Hệ thống các quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước ở Trung ương có thẩm quyền ban hành còn hiệu lực từ Kết quả pháp điển Đề mục Khám bệnh, chữa bệnh
Sign In

Nghiên cứu trao đổi

Hệ thống các quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước ở Trung ương có thẩm quyền ban hành còn hiệu lực từ Kết quả pháp điển Đề mục Khám bệnh, chữa bệnh

Triển khai thực hiện công tác pháp điển, Bộ Y tế đã chủ trì thực hiện pháp điển Đề mục Khám bệnh, chữa bệnh (Đề mục số 6 thuộc Chủ đề số 45 của Bộ pháp điển). Đến nay, Bộ Y tế đã phối hợp với các bộ, ngành liên quan thực hiện pháp điển xong Đề mục này và Đề mục Khám bệnh, chữa bệnh đã được tổ chức họp thẩm định, ký xác thực theo quy định, gửi Bộ Tư pháp tập hợp, hoàn thiện hồ sơ để trình Chính phủ xem xét thông qua.
Đề mục Khám bệnh, chữa bệnh có cấu trúc được xây dựng theo cấu trúc của Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 40/2009/QH12 ngày 23/11/2009. Theo đó, Đề mục Khám bệnh, chữa bệnh được pháp điển bởi các quy phạm pháp luật đang còn hiệu lực của 49 văn bản (nếu không tính văn bản sửa đổi, bổ sung), cụ thể như sau: Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 40/2009/QH12; Nghị định 87/2011/NĐ-CP ngày 27/9/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khám bệnh, chữa bệnh; Nghị định số 109/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; Quyết định số 30/2008/QĐ-TTg ngày 20/02/2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển mạng lưới khám, chữa bệnh đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020; Quyết định số 14/2013/QĐ-TTg ngày 20/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện chế độ luân phiên có thời hạn đối với người hành nghề tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; Quyết định số 2088/BYT-QĐ ngày 06/11/1996 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành "Quy định về y đức”; Quyết định số 1895/1997/QĐ-BYT ngày 19/9/1997 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Quy chế bệnh viện; Quyết định số 4069/2001/QĐ-BYT ngày 28/9/2001 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành mẫu Hồ sơ bệnh án; Quyết định số 33/2003/QĐ-BQP ngày 07/4/2003 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về việc ban hành Quy định về khám bệnh, chữa bệnh đối với sĩ quan phục viên có đủ 15 năm phục vụ trong quân đội và Thông tư số 139/2011/TT-BQP ngày 01/8/2011 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về khám bệnh, chữa bệnh đối với sĩ quan phục viên có đủ 15 năm phục vụ trong quân đội, ban hành kèm theo Quyết định số 33/2003/QĐ-BQP; Quyết định số 44/2007/QĐ-BYT ngày 12/12/2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành quy chế thực hiện dân chủ trong các bệnh viện công lập; Quyết định số 01/2008/QĐ-BYT ngày 21/01/2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Quy chế Cấp cứu, hồi sức tích cực và chống độc; Thông tư số 18/2009/TT-BYT ngày 14/10/2009 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn tổ chức thực hiện công tác kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; Thông tư số 50/2010/TT-BYT ngày 31/12/2010 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn việc kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh; Thông tư số 07/2011/TT-BYT ngày 26/01/2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn công tác điều dưỡng về chăm sóc người bệnh trong bệnh viện; Thông tư số 08/2011/TT-BYT ngày 26/01/2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn về công tác dinh dưỡng, tiết chế trong bệnh viện; Thông tư số 23/2011/TT-BYT ngày  10/6/2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn sử dụng thuốc trong các cơ sở y tế có giường bệnh; Thông tư số 37/2011/TT-BYT ngày 26/10/2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh; Thông tư số 41/2011/TT-BYT ngày 14/11/2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và Thông tư số 41/2015/TT-BYT ngày 16/11/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 41/2011/TT-BYT; Thông tư số 13/2012/TT-BYT ngày 20/8/2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn công tác gây mê - hồi sức; Thông tư số 01/2013/TT-BYT ngày 