011/TT-BKHCN quy định về yêu cầu an toàn hạt nhân đối với địa điểm nhà máy điện hạt nhân; Thông tư số 38/2011/TT-BKHCN quy định các yêu cầu về bảo đảm an ninh vật liệu hạt nhân và cơ sở hạt nhân; Thông tư số 19/2012/TT-BKHCN quy định về kiểm soát và bảo đảm an toàn bức xạ trong chiếu xạ nghề nghiệp và chiếu xạ công chúng; Thông tư số 23/2012/TT-BKHCN hướng dẫn vận chuyển an toàn vật liệu phóng xạ; Thông tư số 25/2012/TT-BKHCN quy định danh mục và yêu cầu kiểm soát vật liệu và thiết bị trong chu trình nhiên liệu hạt nhân; Thông tư số 29/2012/TT-BKHCN quy định nội dung báo cáo phân tích an toàn sơ bộ trong hồ sơ đề nghị phê duyệt địa điểm nhà máy điện hạt nhân; Thông tư số 30/2012/TT-BKHCN quy định yêu cầu về an toàn hạt nhân đối với thiết kế nhà máy điện hạt nhân; Thông tư số 16/2013/TT-BKHCN ban hành “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về mạng lưới quan trắc và cảnh báo phóng xạ môi trường quốc gia”; Thông tư số 17/2013/TT-BKHCN hướng dẫn thực hiện quy định về khai báo của Nghị định thư bổ sung của Hiệp định giữa nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế về việc áp dụng thanh sát theo Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân; Thông tư số 21/2013/TT-BKHCN quy định việc áp dụng tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật về an toàn hạt nhân trong lựa chọn địa điểm, thiết kế, xây dựng, vận hành và tháo dỡ tổ máy điện hạt nhân; Thông tư số 23/2013/TT-BCT quy định nội dung, trình tự lập, thẩm định và phê duyệt thiết kế xây dựng công trình nhà máy điện hạt nhân; Thông tư số 24/2013/TT-BCT quy định về danh mục, quản lý, sử dụng hồ sơ, tài liệu liên quan đến nhà máy điện hạt nhân; Thông tư số 08/2014/TT-BKHCN quy định nội dung Báo cáo phân tích an toàn trong hồ sơ phê duyệt dự án đầu tư xây dựng nhà máy điện hạt nhân; Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BKHCN-BYT quy định về bảo đảm an toàn bức xạ trong y tế (được sửa đổi, bổ sung một số điều bởi Thông tư 13/2018/TT-BKHCN); Thông tư số 22/2014/TT-BKHCN quy định về quản lý chất thải phóng xạ và nguồn phóng xạ đã qua sử dụng; Thông tư số 25/2014/TT-BKHCN quy định việc chuẩn bị ứng phó và ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân, lập và phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân; Thông tư số 34/2014/TT-BKHCN quy định về đào tạo an toàn bức xạ đối với nhân viên bức xạ, người phụ trách an toàn và hoạt động dịch vụ đào tạo an toàn bức xạ; Thông tư liên tịch số 208/2014/TTLT-BTC-BGDĐT hướng dẫn một số điều của Nghị định số 124/2013/NĐ-CP ngày 14/10/2013 của Chính phủ quy định chính sách ưu đãi, hỗ trợ người đi đào tạo trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử; Thông tư số 12/2015/TT-BKHCN quy định về phân tích an toàn đối với nhà máy điện hạt nhân; Thông tư liên tịch số 112/2015/TTLT-BTC-BKHCN hướng dẫn cơ chế phối hợp và xử lý trong việc kiểm tra, phát hiện chất phóng xạ tại các cửa khẩu; Thông tư số 04/2016/TT-BKHCN quy định về thẩm định báo cáo đánh giá an toàn bức xạ trong hoạt động thăm dò, khai thác quặng phóng xạ; Thông tư số 06/2016/TT-BKHCN quy định về việc cấp Giấy đăng ký và cấp Chứng chỉ hành nghề đối với một số hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử; Thông tư số 10/2016/TT-BKHCN quy định nội dung báo cáo phân tích an toàn trong hồ sơ đề nghị cấp phép xây dựng nhà máy điện hạt nhân; Thông tư số 01/2019/TT-BKHCN quy định về bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ; Thông tư số 05/2020/TT-BKHCN quy định về an toàn hạt nhân đối với cơ sở lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu.
