Hệ thống các quy phạm pháp luật còn hiệu lực từ kết quả pháp điển đề mục Dự trữ quốc gia
Sign In

Nghiên cứu trao đổi

Hệ thống các quy phạm pháp luật còn hiệu lực từ kết quả pháp điển đề mục Dự trữ quốc gia

Triển khai thực hiện công tác pháp điển, Bộ Tài chính đã chủ trì thực hiện pháp điển đề mục Dự trữ quốc gia (Đề mục số 1 thuộc Chủ đề số 28). Đến nay, Bộ Tài chính đã phối hợp với các bộ, ngành liên quan thực hiện pháp điển xong đề mục Dự trữ quốc gia, đồng thời đề mục này cũng đã tổ chức họp thẩm định theo quy định. Sau đó, Bộ Tài chính sẽ chỉnh sửa theo ý kiến của Hội đồng thẩm định và gửi Bộ Tư pháp hoàn thiện hồ sơ trình Chính phủ thông qua trong thời gian tới theo chủ đề “Tài sản công, nợ công, dự trữ nhà nước”.
Đề mục Dự trữ quốc gia có cấu trúc được xây dựng theo cấu trúc của Luật Dữ quốc gia số 22/2012/QH13 ban hành ngày 20/11/2012 gồm 06 chương với 66 điều. Theo đó, đề mục Dự trữ quốc gia được pháp điển bởi các quy phạm pháp luật đang còn hiệu lực của 41 văn bản (01 Luật, 01 Nghị định, 04 Quyết định và 35 Thông tư), cụ thể như sau: Luật 22/2012/QH13 Dự trữ quốc gia; Nghị định 94/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành Luật Dự trữ quốc gia và Nghị định 128/2015/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung Danh mục chi tiết hàng dự trữ quốc gia và phân công cơ quan quản lý hàng dự trữ quốc gia ban hành kèm theo Nghị định số 94/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 8 năm 2013 của Chính phủ; Quyết định 106/2009/QĐ-TTg Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Dự trữ Nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính; Quyết định 31/2010/QĐ-TTg Ban hành Quy chế quản lý xăng dầu dự trữ nhà nước; Quyết định 1170/1999/QĐ-BYT Về việc ban hành "Quy định quản lý hàng y tế dự trữ Quốc gia"; Quyết định 2774/1999/QĐ-BYT ban hành “Quy trình bảo quản thiết bị y tế dự trữ quốc gia; quy trình bảo quản thuốc và nguyên liệu làm thuốc dự trữ quốc gia”; Thông tư 17/2010/TT-BTC Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Dự trữ Nhà nước đối với nhà bạt cứu sinh; Thông tư 18/2010/TT-BTC Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về dự trữ nhà nước đối với xuồng cứu nạn; Thông tư 02/2011/TT-BTC Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về dự trữ nhà nước đối với kim loại; Thông tư 03/2011/TT-BTC Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về dự trữ nhà nước đối với ô tô, xe và máy chuyên dùng; Thông tư 04/2011/TT-BTC Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về dự trữ nhà nước đối với nhà bạt cứu sinh loại nhẹ; Thông tư 77/2011/TT-BCA Quy định quy chuẩn quốc gia về dự trữ nhà nước đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, xe máy chuyên dùng do Bộ Công an quản lý; Thông tư 78/2011/TT-BCA Quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về dự trữ nhà nước đối với vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ do Bộ Công an quản lý; Thông tư 205/2011/TT-BTC Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về dự trữ nhà nước đối với gạo; Thông tư 16/2012/TT-BTC Quy định in, phát hành, quản lý và sử dụng hoá đơn bán hàng dự trữ quốc gia; Thông tư 86/2012/TT-BTC Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về dự trữ nhà nước đối với vật liệu nổ công nghiệp - thuốc nổ Trinitrotoluen (TNT); Thông tư 87/2012/TT-BTC Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về dự trữ nhà nước đối với vật liệu nổ công nghiệp - thuốc nổ pentrit (TEN); Thông tư 192/2012/TT-BTC Hướng dẫn xử lý các khoản nợ dự trữ quốc gia tồn đọng  tại Tổng cục Dự trữ Nhà nước; Thông tư 82/2013/TT-BTC Quy định về định mức chi phí nhập, xuất và bảo quản thuốc nổ Trinitrotoluen (TNT) dự trữ quốc gia do Bộ Công Thương quản lý; Thông tư 108/2013/TT-BTC Quy định về quản lý định mức kinh tế - kỹ thuật hàng dự trữ quốc gia; Thông tư 145/2013/TT-BTC Hướng dẫn về kế hoạch dự trữ quốc gia và ngân sách nhà nước chi cho dự trữ quốc gia; Thông tư 172/2013/TT-BTC Quy định về thuê bảo quản hàng dự trữ quốc gia; Thông tư 182/2013/TT-BTC Hướng dẫn xây dựng, ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hàng dự trữ quốc gia; Thông tư 211/2013/TT-BTC Quy trình xuất cấp, giao nhận, phân phối, sử dụng hàng dự trữ quốc gia xuất để cứu trợ, viện trợ và quản lý kinh phí đảm bảo cho công tác xuất cấp, giao nhận hàng để cứu trợ, viện trợ và Thông tư 82/2016/TT-BTC Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 211/2013/TT-BTC ngày 30/12/2013 của Bộ Tài chính quy định về quy trình xuất cấp, giao nhận, phân phối, sử dụng hàng dự trữ quốc gia xuất để cứu trợ, viện trợ và quản lý kinh phí đảm bảo cho công tác xuất cấp, gỉao nhận hàng để cứu trợ, viện trợ; Thông tư 27/2014/TT-BTC Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với muối ăn dự trữ quốc gia; Thông tư 33/2014/TT-BTC Hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên và phụ cấp ưu đãi nghề đối với người làm công tác dự trữ quốc gia; Thông tư 53/2014/TT-BTC Về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với thóc dự trữ quốc gia; Thông tư 130/2014/TT-BTC Quy định về quản lý chất lượng hàng dự trữ quốc gia; Thông tư 138/2014/TT-BTC Quy định về định mức chi phí nhập, định mức chi phí xuất tại cửa kho và định mức chi phí bảo quản thuốc nổ Pentrit (TEN) dự trữ quốc gia; Thông tư 89/2015/TT-BTC Hướng dẫn nhập, xuất, mua, bán hàng dự trữ quốc gia; Thông tư 109/2015/TT-BTC Quy định về định mức chi phí nhập, chi phí xuất tạỉ cửa kho và chi phí bảo quản hạt giống Iúa, hạt giống ngô dự trữ quốc gia do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý; Thông tư 160/2015/TT-BTC Quy định về định mức chi phí nhập, chi phí xuất hàng dự trữ quốc gia do Tổng cục Dự trữ Nhà nước trực tiếp quản lý; Thông tư 161/2015/TT-BTC Quy định về định mức chi phí bảo quản và định mức hao hụt hàng dự trữ quốc gia do Tổng cục Dự trữ Nhà nước trực tiếp quản lý; Thông tư 04/2016/TT-BTC Quy định về định mức thu hồi xay xát thóc dự trữ quốc gia thành gạo dự trữ quổc gia để thực hiện các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; Thông tư 149/2016/TT-BTC Về Quy chuấn kỹ thuật quốc gia đối với thuốc thú y dự trữ quốc gia; Thông tư 321/2016/TT-BTC Về Quy chuấn kỹ thuật quốc gia đối với phao tròn cứu sinh dự trữ quốc gia; Thông tư 322/2016/TT-BTC Về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với phao áo cứu sinh dự trữ quốc gia; Thông tư 03/2017/TT-BTC về Quy trình kỹ thuật quốc gia đối với bè nhẹ cứu sinh dự trữ quốc gia; Thông tư 09/2017/TT-BTC về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với máy bơm nước chữa cháy (đồng bộ thiết bị chữa cháy rừng) dự trữ quốc gia; Thông tư 94/2017/TT-BTC Về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với máy phát điện dự trữ quốc gia; Thông tư số 135/2017/TT-BTC ngày 22/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về định mức hao hụt muối ăn dự trữ quốc gia (muối phơi cát).
