Ngày 29/9/2017, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
Thông tư 14/2017/TT-NHNN quy định phương pháp tính lãi trong hoạt động nhận tiền gửi, cấp tín dụng giữa tổ chức tín dụng với khách hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2018). Thông tư này bãi bỏ các văn bản: Quyết định số
652/2001/QĐ-NHNN ngày 17/5/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành Quy định phương pháp tính và hạch toán thu, trả lãi của Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng; Quyết định số
51/2006/QĐ-NHNN ngày 06/10/2006 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc hủy bỏ Điều 4 của quy định phương pháp tính và hạch toán thu, trả lãi của Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định số
652/2001/QĐ-NHNN ngày 17/5/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước;
Khoản 2 Điều 13 Quyết định số 1160/2004/QĐ-NHNN ngày 13/9/2004 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành Quy chế về tiền gửi tiết kiệm. Đây là văn bản có nội dung thuộc đề mục Các tổ chức tín dụng.
Căn cứ vào Điều 13 Pháp lệnh pháp điển và Điều 17 Nghị định số 63/2013/NĐ-CP quy đinh chi tiết thi hành Pháp lệnh pháp điển, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã thực hiện việc cập QPPL mới ban hành trong Thông tư 14/2017/TT-NHNN và loại bỏ các QPPL đã hết hiệu lực của các văn bản: Quyết định số
652/2001/QĐ-NHNN; Quyết định số
51/2006/QĐ-NHNN và Khoản 2 Điều 13 Quyết định số 1160/2004/QĐ-NHNN như sau:
(1) Các QPPL mới được cập nhật vào đề mục theo Thông tư 14/2017/TT-NHNN:
- Về nguyên tắc tính lãi: Lãi suất tính lãi: được quy đổi theo tỷ lệ %/năm (lãi suất năm); một năm là ba trăm sáu mươi lăm ngày. Thời gian sử dụng để quy đổi mức lãi suất tính lãi theo tỷ lệ %/tháng, %/tuần, %/giờ sang mức lãi suất theo tỷ lệ %/ngày; quy đổi mức lãi suất theo tỷ lệ %/ngày sang mức lãi suất theo tỷ lệ %/năm và ngược lại. Đối với khoản tiền gửi, cấp tín dụng có thời hạn từ một ngày trở lên, Tổ chức tín dụng được thỏa thuận với khách hàng về thời hạn tính lãi và thời điểm xác định số dư để tính lãi theo một trong hai cách sau: Thời hạn tính lãi được xác định từ ngày tiếp theo ngày giải ngân khoản cấp tín dụng hoặc ngày tiếp theo ngày nhận tiền gửi đến hết ngày thanh toán hết khoản cấp tín dụng, khoản tiền gửi (bỏ ngày đầu, tính ngày cuối của thời hạn tính lãi) và thời điểm xác định số dư để tính lãi là đầu mỗi ngày trong thời hạn tính lãi; Thời hạn tính lãi được xác định từ ngày giải ngân khoản cấp tín dụng hoặc ngày nhận tiền gửi đến hết ngày liền kề trước ngày thanh toán hết khoản cấp tín dụng, khoản tiền gửi (tính ngày đầu, bỏ ngày cuối của thời hạn tính lãi) và thời điểm xác định số dư để tính lãi là cuối mỗi ngày trong thời hạn tính lãi. Đối với khoản tiền gửi, cấp tín dụng mà thời hạn tính từ khi nhận tiền gửi hoặc từ khi giải ngân khoản cấp tín dụng đến khi thanh toán hết khoản tiền gửi, khoản cấp tín dụng dưới một ngày: Tổ chức tín dụng thỏa thuận với khách hàng về thời hạn tính lãi được tính từ khi nhận tiền gửi hoặc từ khi giải ngân khoản cấp tín dụng đến khi thanh toán hết khoản tiền gửi, khoản cấp tín dụng, nhưng không được vượt quá một ngày. Tổ chức tín dụng và khách hàng được thỏa thuận về mức lãi suất, phương pháp tính lãi phù hợp với quy định của pháp luật về nhận tiền gửi, cấp tín dụng và quy định tại Thông tư này.