Trên cơ sở đó, các nội dung cơ bản trong mỗi chương của Đề mục Năng lượng nguyên tử do Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì thực hiện pháp điển sau đây:
- Chương I là các quy định chung, gồm 97 điều, như: Phạm vi điều chỉnh; Đối tượng áp dụng; Giải thích từ ngữ; Áp dụng pháp luật và điều ước quốc tế; Chính sách của Nhà nước trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử; Nguyên tắc hoạt động và bảo đảm an toàn, an ninh trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử; Quan trắc và cảnh báo phóng xạ môi trường; Chỉ tiêu và tần suất quan trắc; Xây dựng và quản lý Trung tâm Điều hành, trạm vùng, trạm địa phương, trạm cơ sở; Chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm Điều hành; Chức năng, nhiệm vụ của trạm vùng; Chức năng, nhiệm vụ của trạm địa phương; Chức năng, nhiệm vụ của trạm cơ sở; Công bố kết quả quan trắc; Trách nhiệm quản lý nhà nước trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử; Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân; Hội đồng phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử quốc gia và Hội đồng an toàn hạt nhân quốc gia; Kiểm soát hạt nhân; Quy chế Hoạt động kiểm soát hạt nhân; Hồ sơ thiết kế; Quy trình kế toán hạt nhân; Hồ sơ kế toán hạt nhân; Tài liệu về kế toán hạt nhân; Hồ sơ vận hành; Báo cáo đối với việc xuất khẩu, nhập khẩu vật liệu hạt nhân, vật liệu hạt nhân nguồn; Điều kiện được công nhận hết trách nhiệm thực hiện quy định về kiểm soát hạt nhân; Thủ tục công nhận hết trách nhiệm thực hiện quy định về kiểm soát hạt nhân; Danh mục vật liệu và thiết bị trong chu trình nhiên liệu hạt nhân; Yêu cầu trong lưu giữ, sử dụng vật liệu và thiết bị trong chu trình nhiên liệu hạt nhân; Yêu cầu trong xuất khẩu, nhập khẩu vật liệu và thiết bị trong chu trình nhiên liệu hạt nhân; Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử; Quy định khai báo; Hồ sơ khai báo; Trách nhiệm tổ chức, cá nhân thực hiện việc khai báo; Những hành vi bị nghiêm cấm.
- Chương II là quy định về các biện pháp đẩy mạnh phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử với 52 điều, cụ thể: Quy hoạch phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử; Nội dung quy hoạch phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử, hợp phần quy hoạch phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử; Thời kỳ quy hoạch, thời hạn lập quy hoạch; Chi phí cho hoạt động quy hoạch; Cơ quan tổ chức lập quy hoạch, cơ quan tổ chức lập hợp phần quy hoạch, cơ quan lập quy hoạch, cơ quan lập hợp phần quy hoạch; Lập nhiệm vụ lập quy hoạch; Báo cáo nhiệm vụ lập quy hoạch; Tổ chức thẩm định nhiệm vụ lập quy hoạch; Phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch; Trách nhiệm của cơ quan tổ chức lập quy hoạch; Trách nhiệm của cơ quan tổ chức lập hợp phần quy hoạch; Trách nhiệm của cơ quan lập quy hoạch; Trách nhiệm của cơ quan lập hợp phần quy hoạch; Trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Tích hợp quy hoạch; Trách nhiệm của tổ chức tư vấn lập quy hoạch, tổ chức tư vấn lập hợp phần quy hoạch; Năng lực của tổ chức tư vấn lập quy hoạch, tổ chức tư vấn lập hợp phần quy hoạch; Lấy ý kiến về quy hoạch; Hội đồng thẩm định quy hoạch; Trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định quy hoạch; Hồ sơ trình thẩm định quy hoạch; Nội dung thẩm định quy hoạch; Lấy ý kiến trong quá trình thẩm định quy hoạch; Họp Hội đồng thẩm định quy hoạch; Báo cáo thẩm định quy hoạch; Hồ sơ trình phê duyệt quy hoạch; Công bố quy hoạch; Lưu trữ hồ sơ quy hoạch; Kế hoạch thực hiện quy hoạch; Báo cáo về hoạt động quy hoạch; Đánh giá thực hiện quy hoạch; Quy hoạch phát triển điện hạt nhân; Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng phóng xạ; Điều chỉnh quy hoạch phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử, quy hoạch phát triển điện hạt nhân; Phát triển nguồn nhân lực; Biện pháp thu hút nguồn nhân lực trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử; Mức phụ cấp ưu đãi nghề nghiệp; Thời gian không được tính hưởng phụ cấp ưu đãi nghề nghiệp đối với người làm việc trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử; Nguồn kinh phí chi trả; Nguyên tắc áp dụng; Mức ưu đãi, hỗ trợ đào tạo ở trong nước; Chính sách ưu đãi đối với người học các chuyên ngành trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử tại cơ sở giáo dục đại học ở trong nước; Mức ưu đãi, hỗ trợ đào tạo ở ngoài nước; Chính sách ưu đãi đối với người học các chuyên ngành trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử ở ngoài nước; Nguồn kinh phí; Căn cứ lập dự toán chi; Lập dự toán, phê duyệt dự toán; Quản lý sử dụng và quyết toán kinh phí; Nghiên cứu, phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử.
