Triển khai thực hiện công tác pháp điển theo Quyết định số 891/QĐ-TTg ngày 17/7/2019 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Khoa học và Công nghệ đã chủ trì thực hiện pháp điển Đề mục Đo lường (Đề mục số 4 thuộc Chủ đề số 19 - Khoa học, công nghệ). Bộ Khoa học và Công nghệ đã chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan hoàn thành việc thực hiện pháp điển đối với Đề mục Đo lường. Đề mục này đã được tổ chức họp thẩm định và Bộ Khoa học và Công nghệ thực hiện chỉnh lý, hoàn thiện kết quả pháp điển Đề mục Đo lường, ký xác thực theo quy định và gửi hồ sơ kết quả pháp điển Đề mục đến Bộ Tư pháp (qua Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật - QPPL) tổng hợp, trình Chính phủ xem xét thông qua trong thời gian tới.
Đề mục Đo lường có cấu trúc được xác định theo cấu trúc của Luật Đo lường số 04/2011/QH13 ngày 11 tháng 11 năm 2011 của Quốc hội và không có sự thay đổi so với cấu trúc của Luật (Luật này gồm 09 chương với 58 điều) - Luật Đo lường được sửa đổi, bổ sung bởi Điều 16 của Luật số 35/2018/QH14 ngày 20 tháng 11 năm 2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch.
Theo đó, Đề mục Đo lường được pháp điển bởi các quy phạm pháp luật đang còn hiệu lực của 12 văn bản quy phạm pháp luật và ngoài ra, có một số văn bản nghị định, thông tư được sửa đổi, bổ sung. Cụ thể: Luật Đo lường số 04/2011/QH13, được sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 35/2018/QH14; Nghị định số Nghị định số 86/2012/NĐ-CP (và được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 13/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
132/2008/NĐ-CP, Nghị định số 74/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và Nghị định số
86/2012/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Đo lường); Nghị định số 105/2016/NĐ-CP quy định về điều kiện hoạt động của tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 154/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ); Quyết định số 166/2004/QĐ-TTg về việc ban hành Quy chế phê duyệt chuẩn đo lường quốc gia; Quyết định số 14/2006/QĐ-TTg phê duyệt 10 chuẩn đo lường quốc gia; Thông tư số 14/2013/TT-BKHCN quy định về đo lường đối với chuẩn quốc gia; Thông tư số 22/2013/TT-BKHCN quy định về quản lý đo lường trong kinh doanh vàng và quản lý chất lượng vàng trang sức, mỹ nghệ lưu thông trên thị trường; Thông tư số 23/2013/TT-BKHCN quy định về đo lường đối với phương tiện đo nhóm 2 (được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 07/2019/TT-BKHCN); Thông tư số 24/2013/TT-BKHCN quy định về hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường; Thông tư số 28/2013/TT-BKHCN quy định kiểm tra nhà nước về đo lường; Thông tư số 21/2014/TT-BKHCN quy định về đo lường đối với lượng của hàng đóng gói sẵn; Thông tư số 15/2015/TT-BKHCN quy định về đo lường, chất lượng trong kinh doanh xăng dầu (được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 08/2018/TT-BKHCN); Thông tư số 06/2017/TT-BKHCN quy định định mức kinh tế - kỹ thuật hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn phương tiện đo cho trạm quan trắc nước tự động, liên tục; Thông tư số 09/2017/TT-BKHCN quy định về đo lường đối với phép đo khối lượng trong thương mại bán lẻ; Thông tư số 11/2018/TT-BKHCN quy định định mức kinh tế - kỹ thuật hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn phương tiện đo cho trạm quan trắc môi trường không khí tự động, liên tục; Thông tư số 02/2019/TT-BQP quy định về hoạt động đo lường trong lĩnh vực quân sự, quốc phòng; Thông tư số 20/2019/TT-BKHCN quy định về đo lường, chất lượng trong kinh doanh khí và hoạt động công bố cơ sở pha chế khí tại Việt Nam.
