Hệ thống các quy phạm pháp luật đang còn hiệu lực từ kết quả pháp điển đề mục Thú y
Sign In

Nghiên cứu trao đổi

Hệ thống các quy phạm pháp luật đang còn hiệu lực từ kết quả pháp điển đề mục Thú y

Triển khai thực hiện công tác pháp điển, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chủ trì thực hiện pháp điển đề mục Thú y (Đề mục số 11 thuộc Chủ đề số 24. Nông nghiệp, nông thôn). Đến nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp với các bộ, ngành liên quan thực hiện pháp điển xong đề mục Thú y, đồng thời đề mục này cũng đã tổ chức họp thẩm định theo quy định. Sau đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ chỉnh sửa theo ý kiến của Hội đồng thẩm định và gửi Bộ Tư pháp hoàn thiện hồ sơ trình Chính phủ thông qua trong thời gian tới theo chủ đề “Nông nghiệp, nông thôn”.
Đề mục Thú y có cấu trúc được xây dựng theo cấu trúc của Luật thú y số 79/2015/QH13 ngày 19/06/2015 của Quốc hội, được sửa đổi, bổ sung bởi Luật quy hoạch số 21/2017/QH14 ngày 24/11/2017 của Quốc hội bao gồm 07 chương với 116 điều. Theo đó, đề mục Thú y được pháp điển bởi các quy phạm pháp luật đang còn hiệu lực của 22 văn bản (01 Luật; 01 Nghị định; 01 Quyết định và 19 Thông tư), cụ thể như sau: Luật 79/2015/QH13 Thú y; Nghị định 35/2016/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều của Luật thú y và Nghị định 123/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp; Quyết định 16/2016/QĐ-TTg Quy định việc thành lập và tổ chức, hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh động vật các cấp; Thông tư 27/2009/TT-BNN Ban hành quy định về kiểm dịch nhập khẩu trâu, bò từ các nước Lào và Cămpuchia vào Việt Nam và Thông tư 53/2014/TT-BNNPTNT V/v sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 27/2009/TT-BNN ngày 28/5/2009 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quy định về kiểm dịch nhập khẩu trâu, bò từcác nước Lào và Cămpuchia vào Việt Nam; Thông tư 66/2009/TT-BNNPTNT Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia lĩnh vực Thú y; Thông tư 31/2010/TT-BNNPTNT Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia lĩnh vực Thú y; Thông tư 71/2011/TT-BNNPTNT Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia lĩnh vực thú y; Thông tư 30/2012/TT-BNNPTNT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia điều kiện vệ sinh thú y; Thông tư 08/2015/TT-BNNPTNT Quy định về việc kiểm tra, giám sát vệ sinh thú y, an toàn  thực phẩm đối với sản xuất, kinh doanh mật ong xuất khẩu; Thông tư 04/2016/TT-BNNPTNT Quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản; Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT Quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn; Thông tư 09/2016/TT-BNNPTNT Quy định về kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y; Thông tư 10/2016/TT-BNNPTNT Ban hành Danh mục thuốc thú y được phép lưu hành, cấm sử dụng ở Việt Nam, công bố mã HS đối với thuốc thú y nhập khẩu được phép lưu hành tại Việt Nam; Thông tư 11/2016/TT-BNNPTNT Quy định trang phục, phù hiệu, cấp hiệu, biển hiệu, thẻ kiểm dịch động vật; Thông tư 12/2016/TT-BNNPTNT Quy định tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng thú y các cấp; Thông tư 13/2016/TT-BNNPTNT Quy định về quản lý thuốc thú y; Thông tư 18/2018/TT-BNNPTNT Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều của thông tư số 13/2016/TT-BNNPTNT ngày 02/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về quản lý thuốc thú y; Thông tư 14/2016/TT-BNNPTNT Quy định về vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật; Thông tư 25/2016/TT-BNNPTNT Quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn; Thông tư 26/2016/TT-BNNPTNT Quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản và Thông tư 36/2018/TT-BNNPTNT Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 26/2016/TT-BNNPTNT quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản; Thông tư 29/2016/TT-BNNPTNT Quy định tiêu chuẩn đối với nhân viên thú y xã, phường, thị trấn; Thông tư 13/2017/TT-BNNPTNT Thông tư ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia lĩnh vực Thú y; Thông tư 10/2018/TT-BNNPTNT Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thuốc thú y - Yêu cầu chung.
Các nội dung cơ bản trong đề mục Thú y như sau:
- Chương I gồm 13 điều quy định những vấn đề chung như: Phạm vi điều chỉnh; Đối tượng áp dụng; Giải thích từ ngữ; Nguyên tắc hoạt động thú y; Chính sách của Nhà nước về hoạt động thú y; Hệ thống cơ quan quản lý chuyên ngành thú y; Thông tin, tuyên truyền về thú y; Trách nhiệm quản lý nhà nước của Chính phủ, các bộ; Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp; Trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận và tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội; Hợp tác quốc tế về thú y; Phí, lệ phí về thú y; Những hành vi bị nghiêm cấm.