- Chương III là các quy định về an toàn bức xạ, an toàn hạt nhân và an ninh nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân với 128 điều, như: Công việc bức xạ; Báo cáo đánh giá an toàn đối với công việc bức xạ; Báo cáo thực trạng an toàn tiến hành công việc bức xạ; Kiểm soát chiếu xạ do công việc bức xạ gây ra; Nguyên tắc chung về bảo đảm an toàn bức xạ trong y tế; Yêu cầu chung về bảo đảm an toàn đối với thiết bị bức xạ, thiết bị sử dụng trong y học hạt nhân; Yêu cầu an toàn đối với thiết bị X - quang chẩn đoán trong y tế; Yêu cầu an toàn đối với thiết bị xạ trị; Yêu cầu an toàn đối với nguồn phóng xạ kín và thuốc phóng xạ; Yêu cầu an toàn đối với thiết bị đo bức xạ, thiết bị và dụng cụ bảo vệ an toàn bức xạ; Kiểm định và hiệu chuẩn thiết bị bức xạ, thiết bị đo bức xạ; Phòng đặt thiết bị bức xạ, phòng làm việc với nguồn phóng xạ và thuốc phóng xạ, kho lưu giữ nguồn phóng xạ hoặc chất thải phóng xạ, phòng lưu người bệnh điều trị bằng phóng xạ; Lắp đặt thiết bị bức xạ; Nội quy an toàn bức xạ và vận hành an toàn thiết bị bức xạ; Sử dụng người lao động làm công việc bức xạ; Đào tạo an toàn bức xạ; Kiểm xạ khu vực làm việc; Theo dõi và đánh giá liều chiếu xạ; Phương tiện bảo hộ cá nhân; Khám sức khỏe cho nhân viên bức xạ y tế; Kiểm tra, giám sát nội bộ; Kiểm soát chiếu xạ y tế; Kiểm soát chiếu xạ công chúng; Ứng phó sự cố bức xạ; Hồ sơ an toàn bức xạ; Trách nhiệm của cơ sở y tế và người đứng đầu cơ sở y tế; Trách nhiệm của người phụ trách an toàn; Trách nhiệm của nhân viên bức xạ y tế; Trách nhiệm cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong ngành y tế; Trách nhiệm cơ quan quản lý an toàn bức xạ, hạt nhân; An ninh nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân; Quy chế bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ; Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về An toàn bức xạ Phân nhóm và phân loại nguồn phóng xạ; Phân nhóm vật liệu hạt nhân; Nguyên tắc bảo đảm an ninh vật liệu hạt nhân và cơ sở hạt nhân; Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân khi sử dụng và lưu giữ vật liệu hạt nhân nhóm I; Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân khi sử dụng và lưu giữ vật liệu hạt nhân nhóm II; Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân khi sử dụng và lưu giữ vật liệu hạt nhân nhóm III; Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có cơ sở hạt nhân; Xử lý sự cố mất an ninh vật liệu hạt nhân, cơ sở hạt nhân; Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân gửi hàng đối với vận chuyển vật liệu hạt nhân nhóm I; Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân gửi hàng đối với vận chuyển vật liệu hạt nhân nhóm II; Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân gửi hàng đối với vận chuyển vật liệu hạt nhân nhóm III; Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân vận chuyển; Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân nhận hàng; Nguyên tắc bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ; Mức an ninh nguồn phóng xạ; Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong sử dụng và lưu giữ nguồn phóng xạ; Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong vận chuyển nguồn phóng xạ; Bảo vệ nhiều lớp (Bảo vệ nhiều lớp là việc áp dụng đồng thời nhiều giải pháp, nhiều lớp bảo vệ nhằm duy trì an toàn, an ninh; Tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ phải tuân thủ nguyên tắc bảo vệ nhiều lớp tương ứng với khả năng gây hại của nguồn bức xạ, vật liệu hạt nhân đối với con người, môi trường); Kiểm xạ khu vực làm việc; Đo lường bức xạ, kiểm định và hiệu chuẩn thiết bị ghi đo bức xạ, thiết bị bức xạ, thiết bị hạt nhân; Thiết lập, duy trì chuẩn đo lường bức xạ, hạt nhân quốc gia; Kiểm định, hiệu chuẩn các thiết bị ghi đo bức xạ, hạt nhân và thiết bị bức xạ; Xử lý, lưu giữ chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng và nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng; Quản lý chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ kín đã qua sử dụng; Nguyên tắc quản lý chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng; Thu gom chất thải phóng