Hệ thống quy phạm pháp luật của Trung ương về quy định thi hành Bộ luật Dân sự về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ
Sign In

Nghiên cứu trao đổi

Hệ thống quy phạm pháp luật của Trung ương về quy định thi hành Bộ luật Dân sự về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ

Triển khai thực hiện công tác pháp điển, Bộ Tư pháp đã chủ trì thực hiện pháp điển đề mục Quy định thi hành Bộ luật Dân sự về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ (Đề mục 3 thuộc Chủ đề 9. Dân sự). Đến nay, Bộ Tư pháp đã phối hợp với các bộ, ngành liên quan thực hiện pháp điển xong đề mục Quy định thi hành Bộ luật Dân sự về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, đồng thời đề mục này cũng đã tổ chức họp thẩm định theo quy định. Sau đó, Bộ Tư pháp sẽ chỉnh sửa theo ý kiến của Hội đồng thẩm định và hoàn thiện hồ sơ trình Chính phủ thông qua trong thời gian tới.
Đề mục Quy định thi hành Bộ luật Dân sự về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ có cấu trúc được xác định theo cấu trúc của Nghị định số 21/2021/NĐ-CP ngày 19/3/2021 của Chính phủ quy định thi hành Bộ luật Dân sự về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, bao gồm 05 chương với 62 điều và không có sự thay đổi so với cấu trúc của Nghị định. Bộ Tư pháp xác định có 02 văn bản có nội dung thuộc Đề mục (thuộc thẩm quyền pháp điển của Bộ Tư pháp), cụ thể: Nghị định 21/2021/NĐ-CP Quy định thi hành Bộ luật Dân sự về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và Thông tư liên tịch 16/2014/TTLT-BTP-BTNMT-NHNN Hướng dẫn một số vấn đề về xử lý tài sản bảo đảm.
Trên cơ sở đó, các nội dung cơ bản trong mỗi chương của Đề mục Quy định thi hành Bộ luật Dân sự về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ như sau:
- Chương I bao gồm các quy định chung về phạm vi điều chỉnh;  đối tượng áp dụng; giải thích từ ngữ; áp dụng pháp luật và thỏa thuận về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ; bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng nhiều biện pháp bảo đảm, bằng nhiều tài sản; giữ, sử dụng, giao, nhận giấy chứng nhận; quyền truy đòi tài sản bảo đảm.
- Chương II quy định về tài sản bảo đảm gồm tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ; mô tả tài sản bảo đảm; quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; tài sản được tạo lập từ quyền bề mặt, quyền hưởng dụng; vật có vật phụ, vật đồng bộ, vật đặc định; giấy tờ có giá, chứng khoán, số dư tiền gửi; quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng; tài sản hình thành từ việc góp vốn; quyền khai thác tài nguyên thiên nhiên; quyền tài sản phát sinh từ quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ thông tin, hoạt động khoa học, công nghệ; dự án đầu tư, tài sản thuộc dự án đầu tư; hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh và kho hàng;  đầu tư vào tài sản thế chấp; biến động về tài sản bảo đảm.
- Chương III quy định về việc xác lập, thực hiện biện pháp bảo đảm tại mục 1 gồm biện pháp bảo đảm xác lập theo thỏa thuận theo tiểu mục 1 có hiệu lực của hợp đồng bảo đảm, biện pháp bảo đảm về hiệu lực của hợp đồng bảo đảm; hiệu lực đối kháng của biện pháp bảo đảm với người thứ ba; bảo đảm bằng tài sản hình thành trong tương lai; bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong tương lai; bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, tài sản được tạo lập từ quyền bề mặt, quyền hưởng dụng; xác lập, thực hiện hợp đồng bảo đảm, biện pháp bảo đảm bằng tài sản chung của vợ chồng; thay đổi bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm; quan hệ giữa hợp đồng