- Chương II gồm 03 mục với 23 điều quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật, cụ thể như sau:
+ Mục 1 quy định chung về phòng, chống dịch bệnh động vật như: Nội dung phòng, chống dịch bệnh động vật (Thực hiện các biện pháp phòng bệnh, chẩn đoán, chữa bệnh; quan trắc, cảnh báo môi trường nuôi; giám sát, dự báo, cảnh báo dịch bệnh; điều tra dịch bệnh; phân tích nguy cơ; khống chế dịch bệnh động vật; Thực hiện vệ sinh, khử trùng, tiêu độc môi trường chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản; Xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật; thực hiện chương trình, kế hoạch khống chế, thanh toán một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở động vật, bệnh truyền lây giữa động vật và người; Thông tin chính xác, đầy đủ, kịp thời về dịch bệnh động vật, chính sách hỗ trợ trong phòng, chống dịch bệnh động vật; Tuyên truyền, phổ biến, tập huấn các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật); Phòng bệnh động vật; Giám sát dịch bệnh động vật; Vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật; Khống chế, thanh toán một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở động vật, bệnh truyền lây giữa động vật và người; Khai báo, chẩn đoán, điều tra dịch bệnh động vật; Chữa bệnh động vật; Đối xử với động vật; Dự trữ và sử dụng thuốc thú y thuộc Danh mục hàng dự trữ quốc gia; Kinh phí phòng, chống dịch bệnh động vật; Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh động vật;
+ Mục 2 quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn như: Xử lý ổ dịch bệnh động vật trên cạn; Công bố dịch bệnh động vật trên cạn; Tổ chức chống dịch bệnh động vật trên cạn trong vùng có dịch; Phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn trong vùng bị dịch uy hiếp; Phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn trong vùng đệm; Xử lý bắt buộc động vật mắc bệnh, có dấu hiệu mắc bệnh và sản phẩm động vật mang mầm bệnh thuộc Danh mục bệnh động vật phải công bố dịch, Danh mục bệnh truyền lây giữa động vật và người hoặc phát hiện có tác nhân gây bệnh truyền nhiễm mới; Công bố hết dịch bệnh động vật trên cạn;
+ Mục 3 quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản như: Quan trắc, cảnh báo môi trường nuôi trồng thủy sản; Xử lý ổ dịch bệnh động vật thủy sản; Công bố dịch bệnh động vật thủy sản; Tổ chức chống dịch bệnh động vật thủy sản trong vùng có dịch; Công bố hết dịch bệnh động vật thủy sản;
- Chương III gồm 03 mục với 27 điều quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật, cụ thể như sau:
+ Mục 1 quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn như: Quy định chung về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn; Yêu cầu đối với động vật, sản phẩm động vật trên cạn vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh; Trình tự kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh; Trạm kiểm dịch động vật tại đầu mối giao thông; Kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn xuất khẩu; Trình tự kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn xuất khẩu; Phân tích nguy cơ động vật, sản phẩm động vật trên cạn nhập khẩu; Yêu cầu đối với động vật, sản phẩm động vật trên cạn nhập khẩu; Hồ sơ đăng ký, khai báo kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn nhập khẩu; Trình tự kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn nhập khẩu; Nội dung kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn nhập khẩu; Hồ sơ kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển cửa khẩu, kho ngoại quan, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam; Trình tự kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển cửa khẩu, kho ngoại quan, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam; Kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển cửa khẩu, kho ngoại quan, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam; Yêu cầu đối với động vật trên cạn tham gia hội chợ, triển lãm, thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật; sản phẩm động vật trên cạn tham gia hội chợ, triển lãm; Vận chuyển mẫu bệnh phẩm;
+ Mục 2 quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản như: Quy định chung về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản; Yêu cầu đối với động vật, sản phẩm động vật thủy sản vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh; Trình tự kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh; Trình tự, nội dung kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản xuất khẩu không dùng làm thực phẩm; Trình tự kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản xuất khẩu dùng làm thực phẩm; Trình tự, nội dung kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển cửa khẩu, kho ngoại quan, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam; động vật thủy sản tham gia hội chợ, triển lãm, thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật; sản phẩm động vật thủy sản tham gia hội chợ, triển lãm; vận chuyển mẫu bệnh phẩm thủy sản
+ Mục 3 quy định trách nhiệm và quyền hạn của tổ chức, cá nhân về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật như: Trách nhiệm và quyền hạn của Cục Thú y; Trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương; Tạm ngừng xuất khẩu, nhập khẩu; cấm xuất khẩu, nhập khẩu động vật, sản phẩm động vật; Trách nhiệm và quyền hạn của kiểm dịch viên động vật; Quyền và nghĩa vụ của chủ hàng.
- Chương IV gồm 04 mục với 14 điều quy định về kiểm soát giết mổ động vật trên cạn; sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật; kiểm tra vệ sinh thú y, cụ thể như sau:
+ Mục 1 quy định về kiểm soát giết mổ động vật trên cạn như: Yêu cầu đối với giết mổ động vật trên cạn để kinh doanh; Nội dung kiểm soát giết mổ động vật trên cạn.
