Cập nhật QPPL mới của Thông tư 04/2023/TT-BLĐTBXH và Thông tư 05/2023/TT-BLĐTBXH vào Đề mục Giáo dục nghề nghiệp
Ngày 15/6/2023, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư số 04/2023/TT-BLĐTBXH sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 12/2017/TT-BLĐTBXH ngày 20 tháng 4 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng và Thông tư số 05/2023/TT-BLĐTBXH ban hành Danh mục ngành, nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30/7/2023. Đây là các văn bản có nội dung thuộc Đề mục Giáo dục nghề nghiệp (Đề mục 1 Chủ đề 20. Lao động).
Căn cứ vào Điều 13 Pháp lệnh Pháp điển và Điều 17 Nghị định số 63/2013/NĐ-CP ngày 27/6/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Pháp điển, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện cập nhật các QPPL mới tại Thông tư số 04/2023/TT-BLĐTBXH và Thông tư số 05/2023/TT-BLĐTBXH vào Đề mục Giáo dục nghề nghiệp theo quy định. Cụ thể các QPPL mới được cập nhật như sau:
1. Một số QPPL mới tại Thông tư 04/2023/TT-BLĐTBXH được cập nhật vào Đề mục:
Điều 20.1.TT.15.6. Mục tiêu xây dựng Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu và yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng theo từng ngành, nghề đào tạo
(Điều 6 Thông tư số 12/2017/TT-BLĐTBXH, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/06/2017, có nội dung được sửa đổi bởi Điều 1 của Thông tư số 04/2023/TT-BLĐTBXH có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30/07/2023)
1. Xây dựng và ban hành Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu và yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng theo từng ngành, nghề đào tạo để công khai với xã hội, người học và người sử dụng lao động biết được về chuẩn năng lực nghề nghiệp, kiến thức chuyên môn, kỹ năng thực hành, khả năng nhận thức và giải quyết vấn đề, loại hình công việc mà người học có thể đảm nhận sau khi tốt nghiệp mỗi cấp trình độ theo từng ngành, nghề đào tạo.
2. Tăng cường quan hệ hợp tác, gắn kết giữa nhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo và sử dụng lao động, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp và thị trường lao động.
3. Làm cơ sở để các trường xây dựng, chỉnh sửa, bổ sung chương trình đào tạo phù hợp với quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng theo từng ngành, nghề đào tạo.
Điều 20.1.TT.15.7. Nội dung quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng theo từng ngành, nghề đào tạo
(Điều 7 Thông tư số 12/2017/TT-BLĐTBXH, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/06/2017, có nội dung được sửa đổi, bổ sung bởi Điều 1 của Thông tư số 04/2023/TT-BLĐTBXH có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30/07/2023)
Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng theo từng ngành, nghề đào tạo bao gồm các nội dung sau:
1. Tên ngành, nghề đào tạo
2. Trình độ đào tạo
3. Khối lượng kiến thức tối thiểu
4. Yêu cầu về năng lực
a) Yêu cầu về kiến thức;
b) Yêu cầu về kỹ năng;
c) Mức độ tự chủ và trách nhiệm.
Điều 20.1.TT.15.8. Quy trình xây dựng Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng
(Điều 8 Thông tư số 12/2017/TT-BLĐTBXH, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/06/2017, có nội dung được sửa đổi, bổ sung bởi Điều 1 của Thông tư số 04/2023/TT-BLĐTBXH có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30/07/2023)
1. Chuẩn bị xây dựng
a) Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp quyết định thành lập Ban chủ nhiệm xây dựng Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng theo từng ngành, nghề đào tạo (sau đây gọi là Ban chủ nhiệm);
b) Ban chủ nhiệm được Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp tập huấn, hướng dẫn về phương pháp, quy trình xây dựng Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng.
2. Ban chủ nhiệm tổ chức xây dựng Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng theo các bước sau:
a) Nghiên cứu, khảo sát về tiêu chuẩn nghề nghiệp, tiêu chuẩn bậc thợ, vị trí việc làm trong doanh nghiệp, tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia;
b) Phân tích nghề, phân tích công việc, xác định các vị trí việc làm và các năng lực cần có đối với từng vị trí việc làm của nghề;
c) Tổ chức biên soạn nội dung Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng theo mẫu quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này;
d) Tổ chức hội thảo lấy ý kiến góp ý của các nhà quản lý, nhà khoa học, chuyên gia, giảng viên, giáo viên, người sử dụng lao động để hoàn thiện nội dung dự thảo;
đ) Lấy ý kiến của doanh nghiệp, các nhà quản lý chuyên môn, quản lý đào tạo về dự thảo Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng;
e) Căn cứ kết quả góp ý theo quy định tại điểm d và điểm đ khoản 2 Điều này, Ban chủ nhiệm tiếp thu, giải trình và hoàn thiện nội dung dự thảo Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng và gửi Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp để tổ chức thẩm định.
3. Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp hướng dẫn, kiểm tra và giám sát quá trình tổ chức xây dựng Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng đúng quy trình và đảm bảo chất lượng.
Điều 20.1.TT.15.9. Quy trình thẩm định, nghiệm thu, ban hành Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng
(Điều 9 Thông tư số 12/2017/TT-BLĐTBXH, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/06/2017, có nội dung được sửa đổi, bổ sung bởi Điều 1 của Thông tư số 04/2023/TT-BLĐTBXH có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30/07/2023)
1. Chuẩn bị thẩm định
a) Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định thành lập Hội đồng thẩm định Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng theo ngành, nghề đào tạo (sau đây gọi là Hội đồng thẩm định);
b) Hội đồng thẩm định được Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp tập huấn, hướng dẫn về nội dung, phương pháp và quy trình thẩm định;
c) Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp gửi nội dung dự thảo Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng đến các thành viên Hội đồng thẩm định để chuẩn bị ý kiến nhận xét, đánh giá;
d) Các thành viên Hội đồng thẩm định nghiên cứu và gửi ý kiến nhận xét bằng văn bản đối với dự thảo Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng cho Chủ tịch Hội đồng thẩm định;
đ) Sau khi nhận được đầy đủ ý kiến của các thành viên, Chủ tịch Hội đồng thẩm định thông báo cho Ban chủ nhiệm về kế hoạch, thời gian, địa điểm tổ chức họp thẩm định và những nội dung cần báo cáo trước Hội đồng thẩm định.
2. Tổ chức họp thẩm định
a) Ban chủ nhiệm báo cáo kết quả xây dựng Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng cho ngành, nghề được phân công;
b) Các thành viên Hội đồng thẩm định nhận xét, đánh giá về bản dự thảo;
c) Ban chủ nhiệm giải trình, tiếp thu các ý kiến của từng thành viên Hội đồng thẩm định;
d) Chủ tịch Hội đồng thẩm định tổng hợp ý kiến nhận xét, góp ý, giải trình và kết luận về những vấn đề Ban chủ nhiệm cần tiếp thu, chỉnh sửa trong dự thảo;
đ) Hội đồng thẩm định bỏ phiếu đánh giá dự thảo Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng theo từng tiêu chí cụ thể theo mẫu phiếu do Chủ tịch Hội đồng thẩm định quy định, theo ba mức: đạt yêu cầu, đạt yêu cầu nhưng phải chỉnh sửa và không đạt.
3. Nghiệm thu
a) Dự thảo Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng được nghiệm thu ngay khi có 100% thành viên Hội đồng thẩm định bỏ phiếu đánh giá đạt yêu cầu;
b) Trường hợp dự thảo Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng có trên 50% thành viên Hội đồng thẩm định đánh giá không đạt thì Ban chủ nhiệm phải hoàn thiện để tổ chức thẩm định lại. Việc thẩm định lại được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này;
c) Ngoài các trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này, Ban chủ nhiệm phải thực hiện việc chỉnh sửa theo những nội dung được Chủ tịch Hội đồng thẩm định kết luận. Sau khi chỉnh sửa và được 100% thành viên Hội đồng thẩm định đồng ý bằng văn bản mà không phải tổ chức họp thẩm định, dự thảo Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng được nghiệm thu.
4. Sau khi dự thảo Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng được nghiệm thu, Chủ tịch Hội đồng thẩm định báo cáo và đề nghị Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp trình Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng cho từng ngành, nghề đào tạo.
Điều 20.1.TT.15.10. Ban chủ nhiệm
(Điều 10 Thông tư số 12/2017/TT-BLĐTBXH, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/06/2017, có nội dung được sửa đổi bởi Điều 1 của Thông tư số 04/2023/TT-BLĐTBXH có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30/07/2023)
1. Ban chủ nhiệm do Tổng Cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp thành lập trên cơ sở đề xuất các thành viên tham gia của các Bộ, ngành, cơ quan ngang Bộ, các địa phương, doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế, các tổng công ty và các trường cho từng ngành, nghề đào tạo.
