Những điều trong văn bản sử dụng điển pháp điển có nội dung viện dẫn đến phần, chương, mục, điều, khoản, điểm của văn bản QPPL khác thì khi thực hiện pháp điển phải thực hiện xác định QPPL có nội dung liên quan và thực hiện chỉ dẫn theo quy định.
Vì nội dung được viện dẫn là nội dung của phần, chương, mục, điều, khoản, điểm trong văn bản QPPL. Các phần, chương, mục, điều trong các văn bản này được sắp xếp vào Bộ pháp điển sẽ được ghi ký hiệu và đánh số theo quy định về kỹ thuật pháp điển (khác so với điều tương ứng trong văn bản QPPL). Trong khi đó, việc chỉ dẫn là chỉ dẫn các nội dung trong Bộ pháp điển có liên quan đến nhau (Điều 6 quy định Nghị định số 63/2013/NĐ-CP, Bộ Tư pháp căn cứ kết quả xác định các QPPL có nội dung liên quan đến nhau do cơ quan thực hiện pháp điển thực hiện để thực hiện chỉ dẫn trong Bộ pháp điển).
Ví dụ: Điều 44.7.NĐ.1.6. Chỉ dẫn trong Bộ pháp điển
(Điều 6 Nghị định số 63/2013/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/8/2013)
1. Chỉ dẫn là việc chỉ ra các đề mục, phần, chương, mục hoặc điều của Bộ pháp điển có nội dung liên quan trực tiếp đến nhau.
2. Tùy từng trường hợp, việc chỉ dẫn được thực hiện giữa các đề mục, phần, chương, mục hoặc điều của Bộ pháp điển.
3. Chỉ dẫn được đặt trong ngoặc đơn, ngay sau nội dung được chỉ dẫn bằng chữ in nghiêng, có cỡ chữ nhỏ hơn cỡ chữ của nội dung được chỉ dẫn.
4. Căn cứ kết quả xác định các quy phạm pháp luật có nội dung liên quan đến nhau do cơ quan thực hiện pháp điển thực hiện theo quy định tại Điều 13 của Nghị định này, Bộ Tư pháp thực hiện việc chỉ dẫn trong Bộ pháp điển.
(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 44.7.NĐ.1.13. Xác định các quy phạm pháp luật có nội dung liên quan đến nhau)