Hệ thống các quy phạm pháp luật đang còn hiệu lực quy định về kiểm toán nhà nước
Sign In

Nghiên cứu trao đổi

Hệ thống các quy phạm pháp luật đang còn hiệu lực quy định về kiểm toán nhà nước

Triển khai thực hiện công tác pháp điển, Kiểm toán nhà nước đã chủ trì thực hiện pháp điển đề mục Kiểm toán nhà nước (Đề mục số 3 thuộc Chủ đề số 17). Đến nay, Kiểm toán nhà nước đã phối hợp với các bộ, ngành liên quan thực hiện pháp điển xong đề mục Kiểm toán nhà nước và đã được thẩm định thông qua theo quy định.
Đề mục Kiểm toán nhà nước có cấu trúc gồm 09 chương (theo cấu trúc của Luật Kiểm toán nhà nước) với 146 Điều. Theo đó, đề mục Kiểm toán nhà nước được pháp điển bởi các quy phạm pháp luật đang còn hiệu lực của 24 văn bản gồm: Luật 81/2015/QH13 Kiểm toán nhà nước; Nghị quyết 325/2016/UBTVQH14 của Ủy ban thường vụ Quốc hội Quy định chế độ đối với cán bộ, công chức của Kiểm toán nhà nước; Nghị định 66/2018/NĐ-CP của Chính phủ Quy định về chế độ ưu tiên đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của Kiểm toán nhà nước; Quyết định 01/2016/QĐ-KTNN của Kiểm toán Nhà nước Quy chế tổ chức và hoạt động của Đoàn kiểm toán nhà nước; Quyết định 02/2016/QĐ-KTNN của Kiểm toán Nhà nước Ban hành Hệ thống Chuẩn mực kiểm toán nhà nước; Quyết định 03 /2016/QĐ-KTNN của Kiểm toán Nhà nước Quy định giải quyết khiếu nại của đơn vị được kiểm toán; Quyết định 04/2016/QĐ-KTNN của Kiểm toán Nhà nước Ban hành Quy định về quy tắc ứng xử của Kiểm toán viên nhà nước; Quyết định 05/2016/QĐ-KTNN của Kiểm toán Nhà nước Ban hành Quy định về mẫu thẻ và việc quản lý, sử dụng thẻ Kiểm toán viên nhà nước; Quyết định 06/2016/QĐ-KTNN của Kiểm toán Nhà nước Ban hành Hệ thống mẫu biểu hồ sơ kiểm toán; Quyết định 07/2016/QĐ-KTNN của Kiểm toán Nhà nước Ban hành Quy định về theo dõi, kiểm tra việc thực hiện kết luận kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước; Quyết định 08/2016/QĐ-KTNN của Kiểm toán Nhà nước Quy trình kiểm toán của Kiểm toán nhà nước; Quyết định 09/2016/QĐ-KTNN của Kiểm toán Nhà nước Ban hành Quy định trình tự lập, thẩm định, xét duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm toán tổng quát của cuộc kiểm toán; Quyết định 10/2016/QĐ-KTNN của Kiểm toán Nhà nước Danh mục hồ sơ kiểm toán; chế độ nộp lưu, bảo quản, khai thác và hủy hồ sơ kiểm toán; Quyết định 01/2017/QĐ-KTNN của Kiểm toán Nhà nước Ban hành Quy định trình tự lập, thẩm định, xét duyệt và phát hành báo cáo kiểm toán của Kiểm toán nhà nước; Quyết định 02/2017/QĐ-KTNN của Kiểm toán Nhà nước Quy trình kiểm toán dự án đầu tư xây dựng công trình của Kiểm toán nhà nước; Quyết định 03/2017/QĐ-KTNN của Kiểm toán Nhà nước Ban hanh Quy định lập, thẩm định và ban hành kế hoạch kiểm toán năm của Kiểm toán nhà nước; Quyết định 04/2017/QĐ-KTNN của Kiểm toán Nhà nước về Quy trinh kiểm toán ngân sách trung ương (bộ, ngành) của Kiểm toán nhà nước; Quyết định 05/2017/QĐ-KTNN của Kiểm toán Nhà nước Ban hanh Quy trinh kiểm toán Chương trình mục tiêu quốc gia của Kiểm toán nhà nước; Quyết định 06/2017/QĐ-KTNN của Kiểm toán Nhà nước Ban hành Quy trình kiểm toán ngân sách địa phương của Kiểm toán nhà nước; Quyết định 07/2017/QĐ-KTNN của Kiểm toán Nhà nước Ban hành Quy trình kiểm toán hoạt động của Kiểm toán nhà nước; Quyết định 08/2017/QĐ-KTNN của Kiểm toán Nhà nước Ban hành Quy chế sử dụng cộng tác viên Kiểm toán nhà nước; Quyết định 09/2017/QĐ-KTNN của Kiểm toán Nhà nước Ban hành Quy chế ủy thác hoặc thuê doanh nghiệp kiểm toán thực hiện kiểm toán; Quyết định 10/2017/QĐ-KTNN của Kiểm toán Nhà nước Ban hành Quy trình kiểm toán doanh nghiệp; Quyết định 11/2017/QĐ-KTNN của Kiểm toán Nhà nước Ban hành Quy trình kiểm toán các tổ chức tài chính, ngân hàng.
Các nội dung cơ bản trong mỗi Chương của đề mục “Kiểm toán nhà nước” như sau:
- Chương I gồm 11 điều quy định về các vấn đề chung như: Phạm vi điều chỉnh; Đối tượng áp dụng; Giải thích từ ngữ; Đối tượng kiểm toán của Kiểm toán nhà nước; Nguyên tắc hoạt động kiểm toán của Kiểm toán nhà nước; Chuẩn mực kiểm toán nhà nước; Giá trị pháp lý của báo cáo kiểm toán; Các hành vi bị nghiêm cấm.
- Chương II gồm 12 Mục với 20 điều quy định về chức nawgn, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Kiểm toán nhà nước như: Chức năng của Kiểm toán nhà nước; Nhiệm vụ của Kiểm toán nhà nước; Quyền hạn của Kiểm toán nhà nước; Tổng Kiểm toán nhà nước; Trách nhiệm của Tổng Kiểm toán nhà nước; Quyền hạn của Tổng Kiểm toán nhà nước; Phó Tổng Kiểm toán nhà nước; Tổ chức của Kiểm toán nhà nước; Kiểm toán trưởng, Phó Kiểm toán trưởng; Thành lập và giải thể Hội đồng Kiểm toán nhà nước; Nguyên tắc làm việc của Hội đồng Kiểm toán nhà nước.
- Chương III gồm 13 điều quy định về kiểm toán viên nhà nước và cộng tác viên kiểm toán nhà nước như: Các ngạch Kiểm toán viên nhà nước; Tiêu chuẩn chung của Kiểm toán viên nhà nước; Trách nhiệm của Kiểm toán viên nhà nước; Tiêu chuẩn bổ nhiệm vào ngạch Kiểm toán viên; Tiêu chuẩn bổ nhiệm vào ngạch Kiểm toán viên chính; Tiêu chuẩn bổ nhiệm vào ngạch Kiểm toán viên cao cấp; Thẻ Kiểm toán viên nhà nước; Miễn nhiệm Kiểm toán viên nhà nước; Các trường hợp không được bố trí làm thành viên Đoàn kiểm toán; Cộng tác viên Kiểm toán nhà nước.
