Thực hiện Quyết định số 843/QĐ-TTg ngày 06/4/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Danh mục các đề mục trong mỗi chủ đề và phân công cơ quan thực hiện pháp điển theo các đề mục, Bộ Tư pháp đã chủ trì thực hiện pháp điển 03 đề mục: Hôn nhân và gia đình (Đề mục số 4 thuộc Chủ đề số 8); Tiếp cận thông tin (Đề mục số 4 thuộc Chủ đề số 32); Phòng, chống mua bán người (Đề mục số 8 thuộc Chủ đề số 39) theo quy định. Trên cơ sở đó, Bộ Tư pháp đã phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành liên quan triển khai thực hiện pháp điển các đề mục trên bảo đảm đúng theo quy định, cụ thể:
- Về trình tự, thủ tục pháp điển của các đề mục: Bộ Tư pháp đã chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan triển khai thực hiện pháp điển 03 đề mục: Hôn nhân và gia đình; Tiếp cận thông tin; Phòng, chống mua bán người bảo đảm đúng trình tự, thủ tục theo quy định.
|
|
- Về tính chính xác, đầy đủ của QPPL trong các đề mục: (1) Đối với đề mục Hôn nhân và gia đình: Bộ Tư pháp (Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế) đã chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành xác định đề mục Hôn nhân và gia đình bao gồm 04 văn bản đang còn hiệu lực có nội dung thuộc đề mục (thuộc thẩm quyền pháp điển của Bộ Tư pháp và Tòa án nhân dân tối cao) và 61 văn bản có nội dung liên quan đến Đề mục. (2) Đối với đề mục Tiếp cận thông tin: Bộ Tư pháp (Vụ Pháp luật hình sự - hành chính) đã chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành xác định đề mục Tiếp cận thông tin bao gồm 04 văn bản có nội dung thuộc đề mục (thuộc thẩm quyền pháp điển của Bộ Tư pháp; Bộ Quốc phòng và Bộ Tài chính) và 39 văn bản có nội dung liên quan đến Đề mục. (3) Đối với đề mục Phòng, chống mua bán người: Bộ Tư pháp (Vụ Pháp luật hình sự - hành chính) đã chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành xác định đề mục Tiếp cận thông tin bao gồm 07 văn bản có nội dung thuộc đề mục (thuộc thẩm quyền pháp điển của Bộ Tư pháp; Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính; Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Bộ Công an) và 16 văn bản có nội dung liên quan đến Đề mục.
Tuy nhiên, đối với Đề mục Hôn nhân và gia đình, các thành viên Hội đồng thẩm định cho rằng Thông tư số 60/TATC ngày 22/02/1978 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn giải quyết tranh chấp về hôn nhân và gia đình của cán bộ, bộ đội đã có vợ, chồng trong Nam, tập kết ra Bắc lấy vợ, lấy chồng khác vẫn đang còn hiệu lực và có nội dung thuộc đề mục hôn nhân và gia đình. Vì vậy, đề nghị Tòa án nhân dân tối cao phối hợp với Bộ Tư pháp điển thực hiện bổ sung các quy định của hông tư số 60/TATC ngày 22/02/1978 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao vào đề mục theo quy định. Riêng đối với kiến của Bộ Y tế đề nghị pháp điển Nghị định số 10/2015/NĐ-CP ngày 28/01/2015 của Chính phủ quy định về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 98/2016/NĐ-CP) và Thông tư số 57/2015/TT-BYT 30/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 10/2015/NĐ-CP có nội dung thuộc Đề mục Hôn nhân và gia đình. Các thành viên Hội đồng thẩm định cho rằng các quy định của 02 văn bản này có nội dung thuộc đề mục Khám bệnh, chữa bệnh và có liên quan đến đề mục Hôn nhân và gia đình (do vậy chỉ cần thực hiện chỉ dẫn theo quy định)
- Về sự phù hợp của vị trí QPPL trong các đề mục: Về cơ bản, các đại biểu tham dự đánh giá vị trí của các điều trong dự thảo kết quả pháp điển của các đề mục đã bảo đảm đúng nguyên tắc: Điều quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành được sắp xếp ngay sau điều được quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành theo thứ bậc hiệu lực pháp lý từ cao xuống thấp và theo trật tự thời gian ban hành đối với các điều của văn bản cùng hiệu lực. Đối với trường hợp một điều quy định chi tiết, hướng dẫn nhiều điều hoặc nhiều điều cùng áp dụng một phụ lục, biểu mẫu thì được thực hiện chỉ dẫn theo quy định.
- Về cấu trúc của đề mục: Xây dựng cấu trúc của đề mục dựa theo cấu trúc của văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao nhất điều chỉnh nhóm quan hệ xã hội thuộc nội dung của đề mục; trường hợp văn bản có tên gọi được sử dụng làm tên gọi của đề mục được sửa đổi, bổ sung thì cấu trúc của đề mục được xây dựng trên cơ sở bố cục của văn bản hợp nhất. Trường hợp có văn bản hủy bỏ, bãi bỏ phần, chương, mục, điều của văn bản có tên gọi được sử dụng làm tên gọi của đề mục thì ghi chú về nội dung bị hủy bỏ, bãi bỏ, số, ký hiệu và thời điểm có hiệu lực của văn bản hủy bỏ, bãi bỏ. Cụ thể, đề mục Hôn nhân và gia đình có cấu trúc được xác định theo cấu trúc của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng số 59/2010/QH12 ngày 17/11/2010 của Quốc hội gồm 06 chương với 51 điều luật và không bổ sung thêm cấu trúc chương, mục vào Đề mục (không có sự thay đổi so với cấu trúc của Luật). Đề mục Tiếp cận thông tin có cấu trúc được xác định theo cấu trúc của Luật Tiếp cận thông tin số 104/2016/QH13 ngày 06/4/2016 của Quốc hội gồm 05 chương với 37 điều luật không bổ sung cấu trúc đề mục và không bổ sung thêm cấu trúc chương, mục vào Đề mục (không có sự thay đổi so với cấu trúc của Luật). Đề mục Phòng, mua bán người có cấu trúc được xác định theo cấu trúc của Luật Phòng, chống mua bán người số 66/2011/QH12 ngày 29/3/2011 và không bổ sung thêm cấu trúc chương, mục vào Đề mục (không có sự thay đổi so với cấu trúc của Luật).
|
|
Kết luận cuộc họp, trên cơ sở ý kiến của các thành viên của Hội đồng, đồng chí Đồng Ngọc Ba - Cục trưởng Cục Kiểm tra VBQPPL thay mặt Hội đồng thẩm định nhận định: Kết quả pháp điển 03 đề mục: Hôn nhân và gia đình; Tiếp cận thông tin; Phòng, chống mua bán người nêu trên bảo đảm các yêu cầu quy định tại Điều 10 Pháp lệnh pháp điển hệ thống QPPL. Tuy nhiên, các cơ quan chủ trì thực hiện pháp điển cần phối hợp với các bộ, ngành liên quan nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của các thành viên Hội đồng thẩm định; sớm chỉnh lý, hoàn thiện Hồ sơ, gửi Bộ Tư pháp sắp xếp vào chủ đề, trình Chính phủ thông qua theo quy định./.