+ Mục 2 quy định về kiểm soát sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật như: Yêu cầu vệ sinh thú y đối với sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật; Nội dung kiểm soát sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật (Kiểm tra việc thực hiện yêu cầu vệ sinh thú y đối với cơ sở sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 69 của Luật này; Kiểm tra việc thực hiện các quy định đối với người trực tiếp tham gia sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật; Xử lý động vật, sản phẩm động vật không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm).
+ Mục 3 quy định về kiểm tra vệ sinh thú y như: Quy định chung về kiểm tra vệ sinh thú y; Yêu cầu vệ sinh thú y đối với cơ sở giết mổ động vật trên cạn; cơ sở sơ chế, chế biến sản phẩm động vật ; Yêu cầu vệ sinh thú y trong vận chuyển động vật, sản phẩm động vật ; Yêu cầu vệ sinh thú y đối với chợ kinh doanh, cơ sở thu gom động vật ; Yêu cầu vệ sinh thú y đối với cơ sở kinh doanh sản phẩm động vật; Yêu cầu vệ sinh thú y đối với cơ sở xét nghiệm, chẩn đoán, phẫu thuật động vật.
+ Mục 4 quy định về trách nhiệm trong quản lý giết mổ động vật trên cạn; sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật; kiểm tra vệ sinh thú y như: Trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Trách nhiệm của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y; Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp; Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân.
- Chương V gồm 04 mục với 29 điều quy định về quản lý thuốc thú y, cụ thể như sau:
+ Mục 1 quy định về quản lý thuốc và đăng ký thuốc thú y như: Quy định chung về quản lý thuốc thú y; Thuốc thú y không được đăng ký lưu hành; Đăng ký lưu hành thuốc thú y; Gia hạn Giấy chứng nhận lưu hành thuốc thú y; Cấp lại Giấy chứng nhận lưu hành thuốc thú y; Thu hồi Giấy chứng nhận lưu hành thuốc thú y.
+ Mục 2 quy định về khảo nghiệm thuốc thú y như: Khảo nghiệm thuốc thú y; Cấp Giấy phép khảo nghiệm thuốc thú y; Cấp lại Giấy phép khảo nghiệm thuốc thú y; Thu hồi Giấy phép khảo nghiệm thuốc thú y; Yêu cầu đối với tổ chức khảo nghiệm thuốc thú y; Quyền và nghĩa vụ của tổ chức khảo nghiệm thuốc thú y
+ Mục 3 quy định về sản xuất, buôn bán, nhập khẩu, xuất khẩu thuốc thú y như: Điều kiện sản xuất thuốc thú y; Quyền và nghĩa vụ của cơ sở sản xuất thuốc thú y; Điều kiện buôn bán thuốc thú y; Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân buôn bán thuốc thú y; Điều kiện nhập khẩu thuốc thú y; Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân nhập khẩu thuốc thú y; Trình tự, thủ tục cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc thú y; Trình tự, thủ tục cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc thú y; Trình tự, thủ tục cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện nhập khẩu thuốc thú y; Thời hạn hiệu lực của giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, buôn bán, nhập khẩu thuốc thú y; Nhập khẩu, xuất khẩu thuốc thú y, nguyên liệu thuốc thú y; Kiểm nghiệm thuốc thú y; Kiểm định thuốc thú y; Nhãn thuốc thú y; Sử dụng thuốc thú y.
+ Mục 4 quy định về thu hồi, tiêu hủy thuốc thú y như: Thu hồi thuốc thú y trên thị trường, xử lý thuốc thú y bị thu hồi; Tiêu hủy thuốc thú y;
- Chương VI gồm  08 điều quy định về hành nghề thú y như: Các loại hình hành nghề thú y; Điều kiện hành nghề thú y; Cấp, gia hạn Chứng chỉ hành nghề thú y; Cấp lại Chứng chỉ hành nghề thú y; Không cấp Chứng chỉ hành nghề thú y; Thu hồi Chứng chỉ hành nghề thú y; Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân hành nghề thú y; Hội đồng thú y.
- Chương VII gồm 02 điều quy định về điều khoản thi hành như hiệu lực thi hành; quy định chi tiết.
Như vậy, thông qua việc pháp điển đề mục Thú y đã xác định được toàn bộ hệ thống các quy phạm pháp luật quy định về Thú y đang còn hiệu lực được thống kê, tập hợp, sắp xếp giúp các cơ quan nhà nước, các tổ chức, cá nhân dễ dàng tìm kiếm, tra cứu cũng như bảo đảm tính công khai, minh bạch của hệ thống pháp luật và góp phần nâng cao sự tin tưởng của người dân vào hệ thống pháp luật. Ngoài ra, một số quy định trong đề mục Thú y còn có nội dung liên quan trực tiếp đến các văn bản quy phạm pháp luật thuộc các đề mục khác cũng đã được chỉ dẫn có liên quan đến nhau./.
Vũ Thị Mai
Chung nhan Tin Nhiem Mang