Hệ thống các quy phạm pháp luật đang còn hiệu lực quy định về trách nhiệm bồi thường của nhà nước
Sign In

Nghiên cứu trao đổi

Hệ thống các quy phạm pháp luật đang còn hiệu lực quy định về trách nhiệm bồi thường của nhà nước

Triển khai thực hiện công tác pháp điển, Bộ Tư pháp đã chủ trì thực hiện pháp điển đề mục Trách nhiệm bồi thường của nhà nước (Đề mục số 8 thuộc Chủ đề số 38). Đến nay, Bộ Tư pháp đã phối hợp với các bộ, ngành liên quan thực hiện pháp điển xong đề mục Trách nhiệm bồi thường của nhà nước và đã được thẩm định thông qua theo quy định.
Đề mục Trách nhiệm bồi thường của nhà nước có cấu trúc gồm 09 chương (theo cấu trúc của Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước) với 117 Điều. Theo đó, đề mục Trách nhiệm bồi thường của nhà nước được pháp điển bởi các quy phạm pháp luật đang còn hiệu lực của 03 văn bản gồm: Luật 10/2017/QH14 Trách nhiệm bồi thường của nhà nước; Nghị định 68/2018/NĐ-CP ngày 15/05/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước; Thông tư 04/2018/TT-BTP ngày 17/05/2018 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành một số biểu mẫu trong công tác bồi thường nhà nước.
Các nội dung cơ bản trong mỗi Chương của đề mục “Trách nhiệm bồi thường của nhà nước” như sau:
- Chương I gồm 20 điều quy định về các vấn đề chung như: Phạm vi điều chỉnh; Đối tượng áp dụng; Giải thích từ ngữ; Nguyên tắc bồi thường của Nhà nước; Quyền yêu cầu bồi thường; Thời hiệu yêu cầu bồi thường; Căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường của Nhà nước; Văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường trong hoạt động quản lý hành chính; Văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường trong hoạt động tố tụng hình sự; Văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường trong hoạt động tố tụng dân sự, tố tụng hành chính; Văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường trong hoạt động thi hành án hình sự; Văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường trong hoạt động thi hành án dân sự; Quyền và nghĩa vụ của người yêu cầu bồi thường; Quyền và nghĩa vụ của người thi hành công vụ gây thiệt hại; Trách nhiệm của cơ quan giải quyết bồi thường; Các hành vi bị nghiêm cấm trong việc giải quyết yêu cầu bồi thường.
- Chương II gồm 05 điều quy định về phạm vi trách nhiệm bồi thường của nhà nước như: Phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính; Phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động tố tụng hình sự; Phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động tố tụng dân sự, tố tụng hành chính; Phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động thi hành án hình sự; Phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động thi hành án dân sự.
- Chương III gồm 21 điều quy định về thiệt hại được bồi thường như: Xác định thiệt hại; Khoảng thời gian làm căn cứ xác định thiệt hại do tài sản bị xâm phạm quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều 23 của Luật; Khoảng thời gian làm căn cứ xác định thiệt hại do thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút quy định tại Điều 24 của Luật; Khoảng thời gian làm căn cứ xác định thiệt hại do thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút quy định tại Điều 24 của Luật trong trường hợp người bị thiệt hại bị áp dụng các biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc, tạm giữ người theo thủ tục hành chính; Khoảng thời gian làm căn cứ xác định thiệt hại do thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút quy định tại Điều 24 của Luật trong trường hợp công chức từ Tổng Cục trưởng và tương đương trở xuống bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc trái pháp luật; Khoảng thời gian làm căn cứ xác định thiệt hại do thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút quy định tại Điều 24 của Luật trong trường hợp bị thiệt hại trong hoạt động tố tụng hình sự; Khoảng thời gian làm căn cứ xác định thiệt hại do thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút quy định tại Điều 24 của Luật trong trường hợp người bị thiệt hại mất hoặc suy giảm khả năng lao động; Khoảng thời gian làm căn cứ xác định thiệt hại về vật chất do người bị thiệt hại chết quy định tại Điều 25 của Luật và thiệt hại về vật chất do sức khỏe bị xâm phạm quy định tại Điều 26 của Luật; Khoảng thời gian làm căn cứ xác định thiệt hại về tinh thần quy định tại khoản 3 Điều 27 của Luật; Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm; Xác định thiệt hại do tài sản bị xâm phạm quy định tại Điều 23 của Luật; Thiệt hại do thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút; Thiệt hại về vật chất do người bị thiệt hại chết; Thiệt hại về vật chất do sức khỏe bị xâm phạm; Thiệt hại về tinh thần; Các chi phí khác được bồi thường; Xác định các chi phí khác được bồi thường quy định tại Điều 28 của Luật; Khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp khác đối với người bị thiệt hại; Trả lại tài sản; Phục hồi danh dự; Các thiệt hại Nhà nước không bồi thường.
- Chương IV gồm 10 điều quy định về cơ quan giải quyết bồi thường như: Cơ quan giải quyết bồi thường trong hoạt động quản lý hành chính; Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra giải quyết bồi thường trong hoạt động tố tụng hình sự; Viện kiểm sát giải quyết bồi thường trong hoạt động tố tụng hình sự; Tòa án giải quyết bồi thường trong hoạt động tố tụng hình sự; Tòa án giải quyết bồi thường trong hoạt động tố tụng dân sự, tố tụng hành chính; Cơ quan giải quyết bồi thường trong hoạt động thi hành án hình sự; Cơ quan giải quyết bồi thường trong hoạt động thi hành án dân sự; Xác định cơ quan giải quyết bồi thường trong một số trường hợp cụ thể; Xác định cơ quan giải quyết bồi thường quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 40 của Luật; Xác định cơ quan giải quyết bồi thường quy định tại khoản 4 Điều 41 của Luật.
- Chương V gồm 29 điều với 02 Mục quy định về thủ tục giải quyết yêu cầu bồi thường như: Mục 1 quy định về giải quyết yêu cầu bồi thường tại cơ quan trực tiến quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại gồm: Hồ sơ yêu cầu bồi thường; Thụ lý hồ sơ yêu cầu bồi thường tại cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại; Thủ tục tiếp nhận và xử lý hồ sơ; Thụ lý hồ sơ và cử người giải quyết bồi thường; Tạm ứng kinh phí bồi thường; Xác minh thiệt hại; Cách thức xác minh thiệt hại quy định tại Điều 45 của Luật; Tài liệu, chứng cứ làm căn cứ xác minh thiệt hại quy định tại Điều 45 của Luật; Yêu cầu người yêu cầu bồi thường, cá nhân, tổ chức có liên quan cung cấp tài liệu, chứng cứ quy định tại khoản 1 Điều 45 của Luật; Định giá tài sản, giám định thiệt hại quy định tại khoản 1 Điều 45 của Luật; Lấy ý kiến của cá nhân, tổ chức có liên quan về thiệt hại, mức bồi thường quy định tại khoản 1 Điều 45 của Luật; Tham gia xác minh thiệt hại quy định tại khoản 4 Điều 45 của Luật; Báo cáo xác minh thiệt hại quy định tại khoản 3 Điều 45 của Luật; Thương lượng việc bồi thường; Thương lượng việc bồi thường quy định tại khoản 3 Điều 46 của Luật; Quyết định giải quyết bồi thường; Hủy, sửa chữa, bổ sung quyết định giải quyết bồi thường; Hoãn giải quyết yêu cầu bồi thường; Tạm đình chỉ giải quyết yêu cầu bồi thường; Đình chỉ giải quyết yêu cầu bồi thường. Mục 2 quy định về giải quyết vụ án dân sự về yêu cầu bồi thường, giải quyết yêu cầu bồi thường trong quá trình tố tụng hình sự, tố tụng hành chính tại tòa án gồm: Khởi kiện và thủ tục giải quyết yêu cầu bồi thường tại Tòa án; Xác định Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự về yêu cầu bồi thường; Thi hành bản án, quyết định của Tòa án về giải quyết yêu cầu bồi thường; Giải quyết yêu cầu bồi thường trong quá trình tố tụng hình sự, tố tụng hành chính tại Tòa án. Mục 3 quy định về phục hồi danh dự gồm: Hình thức phục hồi danh dự; Chủ động phục hồi danh dự; Chủ động phục hồi danh dự quy định tại Điều 57 của Luật; Trực tiếp xin lỗi và cải chính công khai; Thành phần và thủ tục trực tiếp xin lỗi và cải chính công khai quy định tại Điều 58 của Luật; Nội dung văn bản xin lỗi và cải chính công khai; Đăng báo xin lỗi và cải chính công khai; Đăng báo xin lỗi và cải chính công khai quy định tại Điều 59 của Luật.
