Cập nhật QPPL mới của Pháp lệnh số 02/2022/UBTVQH15 về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trợ hoạt động tố tụng vào Đề mục Xử lý vi phạm hành chính
Sign In

Nghiên cứu trao đổi

Cập nhật QPPL mới của Pháp lệnh số 02/2022/UBTVQH15 về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trợ hoạt động tố tụng vào Đề mục Xử lý vi phạm hành chính

Ngày 18 tháng 8 năm 2022, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV đã ban hành Pháp lệnh số 02/2022/UBTVQH15 về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng. Pháp lệnh số 02/2022/UBTVQH15 gồm 04 chương với 48 điều. Pháp lệnh này do Bộ Tư pháp chủ trì soạn thảo và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 9 năm 2022.
Căn cứ theo nguyên tắc của kỹ thuật pháp điển quy định tại Điều 13 Pháp lệnh pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật năm 2012 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Điều 17 Nghị định số 63/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 6 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật, Bộ Tư pháp đã thực hiện pháp điển, cập nhật toàn bộ 48 điều của Pháp lệnh số 02/2022/UBTVQH15 nêu trên vào nội dung của Đề mục Xử lý vi phạm hành chính của Bộ pháp điển (Đề mục số 13 thuộc Chủ đề số 39) với ký hiệu mã hóa số thứ tự văn bản trong kết quả pháp điển của Đề mục là PL.2 theo quy định.
Theo đó, các điều sau đây của Pháp lệnh số 02/2022/UBTVQH15, như Điều 1 (Điều 39.13.PL.2.1) về phạm vi điều chỉnh, Điều 2 (Điều 39.13.PL.2.2) về giải thích từ ngữ được sắp xếp vào Phần thứ nhất (Những quy định chung) trong cấu trúc Đề mục Xử lý vi phạm hành chính và các điều cuối của Pháp lệnh này như Điều 47 (Điều 39.13.PL.2.47) về hiệu lực thi hành, Điều 48 (Điều 39.13.PL.2.48) về trách nhiệm tổ chức thi hành được sắp xếp vào Phần thứ sáu (về Điều khoản thi hành) trong cấu trúc của Đề mục theo nguyên tắc kỹ thuật pháp điển quy định tại điểm g khoản 2 Điều 11 Nghị định số 63/2013/NĐ-CP. Đối với các điều từ Điều 3 đến Điều 46 của Pháp lệnh số 02/2022/UBTVQH15 được pháp điển, sắp xếp vào Mục 55 với tiêu đề “Quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng” - là Mục được bổ sung ở Chương IV về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực của Phần thứ hai trong cấu trúc của Đề mục Xử lý vi phạm hành chính. Cụ thể, 44 Điều đó của Pháp lệnh được pháp điển, mã hóa trong Đề mục Xử lý vi phạm hành chính như sau: Điều 39.13.PL.2.3. Áp dụng quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng; Điều 39.13.PL.2.4. Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng; Điều 39.13.PL.2.5. Các hình thức xử phạt và nguyên tắc áp dụng; Điều 39.13.PL.2.6. Mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền; Điều 39.13.PL.2.7. Các biện pháp khắc phục hậu quả và nguyên tắc áp dụng; Điều 39.13.PL.2.8. Biện pháp ngăn chặn, bảo đảm xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng và nguyên tắc áp dụng; Điều 39.13.PL.2.9. Hành vi tố giác, báo tin về tội phạm sai sự thật; Điều 39.13.PL.2.10. Hành vi tiết lộ bí mật điều tra; Điều 39.13.PL.2.11. Hành vi vi phạm quy định về sự có mặt theo giấy triệu tập; Điều 39.13.PL.2.12. Hành vi cản trở đại diện của cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân tham gia tố tụng; Điều 39.13.PL.2.13. Hành vi cản trở hoạt động xác minh, thu thập chứng cứ; Điều 39.13.PL.2.14. Hành vi ngăn cản việc cấp, giao, nhận, thông báo hoặc không thực hiện trách nhiệm cấp, giao, chuyển, gửi, niêm yết, thông báo văn bản tố tụng; Điều 39.13.PL.2.15. Hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín, xâm hại sức khỏe của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; Điều 39.13.PL.2.16. Hành vi cố ý không có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án; Điều 39.13.PL.2.17. Hành vi cản trở đại diện của cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân tham gia tố tụng theo yêu cầu của Tòa án; Điều 39.13.PL.2.18. Hành vi cản trở hoạt động xác minh, thu thập chứng cứ của cơ quan, người có thẩm quyền; Điều 39.13.PL.2.19. Hành vi cản trở việc cấp, giao, nhận, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng của Tòa án; Điều 39.13.PL.2.20. Hành vi can thiệp vào việc giải quyết vụ án, vụ việc; Điều 39.13.PL.2.21. Hành vi xúc phạm, xâm hại đến sự tôn nghiêm, uy tín của Tòa án; xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín, xâm hại sức khỏe của người có thẩm quyền hoặc những người khác thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu của Tòa án; Điều 39.13.PL.2.22. Hành vi đưa tin sai sự thật; Điều 39.13.PL.2.23. Hành vi vi phạm nội quy phiên tòa, phiên họp; Điều 39.13.PL.2.24. Hành vi khác cản trở hoạt động tố tụng; Điều 39.13.PL.2.25. Thẩm quyền xử phạt của Tòa án nhân dân; Điều 39.13.PL.2.26. Thẩm quyền xử phạt của Công an nhân dân; Điều 39.13.PL.2.27. Thẩm quyền xử phạt của Bộ đội Biên phòng; Điều 39.13.PL.2.28. Thẩm quyền xử phạt của Cảnh sát biển; Điều 39.13.PL.2.29. Thẩm quyền xử phạt của Hải quan; Điều 39.13.PL.2.30. Thẩm quyền xử phạt của Kiểm lâm; Điều 39.13.PL.2.31. Thẩm quyền xử phạt của Kiểm ngư; Điều 39.13.PL.2.32. Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân; Điều 39.13.PL.2.33. Xác định thẩm quyền xử phạt của Tòa án nhân dân; Điều 39.13.PL.2.34. Xác định thẩm quyền xử phạt của Công an nhân dân; Điều 39.13.PL.2.35. Xác định thẩm quyền xử phạt của Bộ đội Biên phòng; Điều 39.13.PL.2.36. Xác định thẩm quyền xử phạt của Cảnh sát biển; Điều 39.13.PL.2.37. Xác định thẩm quyền xử phạt của Hải quan; Điều 39.13.PL.2.38. Xác định thẩm quyền xử phạt của Kiểm lâm; Điều 39.13.PL.2.39. Xác định thẩm quyền xử phạt của Kiểm ngư; Điều 39.13.PL.2.40. Xác định thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân; Điều 39.13.PL.2.41. Phân định thẩm quyền xử phạt; Điều 39.13.PL.2.42. Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính; Điều 39.13.PL.2.43. Lập biên bản vi phạm hành chính; Điều 39.13.PL.2.44. Chuyển hồ sơ vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự, chuyển hồ sơ vụ vi phạm để xử phạt hành chính; Điều 39.13.PL.2.45. Thi hành quyết định xử phạt và cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính; Điều 39.13.PL.2.46. Nguyên tắc, thẩm quyền, thủ tục áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính.
          Trong đó, cần lưu ý về một số quy định sau đây của Pháp lệnh số 02/2022/UBTVQH15:
Điều 39.13.PL.2.2. Giải thích từ ngữ
Trong Pháp lệnh này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Hành vi cản trở hoạt động tố tụng bị xử phạt vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, cản trở hoạt động giải quyết vụ án, vụ việc của cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự, Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính mà không phải là tội phạm và theo quy định của Pháp lệnh này phải bị xử phạt vi phạm hành chính.
Hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, cản trở hoạt động giải quyết vụ việc của cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của Pháp lệnh Trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân và Pháp lệnh Trình tự, thủ tục Tòa án nhân dân xem xét, quyết định việc đưa người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào cơ sở cai nghiện bắt buộc mà không phải là tội phạm thì bị áp dụng xử phạt vi phạm hành chính như hành vi cản trở hoạt động tố tụng theo quy định của Pháp lệnh này.
2. Phiên họp bao gồm phiên họp giải quyết việc dân sự; phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải, đối thoại trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, vụ án hành chính; phiên họp xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính; phiên họp xem xét, quyết định việc đưa người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào cơ sở cai nghiện bắt buộc và phiên họp khác trong hoạt động tố tụng.
3. Cơ quan, người có thẩm quyền bao gồm cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Công an cấp xã, Đồn Công an theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự; cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính; Tòa án, Chánh án, Thẩm phán, Thư ký phiên họp thực hiện nhiệm vụ theo quy định của Pháp lệnh Trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân và Pháp lệnh Trình tự, thủ tục Tòa án nhân dân xem xét, quyết định việc đưa người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
4. Luật sư quy định tại Chương II của Pháp lệnh này là người tham gia tố tụng với tư cách:
a) Người bào chữa của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo hoặc là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự;
b) Người đại diện hoặc người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong vụ việc dân sự, vụ án hành chính;
c) Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị đề nghị trong việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân, đưa người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Điều 39.13.PL.2.4. Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng
1. Cá nhân quy định tại điểm a và điểm c khoản 1 Điều 5 của Luật Xử lý vi phạm hành chính thực hiện hành vi quy định tại Chương II của Pháp lệnh này.
Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu thực hiện hành vi cản trở hoạt động tố tụng khi đang thi hành công vụ, nhiệm vụ và hành vi vi phạm đó thuộc công vụ, nhiệm vụ thì không bị xử phạt theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính mà bị xử lý theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức và quy định khác của pháp luật có liên quan, trừ trường hợp quy định tại Điều 495 của Bộ luật Tố tụng dân sựĐiều 324 và khoản 1 Điều 325 của Luật Tố tụng hành chính.
Trường hợp Hội thẩm thực hiện hành vi cản trở hoạt động tố tụng khi đang thực hiện nhiệm vụ của Hội thẩm thì không bị xử phạt theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính mà bị xử lý theo quy định của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Tổ chức quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 5 của Luật Xử lý vi phạm hành chính thực hiện hành vi quy định tại Chương II của Pháp lệnh này.
Điều 39.13.PL.2.41. Phân định thẩm quyền xử phạt
1. Người có thẩm quyền xử phạt trong Tòa án nhân dân có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại Điều 25 và Điều 33 của Pháp lệnh này đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng kể từ thời điểm Tòa án nhân dân nhận, thụ lý vụ án, vụ việc.
2. Người có thẩm quyền xử phạt trong Tòa án quân sự có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại Điều 25 và Điều 33 của Pháp lệnh này đối với:
a) Hành vi cản trở hoạt động tố tụng kể từ thời điểm Tòa án quân sự nhận, thụ lý vụ án;
b) Hành vi cản trở hoạt động tố tụng trong giai đoạn giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra của cơ quan, người có thẩm quyền trong Viện kiểm sát quân sự, Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát quân sự trung ương, Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân và các cơ quan trong Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, trừ Bộ dội Biên phòng và Cảnh sát biển;
c) Hành vi cản trở hoạt động tố tụng trong giai đoạn truy tố của cơ quan, người có thẩm quyền trong Viện kiểm sát quân sự.
3. Người có thẩm quyền xử phạt trong Công an nhân dân có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại Điều 26 và Điều 34 của Pháp lệnh này đối với:
a) Hành vi cản trở hoạt động tố tụng trong giai đoạn giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra của cơ quan, người có thẩm quyền trong Công an nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
b) Hành vi cản trở hoạt động tố tụng trong giai đoạn truy tố của cơ quan, người có thẩm quyền trong Viện kiểm sát nhân dân.
4. Người có thẩm quyền xử phạt trong Bộ đội Biên phòng có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại Điều 27 và Điều 35 của Pháp lệnh này đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng trong giai đoạn giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra của cơ quan, người có thẩm quyền trong Bộ đội Biên phòng.
5. Người có thẩm quyền xử phạt trong Cảnh sát biển có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại Điều 28 và Điều 36 của Pháp lệnh này đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng trong giai đoạn giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra của cơ quan, người có thẩm quyền trong Cảnh sát biển.
6. Người có thẩm quyền xử phạt trong Hải quan có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại Điều 29 và Điều 37 của Pháp lệnh này đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng trong giai đoạn giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra của cơ quan, người có thẩm quyền trong Hải quan.
7. Người có thẩm quyền xử phạt trong Kiểm lâm có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại Điều 30 và Điều 38 của Pháp lệnh này đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng trong giai đoạn giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra của cơ quan, người có thẩm quyền trong Kiểm lâm.
8. Người có thẩm quyền xử phạt trong Kiểm ngư có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại Điều 31 và Điều 39 của Pháp lệnh này đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng trong giai đoạn giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra của cơ quan, người có thẩm quyền trong Kiểm ngư.
9. Chủ tịch Ủy ban nhân dân có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại Điều 32 và Điều 40 của Pháp lệnh này đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng trong giai đoạn giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử của cơ quan, người có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
Điều 39.13.PL.2.45. Thi hành quyết định xử phạt và cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính
1. Thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính được thực hiện theo quy định tại các điều từ Điều 69 đến Điều 88 của Luật Xử lý vi phạm hành chính và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế bao gồm:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp;
b) Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Tòa án quân sự khu vực, Chánh án Tòa án quân sự quân khu và tương đương, Chánh tòa chuyên trách Tòa án nhân dân cấp cao;
c) Người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế trong Công an nhân dân, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển, Hải quan, Kiểm lâm, Kiểm ngư được thực hiện theo quy định tại các điểm b, c, d, đ và e khoản 1 Điều 87 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Phùng Thị Hương

Các tin khác

Cập nhật QPPL mới của Nghị định số 64/2022/NĐ-CP ngày 15/9/2022 và Thông tư số 13/2022/TT-BGTVT ngày 30/6/2022 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải vào Đề mục Hàng không dân dụng Việt Nam Cập nhật QPPL mới của Nghị định số 63/2022/NĐ-CP ngày 12/9/2022 của Chính phủ vào Đề mục Tổ chức Chính phủ Cập nhật QPPL mới của Nghị định số 61/2022/NĐ-CP ngày 12/09/2022 của Chính phủ vào Đề mục Tổ chức Chính phủ Cập nhật QPPL mới của Thông tư số 05/2022/TT-BVHTTDL ngày 04/8/2022 của Bộ trưởng Bộ VHTTDL hướng dẫn hoạt động thư viện lưu động và luân chuyển tài nguyên thông tin vào đề mục Thư viện Cập nhật QPPL mới của Nghị định số 50/2022/NĐ-CP ngày 02/8/2022 của Chính phủ và Thông tư số 02/2022/TT-BVHTTDL ngày 01/7/2022 của Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch vào Đề mục Viên chức Cập nhật QPPL mới của Thông tư số 08/2022/TT-BTNMT ngày 05/7/2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường vào Đề mục Khí tượng thuỷ văn Cập nhật QPPL mới của Thông tư số 48/2022/TT-BTC ngày 03/8/2022 của Bộ trưởng Bộ Tài chính vào Đề mục Phí và lệ phí Cập nhật QPPL mới của Nghị định số 38/2022/NĐ-CP ngày 12/6/2022 của Chính phủ và Thông tư số 12/2022/TT-BCT ngày 25/7/2022 của Bộ trưởng Bộ Công thương vào Đề mục Lao động
Chung nhan Tin Nhiem Mang