Hệ thống quy phạm pháp luật của Trung ương về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn
Triển khai thực hiện công tác pháp điển, Bộ Nội vụ đã chủ trì thực hiện pháp điển đề mục Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn (Đề mục 13 Chủ đề 44. Xây dựng pháp luật và thi hành pháp luật). Đề mục này đã được tổ chức họp thẩm định và Bộ Nội vụ thực hiện chỉnh lý, hoàn thiện kết quả pháp điển Đề mục Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn, ký xác thực theo quy định để gửi hồ sơ kết quả pháp điển Đề mục đến Bộ Tư pháp (qua Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật) tổng hợp, trình Chính phủ xem xét thông qua trong thời gian tới.
Đề mục Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn có cấu trúc được xác định theo cấu trúc của Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11 ngày 20/4/2007 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn bao gồm 05 chương với 28 điều và không có sự thay đổi so với cấu trúc của Pháp lệnh. Bộ Nội vụ xác định có 04 văn bản có nội dung thuộc Đề mục (thuộc thẩm quyền pháp điển của Bộ Nội vụ; Bộ Tư pháp và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), cụ thể như sau: Pháp lệnh 34/2007/PL-UBTVQH11 Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn (Bộ Nội vụ là cơ quan thực hiện pháp điển); Nghị quyết liên tịch 09/2008/NQLT-CP-UBTWMTTQVN Hướng dẫn thi hành các Điều 11, Điều 14, Điều 16, Điều 22 và Điều 26 của Pháp lệnh Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn (Bộ Nội vụ là cơ quan thực hiện pháp điển); Quyết định 22/2018/QĐ-TTg Về xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước (Bộ Tư pháp là cơ quan thực hiện pháp điển); Thông tư 04/2020/TT-BVHTTDL Thông tư quy định biện pháp thực hiện chức năng quản lý nhà nước về xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch là cơ quan thực hiện pháp điển).
Trên cơ sở đó, các nội dung cơ bản trong mỗi chương của Đề mục Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn như sau:
Chương I bao gồm những quy định chung là phạm vi điều chỉnh; phạm vi điều chỉnh; đối tượng áp dụng; nguyên tắc thực hiện dân chủ ở cấp xã; các hành vi bị nghiêm cấm.
Chương II quy định những nội dung công khai để nhân dân biết gồm những nội dung công khai; hình thức công khai; việc công khai bằng hình thức niêm yết; việc công khai trên hệ thống truyền thanh và thông qua trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố để thông báo đến nhân dân; trách nhiệm tổ chức thực hiện các nội dung công khai.
Chương III quy định những nội dung nhân dân bàn và quyết định gồm mục 1 nội dung, hình thức nhân dân bàn và quyết định trực tiếp quy định về nội dung nhân dân bàn và quyết định trực tiếp; hình thức nhân dân bàn và quyết định trực tiếp; hương ước, quy ước; mục đích xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước; nguyên tắc xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước; phạm vi nội dung, hình thức của hương ước, quy ước; xây dựng định hướng nội dung hương ước, quy ước; thống kê, báo cáo về xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước; soạn thảo hương ước, quy ước; lấy ý kiến dự thảo hương ước, quy ước; thông qua hương ước, quy ước; công nhận hương ước, quy ước; công nhận hương ước, quy ước; sửa đổi, bổ sung, thay thế hương ước, quy ước; thông tin, phổ biến về nội dung của hương ước, quy ước; trách nhiệm của hộ gia đình, cá nhân trong thực hiện hương ước, quy ước; kiểm tra, giám sát, theo dõi việc thực hiện hương ước, quy ước; thẩm quyền, hình thức xử lý; tạm ngừng thực hiện hương ước, quy ước; bãi bỏ hương ước, quy ước; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân; trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, cá nhân trong việc thực hiện quản lý nhà nước về xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước; kinh phí thực hiện; giá trị thi hành đối với những việc nhân dân bàn và quyết định trực tiếp; nội dung, hình thức nhân dân bàn, biểu quyết để cấp có thẩm quyền quyết định quy định về những nội dung nhân dân bàn, biểu quyết; hình thức nhân dân bàn, biểu quyết; giá trị thi hành đối với những việc nhân dân bàn, biểu quyết; việc công nhận những nội dung nhân dân bàn, biểu quyết; trách nhiệm tổ chức thực hiện những nội dung nhân dân bàn và quyết định quy định về trách nhiệm của uỷ ban nhân dân cấp xã, chủ tịch uỷ ban nhân dân cấp xã; trách nhiệm của trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố.
Chương IV quy định những nội dung nhân dân tham gia ý kiến trước khi cơ quan có thẩm quyền quyết định (1. Dự thảo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cấp xã; phương án chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản xuất; đề án định canh, định cư, vùng kinh tế mới và phương án phát triển ngành nghề của cấp xã. 2. Dự thảo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết và phương án điều chỉnh; việc quản lý, sử dụng quỹ đất của cấp xã. 3. Dự thảo kế hoạch triển khai các chương trình, dự án trên địa bàn cấp xã; chủ trương, phương án đền bù, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng, tái định cư; phương án quy hoạch khu dân cư. 4. Dự thảo đề án thành lập mới, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới hành chính liên quan trực tiếp đến cấp xã. 5. Những nội dung khác cần phải lấy ý kiến nhân dân theo quy định của pháp luật, theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc chính quyền cấp xã thấy cần thiết.; hình thức để nhân dân tham gia ý kiến); trách nhiệm của chính quyền cấp xã về tổ chức thực hiện những nội dung nhân dân tham gia ý kiến; trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền cấp trên về tổ chức thực hiện những nội dung nhân dân cấp xã tham gia ý kiến).
Chương V quy định những nội dung nhân dân giám sát gồm những nội dung nhân dân giám sát; hình thức để thực hiện việc giám sát của nhân dân (Nhân dân thực hiện việc giám sát thông qua hoạt động của Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng. Trình tự, thủ tục hoạt động của Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng được thực hiện theo quy định của pháp luật. Nhân dân trực tiếp thực hiện việc giám sát thông qua quyền khiếu nại, tố cáo, kiến nghị với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hoặc kiến nghị thông qua Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận cấp xã, Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng); trình tự, thủ tục khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của nhân dân được thực hiện theo quy định của pháp luật.; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện giám sát của nhân dân; lấy phiếu tín nhiệm;
Chương VI quy định điều khoản thi hành gồm hiệu lực thi hành; hướng dẫn thi hành; quy định chuyển tiếp; điều khoản thi hành; tổ chức thực hiện; hiệu lực thi hành. Theo đó, Pháp lệnh có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2007. Chính phủ, Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình hướng dẫn những nội dung quy định tại các điều 11, 14, 16, 22 và 26 của Pháp lệnh. Nghị quyết liên tịch này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp, các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị quyết liên tịch. Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2020. Vụ Pháp chế chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan hướng dẫn, tổ chức kiểm tra việc thực hiện Thông tư. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện, kiểm tra, đôn đốc các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện.
Và như vậy, thông qua việc thực hiện pháp điển Đề mục Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn đã xác định được hệ thống các quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở Trung ương ban hành trực tiếp thuộc lĩnh vực Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn và đang còn hiệu lực được tập hợp, sắp xếp giúp các cơ quan nhà nước, các tổ chức, cá nhân dễ dàng tìm kiếm, tra cứu./.
Phùng Thị Hương