12. Pháp điển các điều trong quy chế được ban hành kèm theo văn bản quy phạm pháp luật như thế nào ?
Sign In

Hỏi và giải đáp vướng mắc

12. Pháp điển các điều trong quy chế được ban hành kèm theo văn bản quy phạm pháp luật như thế nào ?

     Theo Khoản 1 Điều 4 Nghị định số 63/2013/NĐ-CP, “điều” trong Bộ pháp điển là bộ phận cấu thành của phần, chương, mục trong Bộ pháp điển; nội dung của mỗi điều trong Bộ pháp điển là nội dung của điều tương ứng trong văn bản được pháp điển. Tức là các nội dung của điều trong văn bản được đưa nguyên vào Bộ pháp điển mà không được thêm, bớt, sửa đổi (Không coi các điều trong Quy chế kèm theo văn bản QPPL là điều của văn bản QPPL). Như vậy, việc thực hiện pháp điển trong trường hợp này không được thực hiện pháp điển theo từng điều của Quy chế mà phải theo từng điều trong Thông tư.
     Ví dụ: Thông tư số 10/2014/TT-BGDĐT ngày 11/4/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế quản lý công dân Việt Nam học tập ở nước ngoài có 3 điều:
     Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Quy chế quản lý công dân Việt Nam học tập ở nước ngoài.
     Điều 2. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 28 tháng 5 năm 2014 và thay thế Quyết định số 23/2001/QĐ-BGD&ĐT ngày 28 tháng 6 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế quản lý công dân Việt Nam đang được đào tạo ở nước ngoài.
     Điều 3. Chánh Văn phòng, Cục trưởng Cục Đào tạo với nước ngoài, Thủ trưởng các đơn vị liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo; Thủ trưởng các cơ sở giáo dục; các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm
thi hành Thông tư này./.
     Quy chế được ban hành kèm theo Thông tư số 10/2014/TT-BGDĐT gồm 4 Chương, có 14 điều.
     Trường hợp này được thực hiện pháp điển là đưa toàn bộ nội dung của Quy chế vào vị trí ngay sau nội dung của Điều 1 của Thông tư số 10/2014/TT-BGDĐT.
Chung nhan Tin Nhiem Mang