bảo đảm với hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm; xử lý hợp đồng bảo đảm vô hiệu từng phần; theo tiểu mục 2 có cầm cố tài sản về giao tài sản cầm cố; bán, thay thế, trao đổi, tặng cho tài sản cầm cố; theo tiểu mục 3 có thế chấp tài sản về việc thế chấp bằng quyền đòi nợ, khoản phải thu, quyền yêu cầu thanh toán khác; việc thế chấp liên quan đến tài sản cho thuê, cho mượn; việc nhận thế chấp của cá nhân, tổ chức kinh tế không phải là tổ chức tín dụng đối với quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất; giải quyết trường hợp tài sản là đối tượng của giao dịch dân sự vô hiệu được dùng để thế chấp; theo tiểu mục 4 đặt cọc, ký cược có trường hợp không xác định rõ là tiền đặt cọc hoặc tiền trả trước;  quyền, nghĩa vụ của các bên trong đặt cọc, ký cược; theo tiểu mục 5 có ký quỹ về việc gửi, thanh toán tiền được dùng để ký quỹ; quyền, nghĩa vụ của các bên trong ký quỹ; theo tiểu mục 6 có bảo lưu quyền sở hữu về  quyền, nghĩa vụ liên quan đến tài sản mua; chuyển giao quyền, nghĩa vụ về bảo lưu quyền sở hữu; theo tiểu mục 7 bảo lãnh quy định về thỏa thuận về bảo lãnh; thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh; theo tiểu mục 8 tín chấp quy định về bên bảo đảm bằng tín chấp; quyền, nghĩa vụ của các bên trong tín chấp; tại mục 2 quy định về cầm giữ tài sản gồm bảo đảm quyền cầm giữ; thực hiện quyền cầm giữ. Trong đó, nội dung quy phạm pháp luật có liên quan bao gồm: Điều 9.3.NĐ.24. Bảo đảm bằng tài sản hình thành trong tương lai; Điều 9.1.LQ.297. Hiệu lực đối kháng với người thứ ba của Bộ luật 91/2015/QH13 Dân sự ban hành ngày 24/11/2015; Điều 9.3.NĐ.30. Xử lý hợp đồng bảo đảm vô hiệu từng phần; Điều 9.1.LQ.338. Nhiều người cùng bảo lãnh; Điều 9.3.NĐ.5. Bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng nhiều biện pháp bảo đảm, bằng nhiều tài sản; Điều 9.3.NĐ.27. Xác lập, thực hiện hợp đồng bảo đảm, biện pháp bảo đảm bằng tài sản chung của vợ chồng của Nghị định 21/2021/NĐ-CP Quy định thi hành Bộ luật Dân sự về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ ban hành ngày 19/03/2021.
- Chương IV quy định xử lý tài sản bảo đảm bao gồm các vấn đề về xử lý tài sản bảo đảm; giải quyết trường hợp bên bảo đảm hoặc người có nghĩa vụ được bảo đảm là cá nhân chết hoặc bị tòa án ra quyết định tuyên bố là đã chết; thông báo xử lý tài sản bảo đảm; giao tài sản bảo đảm, xử lý tài sản cầm cố, thế chấp; quyền, nghĩa vụ của bên nhận bảo đảm trong thời gian tài sản bảo đảm chưa bị xử lý; xử lý tài sản bảo đảm là vật đồng bộ; tài sản có tài sản gắn liền; quyền đòi nợ, khoản phải thu, quyền yêu cầu thanh toán khác; giấy tờ có giá, chứng khoán, số dư tiền gửi; vận đơn, chứng từ vận chuyển; xử lý tài sản bảo đảm là tài sản hình thành trong tương lai; xử lý tài sản thế chấp được đầu tư; nhận lại tài sản bảo đảm; mua, nhận chuyển nhượng, nhận chuyển giao khác về quyền sở hữu tài sản bảo đảm;  nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm.
- Chương V quy định về điều khoản thi hành gồm hiệu lực thi hành; điều khoản chuyển tiếp; trách nhiệm thi hành.
Như vậy, thông qua việc thực hiện pháp điển Đề mục Quy định thi hành Bộ luật Dân sự về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ đã xác định được hệ thống các quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở Trung ương ban hành trực tiếp thuộc lĩnh vực Quy định thi hành Bộ luật Dân sự về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và đang còn hiệu lực được tập hợp, sắp xếp giúp các cơ quan nhà nước, các tổ chức, cá nhân dễ dàng tìm kiếm, tra cứu./.
 
Phùng Thị Hương
Chung nhan Tin Nhiem Mang