Trên cơ sở đó, các nội dung cơ bản trong mỗi chương của Đề mục Đo lường do Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì thực hiện pháp điển như sau:
-
Chương I là những quy định chung (Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, giải thích từ ngữ của Luật Đo lường và các văn bản như đã nêu trên; nguyên tắc hoạt động đo lường; nguyên tắc hoạt động đo lường trong lĩnh vực quân sự, quốc phòng; chính sách của Nhà nước về đo lường; chính sách về đo lường trong lĩnh vực quân sự, quốc phòng; hợp tác quốc tế về đo lường; áp dụng điều ước quốc tế (trong đó, Bộ quản lý ngành, lĩnh vực trong phạm vi quyền hạn, nhiệm vụ của mình hướng dẫn việc sử dụng đơn vị đo chuyên ngành theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên); những hành vi bị cấm (chẳng hạn như: Lợi dụng hoạt động đo lường để gây thiệt hại đến lợi ích quốc gia, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; Cố ý cung cấp sai, giả mạo kết quả kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường; Giả mạo, tẩy xóa, sửa chữa nội dung trên dấu định lượng, dấu kiểm định, tem kiểm định, giấy chứng nhận kiểm định).
-
Chương II bao gồm những quy định về đơn vị đo, chuẩn đo lường.
Chương này gồm có 2 Mục. Mục 1 là các quy định về đơn vị đo, chẳng hạn như: Điều 19.4.LQ.8. Phân loại đơn vị đo - đơn vị đo bao gồm đơn vị đo pháp định và đơn vị đo khác, đơn vị đo cơ bản thuộc hệ đơn vị đo quốc tế; Điều 19.4.LQ.9. Sử dụng đơn vị đo; Điều 19.4.NĐ.1.6. Sử dụng đơn vị đo; Điều 19.4.NĐ.1.7. Quy đổi đơn vị đo khác theo đơn vị đo pháp định.
Mục 2 là các quy định về chuẩn đo lường, như: Điều 19.4.LQ.10. Hệ thống chuẩn đo lường của từng lĩnh vực đo (chuẩn đo lường quốc gia; chuẩn đo lường chính; chuẩn đo lường công tác); Điều 19.4.LQ.11. Yêu cầu cơ bản đối với chuẩn đo lường (phải được thể hiện trên chuẩn đo lường hoặc ghi trên nhãn hàng hóa hoặc tài liệu kèm theo; đặc tính kỹ thuật đo lường của chuẩn đo lường phải phù hợp với yêu cầu kỹ thuật đo lường đã được tổ chức, cá nhân công bố hoặc được cơ quan quản lý nhà nước về đo lường có thẩm quyền quy định áp dụng; Điều 19.4.TT.11.7. Chuẩn đo lường - trong lĩnh vực quân sự, quốc phòng; Điều 19.4.TT.11.8. Điều kiện hoạt động của cơ sở Đo lường-Chất lượng giữ chuẩn đo lường; Điều 19.4.LQ.12. Yêu cầu đối với chuẩn quốc gia, như: chuẩn quốc gia phải được thiết lập theo kế hoạch phát triển chuẩn quốc gia theo phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ, phải được định kỳ hiệu chuẩn hoặc so sánh với chuẩn quốc tế hoặc với chuẩn quốc gia của nước ngoài đã được hiệu chuẩn hoặc đã được so sánh với chuẩn quốc tế; Điều 19.4.QĐ.1.1. Về Quy chế phê duyệt chuẩn đo lường quốc gia; Điều 19.4.QĐ.2.1. Phê duyệt 10 chuẩn đo lường quốc gia, trong đó có 04 đại lượng cơ bản, 06 đại lượng dẫn xuất; Điều 19.4.QĐ.2.2. Trách nhiệm duy trì, bảo quản và khai thác chuẩn đo lường quốc gia; Điều 19.4.TT.1.3. Điều kiện để được chỉ định là tổ chức giữ chuẩn quốc gia; Điều 19.4.TT.1.4. Điều kiện để được phê duyệt là chuẩn quốc gia; …; Điều 19.4.TT.1.20. Tổ chức thực hiện quy định về duy trì, bảo quản, sử dụng chuẩn quốc gia; Điều 19.4.TT.1.21. Trách nhiệm của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng; …; Điều 19.4.LQ.13. Điều kiện hoạt động của tổ chức được chỉ định giữ chuẩn quốc gia; Điều 19.4.LQ.14. Yêu cầu đối với chuẩn chính, chuẩn công tác; Điều 19.4.LQ.15. Yêu cầu đối với chất chuẩn.