xạ; Thải chất thải ra môi trường; Chuyển giao chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng; Điều kiện hóa chất thải phóng xạ và nguồn phóng xạ đã qua sử dụng; Cơ sở lưu giữ chất thải phóng xạ; Hồ sơ quản lý chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng; Trách nhiệm của chủ nguồn chất thải phóng xạ; Trách nhiệm của chủ nguồn phóng xạ đã qua sử dụng; Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân vận chuyển chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng; Trách nhiệm của chủ cơ sở lưu giữ chất thải phóng xạ; Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về an toàn bức xạ và hạt nhân; Trách nhiệm của người đứng đầu tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ; Điều kiện làm việc an toàn cho nhân viên bức xạ; Yêu cầu đào tạo an toàn bức xạ đối với nhân viên bức xạ; Yêu cầu đào tạo an toàn bức xạ cho người phụ trách an toàn; Nội dung chương trình đào tạo an toàn bức xạ; Đăng ký hoạt động dịch vụ đào tạo an toàn bức xạ; Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đào tạo an toàn bức xạ; Điều kiện thực hiện dịch vụ đào tạo an toàn bức xạ; Trách nhiệm của Cục An toàn bức xạ và hạt nhân; Trách nhiệm của nhân viên bức xạ; Chứng chỉ nhân viên bức xạ; Yêu cầu chung đối với hồ sơ đề nghị cấp giấy phép, cấp chứng chỉ nhân viên bức xạ; Điều kiện cấp giấy phép, cấp chứng chỉ nhân viên bức xạ; Thẩm quyền cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ và chứng chỉ nhân viên bức xạ; Thủ tục cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ và cấp chứng chỉ nhân viên bức xạ; Thời hạn của giấy phép tiến hành công việc bức xạ và chứng chỉ nhân viên bức xạ; Hồ sơ an toàn bức xạ; Xử lý tình huống nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân bị thất lạc, bị chiếm đoạt, bị bỏ rơi, bị chuyển giao bất hợp pháp, chưa được khai báo; Phát hiện nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân bị thất lạc, bị chiếm đoạt, bị bỏ rơi, bị chuyển giao bất hợp pháp, chưa được khai báo; Trách nhiệm của các cơ quan trong quá trình phát hiện, xử lý nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân và thiết bị hạt nhân nằm ngoài sự kiểm soát; Kinh phí bảo đảm việc phát hiện, tìm kiếm, xử lý và lưu giữ nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân và thiết bị hạt nhân nằm ngoài sự kiểm soát; Quy chế phát hiện, xử lý nguồn phóng xạ nằm ngoài sự kiểm soát; Lưu giữ và thanh lý vật thể bị nhiễm bẩn phóng xạ; Hạn chế tác hại của chiếu xạ tự nhiên đối với con người; Trách nhiệm quy định chi tiết về an toàn bức xạ, an toàn hạt nhân, an ninh các nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân, cơ sở hạt nhân; Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn bức xạ - miễn trừ khai báo, cấp giấy phép; ...
- Chương IV là các quy định chung về cơ sở bức xạ, với 03 điều quy định như sau: Các loại cơ sở bức xạ và thiết kế cơ sở bức xạ; Báo cáo phân tích an toàn và báo cáo đánh giá an toàn đối với cơ sở bức xạ; Tháo dỡ, tẩy xạ cơ sở bức xạ.
- Chương V là các quy định chung về cơ sở hạt nhân, gồm 03 mục, với 191 điều:
+ Mục 1 là những quy định chung về cơ sở hạt nhân, như: Các loại cơ sở hạt nhân và thiết kế cơ sở hạt nhân; Phê duyệt địa điểm xây dựng cơ sở hạt nhân; Báo cáo phân tích an toàn và báo cáo đánh giá an toàn đối với cơ sở hạt nhân; Tháo dỡ, tẩy xạ cơ sở hạt nhân, xử lý nhiên liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân, chất thải phóng xạ.
+ Mục 2 là những quy định cơ bản về lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu, như: Về xây dựng và vận hành lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu; Kiểm tra an toàn đối với xây dựng, thay đổi quy mô và phạm vi hoạt động của lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu; Kiểm tra lắp đặt, vận hành thử, nghiệm thu an toàn đối với lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu; Bảo vệ, quan trắc phóng xạ môi trường đối với lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu; ...
