Cập nhật nội dung các quy định của Nghị định số 19/2020/NĐ-CP ngày 12/02/2020 của Chính phủ vào đề mục Xử lý vi phạm hành chính
Sign In

Nghiên cứu trao đổi

Cập nhật nội dung các quy định của Nghị định số 19/2020/NĐ-CP ngày 12/02/2020 của Chính phủ vào đề mục Xử lý vi phạm hành chính

Ngày 12 tháng 02 năm 2020, Chính phủ ký ban hành Nghị định số 19/2020/NĐ-CP về kiểm tra, xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính (Nghị định này do Bộ Tư pháp chủ trì soạn thảo và có hiệu lực thi hành từ ngày 31 tháng 3 năm 2020). Nghị định số 19/2020/NĐ-CP gồm 5 Chương với 31 điều và đã được pháp điển vào đề mục Xử lý vi phạm hành chính (đề mục số 13 thuộc Chủ đề số 39 của Bộ pháp điển). Trên cơ sở căn cứ theo nguyên tắc, kỹ thuật pháp điển của Pháp lệnh pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật năm 2012 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Nghị định số 63/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 6 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật thì nội dung quy định của Nghị định số 19/2020/NĐ-CP được xác định là văn bản có nội dung thuộc đề mục Xử lý vi phạm hành chính.
Theo cơ quan chủ trì soạn thảo (Bộ Tư pháp, https://moj.gov.vn), Nghị định số 19/2020/NĐ-CP được ban hành nhằm tạo cơ sở pháp lý cụ thể, rõ ràng, minh bạch cho công tác kiểm tra, phát hiện và xử lý sai phạm của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức có liên quan trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
Mục đích kiểm tra nhằm xem xét, đánh giá tình hình thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; động viên, khen thưởng cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc thực hiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; phát hiện những hạn chế, vướng mắc, bất cập, sai sót, vi phạm trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính để kịp thời chấn chỉnh, xử lý, khắc phục.  Ngoài ra, nhằm phòng, chống, ngăn chặn các vi phạm trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính trong việc tổ chức thực hiện, áp dụng pháp luật nhằm bảo đảm hiệu lực, hiệu quả thực thi pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. Chủ thể có thẩm quyền kiểm tra và đối tượng được kiểm tra được xác định trên cơ sở nguyên tắc của hoạt động quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực và theo địa bàn, lãnh thổ. Đồng thời, phải bảo đảm sự phối hợp giữa các cơ quan liên quan, không trùng lặp với hoạt động thanh tra, kiểm tra khác đối với một đơn vị trong cùng thời gian; không gây cản trở, ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của đối tượng được kiểm tra. Kết hợp giữa việc tự kiểm tra của đối tượng được kiểm tra với việc kiểm tra của cơ quan, người có thẩm quyền. Một điểm đáng lưu ý trong quy định của Nghị định số 19/2020/NĐ-CP về kết luận kiểm tra là kết luận kiểm tra phải được người có thẩm quyền kiểm tra theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện. Ngoài ra, phát hiện các quy định chưa thống nhất, đồng bộ hoặc chưa phù hợp với thực tiễn để kịp thời sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc ban hành mới văn bản quy phạm pháp luật về xử lý vi phạm hành chính hoặc các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
          Khái quát lại một số nội dung cơ bản, chủ yếu của Nghị định số 19/2020/NĐ-CP như sau: (1) Về quy định chung về: Mục đích kiểm tra, xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; Nguyên tắc kiểm tra, xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; (2) Về kiểm tra việc thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; (3) Về thực hiện kết luận kiểm tra; theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận kiểm tra; (4) Về xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. Nghị định này áp dụng đối với các chủ thể sau: (1) Cơ quan, người có thẩm quyền kiểm tra tình hình thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; cơ quan quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; (2) Thủ trưởng cơ quan của người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính, Thủ trưởng cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính; (3) Người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính, người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính; (4) Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
Và căn cứ theo nguyên tắc của kỹ thuật pháp điển quy định tại Điều 13 Pháp lệnh pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật năm 2012 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Điều 17 Nghị định số 63/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 6 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật, Bộ đã thực hiện pháp điển toàn bộ 31 điều của Nghị định số 19/2020/NĐ-CP vào đề mục Xử lý vi phạm hành chính. Cụ thể các điều của Nghị định này được cập nhật và mã hóa vào Phần thứ nhất về những quy định chung của đề mục này là: Điều 39.13.NĐ.72.1. Phạm vi điều chỉnh; Điều 39.13.NĐ.72.2. Đối tượng áp dụng - với nội dung quy định khá bao quát với phạm vi diện rộng các chủ thể ((1) Cơ quan, người có thẩm quyền kiểm tra tình hình thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; cơ quan quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; (2) Thủ trưởng cơ quan của người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính, Thủ trưởng cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính; (3) Người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính, người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính; (4) Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính) - 02 Điều vừa nêu được pháp điển vào nhóm điều quy định về phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng của các văn bản có nội dung thuộc đề mục đã được thu thập, pháp điển trên nguyên tắc của kỹ thuật pháp điển theo quy định là sắp xếp theo thứ bậc hiệu lực pháp lý từ cao xuống thấp và theo thứ tự về thời gian ban hành đối với các văn bản quy phạm pháp luật có nội dung thuộc đề mục. Các điều từ Điều 3 đến Điều 29 của Nghị định 19/2020/NĐ-CP được xác định thực hiện pháp điển theo Điều 39.13.LQ.17 về trách nhiệm quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và lẽ dĩ nhiên là phải sắp xếp sau các điều của các nghị định đã được pháp điển trước đó theo Điều 39.13.LQ.17, đó là: Điều 39.13.NĐ.72.3. Mục đích kiểm tra, xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; Điều 39.13.NĐ.72.4. Nguyên tắc kiểm tra, xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; Điều 39.13.NĐ.72.5. Căn cứ, phương thức kiểm tra (Trong đó, (1) phương thức kiểm tra định kỳ, theo địa bàn, chuyên đề hoặc theo ngành, lĩnh vực được tiến hành trên cơ sở kế hoạch kiểm tra hằng năm khi có một trong các căn cứ như: + Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; + Theo đề nghị của bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện; + Theo đề nghị của tổ chức pháp