-
Chương III bao gồm các quy định về phương tiện đo, như: Điều 19.4.LQ.16. Các loại phương tiện đo; Điều 19.4.TT.3.4. Danh mục phương tiện đo, biện pháp kiểm soát về đo lường và chu kỳ kiểm định phương tiện đo; Điều 19.4.TT.3.5. Sửa đổi, bổ sung Danh mục phương tiện đo, biện pháp kiểm soát về đo lường và chu kỳ kiểm định phương tiện đo; Điều 19.4.LQ.17. Yêu cầu cơ bản đối với phương tiện đo; …; Điều 19.4.TT.4.20. Yêu cầu đối với chuẩn đo lường để được chứng nhận; Điều 19.4.TT.4.21. Duy trì, bảo quản, sử dụng chuẩn đo lường; Điều 19.4.TT.4.22. Hồ sơ đề nghị chứng nhận chuẩn đo lường
; …
-
Chương IV là các quy định về phê duyệt mẫu, kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường, như: Điều 19.4.LQ.20. Phê duyệt mẫu phương tiện đo; Điều 19.4.TT.3.7. Hồ sơ đăng ký phê duyệt mẫu; Điều 19.4.TT.3.8. Xử lý hồ sơ đăng ký phê duyệt mẫu; …; Điều 19.4.TT.3.13. Quyết định phê duyệt mẫu; Điều 19.4.TT.3.14. Lưu giữ hồ sơ của mẫu đã được phê duyệt; …; Điều 19.4.TT.11.14. Kiểm tra kỹ thuật đo lường (được áp dụng đối với các phương tiện đo chưa đủ điều kiện kiểm định hoặc hiệu chuẩn…); Điều 19.4.TT.11.32. Quy định nội dung chi kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm, kiểm tra kỹ thuật đo lường, phê duyệt mẫu trong hoạt động đo lường; Điều 19.4.LQ.21. Kiểm định phương tiện đo; Điều 19.4.TT.3.19. Các chế độ kiểm định; Điều 19.4.TT.3.20. Yêu cầu đối với thực hiện kiểm định; Điều 19.4.TT.3.21. Phương tiện đo phải được kiểm định đối chứng; …; Điều 19.4.TT.4.38. Dấu kiểm định; Điều 19.4.TT.4.39. Tem kiểm định, tem hiệu chuẩn; …; Điều 19.4.TT.4.44. Trách nhiệm của nhân viên kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm; Điều 19.4.TT.11.11. Kiểm định phương tiện đo; Điều 19.4.LQ.22. Hiệu chuẩn phương tiện đo, chuẩn đo lường; Điều 19.4.TT.11.12. Hiệu chuẩn phương tiện đo, chuẩn đo lường; Điều 19.4.LQ.23. Thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường; Điều 19.4.TT.11.13. Thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường; Điều 19.4.LQ.24. Nguyên tắc hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm; Điều 19.4.TT.11.15. Yêu cầu đối với hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm, kiểm tra kỹ thuật đo lường; Điều 19.4.LQ.25. Điều kiện hoạt động của tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm
; Điều 19.4.NĐ.2.3. Điều kiện hoạt động của tổ chức cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm; Điều 19.4.NĐ.2.4. Điều kiện hoạt động của tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm được chỉ định; Điều 19.4.NĐ.2.5. Hồ sơ đăng ký cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm; …; Điều 19.4.NĐ.2.9. Trách nhiệm của bộ, cơ quan ngang bộ; Điều 19.4.NĐ.2.10. Trách nhiệm Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Điều 19.4.NĐ.2.11. Trách nhiệm tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm; Điều 19.4.TT.4.3. Điều kiện hoạt động của tổ chức cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm; …; Điều 19.4.LQ.26. Chi phí kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm.
-
Chương V là các quy định về phép đo, lượng của hàng đóng gói sẵn.
Chương này gồm có 2 Mục. Mục 1 gồm các quy định cơ bản về phép đo, như: Điều 19.4.LQ.27. Các loại phép đo (Phép đo được thực hiện trong nghiên cứu khoa học; Phép đo được thực hiện để định lượng hàng hóa, dịch vụ trong mua bán, thanh toán, bảo đảm an toàn, bảo vệ sức khỏe cộng đồng, bảo vệ môi trường, phục vụ hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám định tư pháp và các hoạt động công vụ khác); Điều 19.4.LQ.28. Yêu cầu cơ bản đối với phép đo; Điều 19.4.TT.9.4. Phương tiện đo; …; Điều 19.4.TT.9.7. Trách nhiệm của Bộ Khoa học và Công nghệ; Điều 19.4.TT.9.8. Trách nhiệm của Sở Khoa học và Công nghệ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Điều 19.4.TT.9.9. Trách nhiệm của Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
Điều 19.4.TT.9.10. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Điều 19.4.TT.9.11. Trách nhiệm của ban quản lý chợ, trung tâm thương mại; Điều 19.4.TT.9.12. Trách nhiệm của người thực hiện phép đo khối lượng trong thương mại bán lẻ; …; Điều 19.4.LQ.29. Yêu cầu về đo lường đối với phép đo nhóm 1; Điều 19.4.LQ.30. Yêu cầu về đo lường đối với phép đo nhóm 2.