- Chương IV gồm 42 điều quy định về hoạt động kiểm toán nhà nước như: Căn cứ để ban hành quyết định kiểm toán; Quyết định kiểm toán; Nội dung kiểm toán; Kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước; Thời hạn kiểm toán; Địa điểm kiểm toán; Thành lập và giải thể Đoàn kiểm toán; Thành phần Đoàn kiểm toán; Tiêu chuẩn Trưởng Đoàn kiểm toán, Phó trưởng Đoàn kiểm toán và Tổ trưởng Tổ kiểm toán; Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Trưởng Đoàn kiểm toán; Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Phó trưởng Đoàn kiểm toán; Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Tổ trưởng Tổ kiểm toán; Nhiệm vụ, quyền hạn của thành viên Đoàn kiểm toán là Kiểm toán viên nhà nước; Nhiệm vụ và trách nhiệm của thành viên Đoàn kiểm toán không phải Kiểm toán viên nhà nước; Các bước của quy trình kiểm toán; Chuẩn bị kiểm toán; Thực hiện kiểm toán; Lập và gửi báo cáo kiểm toán; Lập và gửi báo cáo kiểm toán quyết toán ngân sách nhà nước và báo cáo tổng hợp kết quả kiểm toán năm của Kiểm toán nhà nước; Kiểm tra việc thực hiện kết luận và kiến nghị kiểm toán; Công khai báo cáo kiểm toán; Công khai báo cáo tổng hợp kết quả kiểm toán năm và báo cáo kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán; Hồ sơ kiểm toán; Bảo quản và khai thác hồ sơ kiểm toán; Hủy hồ sơ kiểm toán.
 - Chương V gồm 4 điều quy định về quyền và nghĩa vụ của đơn vị được toán như: Đơn vị được kiểm toán; Quyền của đơn vị được kiểm toán; Nghĩa vụ của đơn vị được kiểm toán; Trách nhiệm gửi báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách, dự toán kinh phí của các đơn vị được kiểm toán.
- Chương VI gồm 9 điều quy định về bảo đảm hoạt động của Kiểm toán nhà nước như: Kinh phí hoạt động và cơ sở vật chất của Kiểm toán nhà nước; Biên chế của Kiểm toán nhà nước; Đầu tư hiện đại hóa hoạt động của Kiểm toán nhà nước; Chế độ đối với cán bộ, công chức của Kiểm toán nhà nước; Chế độ ưu tiên đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của Kiểm toán nhà nước; Kinh phí để thực hiện chế độ ưu tiên đối với cán bộ, công chức và người lao động của Kiểm toán nhà nước; Sử dụng kinh phí được trích để thực hiện chế độ ưu tiên đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của Kiểm toán nhà nước.
- Chương VII gồm 6 điều quy định về trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân đối với hoạt động của Kiểm toán nhà nước như: Quốc hội với Kiểm toán nhà nước; Chính phủ với Kiểm toán nhà nước; Trách nhiệm của cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân; Trách nhiệm của Hội đồng nhân dân; Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân; Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm toán nhà nước.
- Chương VIII gồm 4 điều quy định về kiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong hoạt động kiểm toán nhà nước như: Khiếu nại và giải quyết khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước; Tố cáo và giải quyết tố cáo về hoạt động kiểm toán nhà nước; Xử lý vi phạm.
- Chương IX gồm 45 điều quy định về điều khoản thi hành như: Quy định chi tiết; Hiệu lực thi hành; Tổ chức thực hiện.
Như vậy, thông qua việc pháp điển đề mục Kiểm toán nhà nước đã xác định được toàn bộ hệ thống các quy phạm pháp luật quy định về bồi thường của nhà nước đang còn hiệu lực được thống kê, tập hợp, sắp xếp giúp các cơ quan nhà nước, các tổ chức, cá nhân dễ dàng tìm kiếm, tra cứu cũng như bảo đảm tính công khai, minh bạch của hệ thống pháp luật và góp phần nâng cao sự tin tưởng của người dân vào hệ thống pháp luật. Ngoài ra, một số quy định liên quan đến việc làm được pháp điển vào đề mục khác thì cũng được chỉ dẫn có liên quan đến nhau./.
Phùng Thị Hương
Chung nhan Tin Nhiem Mang