+ Mục 3 là những quy định đối với nhà máy điện hạt nhân, như: Yêu cầu đối với nhà máy điện hạt nhân (chẳng hạn việc đầu tư xây dựng nhà máy điện hạt nhân phải theo quy hoạch phát triển điện hạt nhân đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; nguyên tắc chung về đầu tư, xây dựng, vận hành và chấm dứt hoạt động của nhà máy điện hạt nhân; lập quy hoạch phát triển điện hạt nhân; tiêu chuẩn, quy chuẩn và quy phạm kỹ thuật ...); Nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan quản lý nhà nước nhà máy điện hạt nhân; Nội dung Báo cáo phân tích an toàn sơ bộ; Nội dung Báo cáo phân tích an toàn; Phạm vi áp dụng phân tích an toàn; Phân tích an toàn trong thiết kế nhà máy điện hạt nhân; Kết quả của phân tích an toàn tất định và an toàn xác suất; Yêu cầu riêng đối với phân tích an toàn tất định; Phân tích độ bất định và phân tích độ nhạy; Chương trình tính toán trong phân tích an toàn; Sử dụng kinh nghiệm vận hành trong phân tích an toàn; Yêu cầu về việc thiết lập tiêu chí chấp nhận; Tiêu chí chấp nhận đối với phân tích an toàn tất định về hậu quả của phát tán phóng xạ; Tiêu chí chấp nhận chung đối với phân tích an toàn tất định; Tiêu chí chấp nhận cụ thể đối với phân tích an toàn tất định; Tiêu chí chấp nhận đối với phân tích an toàn xác suất; Nội dung Báo cáo PTAT-XD; Quản lý hồ sơ tài liệu liên quan đến nhà máy điện hạt nhân; Bảo vệ bí mật nhà nước đối với hồ sơ, tài liệu; Trách nhiệm quản lý, sử dụng hồ sơ, tài liệu; Bảng danh mục và thời hạn bảo quản hồ sơ, tài liệu; Lập hồ sơ và giao, nhận hồ sơ, tài liệu; Bảo quản hồ sơ, tài liệu lưu trữ; Xác định giá trị và hủy hồ sơ, tài liệu lưu trữ; Quản lý tài liệu lưu trữ điện tử; Kinh phí cho công tác lưu trữ; Mục tiêu bảo đảm an toàn; Báo cáo phân tích an toàn; Hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo phân tích an toàn nhà máy điện hạt nhân; Thẩm định Báo cáo phân tích an toàn; Quy trình bảo đảm chất lượng; Kiểm soát hạt nhân; Kế hoạch quản lý chất thải phóng xạ và nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng; Bảo vệ an ninh nhà máy điện hạt nhân; Chấm dứt hoạt động và tháo dỡ nhà máy điện hạt nhân; Kế hoạch tháo dỡ nhà máy điện hạt nhân; Trách nhiệm của tổ chức có nhà máy trong việc chấm dứt hoạt động và tháo dỡ nhà máy điện hạt nhân; Kiểm tra, thanh tra quá trình tháo dỡ nhà máy điện hạt nhân; Công nhận nhà máy điện hạt nhân chấm dứt hoạt động; Chi phí chấm dứt hoạt động của nhà máy điện hạt nhân; Quy định về Quỹ đảm bảo nghĩa vụ tài chính (chẳng hạn như về yêu cầu quản lý Quỹ; Nguồn thu của Quỹ; Sử dụng Quỹ; Đảm bảo nguồn ngoại tệ của Quỹ; Sử dụng tạm thời nguồn vốn nhàn rỗi của Quỹ; Chế độ báo cáo Quỹ; Giám sát và kiểm toán hoạt động của Quỹ ...); Trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong công tác ứng phó sự cố nhà máy điện hạt nhân; Trách nhiệm của tổ chức có nhà máy điện hạt nhân; Diễn tập ứng phó sự cố hạt nhân; Kinh phí lập, diễn tập và thực hiện kế hoạch ứng phó sự cố cấp cơ sở; hoạt động kiểm xạ và quan trắc phóng xạ môi trường của nhà máy điện hạt nhân; Tiêu chí bảo đảm an toàn hạt nhân đối với địa điểm nhà máy điện hạt nhân; Yêu cầu khảo sát địa điểm trong giai đoạn báo cáo đầu tư; Quyết định chủ trương đầu tư xây dựng nhà máy điện hạt nhân; Địa điểm xây dựng nhà máy điện hạt nhân; Báo cáo tổng quan về lựa chọn địa điểm nhà máy điện hạt nhân; Các nguyên tắc trong đánh giá địa điểm; Khảo sát và nghiên cứu địa điểm; Ảnh hưởng của nhà máy điện hạt nhân; Đặc điểm dân cư và kế hoạch ứng phó sự cố; Quan trắc bảo đảm an toàn; Bảo đảm chất lượng và kiểm tra, thanh tra hoạt động khảo sát, nghiên cứu, thu thập số liệu ...; Trình tự, thủ tục, thời hạn thẩm định và phê duyệt địa điểm xây dựng nhà máy điện hạt nhân; Về dự án đầu tư xây dựng nhà máy điện hạt nhân; Trình tự, thủ tục lập, thẩm định và trình duyệt Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (Báo cáo đầu tư) dự án nhà máy điện hạt nhân; Lập Báo cáo nghiên cứu khả thi (Dự án đầu tư) dự án nhà máy điện hạt nhân; Báo cáo đánh giá tác động môi trường; Trình tự, thủ tục thẩm định, phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án nhà máy điện hạt nhân; Điều chỉnh Báo cáo nghiên cứu khả thi; Thi công xây dựng nhà máy điện hạt nhân; Thiết kế xây dựng công