- Về minh bạch lãi suất: Phương pháp tính lãi (Yếu tố tính lãi như Thời hạn tính lãi; Số dư thực tế; Số ngày duy trì số dư thực tế; Lãi suất tính lãi. Và Công thức tính lãi); Minh bạch lãi suất (Đối với khoản tiền gửi, cấp tín dụng có thỏa thuận được lập thành văn bản dưới hình thức thỏa thuận cụ thể hoặc thỏa thuận khung và thỏa thuận; Đối với các khoản tiền gửi, cấp tín dụng sử dụng hợp đồng theo mẫu hoặc điều kiện giao dịch chung trong giao kết thỏa thuận nhận tiền gửi, cấp tín dụng)
- Về hạch toán kế toán: Tổ chức tín dụng thực hiện hạch toán kế toán thu nhập, chi phí lãi tuân thủ quy định của pháp luật về kế toán và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Về điều khoản chuyển tiếp: Việc tính lãi của khoản tiền gửi, cấp tín dụng có thỏa thuận giữa tổ chức tín dụng và khách hàng về phương pháp tính lãi trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành được tiếp tục thực hiện theo các thỏa thuận đã ký kết phù hợp với quy định của pháp luật tại thời điểm ký kết; trường hợp tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận sửa đổi, bổ sung về phương pháp tính lãi thì phải phù hợp với quy định tại Thông tư này; Việc tính lãi của khoản tiền gửi không có thỏa thuận giữa tổ chức tín dụng và khách hàng về phương pháp tính lãi trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành được thực hiện như sau (Đối với tiền gửi không có thỏa thuận về kỳ hạn gửi tiền: Kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, tổ chức tín dụng chuyển sang tính lãi theo quy định tại Thông tư này và thông báo cho khách hàng gửi tiền. Đối với tiền gửi có thỏa thuận về kỳ hạn gửi tiền: Kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, tổ chức tín dụng tiếp tục tính lãi theo phương pháp tính lãi đang thực hiện trước ngày Thông tư này có hiệu lực cho đến hết thời hạn của khoản tiền gửi; trường hợp tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận bổ sung về phương pháp tính lãi thì phải phù hợp với quy định tại Thông tư này).
(2) Các QPPL hết hiệu lực được loại bỏ khỏi đề mục theo Quyết định số 652/2001/QĐ-NHNN; Quyết định số 51/2006/QĐ-NHNN và Khoản 2 Điều 13 Quyết định số 1160/2004/QĐ-NHNN như sau:
- Các QPPL hết hiệu lực được loại bỏ khỏi đề mục theo Quyết định số 652/2001/QĐ-NHNN: Nguyên tắc chung về việc tính thu, trả lãi của Ngân hàng Nhà nước và tổ chức tín dụng đối với khách hàng (
Việc tính thu, trả lãi phụ thuộc vào hình thức huy động vốn, hình thức cho vayhay đầu tư do Ngân hàng Nhà nước và tổ chức tín dụng quy định hoặc thỏa thuậnvới khách hàng (nếu có);
Trong một số trường hợp đặc biệt, việc tính thu, trả lãiđược thực hiện); Ngân hàng Nhà nước thực hiện phương pháp hạch toán thực thu - thực chi đối vớicác khoản thu, trả lãi phát sinh trong hoạt động của mình; Tổ chức tín dụng phải xác định vàchịu trách nhiệm về việc áp dụng phương pháp tính và hạch toán các khoản thu,trả lãi, phương pháp dự thu; dự chi; thực thu - thực chi; và phân bổ phát sinhtrong hoạt động của tổ chức mình phù hợp với quy định hiện hành của chế độ tàichính và của các cơ chế về huy động vốn, hoạt động tín dụng và hoạt động nghiệpvụ khác có liên quan; Định kỳ tính và hạch toán thu, trả lãi áp dụng đối với tổ chức tín dụng. Tổchức tín dụng quy định định kỳ tính và hạch toán