Mục 2 gồm các quy định về lượng của hàng đóng gói sẵn, như: Điều 19.4.LQ.31. Phân loại hàng đóng gói sẵn; Điều 19.4.LQ.32. Yêu cầu cơ bản đối với lượng của hàng đóng gói sẵn; Điều 19.4.TT.6.4. Yêu cầu kỹ thuật đối với lượng của hàng đóng gói sẵn; Điều 19.4.TT.6.5. Yêu cầu về đo lường đối với lượng của hàng đóng gói sẵn; …; Điều 19.4.TT.6.10. Yêu cầu đối với cơ sở sản xuất hàng đóng gói sẵn; …; Điều 19.4.TT.6.25. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, lưu thông, buôn bán hàng đóng gói sẵn; Điều 19.4.TT.6.26. Trách nhiệm của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng; Điều 19.4.TT.6.27. Trách nhiệm của Sở Khoa học và Công nghệ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Điều 19.4.TT.6.28. Trách nhiệm của Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Điều 19.4.TT.11.18. Yêu cầu cơ bản đối với lượng của hàng đóng gói sẵn; Điều 19.4.LQ.33. Yêu cầu về đo lường đối với lượng của hàng đóng gói sẵn nhóm 1; Điều 19.4.TT.6.13. Lưu giữ hồ sơ công bố; …; Điều 19.4.LQ.34. Yêu cầu về đo lường đối với lượng của hàng đóng gói sẵn nhóm 2; Điều 19.4.TT.6.16. Cơ quan chứng nhận; Điều 19.4.TT.6.17. Hồ sơ đề nghị chứng nhận; …
-
Chương VI là các quy định về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong hoạt động đo lường, như: Điều 19.4.LQ.35. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh phương tiện đo, chuẩn đo lường; Điều 19.4.TT.3.23. Trách nhiệm của cơ sở sản xuất, nhập khẩu phương tiện đo; Điều 19.4.TT.3.24. Trách nhiệm của cơ sở kinh doanh phương tiện đo; Điều 19.4.TT.11.19. Quyền và nghĩa vụ của cơ quan, đơn vị sản xuất, mua sắm chuẩn đo lường, phương tiện đo; Điều 19.4.LQ.36. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường; Điều 19.4.TT.4.42. Trách nhiệm của tổ chức cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm; Điều 19.4.TT.11.20. Quyền và nghĩa vụ của các cơ sở Đo lường-Chất lượng thực hiện kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm, kiểm tra kỹ thuật đo lường; Điều 19.4.LQ.37. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường được chỉ định; Điều 19.4.TT.3.26. Trách nhiệm của tổ chức kiểm định, thử nghiệm phương tiện đo được chỉ định; Điều 19.4.TT.4.43. Trách nhiệm của tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm được chỉ định; Điều 19.4.LQ.38. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sử dụng phương tiện đo, chuẩn đo lường; Điều 19.4.TT.3.25. Trách nhiệm của cơ sở sử dụng phương tiện đo; Điều 19.4.TT.11.21. Quyền và nghĩa vụ của cơ quan, đơn vị, cá nhân sử dụng chuẩn đo lường, phương tiện đo; Điều 19.4.LQ.39. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng đóng gói sẵn; Điều 19.4.TT.11.22. Quyền và nghĩa vụ của cơ quan, đơn vị sản xuất cung cấp hàng đóng gói sẵn; Điều 19.4.LQ.40. Quyền và nghĩa vụ của người tiêu dùng liên quan đến hoạt động đo lường; Điều 19.4.LQ.41. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức xã hội - nghề nghiệp về đo lường.
-
Chương VII là các quy định về kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật về đo lường.