trình nhà máy điện hạt nhân; Yêu cầu chung về thiết kế nhà máy điện hạt nhân; Bảo đảm chức năng an toàn chính; Yêu cầu bảo vệ nhiều lớp; Sự cố trong thiết kế; Sự cố ngoài thiết kế; Quy định về quá trình thiết kế; Tiêu chí an toàn trong thiết kế; Thiết kế các hạng mục quan trọng về an toàn nhà máy điện hạt nhân; Hệ thống an toàn; Tương hỗ của an toàn với an ninh và thanh sát; Giới hạn và điều kiện vận hành an toàn; Hiệu chuẩn, thử nghiệm, bảo trì, sửa chữa, thay thế, kiểm tra và theo dõi các hạng mục quan trọng về an toàn; Bảo đảm chất lượng các hạng mục quan trọng về an toàn; Quản lý, đánh giá cơ chế lão hóa, suy giảm chất lượng trong quá trình hoạt động của nhà máy điện hạt nhân; Thiết kế tối ưu cho thao tác của nhân viên vận hành; Yêu cầu đối với hệ thống lưu giữ vật liệu phân hạch và chất phóng xạ; Yêu cầu đối với việc quản lý chất thải phóng xạ và tháo dỡ nhà máy điện hạt nhân; Hệ thống hỗ trợ hệ thống an toàn; Yêu cầu đối với lối thoát hiểm; Yêu cầu đối với hệ thống liên lạc; Yêu cầu đối với ra vào nhà máy điện hạt nhân và ngăn chặn các hành vi trái phép; Yêu cầu đối với thanh nhiên liệu và bó nhiên liệu; Kiểm soát nơtron trong vùng hoạt lò phản ứng; Dừng lò phản ứng; Yêu cầu đối với hệ thống làm mát lò phản ứng; Bảo vệ quá áp cho biên chịu áp chất làm mát; Kiểm soát chất làm mát lò phản ứng; Tải nhiệt dư từ vùng hoạt lò phản ứng; Làm mát khẩn cấp vùng hoạt lò phản ứng; Tải nhiệt tới môi trường tản nhiệt cuối cùng; Tính năng hệ thống boong-ke lò; Kiểm soát phát tán phóng xạ từ boong-ke lò; Cô lập boong-ke lò; Lối ra vào boong-ke lò; Kiểm soát các điều kiện trong boong-ke lò; Hệ thống đo đạc; Hệ thống điều khiển; Hệ thống bảo vệ; Độ tin cậy và khả năng kiểm tra hệ thống đo đạc và điều khiển; Sử dụng các thiết bị hoạt động dựa trên máy tính trong hệ thống quan trọng về an toàn; Phân cách hệ thống bảo vệ và hệ thống điều khiển; Phòng điều khiển; Phòng điều khiển phụ; Trung tâm điều hành khẩn cấp; Hệ thống cấp điện khẩn cấp; Khả năng đáp ứng của hệ thống hỗ trợ và hệ thống phụ trợ ...; Hệ thống tải nhiệt; Hệ thống lấy mẫu quá trình và lấy mẫu sau sự cố; Hệ thống khí nén; Hệ thống điều hòa không khí và hệ thống thông gió; Hệ thống phòng chống cháy; Hệ thống chiếu sáng; Hệ thống cấp hơi, cấp nước và máy phát điện; Hệ thống xử lý và kiểm soát chất thải; Hệ thống xử lý và kiểm soát chất thải lỏng và khí; Hệ thống xử lý và lưu giữ nhiên liệu; Thiết kế bảo vệ phóng xạ; Biện pháp giám sát phóng xạ; Các bước thiết kế xây dựng công trình nhà máy điện hạt nhân (chẳng hạn như: thiết kế cơ sở; thiết kế kỹ thuật; thiết kế bản vẽ thi công; các bước thiết kế khác theo thông lệ quốc tế do nhà thầu trình chủ đầu tư xem xét, phê duyệt); Điều chỉnh, thay đổi thiết kế; Thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật; Thẩm định, phê duyệt Thiết kế bản vẽ thi công; Kinh phí thẩm định, thẩm tra thiết kế; Giấy phép xây dựng công trình nhà máy điện hạt nhân; Trách nhiệm của chủ đầu tư trong quá trình thi công xây dựng và lắp đặt; Điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân trong xây dựng nhà máy điện hạt nhân; Quản lý chất lượng thi công xây dựng nhà máy điện hạt nhân; Kiểm tra an toàn trong quá trình thi công xây dựng và lắp đặt của cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân; Vận hành nhà máy điện hạt nhân; Cấp Giấy phép vận hành thử nhà máy điện hạt nhân; Cấp Giấy phép hoạt động điện lực nhà máy điện hạt nhân; Quan trắc phóng xạ môi trường đối với nhà máy điện hạt nhân; Báo cáo thực trạng an toàn và kiểm tra thường xuyên tình trạng an toàn nhà máy điện hạt nhân; Kiểm tra an toàn đối với xây dựng, thay đổi quy mô và phạm vi hoạt động, lắp đặt, vận hành thử, nghiệm thu an toàn lò phản ứng hạt nhân của nhà máy điện hạt nhân; Bảo vệ, quan trắc phóng xạ môi trường đối với nhà máy điện hạt nhân; Kiểm tra thường xuyên tình trạng an toàn, an ninh của nhà máy điện hạt nhân; Báo cáo thực trạng an toàn nhà máy điện hạt nhân; Xử lý kết quả kiểm tra, đánh giá an toàn nhà máy điện hạt nhân; Trách nhiệm bảo đảm nguồn nhân lực của tổ chức có nhà máy điện hạt nhân; Công tác thông tin đại chúng.
