Hệ thống các quy phạm pháp luật đang còn hiệu lực từ kết quả pháp điển Đề mục Bảo vệ sức khỏe nhân dân
Sign In

Nghiên cứu trao đổi

Hệ thống các quy phạm pháp luật đang còn hiệu lực từ kết quả pháp điển Đề mục Bảo vệ sức khỏe nhân dân

Thực hiện Quyết định số 891/QĐ-TTg ngày 17/7/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Danh mục các đề mục trong mỗi chủ đề và phân công cơ quan thực hiện pháp điển theo các đề mục, Bộ Y tế đã chủ trì thực hiện pháp điển đề mục Bảo vệ sức khoẻ nhân dân (Đề mục 02 thuộc Chủ đề số 45. Y tế, dược). Đến nay, Bộ Y tế đã phối hợp với các bộ, ngành liên quan thực hiện pháp điển xong đề mục Bảo vệ sức khoẻ nhân dân, đồng thời đề mục này cũng đã tổ chức họp thẩm định theo quy định. Sau đó, Bộ Y tế chỉnh sửa theo ý kiến của Hội đồng thẩm định và gửi Bộ Tư pháp hoàn thiện hồ sơ trình Chính phủ thông qua trong thời gian tới theo chủ đề “Y tế, dược”.
Đề mục Bảo vệ sức khoẻ nhân dân có cấu trúc được xác định theo cấu trúc của Luật số 21-LCT/HDNN8 Bảo vệ sức khoẻ nhân dân bao gồm 11 Chương, 63 điều và không có sự thay đổi so với cấu trúc của Luật. Các chương thuộc đề mục bao gồm: An toàn thực phẩm, bảo vệ sức khỏe nhân dân, cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính đối với các sự nghiệp y tế công lập và giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập; dược, hiến, lấy ghép mô bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác, khám bệnh chữa bệnh, phòng chống bệnh truyền nhiễm, phòng chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người, phòng chống tác hại của thuốc lá, điều kiện sản xuất mỹ phẩm, phòng chống tác hại của rượu bia, quản lý trang thiết bị y tế.
Đề mục Bảo vệ sức khoẻ nhân dân được pháp điển bởi các quy phạm pháp luật đang còn hiệu lực của 05 văn bản gồm 06 Luật, 01 Nghị quyết, 01 Chỉ thị và 02 Thông tư, cụ thể như sau: Luật 21-LCT/HDNN8 Bảo vệ sức khoẻ nhân dân; Luật 75/2006/QH11 hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác; Luật 03/2007/QH12 phòng, chống bệnh truyền nhiễm; Luật 40/2009/QH12 khám bệnh, chữa bệnh; Luật 55/2010/QH12 an toàn thực phẩm; Luật 105/2016/QH13 Dược; Nghị quyết 18/2008/QH12 về đẩy mạnh thực hiện chính sách, pháp luật xã hội hóa để nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân; Chỉ thị 23/2006/CT-TTg Về việc tăng cường công tác y tế trong các trường học; Thông tư liên tịch 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT Quy định về công tác y tế trường học; Thông tư 33/2021/TT-BYT quy định về công tác y tế trường học trong cơ sở giáo dục đại học và cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Các nội dung cơ bản trong đề mục Bảo vệ sức khoẻ nhân dân như sau:
Chương I quy định các vấn đề chung như quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ sức khoẻ; nguyên tắc chỉ đạo công tác bảo vệ sức khoẻ; trách nhiệm của nhà nước (Bộ y tế, Hội đồng nhân dân các cấp); tán thành với những nội dung cơ bản trong báo cáo của chính phủ và báo cáo kết quả giám sát của ủy ban thường vụ quốc hội về thực hiện chính sách, pháp luật về xã hội hóa công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân; tăng tỷ lệ chi ngân sách hằng năm cho sự nghiệp y tế; một số nhiệm vụ của chính phủ; trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, các đơn vị vũ trang nhân dân; trách nhiệm của các tổ chức xã hội (Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội nông dân Việt Nam, Tổng hội y dược học Việt Nam, Hội y học cổ truyền dân tộc Việt Nam và các tổ chức xã hội khác; Hội chữ thập đỏ Việt Nam).
Chương II quy định vệ sinh trong sinh hoạt và lao động, vệ sinh công cộng, phòng và chống dịch bệnh bao gồm các nội dung cụ thể về giáo dục vệ sinh; trách nhiệm của Bộ Y tế; Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Bộ Nội vụ; Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ Tài chính; các bộ, ngành có các cơ sở giáo dục và đào tạo; bảo hiểm xã hội việt nam; chủ tịch uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; các bộ, ngành và ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng; giải thích từ ngữ; kinh phí thực hiện; bảo đảm các điều kiện về phòng học, bàn ghế, bảng viết, chiếu sáng, đồ chơi trong trường học; bảo đảm các điều kiện về cấp thoát nước và vệ sinh môi trường trong trường học; bảo đảm các điều kiện về an toàn thực phẩm; bảo đảm môi trường thực thi chính sách và xây dựng các mối quan hệ xã hội trong trường học, liên kết cộng đồng; bảo đảm các điều kiện về phòng y tế, nhân viên y tế trường học (Có Phụ lục kèm theo Thông tư liên tịch số 13/2013/TTLT-BYT); tổ chức các hoạt động quản lý, bảo vệ và chăm sóc sức khỏe học sinh; tổ chức các hoạt động truyền thông, giáo dục sức khỏe; thống kê báo cáo và đánh giá về công tác y tế trường học (có phụ lục kèm theo thông tư liên tịch số 13/2013/TTLT-BYT); trách nhiệm của trường học; trách nhiệm của trạm y tế xã; trách nhiệm của Phòng Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo; trách nhiệm của trung tâm y tế huyện, trung tâm y tế dự phòng tỉnh và Sở Y tế; trách nhiệm của các đơn vị trực thuộc bộ y tế và bộ giáo dục và đào tạo; trách nhiệm của ủy ban nhân dân các cấp; phạm vi điều chỉnh; đối tượng áp dụng; chăm sóc sức khỏe người học; truyền thông, giáo dục sức khỏe; bảo đảm vệ sinh trường học; bảo đảm an toàn thực phẩm; yêu cầu về cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhân viên y tế trường học (Có Phụ lục kèm theo Thông tư liên tịch số 13/2013/TTLT-BYT); trách nhiệm tổ chức thực hiện; vệ sinh lương thực, thực phẩm, các loại nước uống và rượu; vệ sinh nước và các nguồn nước dùng trong sinh hoạt của nhân dân; vệ sinh trong sản xuất, bảo quản, vận chuyển và sử dụng hoá chất; vệ sinh các chất thải trong công nghiệp và trong sinh hoạt; vệ sinh trong chăn nuôi gia súc, gia cầm; vệ sinh trong xây dựng; vệ sinh trong lao động; vệ sinh nơi công cộng; vệ sinh trong việc quàn, ướp, chôn, hoả táng, di chuyển thi hài, hài cốt; phòng và chống các bệnh nhiễm khuẩn, bệnh dịch; kiểm dịch.
Văn bản có nội dung liên quan là  Thông tư 04/2009/TT-BYT Ban hành “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống” ban hành ngày 17/06/2009;  Thông tư 27/2011/TT-BYT Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nhà tiêu - Điều kiện bảo đảm hợp vệ sinh ban hành ngày 24/06/2011; Thông tư 34/2010/TT-BYT Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với nước khoáng thiên nhiên và nước uống đóng chai ban hành ngày 02/06/2010; Thông tư 15/2012/TT-BYT Quy định về điều kiện chung bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm ban hành ngày 12/09/2012; Thông tư 30/2012/TT-BYT Quy định về điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố ban hành ngày 05/12/2012; Văn bản có nội dung liên quan bao gồm Điều 45.7.LQ.13. Vệ sinh phòng bệnh truyền nhiễm trong các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân của Luật 03/2007/QH12 Phòng, chống bệnh truyền nhiễm ban hành ngày 21/11/2007.
Chương III quy định thể dục thể thao, điều dưỡng và phục hồi chức năng bao gồm các nội dung cụ thể tổ chức hoạt động thể dục thể thao (nhiệm vụ giao cho các ngành, các cấp, các tổ chức nhà nước, tổ chức xã hội, tập thể, tư nhân; tổng cục thể dục thể thao phối hợp với các ngành tổ chức, động viên mọi người tham gia hoạt động thể dục thể thao); tổ chức nghỉ ngơi và điều dưỡng (nhiệm vụ giao cho Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, các ngành, các cấp, các tổ chức nhà nước, các tổ chức xã hội, tổ chức tập thể; các tổ chức và tư nhân sử dụng lao động có trách nhiệm mở rộng các cơ sở điều dưỡng, nhà nghỉ và câu lạc bộ sức khoẻ.); phục hồi chức năng; điều dưỡng, phục hồi sức khoẻ bằng yếu tố thiên nhiên (Nguồn nước khoáng, mỏ bùn thuốc, khu vực bãi biển, vùng khí hậu và các yếu tố thiên nhiên khác có tác dụng dược lý đặc biệt phải được sử dụng vào việc điều dưỡng và phục hồi sức khoẻ.). 
Chương IV quy định khám bệnh và chữa bệnh bao gồm các nội dung cụ thể quyền được khám bệnh và chữa bệnh; điều kiện hành nghề của thầy thuốc; trách nhiệm của thầy thuốc; giúp đỡ bảo vệ thầy thuốc và nhân viên y tế; trách nhiệm của người bệnh; chữa bệnh bằng phẫu thuật; bắt buộc chữa bệnh; lấy và ghép mô hoặc một bộ phận của cơ thể con người; giải phẵu tử thi; khám bệnh, chữa bệnh cho người nước ngoài tại Việt Nam; giám định y khoa (Hội đồng giám định y khoa; các tổ chức sử dụng lao động và các cơ quan bảo hiểm xã hội). Văn bản được sử dụng để pháp điển trong Chương IX là Luật số 21-LCT/HDNN8, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 11/07/1989;
Chương V quy định y học, dược học cổ truyền dân tộc bao gồm các nội dung cụ thể kế thừa và phát triển nền y học, dược học cổ truyền dân tộc (Bộ y tế, Hội y học cổ truyền dân tộc Việt Nam và Tổng hội y dược học Việt Nam có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc kế thừa, phát triển nền y học, dược học cổ truyền dân tộc, kết hợp y học, dược học hiện đại với y học, dược học cổ truyền dân tộc trong mọi lĩnh vực hoạt động y tế và bảo đảm điều kiện hoạt động cho các bệnh viện, viện đầu ngành y học dân tộc), điều kiện hành nghề của lương y (Người đã tốt nghiệp ở các trường, lớp hoặc được gia truyền về y học, dược học cổ truyền dân tộc, chữa bệnh bằng các phương pháp y học cổ truyền dân tộc hoặc bằng các bài thuốc gia truyền và có giấy phép hành nghề do Bộ y tế hoặc Sở y tế cấp được khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở y tế Nhà nước, tập thể và tư nhân); trách nhiệm của lương y (Lương y có nhiệm vụ khám bệnh, chữa bệnh và hướng dẫn cách phòng bệnh, tự chữa bệnh cho người bệnh; phải có y đức, có tinh thần trách nhiệm tận tình cứu chữa người bệnh.; giúp đỡ và bảo vệ lương y.  Văn bản được sử dụng để pháp điển trong Chương V là Luật số 21-LCT/HDNN8, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 11/07/1989.
Chương VI quy định thuốc phòng bệnh, chữa bệnh bao gồm các nội dung cụ thể quản lý sản xuất, lưu thông, xuất khẩu, nhập khẩu thuốc và nguyên liệu làm thuốc; quản lý thuốc độc, thuốc và chất dễ gây nghiện, gây hưng phấn, ức chế tâm thần; chất lượng thuốc. Văn bản được sử dụng để pháp điển trong Chương IV là Luật số 21-LCT/HDNN8, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 11/07/1989.
Chương VII quy định bảo vệ sức khoẻ người cao tuổi, thương binh, bệnh binh, người tàn tật và đồng bào các dân tộc thiểu số bao gồm các nội dung cụ thể bảo vệ sức khoẻ người cao tuổi, thương binh, bệnh binh và người tàn tật giao cho bộ y tế, tổng cục thể dục thể thao hướng dẫn phương pháp (được ưu tiên trong khám bệnh, chữa bệnh, được tạo điều kiện thuận lợi để đóng góp cho xã hội phù hợp với sức khoẻ của mình.); bảo vệ sức khoẻ đồng bào các dân tộc thiểu số (Nhà nước dành ngân sách thích đáng để củng cố mở rộng mạng lưới y tế khám bệnh, chữa bệnh cho đồng bào các dân tộc thiểu số, đặc biệt là y tế cơ sở ở vùng cao, vùng xã xôi hẻo lánh; Nhà nước có chế độ đãi ngộ thích đáng đối với cán bộ y tế công tác tại các vùng cao, vùng xa xôi hẻo lánh; trách nhiệm thuộc về Hội đồng bộ trưởng; Uỷ ban nhân dân các cấp, các ngành). Văn bản được sử dụng để pháp điển trong Chương VII là Luật số 21-LCT/HDNN8, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 11/07/1989. Văn bản có nội dung liên quan là Luật 39/2009/QH12 Người cao tuổi ban hành ngày 23/11/2009 (Điều 3. Quyền và nghĩa vụ của người cao tuổi; Điều 4. Chính sách của Nhà nước đối với người cao tuổi; Điều 5. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia đình và PL.15. Bảo vệ các dân tộc thiểu số (Điều 8.3).
Chương VIII quy định thực hiện kế hoạch hoá gia đình và bảo vệ sức khoẻ phụ nữ, trẻ em bao gồm các nội dung cụ thể thực hiện kế hoạch hoá gia đình (Mọi người có trách nhiệm thực hiện kế hoạch hoá gia đình, có quyền lựa chọn biện pháp sinh đẻ có kế hoạch theo nguyện vọng); quyền của phụ nữ được khám bệnh, chữa bệnh phụ khoa và nạo thai, phá thai (Phụ nữ được quyền nạo thai, phá thai theo nguyện vọng, được khám bệnh, chữa bệnh phụ khoa, được theo dõi sức khoẻ trong thời kỳ thai nghén, được phục vụ y tế khi sinh con tại các cơ sở y tế); sử dụng lao động nữ (Các tổ chức và cá nhân sử dụng lao động nữ phải thực hiện các quy định về bảo vệ sức khoẻ cho phụ nữ, bảo đảm chế độ đối với phụ nữ có thai, sinh con, nuôi con và áp dụng các biện pháp sinh đẻ có kế hoạch); bảo vệ sức khoẻ trẻ em (Trẻ em được y tế cơ sở quản lý sức khoẻ, được tiêm chủng phòng bệnh, phòng dịch, được khám bệnh, chữa bệnh); chăm sóc trẻ em có khuyết tật (Bộ y tế, Bộ lao động - thương binh và xã hội, Bộ giáo dục có trách nhiệm tổ chức chăm sóc và áp dụng các biện pháp phục hồi chức năng cho trẻ em có khuyết tật). Văn bản được sử dụng để pháp điển trong Chương VIII là Luật số 21-LCT/HDNN8, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 11/07/1989. Văn bản có nội dung liên quan bao gồm Pháp lệnh 08/2008/PL-UBTVQH12 sửa đổi điều 10 của Pháp lệnh Dân số ban hành ngày 27/12/2008 (Điều 8.3.PL.9. kế hoạch hóa gia đình; Điều 8.3.PL.10. quyền và nghĩa vụ của mỗi cặp vợ chồng, cá nhân trong việc thực hiện cuộc vận động dân số và kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe sinh sản:; Điều 8.3.PL.11. tuyên truyền và tư vấn về kế hoạch hóa gia đình.; Điều 8.3.PL.12. cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình); Bộ luật 45/2019/QH14 Bộ Luật lao động ban hành ngày 20/11/2019 ( Chương X những quy định riêng đối với lao động nữ và bảo đảm bình đẳng giới; chương x những quy định riêng đối với lao động nữ và bảo đảm bình đẳng giới); Luật 102/2016/QH13 Trẻ em ban hành ngày 05/04/2016 (điều 14. quyền được chăm sóc sức khỏe; điều 15. quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng; điều 35. quyền của trẻ em khuyết tật; điều 35. quyền của trẻ em khuyết tật).
Chương  IX quy định thanh tra nhà nước về y tế bao gồm các nội dung cụ thể tổ chức và quyền hạn của thanh tra nhà nước về y tế; thanh tra vệ sinh; thanh tra khám bệnh, chữa bệnh; thanh tra dược. Văn bản được sử dụng để pháp điển trong Chương IX là Luật số 21-LCT/HDNN8, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 11/07/1989. Chương này có nội dung liên quan đến mục 2 thanh tra bộ; mục 3 hoạt động thanh tra chuyên ngành; mục 6 cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành; mục 4 thanh tra sở; điều 18.3.LQ.4. cơ quan thực hiện chức năng thanh tra; điều 18.3.LQ.5. chức năng của cơ quan thanh tra nhà nước; điều 18.3.LQ.6. hoạt động thanh tra; mục 6 cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành; điều 18.3.NĐ.17.1. phạm vi điều chỉnh)
Chương  X quy định khen thưởng và xử lý các vi phạm bao gồm các nội dung cụ thể khen thưởng (Địa phương, đơn vị, cá nhân có thành tích trong công tác bảo vệ sức khoẻ nhân dân được Nhà nước khen thưởng vật chất và tinh thần. Thầy thuốc, lương y, dược sĩ và nhân viên y tế khác có nhiều cống hiến trong sự nghiệp bảo vệ sức khoẻ nhân dân, có trình độ nghiệp vụ, chuyên môn kỹ thuật giỏi, có đạo đức, được nhân dân và đồng nghiệp tín nhiệm thì được xét tặng danh hiệu cao quý của Nhà nước); xử lý các vi phạm (xứ lý kỷ luật, bị xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự và nếu gây thiệt hại đến sức khoẻ, tính mạng, tài sản của người khác thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật). Văn bản được sử dụng để pháp điển trong Chương X là Luật số 21-LCT/HDNN8, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 11/07/1989. Chương này có nội dung liên quan đến Điều 1. phạm vi điều chỉnh của Nghị định 115/2018/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm ban hành ngày 04/09/2018; Điều 39.13.NĐ.82.1. Phạm vi điều chỉnh)
Chương  XI quy định điều khoản cuối cùng bao gồm các nội dung cụ thể vấn đề bãi bỏ những quy định trước đây trái với luật này; việc thi hành và giám sát thực hiện của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Uỷ ban về các vấn đề xã hội, Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban khác của Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp; Trường hợp các văn bản tham chiếu trong văn bản này có sự sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế; hiệu lực thi hành; điều khoản chuyển tiếp; trách nhiệm thi hành.
Văn bản được sử dụng để pháp điển trong Chương IX là Luật số 21-LCT/HDNN8, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 11/07/1989. Điều khoản có liên quan là mục 2 thanh tra bộ; mục 4 thanh tra sở; điều 18.3.LQ.4. cơ quan thực hiện chức năng thanh tra; điều 18.3.LQ.5. chức năng của cơ quan thanh tra nhà nước; điều 18.3.LQ.6. hoạt động thanh tra; mục 6 cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành; điều 18.3.NĐ.17.1. phạm vi điều chỉnh; mục 3 hoạt động thanh tra chuyên ngành; mục 6 cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành.
Như vậy, thông qua việc pháp điển đề mục Bảo vệ sức khoẻ nhân dân đã xác định được toàn bộ hệ thống các quy phạm pháp luật quy định về Bảo vệ sức khoẻ nhân dân đang còn hiệu lực được thống kê, tập hợp, sắp xếp giúp các cơ quan nhà nước, các tổ chức, cá nhân dễ dàng tìm kiếm, tra cứu cũng như bảo đảm tính công khai, minh bạch của hệ thống pháp luật và góp phần nâng cao sự tin tưởng của người dân vào hệ thống pháp luật. Ngoài ra, một số quy định trong đề mục Bảo vệ sức khoẻ nhân dân còn có nội dung liên quan trực tiếp đến các văn bản quy phạm pháp luật thuộc các đề mục khác cũng đã được chỉ dẫn có liên quan đến nhau./.
 
Trần Thanh Loan
Chung nhan Tin Nhiem Mang