Các nội dung cơ bản trong mỗi Chương của đề mục Dự trữ quốc gia như sau:
- Chương I gồm 22 điều quy định về các vấn đề chung như: Phạm vi điều chỉnh; Đối tượng áp dụng; Mục tiêu của dự trữ quốc gia; Giải thích từ ngữ; Chính sách của Nhà nước về dự trữ quốc gia; Nguồn hình thành dự trữ quốc gia; Nguyên tắc quản lý, sử dụng hàng dự trữ quốc gia; Tổ chức dự trữ quốc gia; Chế độ, chính sách đối với người làm công tác dự trữ quốc gia; Nội dung quản lý nhà nước về dự trữ quốc gia; Thanh tra chuyên ngành về dự trữ quốc gia; Nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội; Nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tài chính; Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Nhiệm vụ, quyền hạn của bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia; Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan dự trữ quốc gia chuyên trách; Nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị dự trữ quốc gia; Nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức, doanh nghiệp nhận hợp đồng thuê bảo quản; Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Phân công quản lý hàng dự trữ quốc gia; Các hành vi bị cấm.
- Chương II gồm 05 điều quy định chiến lược, kế hoạch dự trữ quốc gia. Cụ thể: Chiến lược dự trữ quốc gia: Nguyên tắc xây dựng chiến lược dự trữ quốc gia:  Phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và quy hoạch ngành, vùng lãnh thổ trong từng thời kỳ; Phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách nhà nước; Căn cứ vào dự báo tình hình thế giới, khu vực và trong nước, tình huống đột xuất, cấp bách có khả năng xảy ra. Nội dung chiến lược dự trữ quốc gia: Mục tiêu dự trữ quốc gia, bảo đảm yêu cầu phát triển bền vững, phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế; Nguồn lực dự trữ quốc gia; kế hoạch bố trí dự trữ quốc gia theo các khu vực, địa bàn chiến lược; bảo đảm quản lý, sử dụng hiệu quả, đúng mục đích; sẵn sàng ứng phó với tình huống đột xuất, cấp bách; Định hướng phát triển dự trữ quốc gia; Nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu thực hiện chiến lược dự trữ quốc gia.Chiến lược dự trữ quốc gia được xây dựng cho giai đoạn 10 năm, tầm nhìn 20 năm phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội; Kế hoạch dự trữ quốc gia: Kế hoạch dự trữ quốc gia được xây dựng 5 năm, hằng năm và được tổng hợp chung vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; Tổng mức dự trữ quốc gia: Tổng mức dự trữ quốc gia được bảo đảm thực hiện mục tiêu dự trữ quốc gia; Phương thức dự trữ quốc gia: Dự trữ quốc gia được dự trữ bằng vật tư, thiết bị, hàng hóa; Danh mục hàng dự trữ quốc gia.
