Theo Quyết định số 891/QĐ-TTg ngày 17/7/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Danh mục các đề mục trong mỗi chủ đề và phân công cơ quan thực hiện pháp điển theo các đề mục, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chủ trì thực hiện pháp điển các đề mục Khoáng sản; Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo (Đề mục 3, 4 Chủ đề 27. Tài nguyên). Trên cơ sở đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với các bộ, ngành liên quan triển khai thực hiện pháp điển các đề mục đảm bảo đúng theo quy định, cụ thể:
- Về trình tự, thủ tục pháp điển của các đề mục: Việc thực hiện pháp điển đối với các đề mục Khoáng sản; Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo bảo đảm tuân thủ đúng trình tự, thủ tục pháp điển. Hồ sơ kết quả pháp điển đã bảo đảm đầy đủ theo quy định tại Điều 14 Nghị định số 63/2013/NĐ-CP ngày 27/6/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh pháp điển hệ thống QPPL, bao gồm: (1) Công văn đề nghị thẩm định; (2) Kết quả pháp điển đề mục; (3) Danh sách kèm theo văn bản được sử dụng để pháp điển.
- Về tính chính xác, đầy đủ của các QPPL: Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành xác định có
85 văn bản có nội dung thuộc đề mục (thuộc thẩm quyền pháp điển của Bộ Tài nguyên và Môi trường; Bộ Tài chính; Bộ Công Thương; Bộ Xây dựng) và
30 văn bản có nội dung liên quan đến Đề mục. Bộ Tài nguyên và Môi trường; Bộ Tài chính; Bộ Công Thương; Bộ Xây dựng đã thực hiện pháp điển đối với QPPL trong các văn bản thuộc nội dung đề mục Khoáng sản bảo đảm chính xác, đầy đủ theo quy định.
- Về cấu trúc đề mục:
+) Đề mục Khoáng sản có cấu trúc được xác định theo cấu trúc của Luật Khoáng sản số 60/2010/QH12 (được sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 35/2018/QH14) bao gồm 11 chương với 86 điều. Trong quá trình thực hiện pháp điển, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã bổ sung thêm Chương XI (Quy định kỹ thuật và định mức kinh tế - kỹ thuật lĩnh vực khoáng sản) gồm 02 mục có các tiểu mục bao gồm các nội dung về kỹ thuật thăm dò về cát, sỏi, lòng sông và đất, đá làm vật liệu san lấp; kỹ thuật về đánh đánh giá tiềm năng khoáng sản rắn; định mức kinh tế - kỹ thuật các công trình địa chất...
+) Đề mục Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo được xác định theo cấu trúc của Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo số 82/2015/QH13 (được sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 35/2018/QH14) bao gồm 10 chương với 81 điều. Trong quá trình thực hiện pháp điển, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã bổ sung thêm Chương XI (Quy định kỹ thuật và định mức kinh tế - kỹ thuật lĩnh vực tài nguyên, môi trường biển và hải đảo) bao gồm 02 mục, mỗi mục bao gồm các tiểu mục về các nội dung: Quy định về đo đạc, thành lập bản đồ địa hình đáy biển bằng máy đo sâu hồi âm đa tia; Quy định về kiểm nghiệm và hiệu chỉnh một số thiết bị đo đạc bản đồ biển; Quy định kỹ thuật thành lập bản đồ địa hình đáy biển tỷ lệ 1:100.000 bằng phương pháp đo vẽ trực tiếp…
Tại cuộc họp, về cơ bản, các đại biểu tham dự đều nhất trí thông qua Kết quả pháp điển đề mục. Tuy nhiên Hội đồng thẩm định thống nhất đề nghị cơ quan thực hiện pháp điển rà soát lại một số văn bản có nội dung thuộc đề mục trên, đã được pháp điển vào đề mục nhưng không còn áp dụng trên thực tế (chưa có văn bản nào tuyên bố hết hiệu lực) và pháp điển bổ sung vào đề mục Khoáng sản đối với Quyết định số 48/2017/QĐ-TTg ngày 12/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường; bổ sung vào đề mục Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo Quyết định số 06/2018/QĐ-TTg ngày 23/01/2018 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Kết luận cuộc họp, đồng chí Hoàng Xuân Hoan - Phó Cục trưởng Cục Kiểm tra VBQPPL thay mặt Hội đồng thẩm định đánh giá cao kết quả pháp điển các đề mục trên, đồng thời nhận định: Kết quả pháp điển các đề mục trên cơ bản bảo đảm các yêu cầu quy định tại Điều 10 Pháp lệnh pháp điển hệ thống QPPL. Tuy nhiên, cơ quan chủ trì thực hiện pháp điển cần phối hợp với các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của các thành viên Hội đồng thẩm định; sớm chỉnh lý, hoàn thiện Hồ sơ, gửi Bộ Tư pháp sắp xếp vào chủ đề, trình Chính phủ thông qua theo quy định./.