2. Số lượng, thành phần, cơ cấu Ban chủ nhiệm
a) Số lượng thành viên của Ban chủ nhiệm có từ 07 hoặc 09 thành viên, tùy theo khối lượng công việc được giao.
b) Ban chủ nhiệm gồm: Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm, Thư ký và các ủy viên.
c) Cơ cấu của Ban chủ nhiệm gồm: cán bộ quản lý có kinh nghiệm của ngành, nghề; giáo viên, giảng viên, các chuyên gia, đại diện doanh nghiệp.
3. Tiêu chuẩn của Ban chủ nhiệm
a) Có trình độ đại học trở lên.
b) Có ít nhất 05 năm kinh nghiệm trực tiếp giảng dạy hoặc hoạt động trong lĩnh vực của ngành, nghề đào tạo.
c) Có uy tín trong lĩnh vực của ngành, nghề đào tạo.
4. Trách nhiệm, quyền hạn của Ban chủ nhiệm
a) Tổ chức xây dựng Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu và yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng theo từng ngành, nghề đào tạo.
b) Tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong quá trình tổ chức xây dựng nội dung.
c) Trực tiếp tổ chức triển khai hoặc ký kết hợp đồng với các đơn vị để thực hiện các hoạt động xây dựng nội dung.
d) Chịu trách nhiệm về nội dung, chất lượng công việc được giao; báo cáo trước Hội đồng thẩm định và hoàn thiện bản dự thảo; giao nộp sản phẩm cho Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp sau khi đã được Hội đồng thẩm định đánh giá đạt yêu cầu đề nghị ban hành.
Điều 20.1.TT.15.17. Tổ chức thực hiện
(Điều 2 Thông tư số 04/2023/TT-BLĐTBXH Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 12/2017/TT-BLĐTBXH ngày 20 tháng 4 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng ngày 15/06/2023 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30/07/2023 )
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, tổ chức chính trị - xã hội, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, trường cao đẳng, trường trung cấp và các cơ sở khác có đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp ở trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
Điều 20.1.TT.15.18. Hiệu lực thi hành
(Điều 3 Thông tư số 04/2023/TT-BLĐTBXH, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30/07/2023)
1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 30 tháng 7 năm 2023.
2. Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng của những ngành, nghề đang được xây dựng, thẩm định nhưng chưa ban hành thì tiếp tục áp dụng theo quy định tại Thông tư số 12/2017/TT-BLĐTBXH cho đến khi được cơ quan có thẩm quyền ban hành.
3. Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có vấn đề vướng mắc phát sinh, đề nghị phản ánh về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp, bổ sung, sửa đổi.
2. Một số QPPL mới tại Thông tư 05/2023/TT-BLĐTBXH được cập nhật vào Đề mục:
Điều 20.1.TT.89.1.
(Điều 1 Thông tư số 05/2023/TT-BLĐTBXH Ban hành Danh mục ngành, nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng ngày 15/06/2023 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30/07/2023)
Ban hành kèm theo Thông tư này Danh mục ngành, nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng.
Danh muc nganh nghe_ban hanh kem theo TT so 05_2023_TT-BLDTBXH.doc
Điều 20.1.TT.89.2.
(Điều 2 Thông tư số 05/2023/TT-BLĐTBXH, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30/07/2023)
Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 30 tháng 7 năm 2023, áp dụng đối với các khóa học tuyển sinh và tổ chức đào tạo từ ngày Thông tư có hiệu lực thi hành.
Thông tư này thay thế Thông tư số 36/2017/TT-BLĐTBXH ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Danh mục ngành, nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng.
Việc thực hiện quy định trong giáo dục nghề nghiệp đối với người học ngành, nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng các khóa tuyển sinh và tổ chức đào tạo trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực thì tiếp tục thực hiện theo quy định của Thông tư số 36/2017/TT-BLĐTBXH cho đến khi kết thúc khóa học.
Điều 20.1.TT.89.3.
(Điều 3 Thông tư số 05/2023/TT-BLĐTBXH, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30/07/2023)
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các tổ chức chính trị - xã hội, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc hoặc có những ngành, nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm mới phát sinh, đề nghị các tổ chức, cá nhân kịp thời phản ánh về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để hướng dẫn hoặc bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp.