Hệ thống các quy phạm pháp luật trong lĩnh vực phòng, chống rửa tiền
Sign In

Nghiên cứu trao đổi

Hệ thống các quy phạm pháp luật trong lĩnh vực phòng, chống rửa tiền

Thực hiện Quyết định số 843/QĐ-TTg ngày 06/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Danh mục các đề mục trong mỗi chủ đề và phân công cơ quan thực hiện pháp điển theo các đề mục, Ngân hàng nhà nước Việt Nam đã thực hiện pháp điển đối với đề mục số 6 “Phòng, chống rửa tiền” thuộc chủ đề số 22 “Ngân hàng, tiền tệ” theo quy định. Đến nay, đề mục này đã được thẩm định, ký xác thực và đóng dấu theo quy định. Trong thời gian tới, Bộ Tư pháp sắp xếp vào chủ đề để trình Chính phủ thông qua.
Theo đó, đề mục này có cấu trúc gồm 5 chương, 99 điều, được pháp điển từ 05 văn bản quy phạm pháp luật có nội dung thuộc đề mục và 04 văn bản quy phạm pháp luật khác có nội dung liên quan. Cụ thể:
- 05 văn bản quy phạm pháp luật có nội dung thuộc đề mục gồm: Luật Phòng, chống rửa tiền ngày 18/6/2012; Nghị định 116/2013/NĐ-CP ngày 04/10/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống rửa tiền; Quyết định 20/2013/QĐ-TTg ngày 18/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ quy định mức giá trị của giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo; Thông tư số 35/2013/TT-NHNN ngày 31/12/2013 hướng dẫn thực hiện một số quy định về phòng, chống rửa tiền; Thông tư 31/2014/TT-NHNN ngày 11/11/2014 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 35/2013/TT-NHNN ngày 31/12/2013 hướng dẫn thực hiện một số quy định về phòng, chống rửa tiền.
- 04 văn bản quy phạm pháp luật có nội dung liên quan gồm: Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13 ngày 24/11/2015; Nghị định 122/2013/NĐ-CP ngày 11/10/2013 của Chính phủ quy định về tạm ngừng lưu thông, phong tỏa, niêm phong, tạm giữ và xử lý đối với tiền, tài sản liên quan đến khủng bố, tài trợ khủng bố; Nghị định 96/2014/NĐ-CP ngày 17/10/2014 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng; Thông tư liên tịch số 09/2011/TTLT-BCA-BQP-BTP-NHNNVN-VKSNDTC-TANDTC ngày 30/11/2011 Hướng dẫn áp dụng quy định của Bộ luật hình sự về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có và tội rửa tiền.
- Đề mục có cấu trúc 5 Chương gồm: Chương I - Những quy định chung; Chương II - Biện pháp phòng, chống rửa tiền; Chương III - Trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong phòng, chống rửa tiền; Chương IV - Hợp tác quốc tế về phòng, chống rửa tiền; Chương V - Điều khoản thi hành.
Như vậy, có thể nói, thông qua việc pháp điển này và đây cũng là lần đầu tiên toàn bộ hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội trong lĩnh vực phòng, chống rửa tiền đang còn hiệu lực được thống kê, tập hợp, sắp xếp vào một chỗ giúp các cá nhân, tổ chức dễ dàng tìm kiếm, tra cứu cũng như bảo đảm tính công khai, minh bạch của hệ thống pháp luật và góp phần nâng cao sự tin tưởng của người dân vào hệ thống pháp luật nói chung và hệ thống quy phạm pháp luật trong lĩnh vực phòng, chống rửa tiền nói riêng. 
Nguyễn Duy Thắng - Trưởng Phòng Phòng Pháp điển hệ thống QPPL
Chung nhan Tin Nhiem Mang