11/01/2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn thực hiện quản lý chất lượng xét nghiệm tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; Thông tư số 02/2013/TT-BYT ngày 15/01/2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về việc phối hợp giữa các cơ sở y tế trong quản lý bệnh lao; Thông tư số 14/2013/TT-BYT ngày 06/5/2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn khám sức khỏe; Thông tư số 17/2013/TT-BYT ngày 06/6/2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định tiêu chí và hướng dẫn kiểm tra, công nhận loại trừ bệnh phong ở quy mô cấp tỉnh và cấp huyện; Thông tư số 19/2013/TT-BYT ngày 12/7/2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn thực hiện quản lý chất lượng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh tại bệnh viện; Thông tư số 21/2013/TT-BYT ngày 08/8/2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng Thuốc và điều trị trong bệnh viện; Thông tư số 22/2013/TT-BYT ngày 09/8/2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn việc đào tạo liên tục cho cán Bộ Y tế; Thông tư số 35/2013/TT-BYT ngày 30/10/2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về thu hồi chứng chỉ hành nghề, giấy phép hoạt động và đình chỉ hoạt động chuyên môn của người hành nghề, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; Thông tư số 43/2013/TT-BYT ngày 11/12/2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chi tiết phân tuyến chuyên môn kỹ thuật đối với hệ thống cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và Thông tư số 21/2017/TT-BYT ngày 10/5/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung Danh mục kỹ thuật trong khám bệnh, chữa bệnh ban hành kèm theo Thông tư số 43/2013/TT-BYT; Thông tư số 46/2013/TT-BYT ngày 31/12/2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của cơ sở phục hồi chức năng; Thông tư số 01/2014/TT-BYT ngày 10/01/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chức năng, nhiệm vụ, tổ chức và hoạt động của Khoa Y, dược cổ truyền trong bệnh viện nhà nước; Thông tư số 14/2014/TT-BYT ngày 14/4/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định việc chuyển tuyến giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; Thông tư số 16/2014/TT-BYT ngày 22/5/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn thí điểm về bác sĩ gia đình và phòng khám bác sĩ gia đình; Thông tư số 18/2014/TT-BYT ngày 02/6/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn thực hiện Quyết định số 14/2013/QĐ-TTg ngày 20/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện chế độ luân phiên có thời hạn đối với người hành nghề tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; Thông tư số 30/2014/TT-BYT ngày 28/9/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo; Thông tư số 50/2014/TT-BYT ngày 26/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định việc phân loại phẫu thuật, thủ thuật và định mức nhân lực trong từng ca phẫu thuật, thủ thuật; Thông tư số 04/2015/TT-BYT ngày 17/3/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về thừa nhận tiêu chuẩn quản lý chất lượng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; Thông tư số 07/2015/TT-BYT ngày 03/4/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chi tiết điều kiện, thủ tục cho phép áp dụng kỹ thuật mới,  phương pháp mới trong khám bệnh, chữa bệnh; Thông tư số 29/2015/TT- BYT ngày 12/10/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định cấp, cấp lại giấy chứng nhận là lương y; Thông tư số 43/2015/TT-BYT ngày 26/11/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về nhiệm vụ và hình thức tổ chức thực hiện nhiệm vụ công tác xã hội của bệnh viện; Thông tư số 45/2015/TT-BYT ngày 30/11/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về trang phục y tế; Thông tư số 55/2015/TT-BYT ngày 29/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về công nhận nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới trong khám bệnh, chữa bệnh; Thông tư số 46/2016/TT-BQP ngày 01/4/2016 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định tuyến chuyên môn kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh; đăng ký và chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh đối với các đối tượng thuộc Bộ Quốc phòng quản lý; Thông tư số 103/2016/TT-BQP ngày 30/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định về khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc Bộ Quốc phòng; Thông tư số 33/2016/TT-BYT ngày 19/9/2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định tổ chức và hoạt động xét nghiệm vi sinh trong bệnh viện; Thông tư số 47/2016/TT-BYT ngày 30/12/2016 của Bộ trưởng Bộ y tế quy định việc tổ chức khám bệnh, chữa bệnh đột quỵ trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; Thông tư số 01/2017/TT-BYT ngày 06/3/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định việc thực hiện hóa trị, xạ trị, hóa trị kết hợp xạ trị ban ngày tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; Thông tư số 49/2017/TT-BYT ngày 28/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về hoạt động y tế từ xa; Thông tư số 51/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn phòng, chẩn đoán và xử trí phản vệ; Thông tư số 54/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Bộ tiêu chí ứng dụng công nghệ thông tin tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Các nội dung cơ bản trong mỗi chương của Đề mục Khám bệnh, chữa bệnh như sau:
Chương I gồm 88 điều là những quy định chung như: Phạm vi điều chỉnh; Đối tượng áp dụng; Giải thích từ ngữ (trong đó có khá nhiều thuật ngữ chuyên môn trong lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh, ví dụ như: Khám bệnh là việc hỏi bệnh, khai thác tiền sử bệnh, thăm khám thực thể, khi cần thiết thì chỉ định làm xét nghiệm cận lâm sàng, thăm dò chức năng để chẩn đoán, chỉ định phương pháp điều trị phù hợp đã được công nhận; Chữa bệnh là việc sử dụng phương pháp chuyên môn kỹ thuật đã được công nhận và thuốc đã được phép lưu hành để cấp cứu, điều trị, chăm sóc, phục hồi chức năng cho người bệnh); Nguyên tắc trong hành nghề khám bệnh, chữa bệnh; Nguyên tắc phối hợp; Nguyên tắc hoạt động y tế từ xa; Chính sách của Nhà nước về khám bệnh, chữa bệnh; Những đối tượng được miễn thực hiện chế độ luân phiên; Hình thức, thời gian thực hiện chế độ luân phiên; Tuyến trong chế độ luân phiên có thời hạn đối với người hành nghề; Xác định, thống nhất nội dung hỗ trợ chuyên môn, xây dựng, trình phê duyệt kế hoạch cử, tiếp nhận người hành nghề luân phiên; Cử người hành nghề đi luân phiên có thời hạn; Chế độ báo cáo việc thực hiện chế độ luân phiên có thời hạn của người hành nghề; Cách tính thời gian đi luân phiên có thời hạn đối với người hành nghề; Xác nhận hoàn thành chế độ luân phiên có thời hạn đối với người hành nghề; Phương thức và chế độ chi trả đối với người hành nghề trong thời gian luân phiên; Trách nhiệm của người hành nghề đi luân phiên; Chế độ áp dụng đối với người hành nghề trong thời gian đi luân phiên… Trách nhiệm quản lý nhà nước về khám bệnh, chữa bệnh; Các hành vi bị cấm.
Chương II gồm 11 điều quy định về quyền và nghĩa vụ của người bệnh trong khám bệnh, chữa bệnh. Chương này được chia thành 02 Mục: Mục 1 là những quy định về quyền của người bệnh như: Quyền được khám bệnh, chữa bệnh có chất lượng phù hợp với điều kiện thực tế; Quyền được tôn trọng bí mật riêng tư; Quyền được tôn trọng danh dự, bảo vệ sức khỏe trong khám bệnh, chữa bệnh; Quyền được lựa chọn trong khám bệnh, chữa bệnh; Quyền được cung cấp thông tin về hồ sơ bệnh án và chi phí khám bệnh, chữa bệnh; Quyền được từ chối chữa bệnh và ra khỏi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; Quyền của người bệnh bị mất năng lực hành vi dân sự, không có năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc người chưa thành niên từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi. Mục 2 là những quy định về nghĩa vụ của người bệnh như: Nghĩa vụ tôn trọng người hành nghề; Nghĩa vụ chấp hành các quy định trong khám bệnh, chữa bệnh; Nghĩa vụ chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh; Quy định về khám bệnh, chữa bệnh đối với sĩ quan phục viên có đủ 15 năm phục vụ trong quân đội (Quy định này được ban hành kèm theo Quyết định số 33/2003/QĐ-BQP ngày 07/4/2003 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng như đã nêu ở trên).