- Chương III gồm 05 điều quy định về ngân sách nhà nước chi cho dự trữ quốc gia. Ngân sách nhà nước chi cho dự trữ quốc gia: Ngân sách nhà nước chi cho dự trữ quốc gia thực hiện theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và được bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước hằng năm; Bộ Tài chính quản lý, phân bổ khoản chi cho mua hàng dự trữ quốc gia, mua bù hàng dự trữ quốc gia đã xuất trong năm kế hoạch sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Ngân sách nhà nước chi cho mua hàng dự trữ quốc gia: Căn cứ vào kế hoạch dự trữ quốc gia và dự toán chi cho dự trữ quốc gia được giao, Bộ Tài chính cấp kinh phí cho bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia để mua hàng dự trữ quốc gia theo quy định; Trường hợp mua bù hàng dự trữ quốc gia đã xuất thì bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia lập dự toán bổ sung gửi Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ; Dự toán ngân sách nhà nước giao cho bộ, ngành để mua tăng, mua bù hàng dự trữ quốc gia trong năm kế hoạch chưa sử dụng hết do chưa mua đủ số lượng hàng dự trữ quốc gia; vật tư, thiết bị, hàng hóa có chu kỳ sản xuất vượt quá năm ngân sách, có tính chất thời vụ; hàng hóa đặc thù phục vụ quốc phòng, an ninh do Bộ trưởng Bộ Tài chính xem xét, quyết định chuyển nguồn sang năm sau trên cơ sở đề nghị của Thủ trưởng bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia; Ngân sách nhà nước chi cho đầu tư xây dựng cơ bản của dự trữ quốc gia; Ngân sách nhà nước chi cho hoạt động quản lý dự trữ quốc gia; Cơ chế tài chính; chế độ kế toán, kiểm toán; chế độ thống kê, báo cáo về dự trữ quốc gia;
- Chương IV gồm 05 mục với 25 điều quy định về quản lý, điều hành dự trữ quốc gia. Cụ thể như sau:
+ Mục 1 quy định nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia. Nguyên tắc nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia: Việc nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây: Đúng kế hoạch, thẩm quyền; Đúng chủng loại, số lượng, chất lượng, giá, địa điểm; bảo đảm kịp thời, an toàn; đúng thủ tục nhập, xuất theo quy định của pháp luật. Các trường hợp nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia; Nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ; Nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia trong tình huống đột xuất, cấp bách; Nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia theo kế hoạch, luân phiên đổi hàng dự trữ quốc gia: Nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia theo kế hoạch, luân phiên đổi hàng dự trữ quốc gia được thực hiện hằng năm. Bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia lập kế hoạch nhập, xuất, luân phiên đổi hàng dự trữ quốc gia gửi Bộ Tài chính để tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ quyết định. Thủ trưởng bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch nhập, xuất, luân phiên đổi hàng dự trữ quốc gia; trường hợp chưa thực hiện xong trong năm kế hoạch, báo cáo Bộ Tài chính để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. Trường hợp do giá thay đổi khi xuất bán để luân phiên đổi hàng mà số tiền thu được không mua đủ số lượng hàng theo kế hoạch được duyệt, bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia mua số lượng hàng tương ứng với số tiền thu được. Trường hợp mua hàng dự trữ quốc gia mang tính thời vụ, trường hợp luân phiên đổi hàng phải mua nhập hàng mới trước khi xuất bán hàng cũ, Bộ trưởng Bộ Tài chính xem xét, quyết định việc cho tạm ứng ngân sách nhà nước để mua hàng; bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia có trách nhiệm hoàn trả số tiền đã tạm ứng trong năm kế hoạch; Điều chuyển nội bộ hàng dự trữ quốc gia: Thủ trưởng bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia quyết định điều chuyển nội bộ hàng dự trữ quốc gia trong các trường hợp sau đây: Theo quy hoạch, kế hoạch để bảo đảm an toàn, phù hợp điều kiện về kho hàng, bảo quản hàng dự trữ quốc gia; Hàng dự trữ quốc gia trong vùng bị thiên tai, hoả hoạn hoặc không an toàn; Điều chuyển hàng dự trữ quốc gia đến nơi cần thiết để sẵn sàng phục vụ các nhiệm vụ phát sinh; Do yêu cầu cần thiết của công tác kiểm kê, bàn giao, thanh tra, điều tra.Thủ trưởng bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia thông báo cho Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc điều chuyển nội bộ hàng dự trữ quốc gia trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày quyết định điều chuyển; Nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia trong các trường hợp khác.