- Chương VI gồm 04 điều quy định về kinh phí bồi thường và thủ tục chi trả như: Kinh phí bồi thường; Lập dự toán kinh phí bồi thường; Cấp phát kinh phí bồi thường và chi trả tiền bồi thường; Quyết toán kinh phí bồi thường. 
- Chương VII gồm 15 điều quy định về trách nhiệm hoàn trả như: Nghĩa vụ hoàn trả của người thi hành công vụ; Xác định mức hoàn trả, giảm mức hoàn trả; Xác định mức hoàn trả quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 65 của Luật; Giảm mức hoàn trả quy định tại khoản 4 Điều 65 của Luật; Thẩm quyền, thủ tục xác định trách nhiệm hoàn trả; Hội đồng xem xét trách nhiệm hoàn trả quy định tại Điều 66 của Luật; Phương thức làm việc của Hội đồng quy định tại Điều 66 của Luật; Quyết định hoàn trả quy định tại Điều 66 của Luật; Quyết định hoàn trả, quyết định giảm mức hoàn trả; Thực hiện việc hoàn trả; Xử lý tiền đã hoàn trả, trách nhiệm hoàn trả trong trường hợp văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường không còn là căn cứ yêu cầu bồi thường; Xử lý tiền đã hoàn trả, trách nhiệm hoàn trả trong trường hợp văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường không còn là căn cứ yêu cầu bồi thường quy định tại Điều 69 của Luật; Trách nhiệm thu tiền hoàn trả trong trường hợp người thi hành công vụ chuyển sang cơ quan, tổ chức khác; Trách nhiệm thu tiền hoàn trả trong trường hợp người thi hành công vụ gây thiệt hại đã nghỉ hưu, nghỉ việc; Trách nhiệm hoàn trả trong trường hợp người thi hành công vụ gây thiệt hại chết.
- Chương VIII gồm 06 điều quy định về trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong công tác bồi thường nhà nước như: Trách nhiệm quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước; Thanh tra, kiểm tra công tác bồi thường nhà nước; Báo cáo thống kê việc thực hiện công tác bồi thường nhà nước quy định tại các điều 73, 74 và 75 của Luật; Trách nhiệm của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.
- Chương IX gồm 07 điều quy định về điều khoản thi hành như: phí, lệ phí, các loại phí khác và thuế trong quá trình giải quyết yêu cầu bồi thường; Hiệu lực thi hành; Quy định chuyển tiếp; Trách nhiệm thi hành; Tổ chức thực hiện.
Như vậy, thông qua việc pháp điển đề mục Trách nhiệm bồi thường của nhà nước đã xác định được toàn bộ hệ thống các quy phạm pháp luật quy định về bồi thường của nhà nước đang còn hiệu lực được thống kê, tập hợp, sắp xếp giúp các cơ quan nhà nước, các tổ chức, cá nhân dễ dàng tìm kiếm, tra cứu cũng như bảo đảm tính công khai, minh bạch của hệ thống pháp luật và góp phần nâng cao sự tin tưởng của người dân vào hệ thống pháp luật. Ngoài ra, một số quy định liên quan đến việc làm được pháp điển vào đề mục khác thì cũng được chỉ dẫn có liên quan đến nhau./.
Huỳnh Hữu Phương
Chung nhan Tin Nhiem Mang