Hệ thống các quy phạm pháp luật đang còn hiệu lực từ kết quả pháp điển Đề mục Điện ảnh
Sign In

Nghiên cứu trao đổi

Hệ thống các quy phạm pháp luật đang còn hiệu lực từ kết quả pháp điển Đề mục Điện ảnh

Thực hiện Quyết định số 891/QĐ-TTg ngày 17/7/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Danh mục các đề mục trong mỗi chủ đề và phân công cơ quan thực hiện pháp điển theo các đề mục, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đã chủ trì thực hiện pháp điển Đề mục Điện ảnh (Đề mục 6 Chủ đề 41. Văn hóa, thể thao, du lịch). Đến nay, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đã phối hợp với các bộ, ngành liên quan thực hiện pháp điển xong Đề mục Điện ảnh (Đề mục này được pháp điển lại do Luật Điện ảnh số 05/2022/QH15 thay thế cho Luật Điện ảnh số 62/2006/QH11 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 31/2009/QH12, Luật số 35/2018/QH14 và Luật số 61/2020/QH14). Đồng thời, Đề mục này cũng đã tổ chức họp thẩm định theo quy định, Thực hiện Quyết định số 2852/QĐ-BTP ngày 04/12/2023 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc thành lập Hội đồng thẩm định kết quả pháp điển đề mục Điện ảnh, chiều ngày 12/12/2023, Bộ Tư pháp đã tổ chức cuộc họp thẩm định đề mục trên. Được sự ủy quyền của Chủ tịch Hội đồng, đồng chí Nguyễn Thị Thu Hòe, Phó Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật - Phó Chủ tịch Hội đồng thẩm định đã chủ trì cuộc họp cùng với sự tham gia của các thành viên là đại diện các bộ, ngành và một số đơn vị thuộc Bộ Tư pháp có liên quan. Kết luận tại cuộc họp, trên cơ sở ý kiến của các thành viên Hội đồng thẩm định, đồng chí Nguyễn Duy Thắng nhận định: Kết quả pháp điển đề mục Điện ảnh cơ bản bảo đảm các nội dung thẩm định quy định tại Điều 10 Pháp lệnh Pháp điển hệ thống QPPL, đồng thời, đề nghị Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành có liên quan nghiên cứu tiếp thu ý kiến của các thành viên Hội đồng thẩm định; sớm chỉnh lý, hoàn thiện Hồ sơ, gửi Bộ Tư pháp tổng hợp trình Chính phủ phê duyệt thông qua theo quy định.
Sau đó, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch sẽ chỉnh sửa theo ý kiến của Hội đồng thẩm định và gửi Bộ Tư pháp hoàn thiện hồ sơ trình Chính phủ thông qua theo quy định.
Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch xác định có 11 văn bản có nội dung thuộc Đề mục và 30 văn bản có nội dung liên quan đến Đề mục. Đề mục Điện ảnh có cấu trúc được xác định theo cấu trúc của Điện ảnh số 05/2022/QH15 ngày 15/06/2022 của Quốc hội, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2023, gồm 08 chương với 49 điều, trong đó không bổ sung thêm cấu trúc so với cấu trúc của Luật. Đề mục Điện ảnh có các nội dung chính như sau: 
- Chương I quy định những vấn đề chung như: phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, giải thích từ ngữ, Nguyên tắc hoạt động điện ảnh; Chính sách của Nhà nước về phát triển điện ảnh, công nghiệp điện ảnh; Nhận chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng kịch bản phim, phim có giá trị tư tưởng, nghệ thuật cao để tuyên truyền, giáo dục, nghiên cứu, lưu trữ và phục vụ nhiệm vụ chính trị; Dịch, biên tập và làm phụ đề phim để phục vụ hoạt động giới thiệu đất nước, con người Việt Nam; Đầu tư, hỗ trợ nghiên cứu, ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến trong hoạt động điện ảnh; Phát triển nguồn nhân lực điện ảnh; Tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp về điện ảnh; Hợp tác đầu tư nước ngoài trong hoạt động điện ảnh; Những nội dung và hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động điện ảnh.
Tại chương này, một số quy phạm pháp luật của văn bản được pháp điển vào Đề mục được sắp xếp như sau: các quy định về phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, giải thích từ ngữ của văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành được sắp xếp ngay sau các quy định về phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, giải thích từ ngữ của văn bản có tên gọi được sử dụng làm tên gọi của đề mục theo thứ bậc hiệu lực pháp lý từ cao xuống thấp hoặc theo thứ tự thời gian ban hành đối với các văn bản có cùng hình thức.
-  Chương II quy định về các nội dung: Quyền và nghĩa vụ của cơ sở điện ảnh sản xuất phim; Quyền và nghĩa vụ của nhà sản xuất phim, biên kịch, đạo diễn, quay phim, diễn viên và thành viên khác trong đoàn làm phim; Hoạt động của trường quay; Hoạt động sản xuất phim tại Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài; Sản xuất phim sử dụng ngân sách nhà nước; Quy trình lựa chọn dự án sản xuất phim sử dụng ngân sách nhà nước.
Tại chương này, một số quy phạm pháp luật của văn bản được pháp điển vào Đề mục được sắp xếp như sau:
Điều 41.6.LQ.14. Sản xuất phim sử dụng ngân sách nhà nước
(Điều 14 Luật số 05/2022/QH15, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2023)
Điều 41.6.NĐ.1.7. Sản xuất phim sử dụng ngân sách nhà nước
(Điều 7 Nghị định số 131/2022/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2023)
Điều 41.6.NĐ.1.8. Quy trình lựa chọn dự án sản xuất phim sử dụng ngân sách nhà nước
(Điều 8 Nghị định số 131/2022/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2023)
Điều 41.6.TT.4.4. Trách nhiệm của Cơ quan lựa chọn dự án
(Điều 4 Thông tư số 03/2020/TT-BVHTTDL, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 06/08/2020)
Điều 41.6.TT.4.5. Trách nhiệm của Cơ quan quản lý dự án
(Điều 5 Thông tư số 03/2020/TT-BVHTTDL, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 06/08/2020)
Điều 41.6.TT.4.6. Trách nhiệm của Cơ sở sản xuất phim
(Điều 6 Thông tư số 03/2020/TT-BVHTTDL, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 06/08/2020)
Điều 41.6.TT.4.7. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Hội đồng
(Điều 7 Thông tư số 03/2020/TT-BVHTTDL, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 06/08/2020)
Điều 41.6.TT.4.8. Thành lập Hội đồng và Tổ Chuyên gia giúp việc Hội đồng
(Điều 8 Thông tư số 03/2020/TT-BVHTTDL, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 06/08/2020)
Điều 41.6.TT.4.9. Nguyên tắc và phương thức làm việc của Hội đồng
(Điều 9 Thông tư số 03/2020/TT-BVHTTDL, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 06/08/2020)
Điều 41.6.TT.4.10. Nguyên tắc, phương thức làm việc của Tổ Chuyên gia giúp việc Hội đồng
(Điều 10 Thông tư số 03/2020/TT-BVHTTDL, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 06/08/2020)
Điều 41.6.TT.4.11. Trách nhiệm của Chủ tịch Hội đồng, Phó chủ tịch Hội đồng
(Điều 11 Thông tư số 03/2020/TT-BVHTTDL, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 06/08/2020)
Điều 41.6.TT.4.12. Trách nhiệm của thành viên Hội đồng, Tổ Chuyên gia giúp việc Hội đồng
(Điều 12 Thông tư số 03/2020/TT-BVHTTDL, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 06/08/2020)
Điều 41.6.TT.6.3. Chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng
(Điều 3 Thông tư số 19/2022/TT-BVHTTDL, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/02/2023)
Điều 41.6.TT.6.4. Thành lập Hội đồng
(Điều 4 Thông tư số 19/2022/TT-BVHTTDL, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/02/2023)
Điều 41.6.TT.6.5. Nguyên tắc làm việc của Hội đồng
(Điều 5 Thông tư số 19/2022/TT-BVHTTDL, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/02/2023)
Điều 41.6.TT.6.6. Hoạt động của Hội đồng
(Điều 6 Thông tư số 19/2022/TT-BVHTTDL, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/02/2023)
Điều 41.6.TT.6.7. Quyền và trách nhiệm của Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ủy viên, Thường trực Hội đồng và Thư ký Hội đồng
(Điều 7 Thông tư số 19/2022/TT-BVHTTDL, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/02/2023)
Điều 41.6.TT.6.8. Cho thôi, miễn nhiệm và thay thế thành viên Hội đồng
(Điều 8 Thông tư số 19/2022/TT-BVHTTDL, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/02/2023)
Điều 41.6.TT.6.9. Tiêu chí đánh giá, chấm điểm, xếp loại kịch bản
(Điều 9 Thông tư số 19/2022/TT-BVHTTDL, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/02/2023)

- Chương III quy định về các nội dung: Quyền và nghĩa vụ của Cơ sở điện ảnh phát hành phim; Trao đổi, mua, bán, cho thuê phim; Xuất khẩu phim, nhập khẩu phim.
- Chương IV quy định về các nội dung: Quyền và nghĩa vụ của cơ sở điện ảnh phổ biến phim; Phổ biến phim trong rạp chiếu phim; Phổ biến phim trên hệ thống truyền hình; Phổ biến phim trên không gian mạng; Phổ biến phim tại địa điểm chiếu phim công cộng; Phổ biến phim phục vụ nhiệm vụ chính trị ở vùng cao, miền núi, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và nông thôn; Phổ biến phim tại trụ sở cơ quan ngoại giao, cơ sở văn hóa nước ngoài được thành lập tại Việt Nam; Quảng cáo phim; Quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ trong phim; Cấp Giấy phép phân loại phim; Thay đổi nội dung phim và tên phim trong Giấy phép phân loại phim; Thu hồi Giấy phép phân loại phim; Dừng phổ biến phim; Hội đồng thẩm định, phân loại phim; Phân loại phim.
Tại chương này, một số quy phạm pháp luật của văn bản được pháp điển vào Đề mục được sắp xếp như sau:
Điều 41.6.LQ.19. Phổ biến phim trong rạp chiếu phim
(Điều 19 Luật số 05/2022/QH15, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2023)
Điều 41.6.NĐ.1.9. Tỷ lệ suất chiếu phim Việt Nam, khung giờ chiếu phim Việt Nam, thời lượng và khung giờ chiếu phim cho trẻ em trong hệ thống rạp chiếu phim
(Điều 9 Nghị định số 131/2022/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2023)
Điều 41.6.NĐ.1.10. Miễn, giảm giá vé cho người cao tuổi, người khuyết tật, người có công với cách mạng, trẻ em, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và các đối tượng khác theo quy định của pháp luật
(Điều 10 Nghị định số 131/2022/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2023)
Điều 41.6.TT.1.1.
(Điều 1 Thông tư số 16/2013/TT-BVHTTDL Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Rạp chiếu phim. ngày 25/12/2013 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/02/2014)
Điều 41.6.LQ.20. Phổ biến phim trên hệ thống truyền hình
(Điều 20 Luật số 05/2022/QH15, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2023)
Điều 41.6.NĐ.1.11. Tỷ lệ thời lượng phát sóng phim Việt Nam so với phim nước ngoài, khung giờ phát sóng phim Việt Nam, thời lưọng và khung giờ phát sóng phim cho trẻ em trên các kênh có phát phim trên kênh truyền hình trong nước
(Điều 11 Nghị định số 131/2022/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2023)
Điều 41.6.LQ.21. Phổ biến phim trên không gian mạng
(Điều 21 Luật số 05/2022/QH15, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2023)
Điều 41.6.NĐ.1.12. Điều kiện thực hiện phân loại phim để phổ biến trên không gian mạng
(Điều 12 Nghị định số 131/2022/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2023)
Điều 41.6.NĐ.1.13. Thông báo danh sách phim sẽ phổ biến và kết quả phân loại phim cho Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trước khi thực hiện phổ biến phim trên không gian mạng
(Điều 13 Nghị định số 131/2022/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2023)
Điều 41.6.NĐ.1.14. Thực hiện các biện pháp kỹ thuật cần thiết của doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, tổ chức thực hiện phổ biến phim trên không gian mạng
(Điều 14 Nghị định số 131/2022/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2023)
Điều 41.6.NĐ.1.15. Cung cấp đầu mối, thông tin liên hệ để tiếp nhận, xử lý yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước
(Điều 15 Nghị định số 131/2022/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2023)
Điều 41.6.NĐ.1.16. Trách nhiệm của tổ chức, doanh nghiệp có nền tảng truyền thông số trong việc gỡ bỏ, ngăn chặn phim vi phạm
(Điều 16 Nghị định số 131/2022/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2023)
Điều 41.6.NĐ.1.17. Trách nhiệm của tổ chức, doanh nghiệp có mạng viễn thông
(Điều 17 Nghị định số 131/2022/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2023)
Điều 41.6.LQ.22. Phổ biến phim tại địa điểm chiếu phim công cộng
(Điều 22 Luật số 05/2022/QH15, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2023)
Điều 41.6.NĐ.1.18. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại địa phương tiếp nhận thông báo về việc chiếu phim công cộng
(Điều 18 Nghị định số 131/2022/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2023)
Điều 41.6.LQ.23. Phổ biến phim phục vụ nhiệm vụ chính trị ở vùng cao, miền núi, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và nông thôn
(Điều 23 Luật số 05/2022/QH15, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2023)
Điều 41.6.TT.3.2. Vị trí, chức năng và nhiệm vụ
(Điều 2 Thông tư số 08/2015/TT-BVHTTDL, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2016)
Điều 41.6.TT.3.3. Định mức hoạt động
(Điều 3 Thông tư số 08/2015/TT-BVHTTDL, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2016)
Điều 41.6.TT.3.4. Phân công nhiệm vụ thực hiện công tác của Đội chiếu phim lưu động
(Điều 4 Thông tư số 08/2015/TT-BVHTTDL, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2016)
Điều 41.6.TT.3.5. Nguồn phim cho Đội chiếu phim lưu động
(Điều 5 Thông tư số 08/2015/TT-BVHTTDL, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2016)
Điều 41.6.TT.3.6. Trang thiết bị kỹ thuật phục vụ hoạt động của Đội chiếu phim lưu động
(Điều 6 Thông tư số 08/2015/TT-BVHTTDL, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2016)
Điều 41.6.TT.3.7. Kinh phí hoạt động
(Điều 7 Thông tư số 08/2015/TT-BVHTTDL, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2016)
Điều 41.6.LQ.32. Phân loại phim
(Điều 32 Luật số 05/2022/QH15, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2023)
Điều 41.6.TT.7.2. Mức phân loại phim
(Điều 2 Thông tư số 05/2023/TT-BVHTTDL, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/05/2023)
Điều 41.6.TT.7.3. Tiêu chí phân loại phim
(Điều 3 Thông tư số 05/2023/TT-BVHTTDL, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/05/2023)
Điều 41.6.TT.7.4. Thực hiện hiển thị mức phân loại phim, cảnh báo
(Điều 4 Thông tư số 05/2023/TT-BVHTTDL, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/05/2023)
- Chương V quy định về các nội dung: Lưu chiểu phim; Lưu trữ phim; Quyền và trách nhiệm của Cơ sở lưu trữ phim; Quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu phim trong hoạt động lưu chiểu, lưu trữ.
- Chương VI quy định về các nội dung: Nội dung quảng bá, xúc tiến phát triển điện ảnh; Liên hoan phim, giải thưởng phim, cuộc thi phim, chương trình phim và tuần phim tại Việt Nam; Tổ chức chương trình phim, tuần phim Việt Nam tại nước ngoài; Phim tham gia liên hoan phim, giải thưởng phim, cuộc thi phim, chương trình phim, tuần phim tại Việt Nam và nước ngoài; Chế độ ưu đãi đối với tổ chức nước ngoài sử dụng dịch vụ sản xuất phim tại Việt Nam; Thành lập Quỹ hỗ trợ phát triển điện ảnh; Mục đích của Quỹ hỗ trợ phát triển điện ảnh; Nguyên tắc hoạt động của Quỹ hỗ trợ phát triển điện ảnh.
Tại chương này, một số quy phạm pháp luật của văn bản được pháp điển vào Đề mục được sắp xếp như sau:
Điều 41.6.LQ.38. Liên hoan phim, giải thưởng phim, cuộc thi phim, chương trình phim và tuần phim tại Việt Nam
(Điều 38 Luật số 05/2022/QH15, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2023)
Điều 41.6.NĐ.1.19. Điều kiện cơ quan, tổ chức Việt Nam tổ chức liên hoan phim, liên hoan phim chuyên ngành, chuyên đề, giải thưởng phim, cuộc thi phim, chương trình phim và tuần phim tại Việt Nam
(Điều 19 Nghị định số 131/2022/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2023)
Điều 41.6.LQ.40. Phim tham gia liên hoan phim, giải thưởng phim, cuộc thi phim, chương trình phim, tuần phim tại Việt Nam và nước ngoài
(Điều 40 Luật số 05/2022/QH15, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2023)
Điều 41.6.QĐ.1.1.