Chương III gồm 118 điều là những quy định về người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh. Chương này được chia thành 04 Mục: Mục 1 là những quy định về điều kiện đối với người hành nghề như: Quy định về những đối tượng xin cấp chứng chỉ hành nghề; Điều kiện để cấp chứng chỉ hành nghề đối với người Việt Nam; Các trường hợp cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề; Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh về phục hồi chức năng và cấp giấy phép hoạt động đối với Bệnh viện Phục hồi chức năng và Phòng khám Phục hồi chức năng; Điều kiện cấp Giấy chứng nhận là lương y; Điều kiện để cấp chứng chỉ hành nghề tại Việt Nam đối với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài; Điều kiện cấp lại chứng chỉ hành nghề đối với trường hợp bị thu hồi chứng chỉ hành nghề; Khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo, chuyển giao kỹ thuật chuyên môn về khám bệnh, chữa bệnh, hợp tác đào tạo về y có thực hành khám bệnh, chữa bệnh; Hình thức tổ chức hoạt động và điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo; Điều kiện cho phép hoạt động đối với đoàn khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo trong nước, đội khám bệnh, chữa bệnh chữ thập đỏ lưu động; Điều kiện cho phép hoạt động đối với đoàn khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo nước ngoài; Điều kiện cho phép đối với cá nhân trong nước, nước ngoài thực hiện khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo…Mục 2 là những quy định về thẩm quyền, hồ sơ, thủ tục cấp, cấp lại và thu hồi chứng chỉ hành nghề. Mục 3 là những quy định về quyền của người hành nghề như: Quy định về quyền được hành nghề; Quyền từ chối khám bệnh, chữa bệnh; Quyền được nâng cao năng lực chuyên môn; Quyền được bảo vệ khi xảy ra tai biến đối với người bệnh; Quyền được bảo đảm an toàn khi hành nghề. Mục 4 là những quy định về nghĩa vụ của người hành nghề như: Nghĩa vụ đối với người bệnh; Nghĩa vụ đối với nghề nghiệp; Nghĩa vụ đối với đồng nghiệp; Nghĩa vụ đối với xã hội…
Chương IV gồm 190 điều là những quy định về cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Chương này được chia thành 04 Mục: Mục 1 là những quy định về hình thức tổ chức và điều kiện hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh như: Các hình thức tổ chức của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; Quy chế Bệnh viện; Hình thức tổ chức phòng khám bác sĩ gia đình; Nguyên tắc hoạt động của bác sĩ gia đình; Chức năng, nhiệm vụ của bác sĩ gia đình; Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề bác sĩ gia đình đối với người Việt Nam; Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề, thừa nhận chứng chỉ hành nghề bác sĩ gia đình đối với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài; Vị trí, chức năng, nhiệm vụ của phòng khám bác sĩ gia đình trong hệ thống cơ sở khám bệnh, chữa bệnh… Quy định về tổ chức và hoạt động xét nghiệm vi sinh trong bệnh viện… Mục 2 là những quy định về thẩm quyền, hồ sơ, thủ tục cấp, cấp lại, điều chỉnh và thu hồi giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Mục 3 là những quy định về việc chứng nhận nâng cao chất lượng đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Mục 4 là những quy định về quyền và trách nhiệm của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Chương V gồm 215 điều là những quy định về chuyên môn, kỹ thuật trong khám bệnh, chữa bệnh như: Cấp cứu và Quy chế cấp cứu, hồi sức tích cực và chống độc; Các hướng dẫn phòng, chẩn đoán và xử trí phản vệ; Chẩn đoán bệnh, chỉ định phương pháp điều trị và kê đơn thuốc; Hội chẩn; Yêu cầu kỹ thuật công nghệ thông tin đối với hoạt động y tế từ xa; Yêu cầu chuyên môn chung đối với hoạt động y tế từ xa; Tư vấn y tế từ xa… Chi phí hoạt động y tế từ xa…; Điều trị ngoại trú; Khám, tư vấn về