- Chương VI là các quy định cơ bản về thăm dò, khai thác, chế biến quặng phóng xạ, với 06 điều, như: Báo cáo đánh giá an toàn đối với cơ sở thăm dò, khai thác, chế biến quặng phóng xạ; Phân loại cơ sở thăm dò, khai thác quặng phóng xạ; Hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá an toàn bức xạ; Trình tự, thủ tục thẩm định báo cáo đánh giá an toàn bức xạ; Nội dung thẩm định báo cáo đánh giá an toàn bức xạ; Trách nhiệm của cơ sở thăm dò, khai thác, chế biến quặng phóng xạ trong việc phục hồi môi trường.
- Chương VII là các quy định về vận chuyển và nhập khẩu, xuất khẩu vật liệu phóng xạ, thiết bị hạt nhân, gồm 03 mục, với 51 điều:
+ Mục 1 là những quy định về việc vận chuyển, như: Yêu cầu đối với tổ chức, cá nhân vận chuyển vật liệu phóng xạ; Đóng gói các kiện hàng phóng xạ để vận chuyển; Vật liệu phóng xạ hoạt độ riêng thấp; Vật liệu phóng xạ dạng đặc biệt; Vật liệu phóng xạ phát tán thấp; Vật liệu phân hạch ...; Yêu cầu trước khi vận chuyển ...; Kiểm soát nhiễm bẩn phóng xạ...; Đánh dấu kiện; Dán nhãn trên kiện; Gắn nhãn cảnh báo trên côngtenơ, phương tiện vận chuyển; Cách ly khi vận chuyển và lưu kho trung chuyển ...; ;Kế hoạch bảo đảm an toàn, an ninh và kế hoạch ứng phó sự cố khi vận chuyển ...; Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong vận chuyển ...; Kiểm soát an toàn đối với vận chuyển quá cảnh vật liệu phóng xạ và hoạt động của tàu biển, phương tiện khác có động cơ chạy bằng năng lượng hạt nhân.
+ Mục 2 là những quy định về việc nhập khẩu và xuất khẩu, như: Kiểm soát nhập khẩu, xuất khẩu vật liệu phóng xạ và thiết bị hạt nhân; Cơ chế phối hợp giữa cơ quan hải quan với các cơ quan liên quan trong việc kiểm soát nhập khẩu, xuất khẩu vật liệu phóng xạ và thiết bị hạt nhân tại cửa khẩu; Trách nhiệm của cơ quan hải quan; Trách nhiệm của Cục An toàn bức xạ và hạt nhân; Trách nhiệm trong việc đào tạo, bảo trì và vận hành thiết bị; Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân, cơ quan, đơn vị liên quan; Trao đổi thông tin, tài liệu nghiệp vụ; Kiểm soát nhập khẩu hàng hóa tiêu dùng đã chiếu xạ hoặc chứa chất phóng xạ; Kiểm soát hàng hóa nhập khẩu nghi ngờ chứa chất phóng xạ hoặc nhiễm phóng xạ.
- Chương VIII là các quy định về dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử với 21 điều, như: Hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử; Điều kiện hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử; Yêu cầu đối với việc cấp Giấy đăng ký và cấp Chứng chỉ hành nghề; Thẩm quyền cấp Giấy đăng ký, Chứng chỉ hành nghề; Cấp Giấy đăng ký; Gia hạn Giấy đăng ký; Sửa đổi Giấy đăng ký ...; Thu hồi Giấy đăng ký và Chứng chỉ hành nghề; Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân được cấp Giấy đăng ký và Chứng chỉ hành nghề; Trách nhiệm của Cục An toàn bức xạ và hạt nhân; Trách nhiệm của Sở Khoa học và Công nghệ các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Chứng chỉ hành nghề dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử; Cấp Chứng chỉ hành nghề; Cấp lại Chứng chỉ hành nghề; Công nhận chứng chỉ hoặc văn bằng tương đương để hành nghề dịch vụ ứng dụng năng lượng nguyên tử; Quyền, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử.
- Chương IX là các quy định về khai báo và cấp giấy phép với 30 điều, như: Quy định đối với việc khai báo chất phóng xạ, thiết bị bức xạ, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân; Phân cấp khai báo; Thủ tục khai báo; Quy định đối với việc cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ; Thời hạn của giấy phép tiến hành công việc bức xạ; Điều kiện cấp giấy phép; Các loại hồ sơ xin cấp giấy phép (Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép vận hành thiết bị chiếu xạ, sử dụng thiết bị bức xạ và sử dụng chất phóng xạ; Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép sử dụng thiết bị X-quang chẩn đoán trong y tế; Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép sản xuất, chế biến chất phóng xạ; Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lưu giữ chất phóng xạ; Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép tự xử lý, lưu giữ nguồn phóng xạ đã qua sử dụng; Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xử lý, lưu giữ chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng tại kho lưu giữ chất thải phóng xạ quốc gia hoặc cơ sở làm dịch vụ xử lý, lưu giữ chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng; Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xuất khẩu chất phóng xạ, vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân; Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu chất phóng xạ, vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân; Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép đóng gói, vận chuyển và vận chuyển quá cảnh chất phóng xạ, chất thải phóng xạ, vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân; Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng cơ sở bức xạ; Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thay đổi quy mô, phạm vi hoạt động cơ sở bức xạ; Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép chấm dứt hoạt động cơ sở bức xạ); Thẩm quyền, trình tự, thủ tục cấp giấy phép; Sửa đổi, bổ sung, gia hạn, cấp lại giấy phép; Thu hồi giấy phép; Phí và lệ phí; Trách nhiệm quy định, hướng dẫn việc khai báo, cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ.