(Điều 1 Quyết định số 14/2007/QĐ-BVHTTDL Ban hành Quy chế tuyển chọn phim tham dự Giải thưởng OSCAR dành cho phim nói tiếng nước ngoài ngày 25/10/2007 của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 24/11/2007)
Điều 41.6.LQ.42. Thành lập Quỹ hỗ trợ phát triển điện ảnh
(Điều 42 Luật số 05/2022/QH15, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2023)
Điều 41.6.NĐ.1.20. Thành lập Quỹ hỗ trợ phát triển điện ảnh
(Điều 20 Nghị định số 131/2022/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2023)
- Chương VII quy định về các nội dung: Trách nhiệm quản lý nhà nước về điện ảnh của Chính phủ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Trách nhiệm quản lý nhà nước về điện ảnh của Bộ, Cơ quan ngang Bộ; Trách nhiệm quản lý nhà nước về điện ảnh của Ủy ban nhân dân các cấp.
Tại chương này, một số quy phạm pháp luật quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành được sắp xếp như sau:
Điều 41.6.LQ.45. Trách nhiệm quản lý nhà nước về điện ảnh của Chính phủ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
(Điều 45 Luật số 05/2022/QH15, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2023)
Điều 41.6.TT.2.3. Quy định đối với phòng chiếu phim có sử dụng hiệu ứng đặc biệt tác động đến người xem phim
(Điều 3 Thông tư số 20/2013/TT-BVHTTDL, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/04/2014)
Điều 41.6.TT.2.4. Thẩm quyền, thủ tục cấp giấy phép phổ biến phim có sử dụng hiệu ứng đặc biệt tác động đến người xem phim
(Điều 4 Thông tư số 20/2013/TT-BVHTTDL, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/04/2014)
Điều 41.6.TT.2.5. Hội đồng thẩm định phim có sử dụng hiệu ứng đặc biệt tác động đến người xem phim
(Điều 5 Thông tư số 20/2013/TT-BVHTTDL, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/04/2014)
Điều 41.6.TT.2.6. Trách nhiệm của cơ sở chiếu phim có sử dụng hiệu ứng đặc biệt tác động đến người xem phim
(Điều 6 Thông tư số 20/2013/TT-BVHTTDL, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/04/2014)
Điều 41.6.TT.5.2. Các mẫu văn bản trong hoạt động điện ảnh
(Điều 2 Thông tư số 17/2022/TT-BVHTTDL, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/02/2023)
- Chương VIII quy định về: điều khoản thi hành, trách nhiệm thi hành, điều khoản chuyển tiếp.
Tại chương này, một số quy phạm pháp luật của văn bản được pháp điển vào Đề mục được sắp xếp như sau: các quy định về tổ chức thực hiện và hiệu lực thi hành của văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành được sắp xếp ngay sau các quy định về tổ chức thực hiện và hiệu lực thi hành của văn bản có tên gọi được sử dụng làm tên gọi của đề mục theo thứ bậc hiệu lực pháp lý từ cao xuống thấp hoặc theo thứ tự thời gian ban hành đối với các văn bản có cùng hình thức.
Như vậy, thông qua việc pháp điển Đề mục Điện ảnh đã xác định được toàn bộ hệ thống các quy phạm pháp luật quy định về Điện ảnh đang còn hiệu lực được thống kê, tập hợp, sắp xếp giúp các cơ quan nhà nước, các tổ chức, cá nhân dễ dàng tìm kiếm, tra cứu cũng như bảo đảm tính công khai, minh bạch của hệ thống pháp luật và góp phần nâng cao sự tin tưởng của người dân vào hệ thống pháp luật. Ngoài ra, một số quy định trong Đề mục Điện ảnh còn có nội dung liên quan trực tiếp đến các văn bản quy phạm pháp luật thuộc các đề mục khác cũng đã được chỉ dẫn có liên quan đến nhau./.
Chung nhan Tin Nhiem Mang