+ Mục 2 quy định mua, bán hàng dự trữ quốc gia như: Phương thức mua hàng dự trữ quốc gia: Việc mua hàng dự trữ quốc gia được thực hiện theo các phương thức sau đây: Mua hàng dự trữ quốc gia theo quy định của pháp luật về đấu thầu; Mua trực tiếp rộng rãi của mọi đối tượng; Mua hàng dự trữ quốc gia theo quy định của pháp luật về đấu thầu:  Mua hàng dự trữ quốc gia theo quy định của pháp luật về đấu thầu được thực hiện theo các hình thức sau đây: Đấu thầu rộng rãi; Mua sắm trực tiếp; Chào hàng cạnh tranh; Chỉ định thầu. Các trường hợp chỉ định thầu được áp dụng theo quy định của pháp luật về đấu thầu và đối với các trường hợp sau đây: Đối với gói thầu mua hàng dự trữ quốc gia phục vụ nhiệm vụ quốc phòng, an ninh phải bảo đảm yêu cầu bí mật thông tin theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước; Trường hợp không thể áp dụng đấu thầu rộng rãi hoặc chào hàng cạnh tranh do tính chất đột xuất, cấp bách, yêu cầu thời vụ, thời điểm đối với gói thầu mua hàng dự trữ quốc gia là thuốc phòng, chống dịch bệnh, hóa chất sát trùng, thuốc bảo vệ thực vật, hạt giống cây trồng; Điều kiện chỉ định thầu; Mua trực tiếp rộng rãi của mọi đối tượng; Phương thức bán hàng dự trữ quốc gia; Bán đấu giá hàng dự trữ quốc gia; Bán chỉ định, bán trực tiếp rộng rãi cho mọi đối tượng; Thanh lý hàng dự trữ quốc gia; Thẩm quyền quyết định phương thức mua, bán hàng dự trữ quốc gia: Thủ trưởng bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia căn cứ vào quy định của Luật này, quyết định phương thức mua, bán hàng dự trữ quốc gia và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
+ Mục 3 quy định về giá mua, giá bán, chi phí nhập, chi phí xuất và chi phí bảo quản hàng dự trữ quốc gia. Giá mua, giá bán hàng dự trữ quốc gia: Giá mua hàng dự trữ quốc gia theo phương thức đấu thầu, giá bán hàng dự trữ quốc gia theo phương thức đấu giá được thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu, đấu giá và pháp luật về giá. Giá mua, giá bán hàng dự trữ quốc gia theo phương thức mua, bán trực tiếp rộng rãi cho mọi đối tượng được quy định như sau: Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định giá mua tối đa, giá bán tối thiểu đối với hàng dự trữ quốc gia trên cơ sở đề nghị của Thủ trưởng bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia; Thủ trưởng bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia, trừ Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quyết định mức giá cụ thể theo giá thị trường tại thời điểm và từng địa bàn khi mua, bán hàng dự trữ quốc gia thuộc phạm vi quản lý nhưng không được cao hơn giá mua tối đa và thấp hơn giá bán tối thiểu do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định; Khi mua, bán hàng dự trữ quốc gia, nếu giá thị trường biến động cao hơn giá mua tối đa, thấp hơn giá bán tối thiểu, Bộ trưởng Bộ Tài chính xem xét, điều chỉnh giá mua tối đa, giá bán tối thiểu trên cơ sở đề nghị của Thủ trưởng bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quyết định giá mua, giá bán hàng dự trữ quốc gia về quốc phòng, an ninh sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Tài chính về nguyên tắc định giá; Định mức chi phí nhập, chi phí xuất, chi phí bảo quản hàng dự trữ quốc gia: Việc quy định chi phí nhập, chi phí xuất và chi phí bảo quản hàng dự trữ quốc gia phải căn cứ vào định mức kinh tế kỹ thuật hàng dự trữ quốc gia và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hàng dự trữ quốc gia. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định định mức chi phí nhập, chi phí xuất tại cửa kho dự trữ quốc gia và chi phí xuất tối đa ngoài cửa kho, chi phí bảo quản trên cơ sở đề nghị của bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia.