chế thuộc bộ, cơ quan ngang bộ trên cơ sở theo dõi tình hình thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; + Theo đề nghị của Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp trên cơ sở theo dõi tình hình thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; + Theo yêu cầu quản lý nhà nước về xử lý vi phạm hành chính; + Việc thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính thuộc phạm vi quản lý liên ngành đang có nhiều khó khăn, vướng mắc, bất cập hoặc đối với vụ việc phức tạp. Còn về phương thức kiểm tra đột xuất được tiến hành trên cơ sở yêu cầu quản lý và tình hình thực tế, khi có một trong các căn cứ: + Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; + Khi nhận được yêu cầu, kiến nghị của cá nhân, tổ chức hoặc có phản ánh của các phương tiện thông tin đại chúng về việc áp dụng pháp luật về xử lý vi phạm hành chính chưa chính xác, có dấu hiệu xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức; + Khi phát hiện vướng mắc hoặc dấu hiệu vi phạm trên cơ sở nghiên cứu hồ sơ, tài liệu do cơ quan, người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính gửi đến hoặc đang được lưu trữ, bảo quản theo quy định; + Qua theo dõi thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính phát hiện có dấu hiệu vi phạm trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức); Điều 39.13.NĐ.72.6. Thẩm quyền kiểm tra; Điều 39.13.NĐ.72.7. Quyền hạn, trách nhiệm của người có thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra; Điều 39.13.NĐ.72.8. Đoàn kiểm tra (Theo đó, Đoàn kiểm tra phải có từ 05 thành viên trở lên; Thành viên của đoàn kiểm tra phải không trong thời gian chấp hành kỷ luật hoặc bị tạm đình chỉ công tác theo quy định của pháp luật và không được tham gia đoàn kiểm tra khi thuộc trường hợp có vợ, chồng, con, bố, mẹ, anh ruột, chị ruột hoặc em ruột của mình, của vợ hoặc chồng mình là đối tượng được kiểm tra hoặc giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý của tổ chức là đối tượng được kiểm tra trực tiếp. Đoàn kiểm tra được thành lập theo hình thức liên ngành, trừ các trường hợp: (1) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ thành lập đoàn kiểm tra để kiểm tra việc thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực quản lý của mình; (2) Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quản lý người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính thành lập đoàn kiểm tra để kiểm tra việc thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính thuộc phạm vi, lĩnh vực quản lý của mình); Điều 39.13.NĐ.72.9. Quyền hạn, trách nhiệm của đoàn kiểm tra; Điều 39.13.NĐ.72.10. Trách nhiệm của trưởng đoàn kiểm tra, thành viên đoàn kiểm tra; Điều 39.13.NĐ.72.11. Nội dung kiểm tra việc thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính; Điều 39.13.NĐ.72.12. Ban hành kế hoạch kiểm tra; Điều 39.13.NĐ.72.13. Ban hành quyết định kiểm tra (Đáng lưu ý là trên cơ sở kế hoạch kiểm tra và các căn cứ kiểm tra quy định tại Điều 5 Nghị định này, Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật, tổ chức pháp chế thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp, tổ chức pháp chế hoặc tổ chức có chức năng, nhiệm vụ tương đương thuộc cơ quan, đơn vị quản lý người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính xây dựng quyết định kiểm tra trình người có thẩm quyền quy định tại Điều 6 Nghị định này xem xét, ban hành quyết định kiểm tra. Và theo đó, Quyết định kiểm tra bao gồm các nội dung cơ bản như: + Ngày, tháng, năm ban hành quyết định kiểm tra; + Căn cứ ban hành quyết định kiểm tra; + Đối tượng được kiểm tra; + Địa điểm kiểm tra; + Nội dung kiểm tra; + Thời hạn kiểm tra - tối đa là 07 ngày làm việc - trường hợp cần thiết thì người có thẩm quyền kiểm tra có thể gia hạn thêm không quá 07 ngày làm việc; + Họ, tên, chức vụ của trưởng đoàn, phó trưởng đoàn và các thành viên; quyền hạn và trách nhiệm của đoàn kiểm tra; + Quyền và trách nhiệm của đối tượng được kiểm tra; + Kinh phí thực hiện kiểm tra; + Họ, tên, chức vụ của người ban hành quyết định kiểm tra. Quyết định kiểm tra phải được gửi cho đối tượng được kiểm tra trước ngày tiến hành hoạt động kiểm tra ít nhất 30 ngày; Trường hợp kiểm tra đột xuất, quyết định kiểm tra phải được gửi cho đối tượng được kiểm tra ngay sau khi quyết định được ban hành hoặc phải giao trực tiếp cho đối tượng được kiểm tra ngay khi tiến hành hoạt động kiểm tra);  Điều 39.13.NĐ.72.14. Tiến hành kiểm tra; Điều 39.13.NĐ.72.15. Kết luận kiểm tra; Điều 39.13.NĐ.72.16. Quyền và trách nhiệm của đối tượng được kiểm tra; Điều 39.13.NĐ.72.17. Tổ chức thực hiện kết luận kiểm tra; Điều 39.13.NĐ.72.18. Báo cáo thực hiện kết luận kiểm tra; Điều 39.13.NĐ.72.19. Thẩm quyền theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận kiểm tra; Điều 39.13.NĐ.72.20. Theo dõi, đôn đốc việc thực hiện kết luận kiểm tra; Điều 39.13.NĐ.72.21. Kiểm tra việc thực hiện kết luận kiểm tra; Điều 39.13.NĐ.72.22. Các hành vi vi phạm trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; Điều 39.13.NĐ.72.23. Xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; Điều 39.13.NĐ.72.24. Khiển trách; Điều 39.13.NĐ.72.25. Cảnh cáo; Điều 39.13.NĐ.72.26. Hạ bậc lương; Điều 39.13.NĐ.72.27. Giáng chức; Điều 39.13.NĐ.72.28. Cách chức; Điều 39.13.NĐ.72.29. Buộc thôi việc; 02 điều là Điều 39.13.NĐ.72.30. Hiệu lực thi hành và Điều 39.13.NĐ.72.31. Trách nhiệm thi hành được pháp điển vào Phần thứ sáu của đề mục Xử lý vi phạm hành chính cũng theo nguyên tắc sắp xếp tương tự như đối với nhóm điều quy định về phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng đã nêu ở trên.
Có điểm đáng lưu ý ở quy định tại Điều 39.13.NĐ.72.30. Hiệu lực thi hàn (Điều 30 của Nghị định số 19/2020/NĐ-CP) là: Các quy định về xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính tại các Điều 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28 và 29 của Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2020 (Các quy định khác của Nghị định có hiệu lực thi hành từ từ ngày 31 tháng 3 năm 2020). Nghị định này bãi bỏ Điều 21 Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 97/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ (Điều 39.13.NĐ.2.21 trong đề mục). Và việc xử lý kỷ luật đối với người có thẩm quyền xử phạt và lập biên bản vi phạm hành chính thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu trên cơ sở yêu cầu, kiến nghị tại kết luận kiểm tra được thực hiện theo quy định pháp luật có liên quan, trừ những người trong cơ quan, đơn vị Quân đội nhưng không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ, công nhân quốc phòng, viên chức quốc phòng; những người trong cơ quan, đơn vị Công an nhưng không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ, công nhân công an; những người trong tổ chức cơ yếu nhưng không làm công tác cơ yếu thì được thực hiện theo quy định tại Nghị định này./.
Huỳnh Hữu Phương