Chương này cũng gồm có 2 Mục. Mục 1 gồm những quy định thuộc hoạt động kiểm tra nhà nước về đo lường, như: Điều 19.4.LQ.42. Đối tượng kiểm tra nhà nước về đo lường; Điều 19.4.TT.5.22. Đối tượng kiểm tra
(Hoạt động duy trì, bảo quản, sử dụng chuẩn quốc gia; Hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường); Điều 19.4.TT.11.23. Đối tượng kiểm tra nhà nước về đo lường - trong lĩnh vực quân sự, quốc phòng (gồm chuẩn đo lường, phương tiện đo, phép đo, lượng của hàng đóng gói sẵn, hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm, kiểm tra kỹ thuật đo lường); Điều 19.4.LQ.43. Nội dung kiểm tra nhà nước về đo lường; Điều 19.4.NĐ.1.15. Kiểm tra đặc thù (là nghiệp vụ kiểm tra có sử dụng phương tiện vận tải, trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật chuyên dùng thực hiện lấy mẫu kiểm tra trước khi xuất trình quyết định kiểm tra theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về đo lường); Điều 19.4.TT.5.27. Đối tượng kiểm tra đặc thù (Phương tiện đo được sử dụng đo xăng dầu; Phép đo xăng dầu; Hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm; Theo yêu cầu quản lý nhà nước về đo lường từng thời kỳ, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quyết định đối tượng kiểm tra đặc thù); …; Điều 19.4.TT.5.31. Phương tiện kiểm tra đặc thù; Điều 19.4.TT.5.32. Trình tự, thủ tục kiểm tra đặc thù; Điều 19.4.TT.5.33. Trang bị, duy trì, sử dụng phương tiện kiểm tra đặc thù, lấy mẫu kiểm tra đặc thù
; …; Điều 19.4.LQ.44. Trình tự, thủ tục kiểm tra nhà nước về đo lường; …; Điều 19.4.LQ.45. Hình thức kiểm tra nhà nước về đo lường; Điều 19.4.LQ.46. Cơ quan thực hiện kiểm tra nhà nước về đo lường; Điều 19.4.NĐ.1.13. Trách nhiệm kiểm tra nhà nước về đo lường; …; Điều 19.4.NĐ.1.14. Đoàn kiểm tra; …; Điều 19.4.NĐ.1.17. Phối hợp kiểm tra nhà nước về đo lường; Điều 19.4.LQ.47. Quyền hạn, nhiệm vụ của cơ quan thực hiện kiểm tra nhà nước về đo lường; Điều 19.4.LQ.48. Xử lý vi phạm trong quá trình kiểm tra nhà nước về đo lường; …; Điều 19.4.LQ.49. Kinh phí lấy mẫu kiểm tra nhà nước về đo lường; Điều 19.4.NĐ.1.18. Kinh phí lấy mẫu kiểm tra nhà nước về đo lường.
Mục 2 gồm các quy định về thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật về đo lường, như: Điều 19.4.LQ.50. Thanh tra về đo lường; …; Điều 19.4.LQ.52. Xử lý vi phạm pháp luật về đo lường; …; Điều 19.4.NĐ.1.10. Xác định lượng hàng hóa, dịch vụ sai lệch về đo lường; …
-
Chương VIII là các quy định về trách nhiệm quản lý nhà nước về đo lường, như: Điều 19.4.LQ.53. Trách nhiệm của Chính phủ; Điều 19.4.LQ.54. Trách nhiệm của Bộ Khoa học và Công nghệ; Điều 19.4.TT.3.27. Trách nhiệm của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng; …; Điều 19.4.LQ.55. Trách nhiệm của bộ, cơ quan ngang bộ; Điều 19.4.LQ.56. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp; …; Điều 19.4.TT.3.29. Trách nhiệm của Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; …
-
Chương IX gồm các quy định về điều khoản thi hành, gồm các quy định về hiệu lực thi hành của Luật Đo lường và hiệu lực thi hành, trách nhiệm thi hành, điều khoản chuyển tiếp của một số văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Đo lường đã được pháp điển vào Đề mục như đã nêu ở trên.
Và như vậy, thông qua việc thực hiện pháp điển Đề mục Đo lường đã xác định được hệ thống các quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở Trung ương ban hành trực tiếp thuộc lĩnh vực đo lường và đang còn hiệu lực, được tập hợp, sắp xếp theo một trật tự lô-gích nhất định, giúp các cơ quan nhà nước, các tổ chức, cá nhân dễ dàng tìm kiếm, tra cứu./.