+ Mục 4 quy định về bảo quản hàng dự trữ quốc gia như: Nguyên tắc bảo quản hàng dự trữ quốc gia: Hàng dự trữ quốc gia phải được cất giữ riêng đúng địa điểm quy định, bảo quản theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hàng dự trữ quốc gia, định mức kinh tế - kỹ thuật hàng dự trữ quốc gia và hợp đồng thuê bảo quản hàng dự trữ quốc gia, bảo đảm về số lượng, chất lượng, an toàn; Bảo quản hàng dự trữ quốc gia nếu hao hụt quá định mức theo quy định của pháp luật do nguyên nhân chủ quan thì đơn vị, cá nhân bảo quản phải bồi thường đối với số lượng hao hụt quá định mức đó; trường hợp giảm hao hụt so với định mức thì đơn vị, cá nhân được trích thưởng theo quy định của Chính phủ; Hàng dự trữ quốc gia bị hư hỏng, giảm chất lượng trong quá trình bảo quản phải được phục hồi hoặc xuất bán kịp thời để hạn chế thiệt hại. Trường hợp hàng dự trữ quốc gia bị hư hỏng, giảm chất lượng do nguyên nhân khách quan thì đơn vị, cá nhân bảo quản không phải bồi thường; trường hợp do nguyên nhân chủ quan thì phải bồi thường và bị xử lý theo quy định của pháp luật. Trách nhiệm bảo quản hàng dự trữ quốc gia: Bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia phải tuân thủ các quy định về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hàng dự trữ quốc gia, định mức kinh tế - kỹ thuật hàng dự trữ quốc gia và các quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước. Thủ trưởng bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia có trách nhiệm chỉ đạo việc tổ chức thực hiện, kiểm tra bảo quản hàng dự trữ quốc gia; kịp thời ngăn chặn và xử lý hành vi vi phạm pháp luật về bảo quản hàng dự trữ quốc gia. Thủ trưởng đơn vị trực tiếp quản lý hàng dự trữ quốc gia và người trực tiếp quản lý, bảo quản hàng dự trữ quốc gia chịu trách nhiệm về số lượng, chất lượng hàng dự trữ quốc gia được giao. Đối với hàng dự trữ quốc gia có đặc thù về kỹ thuật, kho chứa, yêu cầu bảo quản, bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia phải lựa chọn tổ chức, doanh nghiệp đủ điều kiện theo quy định tại Điều 53 của Luật này để ký hợp đồng thuê bảo quản hàng dự trữ quốc gia. Cơ quan dự trữ quốc gia chuyên trách có trách nhiệm thanh tra, kiểm tra việc bảo quản hàng dự trữ quốc gia của bộ, ngành, đơn vị quản lý hàng dự trữ quốc gia và tổ chức, doanh nghiệp bảo quản hàng dự trữ quốc gia; Điều kiện được thuê bảo quản hàng dự trữ quốc gia; Áp dụng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, định mức kinh tế- kỹ thuật hàng dự trữ quốc gia: Cơ quan quản lý, tổ chức, doanh nghiệp bảo quản hàng dự trữ quốc gia phải áp dụng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hàng dự trữ quốc gia. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với bộ, ngành có liên quan kiểm tra việc áp dụng; rà soát, sửa đổi, bổ sung kịp thời quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hàng dự trữ quốc gia phù hợp với mặt hàng dự trữ quốc gia theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật. Bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia và cơ quan dự trữ quốc gia chuyên trách căn cứ định mức kinh tế - kỹ thuật hàng dự trữ quốc gia để xây dựng kế hoạch, dự toán ngân sách, thuê bảo quản hàng dự trữ quốc gia. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia nghiên cứu, rà soát, sửa đổi, bổ sung định mức kinh tế - kỹ thuật hàng dự trữ quốc gia bảo đảm phù hợp với thực tế và yêu cầu quản lý.