thu, trả lãi phù hợp với đặcthù hoạt động và yêu cầu quản lý của tổ chức mình nhưng phải đảm bảo toàn bộcác khoản lãi dự thu, dự chi, thực thu - thực chi và phân bổ được tính, hạchtoán đầy đủ, chính xác vào tài khoản thu nhập hoặc chi phí trong tháng cuốiquý, cuối năm tài chính; Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng phải lập đầy đủ chứng từ hợp lệ, hợppháp; tính và hạch toán kịp thời, chính xác các khoản thu, trả lãi và có tráchnhiệm báo nợ, báo có cho khách hàng theo đúng quy định hiện hành; Đối với các khoản thu, trả lãibằng ngoại tệ, Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng thực hiện thu, trảlãi theo loại ngoại tệ đã huy động, cho vay hoặc đầu tư. Trường hợp thu, trảlãi bằng ngoại tệ khác hay bằng Đồng Việt Nam thì thực hiện theo thỏa thuậngiữa Ngân hàng Nhà nước hoặc tổ chức tín dụng với khách hàng, phù hợp với quyđịnh của pháp luật hiện hành về quản lý ngoại hối; Các yếu tố để tính lãi tiền gửi, tiền vay; Lãi tiền gửi, tiền vay được tính theo các yếu tố sau (Lãi suất căn cứ vào mức lãi suất cụ thể của từng đợt huy động vốn hay loạicho vay được ghi trong sổ tiền gửi hoặc hợp đồng tín dụng; Số tiền làm căn cứ để tính lãi làsố tiền thực tế đã huy động của khách hàng hoặc số tiền thực tế đã cho khách hàng vay; Thời gian để tính lãi tiền gửi, tiền vay có thể là ngày, tháng,quý hoặc năm và có loại tính theo giờ); Phương pháp tính lãi (Có hai phương pháp tính lãi); Các yếu tố để tính lãi nợ quá hạn (Thời điểm chuyển sang nợ quá hạn; Lãi suất nợ quá hạn; Số tiền nợ quá hạn); Kiểm soát tính thu, trả lãi (Người kiểm soát; Trên chứng từ thu lãi, trả lãi gửi cho khách hàng phải có đầy đủ chữ ký của Kếtoán trưởng hoặc Trưởng phòng kế toán và Tổng Giám đốc (Giám đốc) hoặc người được ủy quyền); Hạch toán thu lãi (Hạch toán thu lãi theo phương pháp thực thu - thực chi: Khi thu lãi, Ngân hàngNhà nước và các tổ chức tín dụng hạch toán; Hạch toán thu lãi theo phương pháp phân bổ; Hạch toán thu lãi theo phương pháp dự thu; Đối với số lãi phải thu đã hạch toán thu nhập nhưng được ghi giảm thu theo chếđộ quy định, xử lý hạch toán); Hạch toán trả lãi (Hạch toán trả lãi theo phương pháp thực thu - thực chi: Khi trả lãi, Ngân hàngNhà nước và các tổ chức tín dụng hạch toán; Hạch toán trả lãi theo phương pháp phân bổ; Hạch toán trả lãi theo phương pháp dự chi; Trường hợp số lãi phải trả đã hạch toán chi phí nhưng không còn phải chi trả nữa hoặc được miễn lãi, giảm lãi theo quy định, tổ chức tín dụng xử lý hạch toán).
- Các QPPL hết hiệu lực được loại bỏ khỏi đề mục theo Quyết định số 51/2006/QĐ-NHNN: Quyết định số
51/2006/QĐ-NHNN chỉ là “Huỷ bỏ
Điều 4 của Quy định phương pháp tính và hạch toán thu, trả lãi của Ngân hàng Nhà nước và các Tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định số 652/2001/QĐ-NHNN ngày 17/5/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước”. Do đó, Các QPPL của Quyết định số
51/2006/QĐ-NHNN không được pháp điển vào đề mục mà chỉ là thông tin được sử dụng để ghi chú nên không phải thực hiện loại bỏ QPPL của Quyết định này ra khỏi đề mục.
- Các QPPL hết hiệu lực được loại bỏ khỏi đề mục theo Khoản 2 Điều 13 Quyết định số 1160/2004/QĐ-NHNN: “2. Lãi suất tiền gửi tiết kiệm được quy định trên cơ sở tháng (30 ngày) hoặc năm (360 ngày)”.