Các tin khác

Cập nhật Nghị định số 16/2020/NĐ-CP ngày 16/7/2019 của Chính phủ vào đề mục Quốc tịch Việt Nam Cập nhật Thông tư số 23/2019/TT-BTNMT ngày 25/12/2019 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định kỹ thuật về mô hình cấu trúc, nội dung cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia tỷ lệ 1:2.000 và 1:15.000 vào đề mục Đo đạc và bản đồ Cập nhật Thông tư số 35/2019/TT-BYT ngày 30/12/2019 của Bộ Y tế quy định phạm vi hoạt động chuyên môn đối với người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh vào đề mục Khám bệnh, chữa bệnh Các QPPL mới được cập nhật vào đề mục Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với Thông tư 24/2019/TT-NHNN Các QPPL mới được cập nhật vào đề mục Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với Thông tư số 23/2019/TT-NHNN sửa đổi Thông tư số 39/2014/TT-NHNN Cập nhật Thông tư số 28/2019/TT-BTNMT ngày 31/12/2019 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định kỹ thuật đánh giá chất nạo vét và xác định khu vực nhận chìm chất nạo vét ở vùng biển Việt Nam vào đề mục Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo Hệ thống các quy phạm pháp luật đang còn hiệu lực từ kết quả pháp điển đề mục Thú y Hệ thống các quy phạm pháp luật đang còn hiệu lực từ kết quả pháp điển đề mục Viên chức
Chung nhan Tin Nhiem Mang