+ Mục 5 quy định về sử dụng hàng dự trữ quốc gia như sau: Nguyên tắc sử dụng hàng dự trữ quốc gia: Hàng dự trữ quốc gia phải được sử dụng đúng mục đích, đối tượng; đúng chế độ quản lý tài chính, tài sản nhà nước, thống kê theo quy định của pháp luật. Cơ quan, tổ chức sử dụng hàng dự trữ quốc gia chịu sự giám sát, kiểm tra, thanh tra của cơ quan có thẩm quyền; báo cáo kết quả sử dụng hàng dự trữ quốc gia với cơ quan dự trữ quốc gia chuyên trách. Thủ trưởng bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm về việc đề nghị cấp và sử dụng hàng dự trữ quốc gia. Trách nhiệm xuất cấp, tiếp nhận hàng dự trữ quốc gia; Quản lý, sử dụng hàng dự trữ quốc gia. Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan, tổ chức sau khi nhận hàng dự trữ quốc gia có trách nhiệm: Quản lý, sử dụng hàng dự trữ quốc gia đúng mục đích, đối tượng, tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật; bảo đảm không thất thoát, lãng phí; Lập hồ sơ theo dõi, hạch toán, báo cáo tình hình quản lý và sử dụng đối với hàng dự trữ quốc gia được cấp theo quy định của pháp luật về kế toán, thống kê. Đối với hàng dự trữ quốc gia được sử dụng nhiều lần phải mở sổ theo dõi chi tiết theo quy định của pháp luật.
- Chương V gồm 07 điều quy định về kho dự trữ quốc gia, nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ bảo quản hàng dự trữ quốc gia. Cụ thể: Quy hoạch tổng thể hệ thống kho dự trữ quốc gia. Nguyên tắc quy hoạch hệ thống kho dự trữ quốc gia: Phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và vùng lãnh thổ; Phù hợp với chiến lược dự trữ quốc gia, quy hoạch sử dụng đất; Đồng bộ, phù hợp với nơi sản xuất nguồn hàng, mật độ dân cư; bảo đảm an toàn. Nội dung quy hoạch tổng thể hệ thống kho dự trữ quốc gia phải đáp ứng các yêu cầu sau đây: Phù hợp với mục tiêu và yêu cầu dự trữ quốc gia; Bảo đảm tính liên hoàn của hệ thống kho dự trữ quốc gia theo tuyến, vùng lãnh thổ; Bảo đảm phát triển theo hướng hiện đại hóa; Phù hợp với khả năng vốn đầu tư; Xác định rõ giải pháp và lộ trình thực hiện. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia xây dựng quy hoạch tổng thể hệ thống kho dự trữ quốc gia trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Quy hoạch chi tiết mạng lưới kho dự trữ quốc gia; Quy hoạch quỹ đất sử dụng xây dựng kho dự trữ quốc gia; Yêu cầu đối với kho dự trữ quốc gia; Tiêu chuẩn kho dự trữ quốc gia; Hiện đại hóa hoạt động dự trữ quốc gia; Nghiên cứu khoa học, kỹ thuật và ứng dụng công nghệ bảo quản hàng dự trữ quốc gia.
- Chương VI gồm 02 điều quy định về hiệu lực thi hành; quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành như: Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2013; Chính phủ, cơ quan có thẩm quyền quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành các điều, khoản được giao trong Luật.
Ngoài ra, một số quy định trong đề mục Dự trữ quốc gia còn có nội dung liên quan trực tiếp đến các văn bản quy phạm pháp luật thuộc các đề mục khác cũng đã được chỉ dẫn cụ thể trong nội dung đề mục để người sử dụng dễ tra cứu. Như vậy, thông qua việc pháp điển đề mục Dự trữ quốc gia đã xác định được toàn bộ hệ thống các quy phạm pháp luật quy định về Dự trữ quốc gia đang còn hiệu lực được thống kê, tập hợp, sắp xếp giúp các cơ quan nhà nước, các tổ chức, cá nhân dễ dàng tìm kiếm, tra cứu cũng như bảo đảm tính công khai, minh bạch của hệ thống pháp luật và góp phần nâng cao sự tin tưởng của người dân vào hệ thống pháp luật. Qua đó có thể thấy hệ thống pháp luật về Dự trữ quốc gia đã và đang từng bước được hoàn thiện và ổn định./.
Vũ Thị Mai
Chung nhan Tin Nhiem Mang