dinh dưỡng cho người bệnh ngoại trú; Điều trị nội trú; Nguyên tắc chăm sóc người bệnh trong bệnh viện; Chăm sóc về tinh thần; Chăm sóc vệ sinh cá nhân; Chăm sóc dinh dưỡng; Chăm sóc phục hồi chức năng; Chăm sóc người bệnh có chỉ định phẫu thuật, thủ thuật; Dùng thuốc và theo dõi dùng thuốc cho người bệnh; Trách nhiệm trong việc chỉ định và hướng dẫn sử dụng thuốc; Thực hiện các kỹ thuật điều dưỡng; Chăm sóc người bệnh giai đoạn hấp hối và người bệnh tử vong; Theo dõi, đánh giá người bệnh; Ghi chép hồ sơ bệnh án; Trang thiết bị phục vụ chăm sóc người bệnh; Công tác hộ lý trợ giúp chăm sóc; Kiểm soát nhiễm khuẩn trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; Trực khám bệnh, chữa bệnh; Kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh; Xử lý chất thải y tế; Giải quyết đối với người bệnh không có người nhận; Giải quyết đối với người bệnh tử vong…
Chương VI gồm 28 điều quy định về áp dụng kỹ thuật, phương pháp mới trong khám bệnh, chữa bệnh như: Xác định kỹ thuật mới, phương pháp mới trong khám bệnh, chữa bệnh; Phân loại kỹ thuật mới, phương pháp mới trong khám bệnh, chữa bệnh; Quyền và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới trong khám bệnh, chữa bệnh; Những điều kiện áp dụng kỹ thuật, phương pháp mới trong khám bệnh, chữa bệnh tại Việt Nam (Điều kiện về tổ chức và nhân lực của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh dự kiến áp dụng kỹ thuật mới, phương pháp mới; Điều kiện về cơ sở vật chất; Điều kiện về trang thiết bị, thuốc và vật tư y tế; Điều kiện về quy trình kỹ thuật; Điều kiện công nhận nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới trong khám bệnh, chữa bệnh; Điều kiện đối với tổ chức nhận thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới trong khám bệnh, chữa bệnh; Điều kiện về triển khai nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới trong khám bệnh, chữa bệnh; Thẩm quyền cho phép áp dụng kỹ thuật, phương pháp mới; Hồ sơ, thủ tục cho phép cơ sở khám bệnh, chữa bệnh áp dụng kỹ thuật, phương pháp mới; Hồ sơ đề nghị áp dụng thí điểm kỹ thuật mới, phương pháp mới; Thủ tục cho phép áp dụng thí điểm kỹ thuật mới, phương pháp mới; Hồ sơ đề nghị áp dụng chính thức và thủ tục cho phép áp dụng chính thức kỹ thuật mới, phương pháp mới; Lệ phí thẩm định, cho phép áp dụng kỹ thuật mới, phương pháp mới trong khám bệnh, chữa bệnh…).
Chương VII gồm 08 điều quy định về sai sót chuyên môn kỹ thuật, giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp trong khám bệnh, chữa bệnh. Chương này được chia thành 02 Mục: Mục 1 là những quy định về sai sót chuyên môn kỹ thuật trong khám bệnh, chữa bệnh (Xác định người hành nghề có sai sót hoặc không có sai sót chuyên môn kỹ thuật; Thành lập hội đồng chuyên môn; Thành phần, nguyên tắc hoạt động và nhiệm vụ của hội đồng chuyên môn; Trách nhiệm của người hành nghề, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khi xảy ra tai biến trong khám bệnh, chữa bệnh). Mục 2 là những quy định về khiếu nại, tố cáo theo pháp luật và giải quyết tranh chấp về khám bệnh, chữa bệnh.
Chương VIII gồm 45 điều quy định về điều kiện bảo đảm công tác khám bệnh, chữa bệnh.
Chương IX gồm 123 điều là những quy định về hiệu lực thi hành, trách nhiệm thi hành, điều khoản chuyển tiếp, điều khoản tham chiếu và tổ chức thực hiện.
Như vậy, thông qua việc pháp điển Đề mục Khám bệnh, chữa bệnh, lần đầu tiên các quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở Trung ương ban hành và đang còn hiệu lực điều chỉnh về lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh được thống kê, tập hợp, sắp xếp vào một chỗ (đề mục) giúp các cơ quan nhà nước, các tổ chức, cá nhân thuận tiện hơn trong tìm kiếm, tra cứu và qua đó góp phần bảo đảm tính công khai, minh bạch của hệ thống pháp luật./.
Huỳnh Hữu Phương
Chung nhan Tin Nhiem Mang