- Chương X là các quy định về ứng phó sự cố, bồi thường thiệt hại bức xạ, hạt nhân, gồm 02 mục, với 42 điều:
+ Mục 1 là những quy định về ứng phó sự cố bức xạ, sự cố hạt nhân, như: Quy định về các nhóm và mức sự cố bức xạ, sự cố hạt nhân; Xác định mức sự cố và việc thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng; Nguyên tắc, yêu cầu đối với công tác chuẩn bị và hoạt động ứng phó sự cố; Nhóm nguy cơ, mức can thiệp, mức báo động; Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân tham gia chuẩn bị ứng phó và hoạt động ứng phó sự cố; Trung tâm ứng phó sự cố; Công tác chuẩn bị đối với việc xác nhận sự cố, thông báo và khởi động hệ thống ứng phó sự cố; Công tác chuẩn bị cho việc giảm thiểu hậu quả; Công tác chuẩn bị cho việc tiến hành các hành động bảo vệ khẩn cấp; Công tác chuẩn bị cho việc đánh giá mức báo động; Công tác chuẩn bị cho quản lý y tế trong ứng phó sự cố; Công tác chuẩn bị cho việc hạn chế tiêu thụ lương thực, thực phẩm và bảo vệ dài hạn; Giảm thiểu hậu quả phi phóng xạ của sự cố và công tác ứng phó sự cố; Công tác chuẩn bị cho việc kết thúc các hoạt động bảo vệ, can thiệp và phục hồi môi trường; Kế hoạch ứng phó sự cố (chẳng hạn kế hoạch ứng phó sự cố cấp cơ sở thuộc nhóm nguy cơ I, II và III; kế hoạch ứng phó sự cố cấp cơ sở thuộc nhóm nguy cơ IV; kế hoạch ứng phó sự cố cấp tỉnh; hồ sơ trình phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố; cơ quan có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố; trình tự thủ tục phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố); Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan khi sự cố xảy ra; Tổ chức và quản lý trong hoạt động ứng phó sự cố; Xác nhận sự cố, thông báo và khởi động hệ thống ứng phó; Thực hiện các biện pháp giảm thiểu hậu quả; Thực hiện các biện pháp bảo vệ khẩn cấp; Bảo vệ nhân viên ứng phó; Đánh giá mức báo động; Quản lý y tế trong ứng phó sự cố; Hạn chế tiêu thụ lương thực, thực phẩm và bảo vệ dài hạn; Chấm dứt các hành động bảo vệ, can thiệp, thông báo mức sự cố và phục hồi môi trường; Nguyên tắc cung cấp thông tin về sự cố bức xạ, sự cố hạt nhân; Công tác chuẩn bị cho việc tiến hành cung cấp thông tin; Cung cấp thông tin và hướng dẫn cho công chúng; Ứng phó sự cố bức xạ, sự cố hạt nhân khi có tình trạng khẩn cấp.
+ Mục 2 là những quy định về bồi thường thiệt hại, như: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại bức xạ, thiệt hại hạt nhân; Mức bồi thường thiệt hại bức xạ, thiệt hại hạt nhân; Thời hiệu khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại bức xạ, thiệt hại hạt nhân; Bảo hiểm nghề nghiệp, bảo hiểm trách nhiệm dân sự và bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường; Quỹ hỗ trợ khắc phục thiệt hại hạt nhân.
- Chương XI là các quy định về điều khoản thi hành, gồm các quy định về hiệu lực thi hành của Luật Năng lượng nguyên tử và hiệu lực thi hành, trách nhiệm thi hành, điều khoản chuyển tiếp, tổ chức thực hiện của các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Năng lượng nguyên tử đã được pháp điển vào Đề mục Năng lượng nguyên tử như đã nêu ở trên.
Và như vậy, thông qua việc thực hiện pháp điển Đề mục Năng lượng nguyên tử đã xác định được hệ thống các quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở Trung ương ban hành trực tiếp thuộc lĩnh vực phóng xạ, năng lượng nguyên tử và đang còn hiệu lực được tập hợp, sắp xếp giúp các cơ quan nhà nước, các tổ chức, cá nhân dễ dàng tìm kiếm, tra cứu. Ngoài ra, một số quy định trong Đề mục Năng lượng nguyên tử còn có nội dung liên quan trực tiếp đến quy định của các văn bản quy phạm pháp luật thuộc một số đề mục khác cũng được nghiên cứu để thực hiện chỉ dẫn trong nội dung của Đề mục này./.
Huỳnh Hữu Phương